Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng và giải pháp cho ngân hàng thưong mại Việt Nam sau WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.53 KB, 26 trang )

Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôi động quá
trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó,
đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế
theo cơ chế mới. Trong đó, một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng, đó là lĩnh vực
tiền tệ - ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh
tế. Nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là kênh
cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh
tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng
còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần
hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng
trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa.
Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta, đánh
dấu sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và hệ thống Ngân
hàng nói riêng; tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức đối
với nền kinh tế Việt Nam. Hoà chung vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam một mặt sẽ có nhiều cơ hội về nguồn
lực, công nghệ, thị trường; mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro
khi mức vốn của các NHTM Việt Nam còn thấp so với các ngân hàng khác trong
khu vực, trình độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chưa
phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ công nghệ còn lạc hậu, dịch
vụ ngân hàng còn nghèo nàn. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong
thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này
đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ


GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội
nhập.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU MỘT
NĂM GIA NHẬP WTO” được tiến hành nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển ngày
càng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam năm 2007.
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam
phát triển bền vững.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo,
Internet, tạp chí Ngân hàng…
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích
và so sánh các số liệu đã thu thập được.
Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá
thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM.
- Không gian nghiên cứu: Việt Nam.
- Thời gian thu thập số liệu: năm 2006 - 2007.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2008 đến tháng 04/2008.
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân

Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM
1.1. Thế nào là NHTM:
NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiên toàn bộ các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng
và cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.2. Chức năng của NHTM:
Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản:
- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian
thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối
tiền tệ cho nền kinh tế.
- Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để
tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
1.3. Phân loại NHTM:
- Dựa vào hình thức sở hữu: Dựa theo tiêu thức này, có thể phân loại NHTM
thành NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và chi nhánh
NHTM nước ngoài.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh: Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và
mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng có thể chia NHTM thành ngân hàng
bán buôn, ngân hàng bán lẻ, và ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
- Dựa vào quan hệ tổ chức: Dựa theo tiêu thức quan hệ tổ chức, có thể chia
NHTM thành ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng
giao dịch.
1.4. Cơ cấu tổ chức của một NHTM:
- NHTM quốc doanh ở Việt Nam hiện có Ngân hàng công thương Việt Nam,

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Phát
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, và Ngân hàng Chính sách – Xã hội. Các
ngân hàng này thường có tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở trung ương đến
chi nhánh ở các tỉnh, thành và quận, huyện.
- NHTM cổ phần là loại ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần. Hiện tại và trong tương lai loại hình ngân hàng này ngày càng đóng vai trò
quan trọng hơn trong hệ thống ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức, một NHTM cổ phần
thường có:
+ Hội sở với đầy đủ các phòng như: Phòng giao dịch, Phòng tín dụng, Phòng
thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính
– tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin.
+ Phòng giao dịch hoặc kiểm dịch trực thuộc chi nhánh, thường mở ở những
nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như: siêu thị, trường học,
khu công nghiệp.
1.5. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM:
Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động dịch vụ thanh toán.
- Hoạt động ngân quỹ.
- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ,
kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch
vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng.
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan hoạt động của NHTM năm 2007:
Năm 2007, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành ngân hàng
cũng đã đạt được những kết quả khả quan có những đóng góp quan trọng vào phát
triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Đến nay hệ thống ngân hàng nước ta có 6
NHTM quốc doanh, 37 NHTM cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6
ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ
chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.
Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh
tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã
hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tính tăng
khoảng 24% cao hơn mức 19% năm 2005. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều
đóng góp cho tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua.
Với hệ thống NHTM rộng khắp cả nước, với số lượng lao động đông đảo khoảng
trăm ngàn cán bộ, nhân viên với nhiều loại hình dịch vụ, có thể nói hệ thống ngân
hàng đã lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tính chung trong cả nước, tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay và
đầu tư đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,8% so với cuối năm
2006 và tăng gấp 2 lần so với mức dự kiến từ đầu năm là 17-21% (xem đồ thị 1).
Trong cơ cấu dư nợ cho vay, ước tính đến 87% là dư nợ cho vay lĩnh vực nông
nghiệp, thủy hải sản, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại và dịch
vụ, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản, chế biến nông sản chiếm
tới 29%; còn lại 13% là dư nợ cho vay các lĩnh vực khác. Dư nợ cho vay chứng
khoán của toàn bộ các NHTM dừng ở tỷ lệ 1,37% trong tổng dư nợ cho vay. Đặc
biệt là tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2007 giảm 0,65% so với năm 2006, nhưng số
tuyệt đối thì không tăng. Tổng dư nợ tăng cao chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư
cũng như sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là rất lớn trong bối cảnh năm đầu tiên
gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Về nguyên lý cũng như thực tiễn
vốn đầu tư tăng trưởng mạnh thời kỳ này sẽ là tiền đề cho tăng trưởng nền kinh tế

ở thời kỳ sau ít nhất là 6 tháng cho đến 1 năm. Tuy nhiên dư nợ tín dụng tăng cao
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
được dựa trên cơ sở vốn huy động trong xã hội, vốn huy động từ nền kinh tế và
nguồn vốn huy động từ bên ngoài vào hệ thống ngân hàng tăng nhanh, do đó
không đến nỗi quá lo ngại. Hay nói cách khác vốn tín dụng tăng cao không phải từ
nguồn cho vay tái cấp vốn, cho vay tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Bởi vì trong năm 2007 vốn huy động trong xã hội vào hệ thống ngân hàng
còn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn dư nợ cho vay. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và Tổ chức tín dụng trong cả nước
tính đến hết 31/12/2007 tăng tới 39,6%, gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế
( xem đồ thị 2). Như vậy, tốc độ dư nợ cho vay tương ứng với tốc độ tăng trưởng
vốn huy động. Điều đó cho thấy, vai trò trung gian tài chính của các NHTM trong
nền kinh tế càng được thể hiện rõ. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20
năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay. Tốc độ tăng trưởng đó cũng cho
thấy tiềm lực về vốn trong dân, trong xã hội rất lớn, hoạt động ngân hàng đổi mới
mạnh mẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho người gửi tiền, dịch vụ ngân hàng phát
triển đa dạng. Đồng thời cũng cho thấy, người dân ngày càng có thói quen gửi tiền
vào ngân hàng vừa hưởng lãi, vừa an toàn.
Bảng 1: Tốc độ tăng dư nợ và tốc độ tăng huy động vốn qua các năm
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng dư nợ 22,8 27,6 30,9 26,2 19 22,8 37,8
Tốc độ tăng huy động vốn 23,5 22,5 24,7 20,9 27,5 34,6 39,6
(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước)
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
Đồ thị 1: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng qua các năm
0
5
10

15
20
25
30
35
40
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng dư nợ qua các năm
Đồ thị 2: Tốc độ tăng huy động vốn qua các năm
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng huy động vốn qua các năm
2.2. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM:
2.2.1. Hoạt động của một số NHTM:
Trong năm 2007, tất cả các khối NHTM đều có sự phát triển bền vững và
hiệu quả, kinh doanh có lãi. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển
nhanh nhất. Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho
vay và đầu tư, lợi nhuận trước thuế, mạng lưới giao dịch,…của khối này có tốc độ
tăng bình quân khoảng 70% so với năm trước, nhiều chỉ tiêu tăng gấp 2 lần. Nhiều
NHTM cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành thị có tốc độ tăng quy mô kinh
doanh từ 200% đến hơn 700%, hay cao hơn nữa.

NHTM cổ phần An Bình (ABBank) là một ví dụ, mặc dù chưa phải là có
mức độ tăng cao nhất. Tính đến ngày 26/12/2007, ABBank đã đạt tổng tài sản trên
17000 tỷ đồng, tăng tới 538% so với cuối năm 2006; vốn điều lệ đạt 2300 tỷ đồng,
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
tăng 103%; tổng dư nợ đạt trên 6300 tỷ đồng, tăng 557%; huy động vốn từ các tổ
chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư đạt 6700 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt
226 tỷ đồng, tăng 280% so với cuối năm trước. ABBank có 54 chi nhánh và phòng
giao dịch, tăng gấp 5 lần cuối năm 2006.
Một ví dụ khác đó là NHTM cổ phần Đông Nam Á (Sea Bank). Tính đến hết
năm 2007, Sea Bank đạt tổng nguồn vốn hơn 20249 tỷ đồng, tăng 243%; tổng dư
nợ cho vay đạt 11041 tỷ đồng, tăng 329%; tăng 410 tỷ đồng, tăng 300% so với
cuối năm 2006. Trong năm 2007, Sea Bank tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên
3000 tỷ đồng, đứng thứ ba trong khối NHTM cổ phần. Sea Bank đã phát hành
thành công 2000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Trong năm 2008, Sea Bank dự
kiến tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng.
NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – VP Bank đến hết năm
2007, đạt tổng tài sản hơn 20000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động 15500 tỷ
đồng, tăng 125% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay đạt trên 13000 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế đạt 313 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2006. VP Bank hiện là 1
trong số 15 NHTM cổ phần có mạng lưới rộng nhất, đến hết năm 2007, có 130 chi
nhánh và phòng giao dịch.
Đứng đầu trong khối NHTM cổ phần về tất cả các chi tiêu quy mô kinh
doanh chủ yếu đó là NHTM cổ phần Á Châu (ACB). Tính đến hết năm 2007, ACB
đạt quy mô tổng tài sản hơn 87000 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 31600 tỷ đồng và
lợi nhuận trước thuế tới 2100 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 55%. Lớn nhất về vốn chủ
sở hữu trong khối trong khối NHTM cổ phần đó là Eximbank, đạt khoảng 13000
tỷ đồng. Dịch vụ thẻ đa năng đứng đầu trong khối là NHTM cổ phần Đông Á,
năng động đưa ra sản phẩm mới về thẻ trong năm 2007, đứng đầu là VP Bank.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất về vốn huy động là NHTM cổ phần Dầu khí Toàn

cầu, gấp hơn 10 lần so với năm trước.
Khối NHTM Nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%; riêng Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam có tốc độ tăng dư nợ cho vay và đầu tư lên tới trên
39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng trên 3000 tỷ đồng, cao
nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguồn vốn huy động đạt 295000
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng trên 1/4 thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống
NHTM Việt Nam.
Sự hợp tác, liên kết với các công ty, tổng công ty, doanh nghiệp trong các
lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước với tư cách là đối tác cung ứng dịch vụ
hay cổ đông chiến lược,…cũng là xu hướng rất tích cực góp phần đem lại sự phát
triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều NHTM trong nước cần
được ghi nhận. Sự liên kết, hợp tác khác cũng rất đáng được ghi nhận, đó là một
số NHTM cùng với các đối tác khác thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực
khác nhau. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố ngân hàng này
cùng với 6 tập đoàn, tổng công ty lớn khác trong nước thành lập một Công ty quản
lý quỹ công nghiệp và năng lượng lớn nhất Việt Nam, với số vốn lên tới 10000 tỷ
đồng, tương đương với 625 triệu USD. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam
cũng cùng với một số đối tác trong nước thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam…
Tiếp tục xu hướng diễn ra trong 2 năm 2005-2006, trong năm 2007, nhiều tập
đoàn ngân hàng và định chế tài chính lớn trên thế giới tiếp tục tìm kiếm cơ hội trở
thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam, mà phần lớn là NHTM cổ
phần. Eximbank bán 15% vốn cổ phần cho đối tác Sumitomo Mitsui Banking
Corporation (SMBC) của Nhật Bản, với số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành
cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá. Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã hoàn tất và ký
kết thỏa thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài, đó là, Quỹ VOF
do VinaCapital quản lý cùng với quỹ Marie Asset của Hàn Quốc, trở thành đối tác

chiến lược Eximbank.
OCBC của Singapore mua tiếp 5% vốn điều lệ tại VP Bank nâng tỷ lệ sở hữu
lên 15% vốn cổ phần tại đối tác này. Một đối tác khác cũng của Singapore, đó là
UOB mua 10% vốn điều lệ của NHTM cổ phần Phương Nam. Deutsche Bank của
Đức mua 10% vốn điều lệ tại Habubank.
Cuối năm 2007, NHTM cổ phần Phương Nam đã hoàn tất việc ký kết bán
10% cổ phần cho Ngân hàng UOB của Singapore, với số tiền là 480 tỷ đồng,
tương đương 30 triệu USD. Thông qua giao dịch này, vốn tự có của NHTM cổ
phần Phương Nam tăng lên 1970 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ 1230 tỷ đồng, lên
1434 tỷ đồng. UOB nằm trong số 100 ngân hàng lớn nhất trên thế giới và đây là
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân
Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
ngân hàng của Singapore có số vốn đầu tư lớn nhất vào một NHTM cổ phần của
Việt Nam. Đồng thời, NHTM cổ phần Phương Nam cũng ký kết thỏa thuận bán
15% cổ phần cho quỹ Marie Asset của Hàn Quốc.
Việc tiếp tục bán cổ phần cho các tập đoàn ngân hàng lớn của nước ngoài
không chỉ giúp nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín quốc tế, thu hút thêm
khách hàng, mở rộng thị phần mà các đối tác nước ngoài còn trợ giúp các ngân
hàng trong nước về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng.
2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ:
Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ
có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ.
Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ
hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông
những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lượng
thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và
3.500.000 thẻ của năm 2006.

Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành,
hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế
(3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%). Điều này
phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy
dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết
lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi
nhất định trong đó.
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành
thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ
nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ,
39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch
vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn
hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi
về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao
GVHD: ThS.Tống Yên Đan SVTH: Quách Tú Xuân

×