Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng và giải pháp cho quan hệ thương mại Việt Nam với Nhật Bản - 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 10 trang )

trò quan trọng dường như là quốc gia ngoài khu vực. chính vì lẽ đó, các nước
thuộc khu vực Châu á vừa là lực lượng đối tác “sân sau” của Nhật Bản trong quan
hệ kinh tế với Mỹ và các khu vực kinh tế khác, đồng thời là một “bãi cỏ” con voi
Nhật Bản khai thác.
Nhật Bản đang thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại hướng về Châu á, xuất phát
từ nhiều lý do khác nhau. ở phương diện kinh tế, cần nhấn mạnh tới, đây là khu
vực có nhiều lợi thế về địa lý – Kinh tế, dân số, xã hội…
* Châu á là khu vực có số dân chiếm khoảng hơn 1/3 dân số thế giới, chiếm gần
1/3 diện tích toàn cầu với hệ sinh thái, tài nguyên đa dạng, phong phú, nguồn
nhân lực dồi dào với trình độ khá cao. Do đó, gia tăng quan hệ kinh tế với các
nước ở Châu á có nền nông nghiệp lạc hậu để tăng cường sự lệ thuộc về kinh tế,
chính trị. để có vốn và công nghệ hiện đại cho quá trình công nghiệp hoá, các
nước này sẵn sàng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác đặc
biệt là Nhật Bản.
Hơn nữa, nếu chỉ xét riêng về phía Nhật Bản, có thể nói đây là quốc gia có
tiềm lực kinh tế hàng đầu trong khu vực lại luôn dư thừa vốn, công nghệ hiện đại,
trình độ quản lý tiên tiến Với sự phát triển năng động của Châu á, làm cho ý
tưởng quay về với Châu á ngày càng trở nên rõ nét hơn trong chính sách của các
nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh doanh Nhật Bản.
* Ngoài ra, sự tác động xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá được coi là
yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, đẩy mạnh bành
chướng kinh tế ra bên ngoài của Nhật trong những năm 1990, đặc biệt là vào các
nước ở khu vựoc Châu á.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản nhận thức được rằng, tình hình phát triển
ở khu vực Châu á sẽ tiến triển theo chiều hướng tích cực. ở đó, người ta tìm thấy
sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh để
tiếp tục duy trì sự phát triển đó cũng là giải pháp tốt để các quốc gia trong khu
vực này vượt qua, khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực.
Dường như, các đối tác đều nhận thức được tầm quan trọng của mối liên kết toàn
diện. sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và an ninh …ngày càng phát triển, bất chấp


sự khác biệt về chế độ chính trị. Đây là nét mới về chất trong quan hệ kinh tế
quốc tế và khu vực những năm đầu thập kỷ 90. Nếu trước đây, sự khác biệt về chế
độ chính trị là một trở ngại trong việc xác lập các quan hệ quốc tế, tin cậy lẫn
nhau mà người ta cố gắng vượt lên, song đã không thành công thì ngày nay tình
hình đã đổi khác.
Chính bối cảnh này, tình hình khu vực đã tạo tiền đề cho Nhật Bản thực thi
tốt chính sách mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và văn hoá với các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở đó có thể thấy rằng, vào đầu thập kỷ 90, quan hệ hai nước Việt Nam -
Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. tạo cơ sở vững
chắc cho sự phát triển ổn định trong thế kỷ XXI. Trong giai đoạn quá độ của quá
trình toàn cầu hoá, việc cơ cấu lại tương quan lực lượng trong khu vực và trên thế
giới, làm cho quan hệ Việt – Nhật có điều kiện phát triển thuận lợi hơn so với các
nước khác, do hai nước có những lợi ích tương đồng là cùng ở Châu á; cùng có
nhu cầu hoà bình và ổn định để phát triển; có tiềm năng kinh tế cần bổ sung cho
nhau và cần có sự ủng hộ lẫn nhau trong việc nâng cao vai trò chính trị ở khu vực
cũng như trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chính sách của Nhật Bản đối với Châu á - Thái Bình Dương đặc biệt là Đông Nam
á. trong sự vận động của quan hệ Nhật – Mỹ, Nhật – Trung, Nhật – ASEAN,
Nhật Bản có lợi ích lớn về kinh tế, chính trị… trong quan hệ với Việt Nam.
1.2.2 các nhân tố từ phía Việt Nam
Nước ta và một số nước khác, đã có lúc xem xét vấn đề độc lập kinh tế, xây dựng
một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính tự túc (tự cung tự cấp) để tránh sự lệ thuộc
vào bên ngoài. Có thể nói, việc mở rộng thương mại quốc tế cùng các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại khác, vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quý
báu, được rút ra từ thực tiễn của nước ta trong những năm qua. Kế thừa và phát
huy có chọn lọc các quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng VI, Đại hội Đảng VII
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra như: chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế – Xã hội đến năm 2000 tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc đổi

mới, phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự định hướng của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong lĩnh
vực ngoại thương, để tiến tới “tự do hoá thương mại”, từng bước tham gia, hội
nhập với các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu, nhiều văn bản, chính sách
mới về các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là khuyến khích các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, kêu gọi các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư liên doanh với Việt Nam để phát triển sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu… đã được chính phủ ban hành.
Với nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ và táo bạo, sau 15 năm kiên trì thực hiện
đường lối đổi mới, Việt Nam đã từng bước hình thành nền kinh tế thị trường với
những nét đặc trưng riêng của mình. Không chỉ vượt ra khỏi khủng hoảng về kinh
tế mà còn, thu được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực cả về kinh tế và xã
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hội. Thời kỳ từ năm 1991 – 1995, GDP tăng bình quân hằng năm xấp xỉ 8,2 %;
thời kỳ từ năm 1996 – 2000, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực nhưng mức tăng trưởng GBP vẫn đạt mức bình quân xấp
xỉ 7 %. Nhờ vậy, tổng thu nhập trong 10 năm đã qua tăng hơn 2 lần, cơ cấu kinh
tế có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH – HĐH (công nghiệp hoá - hiện
đại hoá), tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Với phương châm “muốn làm bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã thực hiện
một chính sách đối ngoại rộng mở. Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên chính
thức của hai tổ chức kinh tế khu vực là ASEAN, APEC và đang tích cực chuẩn bị
gia nhập WTO. Ngoài ra, Việt Nam có quan hệ thương mại với gần 170 nước và
vùng lãnh thổ, ký hiệp ước thương mại với hơn 60 nước và nhận được ưu đãi tối
huệ quốc của 68 nước.
Nhật Bản, với tư cách là một nước có tiềm năng về kinh tế, có vai trò ổn định và
hỗ trợ phát triển trong khu vực… đã trở thành một đối tác đang là hướng ưu tiên
để Việt Nam thiết lập quan hệ lâu dài. điều này, không chỉ nhằm mục đích duy trì
môi trường ổn định xung quanh, mà Việt Nam còn mong muốn nhận được sự giúp

đỡ từ phía Nhật Bản. Hơn thế nữa, Nhật Bản cũng đã bắt đầu thể hiện vai trò của
mình bằng các sáng kiến trong hành động cụ thể của mình, đặc biệt trong quan hệ
với các nước Đông Nam á. Vì thế, những thắc mắc trở ngại trong quan hệ giũa hai
nước dễ dàng được tháo gỡ, nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp để thúc đẩy các
mối quan hệ ảnh hưởng này. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập, chính thức trở thành
viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). cũng như trong
quan hệ với Việt Nam chắc chắn Nhật Bản sẽ có điều kiện mở rộng ảnh hưởng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
của mình. Điều này, không chỉ tạo ra sự cân bằng trong quan hệ với các nước, mà
còn là dấu hiệu về tính chủ động và độc lập trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản nhằm nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thương trường quốc tế.
1.3 ý nghĩa của quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Việt Nam, hiện đang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi, quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đang được đẩy mạnh. Chu trình đổi mới toàn
diện được bắt đầu từ năm 1986, đã làm cho nền kinh tế thay đổi một cách cơ bản.
Những thành tựu, mới đạt được là bước đầu nhưng rất quan trọng. như việc
chuyển từ một nền kinh tế thiếu hụt về lương thực, thực phẩm sang một nền kinh
tế có dư thừa và xuất khẩu lương thực, kiểm soát được lạm phát, không ngừng mở
rộng, phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước bên ngoài, tăng trưởng kinh
tế cao, cải thiện điều kiện sống… và những nhu cầu cơ bản khác của mọi tầng lớp
xã hội được đáp ứng. điều quan trọng nhất là, sự chuyển đổi của cả một hệ thống
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những nhân tố quyết
định, đánh dấu sự cố gắng nỗ lực của toàn thể dân tộc Việt Nam để đạt tới “điểm
cất cánh”. và đây cũng là những nhân tố, làm cho Việt Nam có khả năng thực hiện
một chiến lược mới về CNH – HĐH đất nước. Để thực hiện được chiến lược mới
này trong tương lại, Việt Nam cần thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược chính sau
đây:
- Thứ nhất; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội và thực hiện tái đầu tư theo
hướng CNH – HĐH.
- Thứ hai; Tổ chức lại và phát triển các lực lượng chủ chốt trong cơ cấu kinh tế đa

sở hữu, đặc biệt là khu vực nhà nước một khu vực đóng góp rất lớn cho tổng thu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhập quốc dân (GDP) của Việt Nam. Nó có thể tiếp tục, đóng vai trò là lực lượng
chính và cơ bản trong nền kinh tế thị trường trong khoảng hai đến ba thập kỷ tới.
- Thực hiện chính sách: kết hợp giữa tăng trưởng cao với công bằng xã hội.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, Việt Nam phải đương đầu với những khó
khăn lớn như:
+ Thiếu hụt vốn.
+ Thiếu công nghệ hiện đại.
+ Thiếu kinh nghiệm quản lý cả về vĩ mô cũng như là vi mô.
+ Sự cách biệt thu nhập ngày càng gia tăng tạo nên hố ngăn cách, phân hoá giữa
giầu và nghèo. Những tiêu cực trong phát triển nền kinh tế thị trường như: tham
nhũng, buôn lậu và sự sa sút môi trường…
Những khó khăn trên đây, không thể vượt qua được nếu chỉ dựa vào những nỗ lực
của bản thân Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thực hiện chính sách đối ngoại
theo hướng đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị với tất cả các nước
trong khu vực, lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước
tư bản lớn. Việt Nam cũng có quan hệ thân thiện với các nước Tây Bắc âu; duy trì
quan hệ truyền thống với các nước Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ; có
uy tín trong các nước đang phát triển và phong trào không liên kết. Vai trò và uy
tín quốc tế của Việt Nam sẽ tăng lên gấp bội, khi Việt Nam đủ điều kiện cất cánh
về kinh tế. Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, cộng với sự tương đồng về văn
hoá, phong tục tập quán giữa hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản tạo thêm nhiều
thuận lợi để phát triển mối quan hệ kinh tế – thương mại ngày càng tốt đẹp hơn,
mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cả hai bên. Nhận thức được điều này, trong
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên đã làm cho quan hệ giữa hai
nước đã được thiết lập và mang lại những thành công đáng kể cho cả hai bên.
Trước hết đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại sẽ đem lại
nhiều thuận lợi cho quốc gia trong lĩnh vực ngoại thương. Nhật Bản, có một thị

trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam như: dầu thô, hàng dệt
may, giầy dép da, than, Cafe… và các hàng nông sản khác. Nhờ đó, tích luỹ được
một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi
mới đất nước. Mặt khác, thông qua nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của người Việt
Nam sẽ được thoả mãn với những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp
hơn, nhiều tính năng tác dụng do Nhật Bản sản xuất. Đây cũng là một động lực để
nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng hoá
nhập khẩu từ Nhật Bản. Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thương với
Nhật, Việt Nam có thể nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ một nước có công
nghệ tiên tiến như Nhật Bản, để từ đó đẩy mạnh, nhanh hơn quá trình CNH –
HĐH đất nước, nâng cao năng xuất lao động cho nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, nhờ có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao và
khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, nên Nhật Bản đã khai
thác và sử dụng hiệu quả nhân tố này trong quá trình sản xuất, để tạo ra những
sản phẩm có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có lợi thế trong việc sử
dụng và phát huy vốn đầu tư của mình. Thông qua hoạt động đầu tư, Việt Nam đã
thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn từ Nhật đó là: vốn viện trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp (FDI); cũng như tiếp thu được những
công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật Bản Với luồng vốn đầu
tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, sẽ cải thiện phần nào tình trạng thiếu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vốn, thiếu công nghệ mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang vấp
phải.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại với Nhật Bản, Việt Nam nhận được nhiều những
khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật Bản. Đây là hoạt động viện
trợ mang tính chất chính phủ của Nhật Bản đối với công cuộc kiến thiết, phát triển
đất nước của Việt Nam. Hoạt động này được chính phủ Nhật Bản tiến hành từ khá
lâu và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam
cho tới nay. Thông qua nguồn vốn ODA, Nhật bản đã hỗ trợ cho Việt Nam xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vốn lạc hậu, hư hỏng và xuống cấp nghiêm

trọng. với các dự án xây dựng, tu sửa đường xá, cẩu cống, xây dựng hệ thống
thông tin liện lạc, khai thác nguồn năng lượng… làm thay đổi bộ mặt của đất
nước, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam – Nhật bản, không chỉ mang
lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam mà về phía Nhật Bản cũng có nhiều lợi ích, góp
phần vào mục tiêu kinh tế – chính trị của họ. Về mặt kinh tế, Việt Nam là một thị
trường rộng lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các mặt hàng như đồ
điện tử, điện lạnh. xe máy, ô tô….
Ngoài ra, Việt Nam còn là một quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng
và phong phú. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp và các cây công nghiệp. Bờ biển từ Bắc xuống Nam của Việt Nam chuyển
hướng, uốn khúc theo hình chữ “S”, kéo dài trên 15 vĩ độ. Bờ biển dài trên 3000
km là điểm thuận lợi để Việt Nam phát triển các ngành thuỷ hải sản, cảng biển
vận tải biển, du lịch, giao thông. Bên cạnh đó, vùng Biển Việt Nam có thềm lục
địa mở rộng hứa hẹn nhiều tài nguyên khoáng sản đặc biệt là các kim loại quí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hiếm và dầu mỏ. Mặt khác, cùng với sự gia tăng đầu tư sang Việt Nam, một thị
trường lao động rẻ, trẻ, có trình độ văn hoá khá… các doanh nghiệp Nhật Bản
cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất, cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu, gia tăng
hiệu quả của nền sản xuất nói chung.
Ngoài những lợi ích về kinh tế, Nhật Bản còn đạt được những mục tiêu chính trị
của mình. Có thể nhận thấy rằng, từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm
1995, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, được xét kết nạp vào diễn đàn APEC,
cùng với những hoạt động tại liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, tiếng nói
của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực được các nước khác coi trọng.
Với uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, quan hệ chính trị giữa Việt Nam
và Nhật Bản có cơ hội phát triển lên một tầm cao mới. Điều này góp phần làm
tăng thêm vai trò vị trí quốc tế của Nhật Bản. Tuy Việt Nam không phải là một
trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, song
Nhật Bản muốn phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực và vai trò chính trị quốc tế,

Nhật bản không thể không tính đến thực tại và tiềm năng của Việt Nam ở trong
khu vực. Thực tế quan hệ lịch sử của hai nước và quan hệ quốc tế trong khu vực
đã khẳng định điều này. Từ lâu, Nhật Bản nhận thức rõ tầm quan trọng của Việt
Nam trong chiến lược Đông Nam á của mình. Sự ổn định chính trị và hợp tác
quốc gia trong khu vực, có ý nghĩa tích cực đối với mục tiêu và lợi ích trong chiến
lược của Nhật Bản.Trên thực tế, trong khi tình hình chiến tranh lạnh đang căng
thẳng, sự đối đầu tại khu vực còn nổi trội hơn xu hướng hợp tác và quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia, thì Nhật bản không thể triển khai được chính sách ngoại
giao tích cực độc lập. Trong bối cảnh khu vực như vậy, Nhật Bản bị sức ép từ bên
ngoài phải đứng vào vị trí của một bên, chống lại phía bên kia ngoài ý muốn. Hiện
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nay, trong xu thế hợp tác, liên kết phát triển. Thực tế, Việt Nam đã gia nhập
ASEAN, thì tình hình này rất có lợi cho Nhật Bản, khi mà Nhật quan hệ ngoại
giao với Việt Nam. Người ta không thể hình dung được một Đông Nam á hoà
bình, ổn định, phát triển mà không có Việt Nam, một nước có tiềm năng và được
coi là một nước cỡ lớn ở khu Vực Đông Nam á. Chính sách thúc đẩy quan hệ toàn
diện với khu vực Đông Nam á của Nhật Bản có nhiều cơ hội thành công khi quan
hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản được tăng cường. Mặt khác, Việt Nam có vị trí
chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam á, nằm án ngữ các tuyến đường giao
thông biển ở khu vực Thái Bình Dương, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi,
có các hải cảng như cảng Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng, Vũng Tầu… có ý
nghĩa về mặt quân sự cũng như kinh tế. Quyết định sử dụng những hải cảng này
của Vệt Nam trong tương lai, có thể xem như là một nhân tố tác động đến chiến
lược an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản muốn bảo vệ được vận tải biển qua biển
Đông, cũng như bảo đảm an ninh ở phía Tây Nam thì, không thể không tính tới
nhân tố này. An ninh kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của Nhật Bản phụ
thuộc nhiều vào khu vực biển Đông, nơi mà Việt Nam là một trong những đối tác
chính.
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại việt nam - nhật bản từ năm 1992 đến
nay

Sau hơn 30 năm (1973 – 2004) thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản trong mối quan hệ mới không
ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở lợi ích riêng của hai nước, mặc dù
có sự khác biệt về chính trị, nhưng hai nước đã có nhiều cố gắng duy trì và phát
triển mối quan hệ này. Đặc biệt từ năm 1992 đến nay, do đã có các bước tiến
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×