Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

chính sách về thành viên và giao dịch chứng khoán ở việt nam được áp dụng tại tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.03 KB, 42 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1.1 Sự cần thiết của đề tài :
Hoạt động giao dịch là hoạt động cơ bản của 1 thị trường chứng
khoán, không có sự giao dịch thì thị trường chúng khoán không thể tồn
tại. Bởi vì thị trường chứng khoán là 1 sản phẩm của nền kinh tế thị
trưòng, là 1 cái chợ để các nhà đầu tư có khả năng tài chính và các tổ chức
cần thu hút vốn đến trao đổi các loại chứng khóan, và là nơi phân phối thu
nhập giữa các bên với nhau. Chính vì đóng vai trò quan trọng như vậy cho
nên hoạt động giao dịch thể hiện sự phát triển của thị trường chứng khoán
và sự phát triển của cả nền kinh tế.
Qủa thật, những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng
mạnh mẽ tác động lớn tới thị trường chứng khoán vì thế hoạt động giao
dịch trở nên rất sôi động và đã có sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng, chất
lượng, công nghệ…đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Các nhà
đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới thị trường chứng khoán Việt Nam là vì
đây là thị trường mới khả năng sinh lời cao cũng như sự ổn định về môi
trường : kinh tế, chính trị, xã hội … Việc các nhà đầù tư nước ngoài tham
gia giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam đóng góp 1 phần không
nhỏ vào sự phát triển hệ thống giao dịch của nước ta gần đây điều đó
chứng tỏ nước ta đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, tạo được hành
lang pháp lí thông thoáng.
Đạt được những kết qủa như trên thì là do sự quan tâm đúng mức của
Nhà Nước ta thể hiện ở các văn bản,chính sách luật đã ban hành.Luật
chứng khoán được soạn thảo thành 1 bộ luật chính thức có hiệu lực từ
trung ương đến địa phương, ngoài văn bản luật còn ban hành các nghị
quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn… do các cấp, các bộ trực thuộc quản
lí.
Bên cạnh đó, thị trường giao dịch chứng khoán nước ta còn bộc lộ 1
số bất cập, khó khăn mà chúng ta cần phải giải quyết như hệ thống giao
dịch chưa đáp ứng được nhu cầu,hoạt động giao dịch thường xuyên ở tình
trạng tắc nghẽn, còn có kẽ hở để các tổ chức, cá nhân lợi dụng gây thiệt


hại cho các bên liên quan… Nguyên nhân của vấn đề đó nằm ở đâu là do ý
thức của các tổ chức, cá nhân hay là do các văn bản luât chưa được hoàn
thiện. Vì vậy chúng ta cần phải nhìn nhận lại các chính sách đã ban hành
kết hợp với điều kiện thực tế đánh giá hiệu quả, tìm ra những thiếu sót,
nguyên nhân để có các đề xuất khắc phục các chính sách đã ban hành.
Nhận thấy hoạt động giao dịch ở Việt Nam có nhiều diễn biến rất
được sự quan tâm của các cấp, các tổ chức, cá nhân tham gia vì thế em
quyết định lựa chọn đề tài “chính sách về thành viên và giao dịch chứng
khoán ở Việt Nam được áp dụng tại TPHCM”.Từ đó hiểu thêm được hoạt
động giao dịch, cũng như có những nhận định cơ bản về chính sách của
Nhà Nước về vấn đề này.
1.2 Mục đích :
- Nắm được bản chất của chính sách “ thành viên và giao dịch chứng
khoán ở Việt Nam” và hệ thống hoá 1 số lí luận về giao dịch.
- Tìm hiểu thực trạng áp dụng chính sách này ở thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như thế
nào, có những thuận lợi hay khó khăn gì, những vấn đề phát sinh trong quá
trình áp dụng và nguyên nhân của nó.
- Gợi ý đề xuất 1 số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này.
1.3 Phạm vi nghiên cứu :
- Về thời gian : thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2007.
- Về không gian :
Tìm hiểu sơ bộ về tình hình áp dụng tại toàn thị trường, đồng thời
hướng nghiên cứu chính là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Về nôi dung :
Nghiên cứu thông tư số 58/2004/TT – BTC ngày 17/06/2004, thông tư
“ hướng dẫn thành viên và giao dịch chứng khoán”.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU :
2.1 Cơ sở lí luận :

2.1.1 Bản chất và các khái niệm cơ bản của hoạt động giao dịch :
Thị trường chứng khoán là thị trường lâu đời có lịch sử hàng trăm
năm cho nên hoạt động giao dịch của thị trường này rất phong phú và đa
dạng. Nhìn chung hoạt động giao dịch có 3 hoạt động chính đó là : mua,
bán và chuyển nhượng; ngoài ra còn có các hoạt động khác như : đăng kí
giao dịch,lưu kí, thanh toán bù trừ … nhằm hỗ trợi cho các hoạt động ở
trên.
Nghiên cứu về hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và
hoạt động giao dịch nói riêng được sự quan tâm của các chuyên gia hàng
đầu trên thế giới và đã đưa ra rất nhiều lí luận, các đầu sách làm cơ sở cho
chúng ta tiếp cận và hiểu sâu hơn về thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam
các lí luận, thông tin, các đầu sách về thị trường chứng khoán cũng đã xuất
hiện từ lâu và rất đa dạng. Tuy nhiên, văn bản có tính chất pháp lí và được
mọi thành viên, các nhà đầu tư làm căn cứ để thực hiện đó chính là văn
bản luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn…Vì vậy căn cứ vào các văn
bản trên, các thông tin trên mạng tôi đã hệ thống được 1 số khái niệm như
sau :
* Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao
đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
Hệ thống giao dịch là hệ thống máy tính dung cho hoạt động giao dịch
chứng khoán.
Hệ thống chuyển lệnh là hệ thống thực hiện việc chuyển các lệnh của
nhà đầu tư từ thành viên đến SGDCK, TTGDCK.
Hoạt động giao dịch diễn ra trên 2 thị trường chính :
- Thị trường sơ cấp : là thị trường diễn ra hoạt động mua bán các loại
chứng khoán mới ( còn gọi là thị trường phát hành ). Trên thị trường này
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà
đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp : là thị trường diễn ra hoạt động mua bán các loại
chứng khoán cũ đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính

thanh khoản các chứng khoán đã phát hành.
* Địa điểm giao dịch :
- Thị trường chứng khoán tập trung còn gọi là sở giao dịch chứng
khoán.
Sở giao dịch chứng khoán là nơi tổ chức thị trường giao dịch chứng
khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại sở
giao dịch chứng khoán.
Việc giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch. Có 2 loại hình
+ Giao dịch có sàn là để giao dịch các thành viên phải đến sàn để tiến
hành hoạt động này.
+ Giao dịch không sàn: việc giao dịch có thể diên ra bất cứ nơi đâu và
được thông qua mạng internet.
- Thị trường chứng khoán bán tập trung còn gọi thị trường OTC.
Thị trường OTC là thị trường chứng khoán không có trung tâm giao
dịch nằm ở 1 vị trí trung tâm. Nó bao gồm các công ty môi giới thành viên
khắp trên cả nước. Là thị trường thương lượng của các công ty môi giới
chứng khoán thực hiện giao dịch thông qua điện thoại và hệ thống vi tính
nối mạng giữa các thành viên.
Thị trường phi chính thức là thị trường diễn ra bất cứ nơi đâu do sự
thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán.
* Hàng hoá trong giao dịch của thị trường chứng khoán :
- Cổ phiếu là chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sỡ hữu đối với 1 phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sỡ hữu đối với 1 phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
- Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sỡ hữu của nhà
đầu tư đối với 1 phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Bên cạnh đó, còn có thêm các loại chứng khoán khác như sau : quyền
mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

* Lệnh mua, bán chứng khoán tại SGDCK :
Lệnh là 1 chỉ thị của khách hàng yêu cầu công ty chứng khoán mua
hoặc bán cho mình 1 số lượng chứng khoán nhất định, theo 1 giá quy định
và trong 1 thời gian ghi rõ trong lệnh đó.
Các loại lệnh :
- Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại 1 mức giá xác
định hoặc tốt hơn.
- Lệnh thị trường ( kí hiệu MP) là lệnh mua chứng khoán tại mức giá
bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại giá mua cao nhất hiện có trên
thị trường.
- Lệnh dừng là lệnh đặt của khách hàng đặt cho nhà môi giới để hạn
chế tỏn thất cho mình.
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh được xác định giá mở cửa của
chứng khoán nhập vào hệ thống gaio dịch có nội dung như lệnh giới hạn
nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATO.
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa của
chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn,
nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATC.
* Gía chứng khoán :
- Theo hình thức giao dịch:
+ Gía tham chiếu là mức giá làm cơ sở để tính giới hạn dao động gía
chứng khoán trong ngày giao dịch.
+ Gía thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp
lệnh hoặc giá hình thành từ giao dịch thoả thuận.
+ Gía mở cửa là giá được thực hiên tại lần khớp lệnh đầu tiên trong
ngày giao dịch.
+ Gía đóng cửa là giá thực hiện tại lần cuối cùng trong ngày giao
dịch. Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá
đóng cửa được xác định là giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất.
- Theo hình thức phân biệt giá :

+ Mệnh giá là giá ghi hay in trên bề mặt tờ chứng khoán, giá này được
hình thành do đặc điểm của từng loại chứng khoán quy định.
+ Hiện gía là gía trị thực của chứng khoán.
+ Thị giá( giá thị trường) là giá chứng khoán trên thị trường tại 1thời
điểm nhất định đó chính là giá đang bán trên thị trường.
+ Thư giá ( hay là giá kế toán) là giá chứng khoán được tính theo sổ
sách kế toán của công tydựa trên bảng tổng kết tài sản theo chuẩn mực kế
toán.
* Phương thức giao dịch :
Các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hoặc sở giao dịch
chứng khoán ( SGDCK) tổ chức giao dịch thông qua hệ thống giao dịch
theo 2 phương thức :
- Phương thức khớp lệnh là phương thức giao dịch thông qua hệ thống
giao dịch thực hiên trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng
khoán của khách hàng theo nguên tắc quy định.
+ Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao
dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
+ Khớp lệnh định kì : là phương thức giao dịch được hệ thống giao
dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
của khách hàng tại 1 thời điểm xác định.
- Phương thức thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó các thành
viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện
giao dịch của thành viên nhập thôbng tin vào hệ thống giao dịch để ghi
nhận.
* Hình thức giao dịch :
- Mua chứng khoán của tổ chức phát hành: có 2 loại
+ Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành: nhà đầu tư phải đăng kí mua và
nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán.
+ Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các đại lí hoặc là

bảo lãnh phát hành, thông thường các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng
thương mại.
- Mua, bán chứng khoán niêm yết trung tâm giao dịch chứng khoán.
* Các loại giao dịch :
Tại điều 50 Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao
dịch chứng khoán quy định :
Đơn vị giao dịch theo phương thức khớp lệnh :
-100 cổ phiếu (CP) và bội số của nó.
- 10 trái phiếu (TP) và bội số của nó.
- 100 chứng chỉ quỹ đàu tư và bội số của nó.
Ngoài ra còn 2 loại giao dịch ngoài giao dịch khớp lệnh thông thường:
- Giao dịch lô lẻ tức là 1 lô lẻ có khối lượng CK nhỏ hơn 1 đơn vị
giao dịch. Do vậy các lô lẻ có khối lượng từ 1 đến 99 CP.
- Giao dịch lô lớn là giao dịch có khối lượng tối thiểu 10000 đối với
CP, 10000 đối với chứng chỉ quỹ, 30000 đối với TP.
Đối với giao dịch thoả thuận yêu cầu khối lượng giao dịch giống với
giao dịch lô lớn của giao dịch khớp lệnh và phải là lô chẵn.
2.1.2 Vai trò của hoạt động giao dịch chứng khoán :
Cũng như đã đề cập ở trên, hoạt động giao dịch CK đóng vai trò rất
quan trọng trong các hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng
như đối với nền kinh tế. Hoạt động giao dịch CK có sôi động thì TTCK
mới là đòn bẩy trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động giao dịch bao gồm các vai trò như sau :
- Vai trò quan trọng nhất của hoạt động giao dịch là thu hút nguồn
vốn từ các nhà đầu tư đem vào tái đầu tư cho sản xuất. Đây là 1 cách thức
huy động vốn rất hiệu quả bởi vì đây là 1 hình thức vay vốn mà có thể
không phải trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, người chơi chứng khoán ít trông
chờ vào sự trả lãi của các công ty mà chủ yếu là họ trông chờ vào mua lúc
giá thấp và bán khi giá tăng cao.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh rất cần nguồn vốn

lớn để xây dựng cơ sở vật chất mà đặc biệt là trong ngành sản xuất công
nghiệp đây được coi như là cột sống của 1 nền kinh tế. Một nền kinh tế
phát triển là nền kinh tế công nghiệp có sức sản xuất hàng hoá lớn đem lại
giá trị cao. Do vậy để tránh sự phát triển giả tạo của TTCK (có nghĩa là
hoạt động giao dịch chỉ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
CK mà không tạo nguồn vốn đầu tư tái sản xuất), thì cần phải có chiến
lược trong phát huy vai trò to lớn này vào phát triển các ngành kinh tế, tái
sản xuất hàng hoá.
Bên cạnh đó, việc huy động được các khoản tiết kiệm để đầu tư sẽ dẫn
tới sự phân chia hợp lí hơn các nguồn tài nguyên bởi vì nguồn vốn được sử
dụng có hiệu quả hơn, làm giảm nguồn vốn tồn trong dân, thúc đẩy hoạt
động sản xuất, kinh doanh; làm giảm hiện tượng lạm phát mà gần đây gia
tăng nhanh do sự phát triển qua nóng của nước ta.
- Bằng cách trao cho mọi người 1 cơ hội để mua các cổ phần và nhờ
đó trở thành người đồng sỡ hữu ( những người nắm giữ cổ phần để sinh
lời) hoạt động giao dịch của thị trường chứng khoán giúp giảm sự bất bình
đẳng trong thu nhập. Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và
nghiệp dư thông qua sự tăng trưởng của giá chứng khoán và phân chia cổ
tức đều có cơ hội được phân chia lợi nhuận từ công việc kinh doanh đầy
hứa hẹn.
- Hoạt động giao dịch tạo thận lợi cho các công ty phát triển.
Các công ty coi nguồn vốn thu được là cơ hội để mở rộng sản xuất,
tăng thêm các kênh phân phối, ngăn chặn tính bất ổn, tăng thị phần, hay
mua thêm các tài sản cần thiết khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Khi gia nhập TTCK các công ty có được sự sỡ hữu của nhiều người,
cho nên các công ty thường có khuynh hướng cải thiện các tiêu chuẩn quản
lí và các hiệu năng của mình nhằm thoả mãn yêu cầu của những người nắm
giữ cổ phần. Nhờ vậy các công ty công chúng hoạt động có hiệu quả hơn
và thường được đánh giá là được quản lí tốt hơn các loại hình công ty
khác.

Các công ty phát hành chứng khoán là các công ty có tình hình tài
chính đang hiệu quả. Thị trường chứng khoán là 1 thị trường đòi hỏi khá
khắt khe khi gia nhập vì thế đây là 1 môi trường kinh doanh khá trong lành
thêm nữa các công ty có cơ hội đưa hình ảnh của công ty gần hơn với các
nhà đầu tư đây là 1 cách thức quảng cáo rất tốt mà chi phí thấp.
- Đối với các nhà đầu tư thì hoạt động giao dịch giúp cho các nhà đầu
tư có cơ hội tăng thu nhập cho mình từ những đồng vốn đầu tư, nắm giữ cổ
phần của công ty, có thể tham gia quản lí thông qua đại hội cổ đông. Ngoài
ra những người đầu tư còn đựơc hưởng các dịch vụ cũng như sự trợ giúp
của các công ty chứng khoán thành viên và các quyền lợi mà luật CK đã
quy định.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch :
Có 2 loại yếu tố tác động chủ yếu :
- Yếu tố khách quan:
+ Sự tác động của môi trường bên ngoài đó là tình hình kinh tế, chính
trị thế giới. Trong điều kiện kinh tế hội nhập thì nền kinh tế thế giới có sự
phụ thuộc lẫn nhau. Chỉ 1 sự biến động nhỏ trong nền kinh tế của 1 nước
có thể ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch CK của nhiều nước mà nổi bật
thời gian vừa qua là sự khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã lan rộng ra các
nước trên thế giới kéo theo sự tuột dốc đồng loạt của nhiều của thị trường
chứng khoán lớn như Mỹ, Canada, Autraylia, …các nước châu Á như Nhật
Bản, Malayxia, Việt Nam…
+ Sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong nước.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động giao dịch của TTCK. Sự ổn
định trong phát triển kinh tế, chính trị và xã hội tạo được niềm tin cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, họ sẽ sẵn sàng tiếp tục đầu tư thêm; từ đó
hoạt động của TTCK sẽ mang tính ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho sự
phát triển.
+ Sự tác động của các loại văn bản chính sách
Mỗi 1 thị trường đều hoạt động theo những nguyên tắc nhất định mà

được quy định cụ thể bằng các văn bản pháp quy. TTCK cũng có các
nguyên tắc hoạt động riêng của nó, mà khi đưa vào áp dụng ở thực tế thì
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết. Do vậy khi 1 văn
bản được ban hành sẽ có sự điều chỉnh mà chính phủ, các cơ quan, tổ chức
quản lí cho là cần thiết. Tuy nhiên, không phải sự điều chỉnh lúc nào cũng
đem lại hiệu quả. Có những sự điều chỉnh gây ảnh hưởng không tốt dẫn tới
hạn chế các hoạt động giao dịch và cũng có những sự điều chỉnh lại góp
phần tăng cường các hoạt động giao dịch. Sự điều chỉnh có tác động tích
cực hay tiêu cực phụ thuộc vào tính khả thi, tính phù hợp với điều kiện
thực tế của văn bản đó.
- Yếu tố chủ quan :
+ Đặc điểm riêng của từng thị trường chứng khoán : Các đặc
điểm đó tạo nên cơ chế vận hành riêng cho từng thị trường và qua đó đã
ảnh hưởng đến các hoạt động của thị trường nói chung và hoạt động giao
dịch nói riêng. Một thị trường có cơ chế thông thoáng, có đủ diều kiện cho
các nhà đầu tư phát triển được khả năng của mình thì hoạt dộng giao dịch
tại thị trường đó rất phát triển. Ngược lại thị trường chưa đáp ứng được
yêu cầu, hay còn tồn tại nhiều bất cập thì các hoạt động giao dịch tại thị
trường đó sẽ bị hạn chế.
+ Sự tác động của các công ty thành viên trong hệ thống giao dịch.
Theo quy định của pháp luật, các công ty thành viên đại diện cho các
nhà đầu tư thực hiện giao dịch và có trách nhiệm hướng dẫn những người
có nhu cầu được tư vấn về thủ tục, cách thức mua,bán chứng khoán. Nên
các công ty thành viên là bộ phận trực tiếp thực hiện các hoạt động giao
dịch, là cầu nối giữa nhà đầu tư với TTCK.
Số lượng, chất lượng của các công ty này quyết định tới quy mô, chất
lượng của các hoạt động giao dịch tại TTCK. Số lượng của các công ty
này hiện tại đã khá lớn tương lai sẽ có thêm nhiều công ty gia nhập thị
trường vì vậy việc quản lí sẽ trở nên khó khăn. Mỗi công ty phải tự chịu
trách nhiệm trong các hoạt động của mình trước pháp luật bởi vì sự không

minh bạch trong thực hiện giao dịch của các công ty có thể gây mất niềm
tin của nhà đầu tư vào hệ thống pháp lí, giảm sự công bằng trong cạnh
tranh, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của TTCK.
+ Sự tác động của các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người trực tiếp bỏ vốn đầu tư và ra các quyết
định để thực hiện các giao dịch. Mỗi quyết định mua vào hoặc bán ra đều
tạo sự chuyển dịch về số lượng và trị giá của các loại chứng khoán. Trong
hoạt động giao dịch, các quyết định của nhà đầu tư thường tạo ra nhiều sự
biến động trên thị trường. Nguyên nhân là do nhà đầu tư dễ có tâm lí dao
động trước các biến động nhỏ của thị trường, tạo nên các xu hướng giả tạo
trong giao dịch chứng khoán. Các xu hướng ấy phản ánh không đúng thực
chất các biến động, tiềm ẩn rủi ro cao, gây tác động xấu tới các hoạt động
giao dịch vào các thời điểm nhất định.
2.1.4 Mục tiêu, tác dụng và cơ chế cơ chế vận hành của chính sách
Thành viên và giao dịch chứng khoán.
- Mục tiêu :
Đưa ra các quy định chung về thành viên và giao dịch chứng khoán,
làm căn cứ cho các bên tham gia thực hiện. Hướng hoạt động giao dịch
vào khuôn khổ hệ thống giao dịch chung, phát triển đúng hướng và tiếp
cận với trình độ hiện đại của thế giới.
- Tác dụng :
+ Đưa ra các khái niệm cơ bản về các hoạt động chính trong
giao dịch, góp phần tạo 1 hành lang pháp lí cho TTCK vận hành có hiệu
quả.
+ Hướng dẫn các bên tham gia hiểu được quyền và nghiã vụ của
mình trong các hoạt động giao dịch.
- Cơ chế vận hành :
+Các thành viên tham gia: là các công ty chứng khoán được cấp phép
hoạt động đại diện cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Sau khi nhận
được lệnh từ các nhà đầu tư thì các công ty thành viên phải tiến hành nhập

lệnh theo phương thức thủ công và được hệ thống giao dịch thực hiện lệnh.
+ Hệ thống giao dịch tiến hành giao dịch theo phương pháp khớp lệnh.
+ Các nhà đầu tư phải đến SGDCK hoặc TTGDCK để tiến hành các
hoạt động giao dịch.
+Hoạt động giao dịch chịu sự giám sát của BTC, UBCKNN,
SGDCDCK và TTGDCK.
2.2 Cơ sở thực tiễn :
TTCK Việt Nam được thành lập từ năm 2000 với 2 trung tâm giao
dịch chính thức ( TTGD) đó là TTGD TPHCM nay chuyển thành Sở giao
dịch TPHCM ( SGD TPHCM) viết tắt HOSE và TTGD HÀ NỘI viết tắt là
HASTC. Trong 7 năm hoạt động vừa qua TTCK đã có sự lớn mạnh về
nhiều phương diện.
Là 1 thị trường còn non trẻ quy mô chưa thực sự lớn các hoạt động
giao dịch vẫn tồn tại nhiều biến động cần có sự điều chỉnh hợp lí hơn.
Chính vì vậy việc xem xét cách thức hoạt động của các thị trường đã có
lịch sử lâu đời từ đó rút ra các kinh nghiệm mà các thị trường đó mắc phải
tránh hiện tượng đi theo lối mòn đồng thời học tập cách giải quyết vấn đề
trước các sự biến động, chắt lọc để đem vào áp dụng vào thị trường Việt
Nam là điều rất cần thiết. Qua đó em đã tiến hành nghiên cứu cách thức
hoạt động của TTCK Mỹ để có các nhận thức cơ bản về sự khác biệt cơ
bản của 2 thị trường và thêm sự hiểu biết về các thị trường ngoài Việt
Nam.
Thị trường chứng khoán NEW YORK ( NYSE) Mỹ là 1 TTCK là 1 thị
trường đứng đầu thế giới có sức ảnh hưởng rất lớn.Giống như tất cả các thị
trường truyền thống khác, NYSE cung cấp phương tiện và địa điểm cho
việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu và đưa ra các quy định mà các giao
dịch này phải tuân theo. Thị trường này không có trách nhiệm dặt giá cho
1 loại cổ phiếu nào đó. Gía của cổ phiếu phải là kết quả của cung cầu và
của quá trình giao dịch.
Giao dịch trên sàn của NYSE được thực hiện theo kiểu đấu giá :

Trong mỗi phiên giao dịch, cổ phiếu sẽ được bán cho người trả giá cao
nhất và được mua vào với giá chào bán thấp nhất.
Ngày giao dịch bắt đầu từ 9h30 sáng đến 5h chiều.
NYSE cho các công ty môi giới thuê các cabin. Mỗi cabin sẽ là trụ sở
cho những người môi giới tại sàn của 1 công ty nào đó. Khi 1 trong các
văn phòng của công ty môi giới đó nhận được 1 lệnh, 1 người môi giới sàn
sẽ đưa lệnh đó tới vị trí chuyên gia tương ứng để tiến hành giao dịch theo
lệnh đó.
NYSE còn cho các công ty chuyên nghiệp - người môi giới cho các
công ty môi giới – thuê các chỗ trống. Một chuyên gia sẽ lưu giữ danh
sách các lệnh chưa khớp. Khi lệnh mua và lệnh bán thay đổi theo các thay
đổi của giá, chuyên gia này sẽ thực hiện các giao dịch.
Một công việc khác của các chuyên gia này là giữ thị trường ổn định
cho 1 loại cổ phiếu nào đó. Nếu khoảng cách chênh lệch giữa lệnh đặt bán
và đặt mua ( khoảng cách giữa giá cao nhất mà một người mua đề nghị và
giá thấp nhất mà 1 người bán yêu cầu ) quá lớn, thì những chuyên gia này
sẽ chuyển sang làm người kinh doanh mua bán cổ phần cho chính họ. Điều
này thu hẹp giữa lệnh đặt bán và lệnh đặt mua, đồng thời kích thích các
giao dịch – 1 điều kiện tốt cho sự sống còn của thị trường cũng như cho
chính các chuyên gia này bởi vì khi họ thực hiện được càng nhiều giao
dịch thì hao hồng môi giới họ càng cao.
Cổ phiếu mỗi công ty chỉ được giao dịch tại 1 vị trí trên sàn giao dịch
của thị trường, vì thế có thể theo dõi giao dịch của các cổ phiếu này 1 cách
chính xác. Cổ phiếu của các công ty khác nhau có thể được giao dịch tại
cùng 1 vị trí, số lượng công ty được chỉ định phụ thuộc vào khối lượng
tổng hợp những hoạt động kinh doanh mà công ty thực hiện.
Những người môi giới tại sàn có thể sử dụng chuyên gia mà họ chọn.
Nhưng có rất nhiều giao dịch chỉ xảy ra giữa 2 người môi giới sàn xuất
hiện tại vị trí giao dịch cùng 1 lúc.
Sau mỗi giao dịch, 1báo cáo viên sử dụng máy quét kĩ thuật số để ghi

các kí hiệu của từng cổ phiếu, giá và người môi giới đầu tiên. Máy quét sẽ
gửi lên băng điện tử của thị trường trong vài phút. Nếu có nghi ngờ, hệ
thống thiết bị sẽ thực hiện 1 quy trình dò tìm lỗi nhằm xác định các lỗi
trong giao dịch.
Tiến hành xác nhận thực hiện xong giao dịch khi người môi giới sàn
gửi đi những thông tin chi tiết về giao dịch đã thực hiện xong về văn
phòng chi nhánh nơi đã gửi lệnh đi.
Các hoạt động trên sàn thường xảy ra với tốc độ mạnh mẽ. Người ta
mặc áo khoác có màu khác nhau để phân biệt các công việc khác nhau của
mỗi người. Aó khoác màu xanh nhạt, có cầu vai màu da cam là áo dành
cho người đưa tin; áo khoác màu xanh lá cây là áo dành cho giám sát viên
và người giao dịch trên sàn; áo khoác màu xanh hải quân là dành cho báo
cáo viên của thị trường.
Giao dịch đã được máy tính hoá : các lệnh giao dịch ít hơn 31000 cổ
phiếu được khớp lệnh thông qua 1 hệ thongs đã được máy tính hoá gọi là
SUPER DOT ( hệ thống thực hiện lệnh đã được chỉ định).
Qua 1 số các thông tin trên ta thấy các điểm khác biệt giữa TTCK Mỹ
và Việt Nam như sau :
Trong tiến hành giao dịch Mỹ sử dụng phương thức đấu giá là chủ yếu
thông qua hình thức này giúp cả người mua và người bán tự quyết định giá
của mình đến 1 mức có thể chấp nhận thì họ thực hiện giao dịch như vậy
giúp người bán có thể bán với giá cao nhất và giúp người mua có thể mua
với giá thấp nhất có thể. Còn ở Việt Nam (VN) thì thực hiện giao dịch
theo phương thức khớp lệnh bằng cách so giá giữa người đặt mua và đặt
bán.
Cổ phiếu của mỗi công ty ở Mỹ chỉ được giao dịch tại 1 địa điểm nhất
định cho nên các nhà đầu tư có thể xem chính xác toàn bộ các hoạt động
giao dịch, giảm các hiện tượng giá ảo do 1 số nhà đầu tư cố tình đặt nhiều
các lệnh mua và lệnh bán làm sai lệch về giá thực giao dịch như ở thị
trường Việt Nam.

Ngoài công ty môi giới thì còn có các chuyên gia giao dịch để thực
hiện hoạt động giao dịch. Còn ở Việt Nam chưa xuất hiện các chuyên gia
giao dịch mà chỉ có các thành viên là các công ty chứng khoán.
Mỹ thực hiện toàn bộ hình thức giao dịch không sàn bất kì 1 nhà đầu
tư nào cũng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ đâu miễn là họ đủ khả
năng tài chính. Các lệnh đưa vào được thực hiện ngay không chờ khớp
lệnh như tại VN khắc phục rất nhiều hiện tượng gian lận trong giao dịch
CK. Tại VN đang hướng tới thực hiện theo hình thức này, tuy nhiên chỉ có
TP HCM là địa điểm có đủ khả năng thực hiện do vậy đang tiến hành xây
dựng cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết dự kiến đến 2008
TPHCM hoàn tất việc thực hiện gia dịch không sàn. Còn ở HN thì sẽ cần
thời gian nhiều hơn trong thực hiện hình thức này.
Hệ thống giao dịch của Mỹ đã được máy tính hoá hoàn toàn.Ngoài ra
còn có hệ thống phát hiện các lỗi, các gian lận có thể có tránh được các
gian lận tới mức tối thiểu.
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
3.1 Hệ thống văn bản pháp quy :
Bao gồm các loại văn bản như sau :
- Văn bản do Chính phủ và Quốc hội ban hành:
+ Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11
+ Quyết định số 127/1998/QĐ – TTg ngày 11/07/1998 của thủ tướng
chính phủ về việc thành lập TTGDCK.
+ Nghị định số 144/2003 ngày 28/11/2003 về CK và TTCK.
+ Quyết định số 599/QĐ – TTg ngày 11/05/2007 quyết định chuyển
TTGDCK TPHCM thành SGDCK TPHCM.
- Văn bản do bộ Tài Chính (BTC) ban hành:
+ Thông tư số 58/2004/TTBTC ngày 17/06/2004 Hướng dẫn về thành
viên và giao dịch CK.
- Văn bản do Uỷ ban CK (UBCK) phát hành :
+ Quyết định số 01/QĐ- UBCK ngày 04/01/2005 của Chủ Tịch UBCK

Nhà Nước v/v ban hành quy định đấu giá cổ phần tại TTGDCK.
+ Quyết định số 238/UBCK – QLPH ngày 29/07/2005 Hướng dẫn
doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết, đămh kí giao dịch cổ
phiếu trên TTCK.
+ Quyết định số 338/QĐ – UBCK ngày 01/06/2006 Hướng dẫn quy
trình huỷ đăng kí giao dịch tại TTGDCKHN để niêm yết tại TTGDCK
TPHCM.
- Văn bản của TTGDCK TP HCM :
+ Quyết định số 25/QĐ – TTGDCK TPHCM ngày 17/04/2007 về việc
ban hành quy chế giao dịch CK tại TTGDCK TPHCM.
+ Quyết định số 124/QĐ - SGDHCM ngày 09/10/2007 về việc ban
hành quy chế giao dịch CK tại SGDHCK TPHCM.
- Văn bản của Ngân hàng Nhà Nước :
+ Quyết định số 1550/2004/QĐ – NHNNngày 06/12/2004 của Thống
đóc ngân hàng Nhà Nước về quản lí ngoại hối đối với việc mua, bán CK
của nhà đầu tư nước ngoài tại TTGDCK.
3.2 Nội dung chính của Thông tư số 58/2004/TTBTC :
Thông tư số 58/2004/TTBTC đã nêu đầy đủ , rõ ràng các quy trình để
trở thành 1 thành viên của TTCK và các hoạt động cơ bản có thể có trong
hoạt động giao dịch. Dựa trên Nghị định số 144/2003/NĐ – CP về CK và
TTCK, thông tư này đã đơn giản hóa, cụ thể hoá các khái niệm các quy
định 1 cách dễ hiểu nhất đến những người tiếp cận. Thông qua đó để mọi
thành viên và tổ chức dễ dàng trong việc áp dụng vào thực tế.
Thông tư số 58/2004/TTBTC bao gồm 4 nội dung chính :
- Phần 1 : Nêu 1 số khái niệm cơ bản trong hoạt động giao dịch.
- Phần 2 : Đưa ra toàn bộ các vấn đề về thành viên của TTCK. Có 7
vấn đề chính :
+ Một là : Điều kiện làm thành viên của TTGDCK và SGDCK.
Để làm thành viên của TTGDCK và SGDCK cần phải chấp hành mọi
điều kiện của từng trung tâm hoặc các sở giao dịch. Tuy nhiên yêu cầu đầu

tiên là phải được cấp phép hoạt động và có đủ cơ sở vật chất cần thiết.
+ Hai là : Đăng kí làm thành viên.
Các công ty phải tiến hành nộp hồ sơ theo quy định cụ thể, nếu hồ sơ
hợp lệ trong vòng 5 ngày làm việc TTGDCK hoặc SGDCK sẽ có văn bản
chấp thuận đơn xin làm thành viên.
+ Ba là : Quyền hạn của các thành viên.
Các quyền hạn của công ty tuỳ thuộc vào hình thức kinh doanh mà
công ty đăng kí nhưng 2 quyền chủ yếu là được thực hiên giao dịch và
được yêu cầu TTGDCK hay SGDCK làm trung gian hoà giải khi có sự
tranh chấp.
+ Bốn là : Nghĩa vụ của các thành viên.
Các thành viên chịu sự giám sát của UBCK, TTGDCK,SGDCK. Cần
thực hiện các nghĩa vụ như nộp lệ phí, khai báo tình hình tài chính hàng
năm và các nghĩa vụ khác…
+ Năm là : Chấm dứt tư cách thành viên.
Đối với những công ty không đáp ứng được điều kiện của mục 1 của
phần 2 này, hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay vi phạm nghiêm
trọng các quy định của hệ thống giao dịch… thì sẽ bị chấm dứt tư cách
thành viên.
+ Sáu là : Đại diện giao dịch của thành viên.
Các thành viên sẽ cử nhân viên kinh doanh của mình làm đại diện giao
dịch thành viên và các nhân viên đó được cấp thẻ giao dịch có giá trị trong
vòng 2 năm. Sau khi hết thời hạn sẽ được cấp lại theo yêu cầu và cũng có
thể bị thu hổi trong những trường hợp cụ thể.
+ Bảy là : Giao dịch chứng khoán của thành viên.
Các thành viên phải thực hiên giao dịch chứng khoán niêm yết cho
khách hàng và giao dịch tự doanh thông qua hệ thống giao dịch tại
TTGDCK và SGDCK. Cần phải có sự quản lí chặt chẽ trong việc mở các
loại tài khoản, nhận các lệnh giao dịch. Khi đã thực hiện giao dịch cần có
2 văn bản xác nhận kết quả giao dịch: 1gửi tới cho khách hàng,1 do công

ty giữ.Vào 5 ngày đầu các tháng phải gửi các bản thông báo chi tiết tình
hình tài khoản đến từng khách hàng.
- Phần 3 : Giao dịch CK.
Hoạt động giao dịch tại TTCK được quy định rất chi tiết trong từng
phần của văn bản :
+ Phần 1 : Thời gian giao dịch.
Thời gian giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; giờ đóng và mở cửa
tuỳ thuộc quy định của từng nơi.
Các quy định về những trường hợp cấp thiết cần phải ngừng giao dịch
để khắc phục khi phát sinh sự cố.
+ Phần 2 : Phương thức giao dịch.
+ Phần 3 : Lệnh giao dịch.
+ Phần 4 : Nội dung của lệnh.
Bao gồm các phương thức và các loại lệnh đã được đề cập ở phần cơ
sở lí luận.
+ Phần 5 : Đơn vị giao dịch và yết giá.
Đơn vị giao dịch phải theo lô chẵn và không quy định đơn vị giao
dịch đối với phương thức thoả thuận.
+ Phần 6 : Biên độ giao động giá.
Chỉ áp dụng đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, không áp dụng đối với
các loại trái phiếu.
Gía tối đa = giá tham chiếu + ( giá tham chiếu x biên độ giao động
giá).
Gía tối thiểu = giá tham chiếu – ( giá tham chiếu x biên độ giao động
giá).
+ Phần 7 : Gía tham chiếu.
+ Phần 8 : Kí quỹ giao dịch.
+ Phần 9 : Nguyên tắc khớp lện giao dịch.
Thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về thời gian và giá:
. Lệnh mua có giá cao hơn sẽ được thực hiện trước.

×