SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH
KHIẾM THỊ LỚP 2
RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG DI
CHUYỂN TRONG TRƯỜNG HỌC
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số . . . . . . . . . . . .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BÀI TẬP
GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2
RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG
TRƢỜNG HỌC
Ngƣời thực hiện: ĐOÀN NGỌC HƢƠNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phƣơng pháp dạy học bộ môn
Phƣơng pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: ……………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2011 - 2012
2
SƠ LƢỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐOÀN NGỌC HƢƠNG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 08/8/1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613. 954171 (CQ) – Di động: 0983019907
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học -
Đại học Sƣ phạm TP. HCM
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ Khiếm thị - Nhìn kém
- Số năm có kinh nghiệm: 09 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây:
+ Một số biện pháp hỗ trợ rèn kỹ năng viết cho học sinh nhìn kém.
(Năm 2009)
+ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh nhìn kém lớp 4.
(Năm 2011)
3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2
RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhƣ chúng ta đã biết, đối với một ngƣời bình thƣờng, nhờ có đôi mắt với tầm
bao quát đƣợc sự vật, hiện tƣợng trong các điều kiện khác nhau kể cả ban ngày lẫn
ban đêm nên việc định hƣớng di chuyển, đi lại từ nơi này đến nơi khác đƣơc thực
hiện một cách dễ dàng, thuận lợi. Còn với ngƣời khiếm thị, do bị những hạn chế về
khả năng thị giác, họ không thể quan sát rõ ràng, đầy đủ các sự vật, các quá trình và
hiện tƣợng thực tế xung quanh. Họ gặp rất nhiều khó khăn khi xác định mối quan hệ
không gian giữa các sự vật, khoảng cách và phƣơng hƣớng. Do vậy, việc đi lại, di
chuyển một cách độc lập, an toàn và thoải mái là những thách thức, khó khăn vô
cùng lớn.
Trong năm học 2011 -2012, khi đƣợc phân công chủ nhiệm lớp hai, tôi nhận
thấy: Trải qua lớp một, đa số học sinh khiếm thị đã đƣợc trang bị những kỹ năng cơ
bản về cơ giác vận động, định hƣớng nơi cơ thể, tiếp cận vật thể,…Tuy nhiên khi
bƣớc vào chƣơng trình “Định hướng di chuyển trong trường”, các em gặp rất nhiều
khó khăn trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân, xác định đúng mục tiêu cần đến,
ghi nhớ lộ trình, tìm sự hỗ trợ từ ngƣời khác; thƣờng đi lệch hƣớng, tƣ thế đi không
đẹp, chƣa có sự nhạy bén cao trong việc sử dụng âm thanh cho định hƣớng di
chuyển, … Mặc dù nhƣ thế, nhƣng học sinh khiếm thị luôn có một niềm khát khao
rất lớn đó là bản thân mình có thể tự đi lại một cách chững chạc, đẹp mắt, đảm bảo
an toàn và đến đúng mục tiêu mà không phụ thuộc vào sự dẫn dắt của ngƣời sáng.
Chính vì vậy: Kỹ năng định hƣớng di chuyển tốt có một ý nghĩa rất quan trọng
đối với học sinh khiếm thị. Định hƣớng đúng, đi đẹp, an toàn phải đƣợc rèn luyện
trong cả quá trình dài. Đối với các em, những khó khăn do khuyết tật của mình gây
ra trong cuộc sống, trong học tập nói chung và định hƣớng di chuyển nói riêng là rất
lớn. Việc tìm hiểu, giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp cho các em là vô cùng quan trọng và
thiết thực.
Từ thực tế đứng lớp, quan sát thực trạng vấn đề này, tôi thiết nghĩ cần phải có
những biện pháp nào đó nhằm giúp các em học sinh khiếm thị lớp 2 rèn kỹ năng
định hƣớng di chuyển một cách thuận lợi và hiệu quả.
Xuất phát từ nhiều lí do nhƣ trên, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã
áp dụng “Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 2 rèn kỹ năng định hướng di
chuyển trong trường học”. Và hôm nay, tôi xin đƣợc chia sẻ với các bạn trong sáng
kiến kinh nghiệm này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Thế nào là trẻ khiếm thị?
Trẻ khiếm thị là trẻ bị khuyết tật về thị giác. Cơ quan thị giác của trẻ bị phá hủy
một bộ phận nào đó hoặc bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến giảm hoặc mất khả năng
4
cảm nhận ánh sáng, màu sắc và sự vật, hiện tƣợng. Hay nói một cách khác trẻ khiếm
thị là trẻ có bệnh lí, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây giảm thị lực, có thị
lực dƣới 3/10 sau khi đã đƣợc điều trị bệnh lí về mắt và chỉnh kính.
1.2. Thế nào là định hướng di chuyển?
Đối với ngƣời khiếm thị: Định hƣớng di chuyển là khả năng sử dụng các giác
quan còn lại để xác định vị trí của mình ở một không gian nhất định; tìm hiểu và
quyết định hƣớng đi, đi từ vị trí cố định hiện tại đến vị trí mong muốn khác một cách
an toàn, chính xác và thoải mái.
1.3. Vai trò của các giác quan đối với trẻ khiếm thị trong việc định hướng di
chuyển:
Theo quy luật bù trừ, khi gặp hạn chế về thị giác thì các giác quan còn lại sẽ gia
tăng hoạt động làm nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung, thay thế, bù trừ cho các chức năng của
thị giác. Nhờ đó, trẻ khiếm thị vẫn nhận thức đƣợc thế giới khách quan. Đây chính là
cơ sở khoa học để rèn cho trẻ kỹ năng định hƣớng di chuyển. Theo đó, các giác quan
còn lại của trẻ khiếm thị giữ vai trò nhƣ sau:
- Vai trò của xúc giác: Đối với trẻ khiếm thị, xúc giác là một giác quan cực kỳ
quan trọng; sử dụng xúc giác là một cách tiếp xúc với thế giới trực tiếp và có ý nghĩa
cao. Xúc giác có thể phản ánh hầu hết các thuộc tính không gian, thời gian và các
tính chất của vật thể thay thị giác.
- Vai trò của thính giác: Thính giác có vai trò to lớn trong quá trình định
hƣớng di chuyển của trẻ khiếm thị. Thông qua âm thanh, trẻ có thể xác định đƣợc vị
trí, phƣơng hƣớng, khoảng cách, gọi tên đƣợc đồ vật,…
- Vai trò của khứu giác, vị giác: mùi, vị giúp trẻ biết nhiều thông tin phản ánh
bản chất của sự vật; qua đó, trẻ có thể hiểu mùi vị đó thuộc cái gì, hiện tƣợng gì,
chuyện gì đang diễn ra và sẽ xảy ra,…
- Vai trò của cơ giác vận động: Khi bị khiếm thị, cảm giác cơ giác vận động
đƣợc phát triển và rất cần thiết cho trẻ để nhận thức định hƣớng, biết đƣợc các phía
của bản thân, giúp trẻ cảm nhận đƣợc sự di chuyển của bản thân, nền đƣờng, chỗ gồ
ghề để điều chỉnh bƣớc đi,…
Tuy nhiên, đối với học sinh khiếm thị, để sử dụng tốt chức năng của các giác
quan này trong định hƣớng di chuyển là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ và
vấp phải rất nhiều khó khăn.
1.4 Những khó khăn mà trẻ khiếm thị thường gặp khi định hướng di chuyển
tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai:
Do hạn chế về khả năng nhìn, nên khi định hƣớng di chuyển trẻ khiếm thị
thƣờng gặp các khó khăn sau:
- Di chuyển khó khăn, chậm chạp. Từ đó, trẻ khiếm thị ít hoặc lƣời đi lại, lƣời
vận động di chuyển.
- Tƣ thế đi đứng sai hoặc không đẹp (thƣờng hếch mặt lên trời, hoặc cúi mặt
xuống, hai chân đá về hai bên, tay vung vẩy khi đi,…).
- Do tri giác về thế giới xung quanh không đầy đủ nên ảnh hƣởng xấu đến biểu
tƣợng của trẻ mù. Biểu tƣợng của trẻ mù thƣờng mang tính chất: khuyết lệch, đứt
đoạn, sơ sài, mức độ khái quát thấp.
5
- Tình trạng mỏi mắt, nhức mắt, chảy nƣớc mắt thƣờng xuyên xảy ra dẫn đến
trẻ tập trung kém, trong thời gian ngắn.
- Không lƣờng trƣớc đƣợc: khung cảnh, khoảng cách, số lƣợng đối tƣợng, đặc
điểm tâm lí của đối phƣơng khi giao tiếp.
- Khó nắm bắt kịp nội dung lời nói của ngƣời khác, thiếu hình ảnh thị giác dẫn
tới hiểu sai ý hoặc thiếu chính xác.
- Không nhớ đƣợc các lộ trình đã từng đi qua.
Sau khi đã nắm rõ đƣợc dạng tật và đặc điểm của đối tƣợng học sinh mà mình
đang chủ nhiệm, hiểu đƣợc những nhu cầu giáo dục đặc biệt của các em, hiểu đƣợc
những khó khăn khi định hƣớng di chuyển mà các em gặp phải; tôi đã cho áp dụng
một số bài tập phù hợp giúp học sinh khiếm thị lớp 2 định hƣớng di chuyển thuận lợi
và hiệu quả trong Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Sau đây là “Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 2 rèn kỹ năng định
hướng di chuyển trong trường học”.
* Bài tập 1: Sử dụng các thế tay an toàn
Mục đích: Đây là cách sử dụng các tƣ thế của tay để đảm bảo an toàn cho cơ
thể khi di chuyển.
a. An toàn ngang
Các bƣớc thực hiện:
- Cánh tay và cổ tay song song với nền nhà, đƣa bàn tay về phía trƣớc ngang
vai, cách 20 - 25cm.
- Các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hƣớng về phía trƣớc, đầu và các ngón
tay phải đủ che bờ vai bên kia.
- Phản ứng nhanh, có đủ sức, cần kịp thời ở các đầu ngón tay.
Công dụng:
- Thăm dò, kiểm tra khi nghi ngờ hoặc có cảm giác gặp chƣớng ngại vật.
- Đi ngang qua cửa.
- Đi vào chỗ không quen thuộc.
- Tìm những vật dụng thông thƣờng có tầm cao ngang vai nhƣ: tủ, kệ,…
b. An toàn dưới
Các bƣớc thực hiện:
- Cánh tay duỗi thẳng xuống giữa ngƣời, lƣng bàn tay hƣớng ra ngoài, các
ngón tay khép lại, cách ngƣời 20 - 25cm.
Công dụng:
- Che chở phần dƣới cơ thể khi nghi ngờ có chƣớng ngại vật thấp.
- Tìm những mục tiêu thấp ngang tầm cánh tay bỏ thõng xuống nhƣ đầu
giƣờng, bàn, ghế,…
c. An toàn trên
Các bƣớc thực hiện:
- Lòng bàn tay hƣớng ra ngoài, đầu ngón tay giữa chạm vào mí tóc ở trán.
- Đƣa tay ra cách mặt 20 - 25cm, các ngón tay khép lại và hƣớng lên trời.
Công dụng:
6
- Che mặt tránh vật lơ lửng nhƣ cành cây, cửa sổ đang mở,
- Tìm các mục tiêu vừa mặt nhƣ: dây phơi, …
- Tìm vật rơi khi cúi xuống.
Hình 1: Học sinh khiếm thị đang sử dụng thế tay an toàn ngang.
Hình 2, 3: Học sinh khiếm thị đang sử dụng thế tay an toàn dƣới.
7
Hình 4,5: Học sinh khiếm thị đang sử dụng thế tay an toàn trên.
Do mất đi một phần hoặc hoàn toàn khả năng nhìn nên học sinh khiếm thị
không thể lƣờng trƣớc đƣợc những gì phía trƣớc mặt mình, những gì có thể gây
nguy hiểm cho bản thân nếu nhƣ va phải trên đƣờng di chuyển. Đƣợc luyện tập kỹ
càng, thƣờng xuyên bài tập này sẽ tạo cho trẻ sự tự tin, thói quen và sự tự chủ sử
dụng các thế tay an toàn khi cần thiết.
* Bài tập 2: Nhắm hướng thẳng
Công dụng:
- Giúp cho học sinh khiếm thị có kỹ năng tập trung tƣ tƣởng, tƣởng tƣợng
một đƣờng thẳng trƣớc mặt và đi thẳng trên con đƣờng đó; đi ngay ngắn, không lệch
về một phía.
Các bƣớc thực hiện:
- Hai bàn chân đứng song song và hơi cách khoảng ở giữa, thân hình thẳng,
đầu thẳng.
- Hai cánh tay để thẳng với thân ngƣời.
- Bƣớc đi tự nhiên, không do dự, thẳng hƣớng tới mục tiêu cần đến.
Vì thiếu kinh nghiệm và hình ảnh trực quan nên trong thực tế học sinh khiếm
thị thƣờng gặp rất nhiều khó khăn khi muốn đến một nơi nào đó. Luyện tập bài tập
này để tạo thành kỹ năng nhắm hƣớng thẳng cho học sinh khiếm thị, giúp các em
không đi chệch hƣớng.
Có rất nhiều tình huống để giúp trẻ thực hành bài tập này, hãy chọn lựa phù
hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện hiện có.
Ví dụ:
Yêu cầu học sinh tập đi bằng chân không (sử dụng cảm giác xúc giác) trên
nền xi măng dọc theo đƣờng rãnh có sẵn.
8
Trò chơi “Đập lon”: Thông báo với học sinh khoảng cách từ vạch mức
đến mục tiêu là cái lon treo (đơn vị tính là bƣớc chân của các em). Học sinh sẽ nối
tiếp nhau xuất phát từ vạch mức, nhắm hƣớng thẳng đến đập lon.
Rèn cho học sinh nhắm hƣớng thẳng bằng cách đi dọc sân chơi, dựa vào lề
xi măng có sẵn, đi theo tiếng vỗ tay hoặc âm thanh.
Hình 6, 7: Học sinh khiếm thị đang thực hiện bài tập “Nhắm hướng thẳng”
với lề xi măng và đƣờng rãnh trên nền xi măng.
* Bài tập 3: Dò tường
Công dụng:
- Lấy hƣớng đi song song với tƣờng.
- Duy trì đƣợc phƣơng hƣớng đến mục tiêu mà không bị gián đoạn,
- Giúp học sinh khiếm thị có thể đi lại giữa các lớp, di chuyển từ lớp học đến
các phòng chức năng khác trong trƣờng một cách chính xác.
Tiến hành theo các bƣớc sau:
- Đứng song song cách mặt tƣờng 20cm tại nơi xuất phát.
- Cánh tay duỗi thẳng ngang tầm hông, lƣng bàn tay hƣớng vào tƣờng.
- Các ngón tay co lại.
- Tiến hành di chuyển trong khi tay dò tƣờng di chuyển theo cho đến mục
tiêu.
Với bài tập này, luôn luôn phải áp dụng cùng lúc với bài tập sử dụng các thế
tay an toàn để tránh những chƣớng ngại vật ngang tầm ngực nhƣ: cánh cửa sổ mờ,
cánh cửa lớn mở lơ lửng.
Ví dụ:
Yêu cầu học sinh sử dụng kỹ năng dò tƣờng để đi xung quanh lớp học.
9
Thực hành di chuyển từ lớp 1A đến lớp 2.
Hình 8, 9: Học sinh khiếm thị đang thực hiện bài tập “Dò tường”.
* Bài tập 4: Xác định điểm mốc
Muốn định hƣớng đƣợc tốt, đi đến vị trí định đến một cách an toàn, đòi hỏi học
sinh khiếm thị ngoài việc dựa vào định hƣớng bản thân còn phải xác định các vật thể
trong không gian, lấy đó làm điểm mốc để đi tới đích.
Các bƣớc thực hiện:
- Xác định các điểm cố định, không thay đổi trong trƣờng nhƣ: văn phòng,
cầu thang, nhà ăn, thƣ viện, cột cờ,…
- Tìm mối quan hệ của chúng (khoảng cách, vị trí tƣơng quan,…) để xác định
hƣớng đi.
- Dựa vào các điểm mốc nhƣ các điểm chỉ dẫn trên đƣờng nhằm duy trì
phƣơng hƣớng của mình một cách chính xác.
- Trong quá trình đi kết hợp với các thế tay an toàn và kỹ năng dò tƣờng.
Ví dụ: Thực hành xác định các điểm mốc trên đoạn đƣờng từ nhà số 1 đến cầu
thang giữa của dãy lớp học nhƣ sau:
Thông báo cho học sinh biết về các điểm mốc trên đƣờng đi gồm: nhà số
1, nhà số 2, bậc tam cấp, cầu thang đầu tiên, phòng Phó Giám đốc, phòng Can thiệp
sớm, phòng Vi tính, lớp Dự bị, lớp 1A
1,
cầu thang giữa.
Hƣớng dẫn các em đi trên đoạn đƣờng này để xác nhận lại số lƣợng các
điểm mốc GV vừa nêu.
Cho học sinh thực hành di chuyển lại để ƣớc lƣợng khoảng cách (đơn vị
tính là bƣớc chân của các em) và vị trí tƣơng quan của chúng.
GV theo dõi, chỉnh sửa và cho học sinh luyện tập nhiều lần.
10
Ghi nhận kịp thời, đầy đủ những khó khăn và sự tiến bộ của học sinh làm cơ sở
để nâng dần mục đích yêu cầu cho việc luyện tập của học sinh theo thời gian.
* Bài tập 5: Rèn kỹ năng nghe
Trong hoạt động định hƣớng di chuyển, kỹ năng nghe đóng một vai trò rất quan
trọng. Nó giúp học sinh khiếm thị xác định, gọi tên đƣợc âm thanh nghe thấy; xác
định vị trí, phƣơng hƣớng và gọi tên đƣợc đối tƣợng phát ra âm thanh. Nhờ đó, các
em sẽ lập đƣợc mối liên hệ giữa âm thanh với sự vật, hiện tƣợng trên đƣờng di
chuyển để đƣa ra những định hƣớng chính xác, phù hợp.
Hãy hƣớng dẫn học sinh khiếm thị thực hiện bài tập sau:
a. Phát hiện âm thanh
- Cho trẻ đi dạo ngoài trời; đi xung quanh trƣờng; đến từng lớp, từng phòng
chức năng,… và khuyến khích các em nghe, phân loại các tiếng động mà các em
nghe thấy.
- Yêu cầu trẻ xác định các loại tiếng động trong băng ghi âm GV đã chuẩn bị
sẵn.
- Chú ý rèn cho trẻ biết phát hiện các loại phƣơng tiện giao thông khác nhau
qua âm thanh.
b. Nghe - hiểu âm thanh
- Khi nghe âm thanh của vật gì đó, luyện tập cho trẻ hiểu với âm thanh nhƣ
vậy thì vật đó đang, sẽ thực hiện hoạt động gì, có nguy hiểm không.
c. Định vị âm thanh
- Yêu cầu trẻ xác định vị trí, phƣơng hƣớng của đối tƣợng gây ra âm thanh.
Thực hiện bài tập trên nhằm giúp trẻ dựa vào các hiểu biết về âm thanh để dễ
dàng hơn trong việc xác định phƣơng hƣớng, di chuyển đến vị trí đã định.
* Bài tập 6: Giao tiếp
Trong trƣờng học, trên đƣờng đi từ lớp này đến lớp khác, từ sân chơi vào
phòng ăn,…chắc chắn rằng học sinh khiếm thị sẽ gặp rất nhiều ngƣời với những vai
trò và nhiệm vụ khác nhau nhƣ: thầy cô, các bạn học sinh, chú bảo vệ, khách tham
quan. Tuy nhiên, do không nhìn thấy nên học sinh khiếm thị thƣờng thụ động, ngại
giao tiếp hoặc nhờ sự giúp đỡ từ ngƣời khác trong khi điều này là vô cùng cần thiết
nếu nhƣ trẻ đang di chuyển mà bị lạc đƣờng, không tìm đƣợc đích đến, quên hƣớng
đi,…Chính vì vậy, giáo viên hãy hƣớng dẫn cho học sinh khiếm thị luyện tập nhiều
lần bài tập về giao tiếp nhƣ sau:
Lý thuyết: Đƣa ra các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong cuộc sống (nhƣ:
Em muốn đi đến thƣ viện, nhƣng đến ngã rẽ em không nhớ phải rẽ hƣớng nào; đang
suy nghĩ thì em nghe thấy tiếng hai cô giáo đang trò chuyện, em phải làm sao?,…)
để trẻ nêu cách giải quyết bằng giao tiếp, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Thực hành: Sau khi học sinh khiếm thị đã đƣợc luyện tập về lý thuyết, giáo
viên hãy đƣa trẻ vào thực hành; mạnh dạn tạo ra những tình huống từ đơn giản đến
nâng cao trên đƣờng định hƣớng di chuyển của trẻ để các em tự thực hiện, vƣợt qua
các khó khăn để đến nơi an toàn.
Học sinh cần đƣợc rèn sự tự chủ trong tiếp thu và diễn đạt ngôn ngữ lời nói,
điệu bộ; phải hiểu và thể hiện đƣợc sự khiêm tốn, lịch sự, thích học hỏi của bản thân.
Thông qua giao tiếp, không những các em sẽ nhận đƣợc một lƣợng lớn thông
tin cần thiết mà còn kịp thời nhận đƣợc sự hỗ trợ phù hợp khi di chuyển.
11
Ví dụ: Hƣớng dẫn học sinh biết đặt các câu hỏi nhƣ:
Xin cô (thầy, chú, bác,…) chỉ giúp con đƣờng đến Văn phòng của trƣờng ạ!
Bạn có thể cho mình biết: Nếu đi sát tƣờng thì từ đây đến Thƣ viện khoảng
bao nhiêu bƣớc chân?
Cô ơi, hiện giờ trên đoạn đƣờng từ nhà số 1 đến Hội trƣờng có chƣớng ngại
vật nào nguy hiểm cần tránh không ạ?
* Bài tập 7: Suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Sự vật có thể cố định hoặc không cố định theo thời gian, điều này đã ảnh hƣởng
không nhỏ đến tâm lí của học sinh khiếm thị. Trẻ thƣờng lo sợ, lúng túng, không
biết phải làm gì khi gặp những sự thay đổi hoặc điều bất thƣờng trên đƣờng di
chuyển, nên chúng ta phải rèn cho trẻ thói quen tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Các bƣớc thực hiện:
- Nhận biết khi có vấn đề bất thƣờng.
- Tập trung chú ý, phân tích vấn đề theo các chiều hƣớng khác nhau (có điều
gì nguy hiểm không, bất thƣờng chỗ nào, nguyên nhân gây ra,…).
- Suy nghĩ và giải quyết vấn đề. (Tự giải quyết hay nhờ sự giúp đỡ).
Ví dụ: Hƣớng dẫn cho học sinh diễn tập suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong tình
huống sau: Bình thƣờng, trên đoạn đƣờng mà học sinh đi từ nhà số 1 đến máy lọc
nƣớc ở nhà bếp, khi nào gặp chiếc ghế đá làm điểm mốc thì rẽ trái. Hôm nay, chiếc
ghế đá đó đã đƣợc khiêng đi mất. Di chuyển đủ khoảng cách ƣớc lƣợng nhƣng em
không thấy chiếc ghế đá. Vậy em phải làm gì?
Bình tĩnh suy nghĩ lại xem mình đã đi đúng hƣớng, đúng khoảng cách ƣớc
lƣợng chƣa? Nếu đúng rồi thì tự tin rẽ trái để tìm dấu hiệu quen thuộc khác và đi
tiếp.
Nếu nghe thấy có tiếng ngƣời xung quanh thì lên tiếng hỏi, nhờ sự giúp đỡ
xác định hƣớng đi tiếp.
* Bài tập 8: Tránh chướng ngại vật
Gặp chƣớng ngại vật, đó là điều tất yếu thƣờng xuyên xảy ra khi di chuyển.
Hãy đặt học sinh khiếm thị vào những tình huống khác nhau và tập cho các em cách
tránh chƣớng ngại vật.
Chuẩn bị:
- Các chƣớng ngại vật: cái ghế, chiếc xe máy, xô nƣớc, thùng giấy,…
- Xác định lộ trình để học sinh thực hành di chuyển.
Các bƣớc thực hiện:
- Khi cảm nhận có chƣớng ngại vật hoặc va phải chƣớng ngại vật:
+ Dừng lại, sử dụng các thế tay an toàn để bảo vệ cơ thể.
+ Xoay góc vuông qua phải hay trái (tùy vào chƣớng ngại vật nằm
bên nào).
+ Tránh ra một hay hai bƣớc tùy theo hình dạng và độ lớn của chƣớng
ngại vật.
+ Qua hết chƣớng ngại vật, xoay góc vuông trở về hƣớng cũ, tiếp tục
đi.
Lƣu ý: Học sinh khiếm thị phải tập xoay góc vuông chính xác để không bị mất
hƣớng đi ban đầu khi gặp chƣớng ngại vật.
12
Hình 10: Học sinh khiếm thị đang thực hiện bài tập “Tránh chướng ngại vật”.
* Bài tập 9: Ghi nhớ lộ trình
Do học sinh khiếm thị gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận và tƣ duy bằng
hình ảnh nên việc ghi nhớ lộ trình chủ yếu nhờ vào ngôn ngữ, âm thanh, sự tƣởng
tƣợng và trí nhớ của các em.
Các bƣớc thực hiện:
- Phân đoạn đƣờng đi trong trƣờng học thành những lộ trình phù hợp.
- Xác định điểm mốc cố định và không cố định trên từng lộ trình.
- Yêu cầu trẻ ghi nhớ.
- Cho trẻ thực hành kiểm chứng và luyện tập thƣờng xuyên theo các lộ trình
đó.
Ví dụ: Tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai, học sinh khiếm thị ở tại nhà
số 1 nên ta có thể phân đoạn các lộ trình di chuyển trong Trung tâm nhƣ sau:
Nhà số 1 đến Hội trƣờng: Bắt đầu từ nhà số 1 đi đến nhà số 2, gặp gờ xi
măng của bồn hoa thì rẽ trái. Tìm gờ xi măng bên chân phải, tiếp tục đi xuống sân
trƣờng. Bám sát lề trái, đi hết gờ xi măng, gặp chiếc ghế đá thì rẽ trái sẽ gặp bậc tam
cấp của Hội trƣờng.
Nhà số 1 đến dãy lớp học: Bắt đầu từ nhà số 1 đi đến nhà số 2, cập lề phải
đi hết gờ xi măng thì rẽ phải, tiếp tục đi sẽ gặp bậc tam cấp lên dãy lớp học.
Dựa vào sự hƣớng dẫn của GV cùng với các điểm mốc định sẵn, hãy khuyến
khích mỗi học sinh khiếm thị chủ động trong việc hình thành và ghi nhớ lộ trình của
riêng mình.
* Bài tập 10: Định hướng trong phòng
Trong mỗi lớp học, thƣờng có những đồ vật giống nhau nhƣ bàn ghế, tủ, bảng,
cửa ra vào, cửa sổ; nhà ăn thì có những vật đặc trƣng riêng nhƣ bàn ăn, bếp, tủ đựng
13
chén; thƣ viện thì có các kệ sách, bàn đọc sách,… Các đồ vật đó đƣợc sắp xếp một
cách phù hợp tùy thuộc vào chức năng của từng phòng và thƣờng cố định trong thời
gian dài. Để giúp học sinh khiếm thị có thể đi lại một cách tự tin, tự chủ trong lớp
học của mình cũng nhƣ khi đi đến các lớp khác, các phòng khác, giáo viên hãy
hƣớng dẫn cho các em bài tập “Định hướng trong phòng”.
Các bƣớc thực hiện:
- Tổng hợp các đồ dùng và cách sắp xếp chúng trong từng phòng.
- Lấy cửa ra vào làm vật chuẩn, dựa vào vật chuẩn này để định hƣớng đi lại
trong phòng (lấy cửa ra vào làm vị trí số 6 trên mặt đồng hồ, di chuyển theo chiều
kim đồng hồ).
- Tập ƣớc lƣợng khoảng cách giữa các vật bằng bƣớc chân và ghi nhớ.
- Nắm đƣợc mối tƣơng quan giữa các phòng nhƣ: đều có cửa ra vào, cách sắp
xếp các đồ dùng trong lớp học tƣơng đối giống nhau, cách sắp xếp các đồ dùng
trong nhà ở tƣơng đối giống nhau,…
* Bài tập 11: Đi với người hướng dẫn sáng
Trƣờng học là nơi đã tƣơng đối quen thuộc với học sinh khiếm thị lớp 2, là nơi
các em có thể tự mình định hƣớng di chuyển. Tuy nhiên vẫn có những lúc các em
cần phải đi với ngƣời sáng (đến gấp một nơi nào đó, đi vào một địa điểm mới, đi
chơi cùng nhóm bạn,…). Hãy hƣớng dẫn cho trẻ bài tập “Đi với người hướng dẫn
sáng” để các em tự tin đi cùng, đi một cách an toàn, tự nhiên, thoải mái, xác định
đƣợc phƣơng hƣớng.
Cách thực hiện:
- Nếu ngƣời hƣớng dẫn sáng nhỏ hơn, thì học sinh khiếm thị sẽ đặt tay lên
vai ngƣời đó.
- Nếu ngƣời hƣớng dẫn sáng lớn hơn, thì học sinh khiếm thị sẽ nắm vào ngay
cùi chỏ (khuỷu tay) ngƣời đó theo cách sau:
+ Ngƣời hƣớng dẫn sáng sẽ dùng khuỷu tay chạm nhẹ vào tay học sinh
khiếm thị.
+ Học sinh khiếm thị dùng tay phải hoặc tay trái nắm lấy cánh tay ngƣời
hƣớng dẫn (tay chạm vào) ngay trên cùi chỏ (khuỷu tay).
+ Ngón tay cái để ra ngoài, các ngón còn lại khép vào để phía trong.
+ Khuỷu tay kẹp sát hông, nhƣ vậy học sinh khiếm thị đi sau ngƣời
hƣớng dẫn ½ bƣớc (½ cánh tay).
+ Chú ý lắng nghe lời hƣớng dẫn và cảm nhận cử động của ngƣời hƣớng
dẫn (nhận đƣợc tín hiệu hƣớng dẫn), không nắm chặt quá hoặc lỏng quá.
- Đi thoải mái, tự nhiên theo tốc độ của ngƣời hƣớng dẫn.
14
Hình 11, 12: Học sinh khiếm thị đang thực hiện
bài tập “Đi với người hướng dẫn sáng”.
* Bài tập 12: Khám phá
Qua thực tế, tôi nhận thấy bài tập này vô cùng thú vị và thu hút các em; nó giúp
các em mở rộng sự hiểu biết, rèn kỹ năng sử dụng các giác quan còn lại, nâng cao
niềm tin ở bản thân, tạo thói quen yêu thích khám phá, sáng tạo.
Các bƣớc thực hiện:
Yêu cầu học sinh:
- Từ một điểm xuất phát cố định, tự định hƣớng di chuyển đến mục tiêu yêu
cầu.
- Cùng nhau khám phá về điểm mốc, các chƣớng ngại vật; ghi nhớ vị trí và
ghi nhận về hình dáng, kích thƣớc của chúng. (Chú ý: Có sự theo dõi chặt chẽ của
GV để hỗ trợ kịp thời, ngăn chặn nguy hiểm rủi ro cho các em).
- Nhận diện và trình bày các giới hạn không thể vƣợt qua trên đƣờng di
chuyển.
- Cùng thảo luận về những khó khăn; chia sẻ cách giải quyết, kinh nghiệm
của bản thân, mong muốn về những khám phá mới.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trải qua quá trình lao động miệt mài, sáng tạo của cô và trò trong suốt năm học
vừa qua, chúng tôi đã đạt đƣợc những thành công nhất định. So với khoảng thời gian
trƣớc khi bắt đầu các bài tập này, học sinh khiếm thị lớp 2 đã có những tiến bộ nhƣ
sau:
15
- Biết hình thành các lộ trình trong trƣờng học theo cách của riêng mình; hiểu
đƣợc tầm quan trọng của việc ghi nhớ chúng.
- Biết xác định và lựa chọn các điểm mốc cố định và không cố định cần thiết,
phù hợp để phục vụ cho việc định hƣớng.
- Nâng cao dần kỹ năng phản ứng với âm thanh; có thói quen sử dụng âm
thanh làm cơ sở cho việc định hƣớng xa, gần, gọi tên sự vật, hiện tƣợng, phán đoán
đƣợc sự việc có thể xảy ra,…
- Có sự tiến bộ rõ rệt trong việc kết hợp kỹ năng dò tƣờng, nhắm hƣớng
thẳng để thực hiện di chuyển nhanh chóng, chính xác, không bị lệch hƣớng, sai
đƣờng.
- Thƣờng xuyên sử dụng các thế tay an toàn nhằm giúp cảm nhận nhanh sự
va chạm, kịp thời xử lí để bảo vệ cơ thể.
- Tự tin, giao tiếp với mọi ngƣời; biết cách chia sẻ, học hỏi thông qua giao
tiếp.
- Học sinh tự tin chủ động di chuyển một mình từ nơi này đến nơi khác trong
Trung tâm để học tập, sinh hoạt, vui chơi giống nhƣ các bạn khác.
- Học sinh di chuyển với tốc độ ngày càng nhanh hơn, dáng đi đẹp hơn; có
những tiền đề tƣơng đối vững cho các bài luyện tập về định hƣớng di chuyển sau
này.
Bảng so sánh mức độ đạt đƣợc các kỹ năng định hƣớng di chuyển
của học sinh khiếm thị lớp 2 ở các thời điểm của năm học
(Sĩ số: 5 HS)
Giai đoạn
Kỹ năng cần đạt
Đầu năm
Cuối HKI
Cuối HKII
Tốt
Đạt
Chƣa
đạt
Tốt
Đạt
Chƣa
đạt
Tốt
Đạt
Chƣa
đạt
Sử dụng các thế tay an toàn
5 HS
1 HS
2 HS
2 HS
3 HS
2 HS
Nhắm hƣớng thẳng
5 HS
1 HS
4 HS
3 HS
1 HS
1 HS
Dò tƣờng
1 HS
4 HS
3 HS
2 HS
5 HS
Xác định điểm mốc
5 HS
2 HS
3 HS
3 HS
2 HS
Rèn kỹ năng nghe
1 HS
4 HS
2 HS
3 HS
4 HS
1 HS
Giao tiếp
1 HS
4 HS
3 HS
2 HS
5 HS
Suy nghĩ và giải quyết vấn đề
5 HS
1 HS
4 HS
3 HS
1 HS
1 HS
Tránh chƣớng ngại vật
1 HS
4 HS
1 HS
2 HS
4 HS
1 HS
Ghi nhớ lộ trình
5 HS
1 HS
4 HS
3 HS
1 HS
1 HS
Định hƣớng trong phòng
1 HS
4 HS
2 HS
3 HS
4 HS
1 HS
Khám phá
5 HS
2 HS
3 HS
3 HS
1 HS
1 HS
16
Mặc dù kết quả mà học sinh khiếm thị lớp 2 đạt đƣợc sau một quá trình rèn
luyện có thể chƣa tốt bằng một học sinh bình thƣờng nhƣng rõ ràng theo thời gian,
các em đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng đạt đƣợc, về ý thức và kết quả học tập.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Một số bài tập tôi đã sử dụng để rèn kỹ năng định hƣớng di chuyển cho học
sinh khiếm thị lớp 2 có thể áp dụng đƣợc ở các lớp tiếp theo tại Trung tâm Nuôi dạy
trẻ khuyết tật Đồng Nai hoặc ở các trƣờng bình thƣờng có học sinh khiếm thị học
hòa nhập.
Trên cơ sở đó, tôi xin có một số đề xuất nhƣ sau:
1. Đối với giáo viên và những thành viên trong Trung tâm:
Luôn khuyến khích học sinh khiếm thị tự mình định hƣớng di chuyển, tự đi đến
những nơi mình muốn đến, cần đến mà không dựa vào sự giúp đỡ của ngƣời khác
nếu không thật sự cần thiết.
Sự nguy hiểm trên đƣờng di chuyển có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với các em
khiếm thị, chính vì vậy mọi thành viên trong nhà trƣờng phải luôn chú ý đem đến
cho trẻ những điều an toàn nhất.
Giúp các em hiểu rằng: Để định hƣớng di chuyển một cách an toàn, chính xác
là một việc không dễ, đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn luyện tập chuyên cần; kết hợp
chặt chẽ các bài tập rèn kỹ năng và không ngừng học hỏi.
Bất cứ bài tập nào đƣợc áp dụng thì lý thuyết phải đi đôi với thực hành; có sự
theo dõi, kiểm tra, đánh giá và chỉnh sửa kịp thời.
Ngƣời giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, cùng học sinh vƣợt khó; đem đến cho
các em sự hỗ trợ chính xác, phù hợp với dạng tật và mức độ mắc phải để các em
phát huy năng lực của mình.
Động viên, tuyên dƣơng, khen thƣởng học sinh kịp thời, đúng lúc.
Thƣờng xuyên có sự trao đổi với gia đình nhằm kịp thời nắm bắt mọi thông tin,
có hƣớng hỗ trợ phù hợp; giúp cho phạm vi rèn luyện của học sinh mở rộng hơn,
thời gian đƣợc luyện tập cũng nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Hãy luôn bên các em với tình yêu thƣơng và tinh thần trách nhiệm.
2. Đối với học sinh:
Chăm chỉ rèn luyện, kiên trì vƣợt khó để có đƣợc một kỹ năng định hƣớng di
chuyển tốt.
Chủ động học hỏi từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi ngƣời xung quanh.
Với những bài tập đã đƣợc học và thực hành, hãy mạnh dạn, tự tin áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống; hãy đi đến những nơi muốn đến bằng chính sự độc lập của
mình.
3. Đối với gia đình và cộng đồng:
Luôn tin tƣởng rằng: trẻ khiếm thị có thể tự đi lại, tự đến những nơi cần đến.
Không để trẻ khiếm thị có thói quen ngồi yên một chỗ, phục vụ và chăm sóc
các em tận nơi mà nên hƣớng dẫn, tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất để các
em rèn luyện kĩ năng định hƣớng di chuyển trong nhà, ở khu vực xung quanh cũng
nhƣ những nơi công cộng.
Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động nhằm giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt
đối xử với ngƣời khiếm thị.
17
4. Đối với Ban Giám đốc Trung tâm:
Duy trì kế hoạch khám mắt 2 lần/năm cho học sinh khiếm thị nhằm có sự kiểm
tra thƣờng xuyên về thị lực; đƣợc sự hƣớng dẫn, hỗ trợ thị lực kịp thời từ y tế.
Trang bị những dụng cụ dạy - học trong môn định hƣớng di chuyển đầy đủ, kịp
thời nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trong học tập.
Cung cấp sách, tài liệu về các dạng tật của học sinh để giáo viên tham khảo.
Rèn kỹ năng định hƣớng di chuyển cho học sinh khiếm thị lớp 2 dễ mà khó,
khó mà dễ. Dễ bởi vì các em đã có nền tảng từ năm học trƣớc nhƣng khó vì bắt đầu
vào lớp 2, chƣơng trình học của môn định hƣớng di chuyển sẽ cao hơn, với những
yêu cầu mới, đòi hỏi sự va chạm thực tế nhiều hơn. Chình vì vậy việc áp dụng “Một
số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 2 rèn kỹ năng định hướng di chuyển trong
trường học” là vô cùng thiết thực nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản,
tạo tiền đề để các em có thể nâng cao hơn nữa kỹ năng định hƣớng di chuyển ở các
lớp tiếp theo.
Tuy luôn gặp phải rất nhiều khó khăn và cần rất nhiều những hỗ trợ, giúp đỡ
nhƣng học sinh khiếm thị có thể định hƣớng di chuyển trong trƣờng học nhƣ bao
bạn đồng trang lứa khác.
Chắc chắn mỗi học sinh khiếm thị đều có những khả năng tiềm ẩn cũng nhƣ
gặp phải những khó khăn riêng do dạng tật của mình mang lại. Hãy tìm hiểu và hỗ
trợ kịp thời, phù hợp để các em có thể tự tin đi lại, hòa nhập với mọi ngƣời, xóa dần
mặc cảm mình là một ngƣời khuyết tật trong mắt của gia đình và xã hội.
Mỗi bƣớc chân em đi là một sự trải nghiệm thú vị; hãy tạo những cơ hội và
điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh khiếm thị rèn luyện và khám phá.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu về tâm lý học trẻ khiếm thị.
2. Tài liệu “Chuyên đề Định hƣớng di chuyển” - Hà Nội 2005
Biên Hòa, ngày tháng năm 2012
NGƢỜI THỰC HIỆN
Đoàn Ngọc Hƣơng
18
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày tháng năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011- 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2
RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC
Họ và tên tác giả: ĐOÀN NGỌC HƢƠNG Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục - Phƣơng pháp dạy học bộ môn: ……………
- Phƣơng pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:……………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã đƣợc triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toán mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ