hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đẩy mạnh. Nếu muốn tham gia vào
WTO, Việt Nam buộc phải mở rộng thị trường của mình và phải chấp nhận một
môi trường cạnh tranh ác liệt và hoàn toàn bình đẳng với các nước trong khu vực
và thậm chí là với các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Đây vừa là thách đố vừa là động lực kích thích các doanh nghiệp Việt Nam phải
khẩn trương nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của mình cả trên thị trường
trong nước cũng như thì trường ở nước ngoài. Để làm được điều này, Việt Nam
phải thực hiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lí, tiếp
thị, cải tiến mẫu mã, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
Việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực Châu á Thái Bình Dương,
một khu vực vẫn còn chứa nhiều yếu tố của sự phát triển năng động và đầy hứa
hẹn trong thập kỷ tới. Với tư cách là một thành viên lâu đời của APEC và WTO,
là bên đối thoại tích cực của ASEAN, Nhật Bản sẽ cho Việt Nam được hưởng các
ưu đãi theo qui định của các tổ chức này trên các lĩnh vực khác nhau và cũng có
điều kiện hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm
xúc tiến nhanh hơn quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Tóm lại, triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian
tới rất khả quan. Nó phù hợp với chiến lược mở của thị trường tăng cường quan
hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên để triển vọng
hợp tác đó trở thành hiện thực, chính phủ hai nước cần có những nỗ lực, cố gắn
hơn nữa trong việc tạo dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hai nước thâm nhập thị trường của nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên cùng
có lợi, cùng phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.3. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa Việt Nam -
Nhật Bản.
Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định rõ ràng mục tiêu
chiến lược trong những năm tiếp theo là giữ vững hoà bình tranh thủ điều kiện
bên ngoài thuận lợi, tranh thủ thời gian nhằm từng bước giữ vững ổn định hoà
bình để tập trung phát triển kinh tế. Phương hướng trong thời gian tới là chúng ta
cần vận dụng đường lối độc lập, tự chủ, đa đạng hoá, đa phương hoá; cần xác định
chiến lược đối ngoại mới vừa hợp tác vừa đấu tranh, củng cố sự tin cậy quốc tế và
khu vực đối với nước ta bằng nhiều biện pháp, để các nước thấy Việt Nam là một
đối tác tin cậy, một thị trường làm ăn có lợi. Mở rộng quan hệ làm ăn đối với tất
cả các nước, trước hết là các nước lớn , các nước láng giềng, các nước trong khu
vực, cố gắng làm tốt trách nhiệm của một thành viên ASEAN và hướng tới chủ
động hoà nhập vào kinh tế khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Đồng thời quan hệ
với các nước khu vực khác, không vì quan hệ hẳn với một nước này mà phải tránh
quan hệ với các nước khác. Tranh thủ sự hợp tác, đầu tư và viện trợ để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Phát triển ngoại thương trên cơ sở
xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu thay thế hàng xuất khẩu bằng
các mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao mẫu mã đẹp, giá thành ổn
định.
* Quan hệ kinh tế – thương mại với Nhật Bản là một trong những mối quan
hệ lớn, ổn định lâu dài trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của nước ta. Hơn
nữa nước ta nằm trong khu vực châu á và đặc biệt là thành viên của khối các nước
ASEAN nên chúng ta cùng chịu tác động chiến lược kinh tế tài chính của Nhật
Bản đối với khu vực Châu á và của khối ASEAN đối với Nhật Bản.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản nhằm tranh thủ các lợi ích kinh
tế có được, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời để
giảm tối thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Nhật Bản cũng như tác động xấu đến
chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng
những chiến lược cụ thể trong quan hệ kinh tế và quan hệ đối ngoại với Nhật Bản
trên quan điểm: Đánh giá đúng chiến lược kinh tế các nước trong khu vực, các tổ
chức quốc tế, thấy rõ những điểm chung điểm bất đồng giữa ta và họ, củng cố
tăng cường các điểm chung, không bỏ lỡ thời cơ để hợp tác để tránh những bất
đồng về lợi ích giữa các bên.
* Cải tiến hệ thống chính sách thuế khoá và thuế quan phù hợp với xu thế
tự do hoá thương mại thế giới :
Nhanh chóng thực hiện các chương trình về thuế quan trong chương trình
của khối ASEAN để có thể sớm hoà nhập vào thị trường khu vực, và có thể tham
gia vào quá trình hội nhấp kinh tế quốc tế. Điều này, sẽ tạo cho chúng ta cơ hội
tham gia vào các hoạt động thương mại với Nhật Bản. Thông qua việc cung cấp
các nguyên - nhiên liệu đầu vào cho mạng lưới các công ty Nhật Bản, đã và đang
được hình thành trên khu vực Châu á sẽ tăng thêm về mặt số lượng và hiệu quả
kinh tế đối với hàng hoá của ta.
Song với chương trình cắt giảm thuế quan trên, chúng ta cũng nên mạnh
dạn áp dụng các mức thuế ưu đãi đối với thu nhập của các doanh nghiệp trong
nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu nhập cao hơn. Để tăng nhanh khối lượng
hàng hoá qua chế biến, cách tốt nhất chính phủ nên đưa ra các chính sách tích cực,
khuyến khích sự tham gia của các hãng Nhật Bản trong quá trình sản xuất, chế
biến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đây chính là chìa khóa để Việt Nam nâng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cao chất lượng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và thị
trường các nước khác.
* Ngoài ra, Việt Nam cũng phải có những biện pháp hiệu quả trong việc chuyển
dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lý để quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
phát triển thực sự với tiềm năng và nhu cầu của hai nước. nhất là về phía Việt
Nam, chúng ta phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống hoạt động ngoại
thương, không chỉ dừng lại trong việc nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng mà ở
ngay cả, các chính sách thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ công
nhân viên…. Hiện tại, chúng ta phải chấp nhận cơ cấu xuất nhập khẩu như đã
trình bảy ở (chương 2). song để giảm bớt sự “trả giá”, ngay từ bây giờ cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng là: làm giảm và tiến tới loại bỏ các
nguyên, nhiên liệu thô, gia tăng tỷ trọng xuất của những mặt hàng đã qua chế
biến. Cơ cấu nhập khẩu cũng phải chuyển dịch theo hướng ưu tiên nhập khẩu
những máy móc công nghệ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
nước. Có nghĩa là các công nghệ hiện đại sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị nhập
khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản, bởi vì Nhật Bản là một nước có tiềm lực khoa
học, công nghệ rất phát triển so với các nước trên thế giới. Các mặt hàng tiêu
dùng, nếu không phải là thiếu yếu thì sẽ không nhập khẩu hoặc chỉ nhập khẩu với
tỷ trọng không đáng kể, ưu tiên dành mọi nguồn lực cho nhập khẩu máy móc,
công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đaị hoá đất nước.
* Tình trạng yếu kém trong khả năng tài chính của các công ty Việt Nam,
nhất là các công ty nhà nước, khiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam -
Nhật Bản bị giảm sút. Do vậy, Chính phủ cũng cần có những chính sách và biện
pháp tích cực để giải quyết triệt để những khoản nợ mà các công ty Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đang mắc phải (chủ yếu là nợ khó đòi). Cho phép các công ty mua lại dưới hình
thức trả chậm. Chính phủ Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp củng cố,
sắp xếp, điểu chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh
nghiệp nhà nước kể cả những doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Có thể cho giải thể
những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong các lĩnh vực ít phục vụ cho
nền kinh tế quốc dân. Đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước và nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường Chứng khoán trong đời sống kinh
tế quốc gia, đồng thời khuyến khích phát triển đa dạng hoá kinh tế tư bản tư nhân
rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm,
đa dạng hoá cả những thành phần kinh tế ngoài 6 thành phần kinh tế chính mà Đại
hội Đảng XI đã công nhận.
* Mặt khác, Chính phủ ta cũng cần có biện pháp nghiên cứu tìm hiểu sâu
sắc hơn về cách thức làm ăn của người Nhật, để điều chỉnh lại chính sách của
mình cho phù hợp hơn và để tăng cường hiểu biết hơn nữa về thị trường đối tác
của mình. Hiện nay, Việt Nam đã thành lập các trung tâm tư vấn chuyên về Nhật
Bản trực thuộc Bộ thương mại nhằm giảm bớt những thua thiệt không đáng có của
các công ty Việt Nam khi ký hợp đồng gia công, liên doanh… với các công ty
Nhật Bản.
* Một vấn đề nữa, không kém phần quan trọng đối với hoạt động thương
mại đó là chúng ta phải tích cực đẩy mạnh việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ra
các nước trước hết với các nước trong khu vực ASEAN và thu hút nhiều quốc gia
hợp tác để tránh tình trạng phụ thuộc vào các công ty Nhật Bản trong việc cung
cấp sản phẩm đầu tư cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Mục đích của việc này,
một mặt là để hạn chế và chia nhỏ những rủi ro cho các nhà xuất khẩu Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khi các thị trường truyền thống bị biến động. Mặt khác, nâng cao tính cạnh tranh,
vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, tránh bị ép giá do mất đầu
ra.
* Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp triển khai từ cả hai phía Việt Nam
và Nhật Bản
Đó là, hai nước cần có trao đổi, bàn bạc cụ thể trong khuôn khổ song
phương để đi đến ký hiệp định thương mại giữa hai nước, trong đó Nhật Bản dành
cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) đầy đủ. Hiệp định này nếu được ký sẽ
tạo ra hành lang pháp lý cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển hơn
nữa.
+ Sớm thành lập cục xúc tiến thương mại để làm cầu nối giữa Bộ Thương
mại, Thương vụ tại các nước với các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trong
việc trao đổi, thu thập thông tin về thị trường cũng như thông tin về hàng hoá
nước ngoài.
+ Trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, phía nhà nước Việt Nam cần hết sức quan tâm tới vốn đầu tư của
Nhật Bản vì các nhà đầu tư Nhật khi chuyển sang sản xuất tại Việt Nam sẽ xuất
khẩu trở lại Nhật Bản một phần, hoặc có thể toàn bộ sản phẩm của nhà máy họ,
góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất
sang thị trường Nhật Bản. Đặc biệt các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất quan tâm
đến sự kiện Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ ngày
13/7/2000 và sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Seagame lần thứ 22 của Đông
Nam á. Đây là cơ hội cho các cơ sở đầu tư của họ tại Việt Nam có thể xuất khẩu
hàng hoá sang cả thị trường Mỹ và các nước khác giúp cho việc tăng kim ngạch
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tạo ra một cơ hội cho việc tiếp thị quảng
cáo giới thiệu các sản phẩm mới.
Tóm lại, trong xu thế ổn định, hợp tác phát triển của khu vực Châu á - Thái
Bình Dương cùng dấu hiệu tích cực trong cải cách phát triển kinh tế ở cả hai quốc
gia, với việc phối hợp chặt chẽ triển khai những giải pháp cơ bản nêu trên, chúng
ta có thể hy vọng về tương lai rực sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam –
Nhật Bản trong thời gian tới.
Kết luận
Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
năm 1973 đến nay, mặc dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hệ giữa
hai nước hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể và tương lai mối quan hệ
này có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa. Nghiên cứu mối quan hệ thương mại
Việt Nam – Nhật Bản trong những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20 ta thấy
có những bước phát triển mạnh mẽ so với thập kỷ trước. Cũng có thể kết luận
rằng, từ khi Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho tới nay, quan
hệ kinh tế Việt – Nhật liên tục phát triển, Việt Nam luôn đạt được thặng dư
thương mại với Nhật Bản, cơ cấu của mặt hàng cũng có chuyển biến tích cực góp
phần tích cực vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Qua phần nội dung trên có thể thấy, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật
Bản đã gia tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Những thế mạnh của nền
kinh tế Việt Nam được phản ánh qua việc Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều
loại hàng hoá vào thị trường Nhật Bản và được thị trường này chấp nhận. Điều đó
chứng tỏ rằng hàng Việt Nam đã bước đầu xác lập được vị thế của mình trên thị
trường nước này. Những thế mạnh về công nghệ - kỹ thuật của Nhật Bản đã xuất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khẩu vào thị trường Việt Nam, được khẳng định qua việc các doanh nghiệp nước
ta xuất khẩu ngày càng nhiều các loại hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao sang
Nhật Bản và các nước phát triển khác. Một vài năm trở lại đây, nền kinh tế Nhật
suy thoái đã làm ảnh hưởng đến tiến trình xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong
những năm tới, Việt Nam cần nhiều hơn nưa các nguồn lực về vốn, công nghệ,
trình độ quản lý… để phát triển đất nước. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng lợi thế
trong quan hệ với đối tác Nhật Bản, một có dư thừa về vốn, có trình độ công nghệ
cao, phương thức quản lý tiên tiến…
Ngoài ra, muốn có chiến lược phát triển đúng đắn trong quan hệ giữa các
nước, đòi hỏi phải có cái nhìn lâu dài, về phía Việt Nam chủ yếu là phải thay đổi
chính sách, cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương theo hướng thông thoáng hơ,
phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu hợp tác của Nhật Bản, mặt khác phải
nghiên cứu thực tế và có những kiến thức sâu rộng, hiểu biết về nhau cả Việt Nam
– Nhật Bản cũng vậy.
chúng ta cũng hy vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục
kinh tế Nhật Bản và khu vực, cùng với quá trình đổi mới của Việt Nam, những kết
quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hệ giữa hai
nước trong thiên niên kỷ mới này, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hai quốc
gia cũng như tạo ra bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -