Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.14 KB, 8 trang )

Thể loại trong văn học
Trung Quốc thời trung đại
Trong lời nói đầu cho Văn tuyển, Tiêu Thống xác định rõ ràng các danh giới của bộ
văn tuyển này, sau khi chỉ ra rằng ông không chọn những tác phẩm văn xuôi lịch sử và
trước tác triết học. Ông cũng không đưa vào bộ tuyển các văn bản kinh điển (vốn vẫn được
đưa vào các danh sách tác phẩm văn học), cũng không chấp nhận chia ra văn và bút, một
sự phân chia dựa trên dấu hiệu thuần túy hình thức: có hay không có vần. Đối với Tiêu
Thống, tiêu chuẩn lựa chọn duy nhất là tính nghệ thuật của văn bản, điều ông hiểu như là
trước tác “có hình thức tinh xảo và trình bày khéo léo”. Và xét từ quan điểm này, tuyển tập
của ông hết sức có giá trị, bởi vì nó cho phép hình dung ra khá rõ thành phần của văn học
(có tính) nghệ thuật trong nhận thức của các nhà lý luận Trung Quốc thời trung đại
(4)
.
Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra: các thể loại văn học viết thời ấy đã được Tiêu
Thống gọi tên hay người tiền bối Lưu Hiệp phân tích đầy đủ chưa? Chúng ta không bàn
đến các văn bản về nông nghiệp, y học, luật pháp, các bộ binh thư, v.v vì chúng có chức
năng thực dụng thuần túy nói chung dường như đứng ngoài hệ thống thể loại văn học.
Song vào thời ấy, ở Trung Quốc đã có một khối lượng khá lớn kinh điển Phật giáo được
dịch (Kinh-sutra, Luận-sastra, Luật-vinaya, jataka, v.v ); có cả kinh sách của Đạo giáo
(trong lời tựa cho văn tuyển, trong số các trước tác triết học đạo gia Tiêu Thống chỉ nhắc
đến Lão Tử, Trang Tử); ngoài ra còn có nhiều trước tác sử học không chính thống đã đưa
vào văn bản của mình vô số truyền thuyết lịch sử có thể sưu tập; cuối cùng đã có những
tuyển tập truyện thần kỳ như Sưu thần ký (Ghi chép về việc đi tìm kiếm thần linh) của Can
Bảo, xuất hiện khoảng thế kỷ III, tức là trước Tiêu Thống hai trăm năm, cũng như các
tuyển tập truyện tiếu lâm (ví dụ Tiếu lâm của Hàm Đan Thuần, thế kỷ III). Sự xem thường
những cuốn sách này và sự rõ ràng không chú ý đến chúng cho thấy tính tự sự, tính hấp
dẫn không được các nhà biên soạn và các nhà lý luận thời ấy xem như một dấu hiệu của
tính nghệ thuật. Cần có hơn một nghìn năm để thừa nhận văn xuôi tự sự là một nhánh bình
quyền của văn học Trung Quốc.
Nếu so sánh hệ thống văn học ở Trung Quốc trung đại sơ kỳ với hệ thống văn học
của nước Nga cổ vốn cũng chịu sự qui định bởi thế giới quan trung đại (xem Kuskov, tr.3)


thì dễ thấy sự khác biệt về nguyên tắc. Ở nước Nga cũng như trong toàn bộ thế giới Kitô
giáo, các văn bản tôn giáo và cận tôn giáo làm thành cơ sở cho nền văn học trung đại. Hệ
thống thể loại của văn học nhà thờ, bền vững và bảo thủ, có ưu thế rõ ràng so với hệ thống
văn học thế tục (trần thế). Ở Trung Quốc có khác: văn học Phật giáo được vay mượn từ Ấn
Độ (thường qua trung gian Trung Á) sẽ khép kín mãi mãi và tồn tại đâu đó bên ngoài nền
văn học được tiếp nhận rộng rãi. Còn học thuyết Đạo Phật ở Trung Quốc không trở thành
tôn giáo chính thống, mặc dù dưới triều một số đế vương nó được ủng hộ mạnh mẽ. Còn
học thuyết của đạo Khổng thì đã trở thành cơ sở của toàn bộ hệ tư tưởng chính thống Trung
Quốc, lại là học thuyết đạo đức chứ không phải là tư tưởng tôn giáo mặc dù với thời gian, nó
có hấp thụ vào mình những yếu tố riêng rẽ của sự thờ cúng trong miếu mạo. Theo chúng tôi,
chính điều này giải thích tính chất thế tục của văn học Trung Quốc. Cả Lưu Hiệp lẫn Tiêu
Thống đều không xây dựng trật tự thứ hạng thể loại dưới ảnh hưởng của Khổng giáo. Nếu
mà không thế thì đứng đầu hệ thống hẳn đã là những thể loại thuần túy của Khổng giáo
như luận về đề tài kinh điển, v.v (như điều đó đã được áp dụng trong các tuyển tập của các
nhà nho chính thống thế kỷ XIX). Nhưng Lưu Hiệp và Tiêu Thống đã xuất phát từ các tiêu
chuẩn thẩm mỹ, trước hết là tiêu chuẩn phong cách. Do đó, vị trí đứng đầu trong hệ thống
của họ là phú hay thi, vốn nổi bật trong số các thể loại khác nhờ tính tu sức đặc biệt của
phong cách.
Tiêu Thống đã sáng lập truyền thống biên soạn tuyển tập ở Trung Quốc và ở toàn
vùng Viễn Đông. Trong số những người kế tục ông có Diêu Huyễn (
姚 鉉
)sống ở cuối thế
kỷ X. Tác giả này đã soạn tuyển tập Đường văn túy (những hình tượng xuất sắc của văn
chương đời Đường) trong đó cũng phân định các tác phẩm theo tiêu đề thể loại. Song,
khác với Tiêu Thống, ông không giới thiệu đến 39 thể loại mà chỉ có 22. Bản thân nguyên
tắc phân định về cơ bản vẫn là thế. Thứ hạng các thể loại do phú dẫn đầu, sau nó
là thi
(5)
.Nhưng tiếp theo, trật tự bị phá vỡ. Gần với thi là tụng và tán, được soạn giả đặt
ngay sau thi, và điều này xem ra có tính nhất quán hơn. Diêu Huyễn giới thiệu trong tuyển

tập của mình cả những thể loại chưa có ở bộ tuyển của Tiêu Thống: Sớ - bình chú, trạng -
báo cáo do các quan lại viết gửi vua hay quan trên, lộ bố - thông báo khẩn cấp, zi - cảnh
báo (khác với châm được cả Tiêu Thống và Diêu Huyễn giới thiệu).
Tất cả những cái mới được áp dụng đó rõ ràng phù hợp với thực tiễn văn học đời
Đường. Dù những thể loại này ra đời từ đầu công nguyên, nhưng những kiểu mẫu của chúng,
theo quan điểm Tiêu Thống, còn chưa có giá trị văn học, trong khi đó, đến thế kỷ X, chúng
đã bước vào đời sống văn học và Diêu Huyễn đưa chúng vào tuyển tập của mình. Không
khó khăn mà nhận thấy rằng tất cả các thể loại mới, được viết bằng văn xuôi có vần và
không vần, về thực chất là biến thể của giấy tờ hành chính - công việc và những dấu hiệu
tiêu biểu của chúng gắn liền trước hết với lễ nghi thời trung đại. Ví dụ tiêu biểu: lộ bố: thời
cổ (thế kỷ III-II trước CN) đây là thư từ gửi nhà vua được viết bởi dân thường hay quan lại
không được triều đình phong quan tước hay cấp cho những suất ruộng đất (nguyên tắc này
được duy trì ở đời Đường đến đâu, cần có những khảo sát chuyên biệt).
Như vậy, đối với người soạn bộ tuyển tập văn chương có uy tín đời Đường, đã sống
ở cuối thế kỷ X, cũng như đối với những bậc tiền bối của ông, văn học thống hợp cả các
thể loại thuần túy nghệ thuật (phú, thi, v.v ) cả các thể loại hành chính - sự vụ với tính
chức năng rất rõ. Tuy nhiên, các tác phẩm tự sự, ví dụ như các truyện truyền kỳ thời
Đường rất nổi tiếng ngày nay, cũng như các văn bản được sáng tạo trong các nhà chùa
bằng ngôn ngữ hội thoại thời ấy dành để diễn xướng (biến văn) đã không rơi vào hệ thống
văn học nói chung. Ngoài ra, trong tuyển tập của Diêu Huyễn có một chi tiết kỳ thú. Trong
số 22 mục thể loại được giới thiệu trong bộ sách này, có một (cổ văn) không chỉ một thể
loại riêng biệt. Cổ văn – nghĩa đen “văn chương thời cổ”, “văn học cổ”- khái niệm chỉ một
khuynh hướng thể loại xuất hiện vào đời Đường, khi hai nhà văn nổi tiếng Hàn Dũ và Liễu
Tôn Nguyên chống lại lối văn đối xứng phức tạp và hô hào quay trở lại với thời cổ đại, tức
là với phong cách ngắn gọn, sáng sủa của các kinh điển Khổng giáo cổ đại. Mặc dù những
đại biểu của phong trào phong cách và ở mức độ rõ ràng có tính tư tưởng này đã sử dụng
trong sáng tác của mình nhiều thể loại hệt như các nhà văn khác, Diêu Huyễn vẫn tách họ
ra một mục riêng biệt. Rất có thể là ý nghĩa cổ của thuật ngữ thể (“thân thể” văn học), kết
hợp trong mình, như đã nói ở đầu bài viết này, đồng thời cả khái niệm phong cách và thể
loại, ở đây đã đóng vai trò nhất định.

Gần như đồng thời với Diêu Huyễn, cũng ở cuối thế kỷ X, các nhà bác học Lý
Phương và Tống Bạch và những người khác theo lệnh vua đã soạn một tuyển tập lớn Văn
uyển anh hoa (Hoa nở rực rỡ trong vườn văn). Nó được tính toán như là tiếp nối trực
tiếp Văn tuyển của Tiêu Thống và bao gồm các tác phẩm sáng tác từ cuối đời Lương (giữa
thế kỷ VI) đến đời Đường. Xây dựng bộ tập đại thành của mình kế tục Văn tuyển, những
người soạn đã vay mượn ở Tiêu Thống nguyên tắc xếp sắp tài liệu và cả bản thân hệ thống
thể loại. Nhưng đưa lên vị trí hàng đầu các thể loại văn học phú và thi, các soạn giả đồng
thời thuyết minh cho các thể loại không có ở Tiêu Thống hay là được ông ta gọi tên khác
đi. Ví dụ, tiếp theo thi là các bài ca hành chiếm vị trí của thể loại nhạc phủ mô phỏng các
bài dân ca. Các soạn giả cũng đưa vào hệ thống thể loại của mình cả những thể loại
như truyện chí chiếm vị trí quan trọng trong văn học đời Đường hay phán- phán quyết của
tòa án, viết bằng văn chương trang nhã thường là biền ngẫu. Nhưng nói chung thứ hạng
thể loại vẫn là: trước hết, các thể loại thuần túy văn chương, sau đó là thể loại hành chính
sự vụ, cuối cùng là các thể loại nghi lễ gắn liền với tang lễ,- trật tự này lặp lại hệ thống
của Văn tuyển.
Được soạn trong triều đại tiếp theo, triều Nguyên (thế kỷ XIII- XIV), tuyển tập gọi
là Nguyên văn loại (Các phạm trù văn chương đời Nguyên) của Tô Thiên Tước (1294-
1352) trên thực tế lặp lại vẫn hệ thống ấy. Nhưng tiếp theo sẽ diễn ra sự vận động rõ ràng
trong ý thức sáng tạo văn học và thứ hạng các thể loại văn học. Trong thế kỷ XVI, tuyển
tập được gọi tên bởi soạn giả Trình Mẫn Chính là Minh văn hành (Cái cân của văn học đời
Minh) đã cho thấy một quan niệm hoàn toàn khác về hệ thống văn học. Đứng đầu trật tự
thứ hạng không phải là các thể loại văn chương, mà là những thể loại chức năng - sự
vụ: hịch-lệnh tuyên bố chiến tranh hay lên đường chinh phạt, tuyên bố của vua chiếu, các
quyết định của hoàng đế - chí (về khen thưởng hay phạt, khoan hồng, v.v ), thông điệp
của nhà vua gửi nhân dân – cáo, các quyết định của nhà vua (tuyên bố lên ngôi của người
kế vị, lập hoàng hậu, cung phi) - sách, cuối cùng là tế văn. Tất cả chúng ở Trình Mẫn
Chính được đặt trước các thể loại phú, tao, nhạc phủ (thi nói chung không được giới thiệu
trong bộ văn tuyển này), đi sau các thể loại này, đến lượt mình, là những thể loại chủ yếu
được các nho gia sử dụng trong việc giải thích, cắt nghĩa học thuyết của họ: luận - bàn
luận, thuyết - lời nói, giải - giải thích, v.v Sau đó bỗng lại xuất hiện những thể loại thơ ca

quen thuộc tụng, tán, tiếp theo là những thể loại văn học tuồng như “phụ trợ”: vấn đối - hỏi
đáp, thư -thông điệp, ký - ghi chép (thời ấy chúng thường mang tính chất văn học), tự - lời
nói đầu, bạt - lời nói sau sách, tạp ký - các trước tác hỗn tạp, truyện, và cuối cùng, cũng
như ở Tiêu Thống trong Văn tuyển, là những thể loại gắn với nghi lễ mai táng. Rõ ràng ở
tác giả đời Minh, các thể loại thuần túy có tính văn chương đã lùi xuống hàng thứ hai.
Nhưng truyền thống của Tiêu Thống không chết. Ở thế kỷ XVII, Tiết Hy đã soạn
tuyển tập Minh văn tại (Các tác phẩm văn đời Minh đang tồn tại) theo mẫu của Văn
tuyển,tức là đề cao phú, thi và xếp sau chúng các thể loại liên quan đến hoạt động của vua
(cáo, chiếu ) và hành pháp của quan lại; tiếp theo là các tác phẩm chức năng: các loại bài
tựa, các bút ký về tranh, về đền chùa, các phác thảo về phong cảnh, những bia kỷ niệm,
v.v và cuối cùng - các thể loại nghi lễ gắn với tang lễ. Tiết Hy đã tiến hành phân loại tỷ
mỷ gần như là kĩ vào bậc nhất, tách ra đến 72 tiểu loại. Nhưng các thể loại thuần túy ở ông
ít hơn - có gần 50; các tiểu loại thì hình thành nhờ có việc chia các thể loại thành các hạng:
ví dụ,tự - lời nói đầu, được chia thành 12 hạng tùy thuộc vào chỗ lời nói đầu viết cho kiểu
trước tác nào (kinh điển nho giáo hay tuyển tập thi ca, hay là cho bài văn tả cuộc du lịch,
hay vựng tập các chiếu chỉ, v.v ).
Từ đầu thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX, khi văn phái Đồng Thành
桐 成 派

ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc, đã xuất hiện những tuyển tập được soạn bởi các
đại biểu hàng đầu như Diêu Nại (1731-1815) với Cổ văn phân loại tuyển tập, Tăng Quốc
Phiên (1811-1873) với Bách gia chư tử tạp ký. Diêu Nại và Tăng Quốc Phiên, cũng như
Trình Mẫn Chính, đã đặt lên hàng đầu bảng thứ hạng không phải những thể loại văn
chương (thi, phú) mà là luận (thường luận về kinh điển), sau đó là tự và bạt, rồi ở vị trí thứ
ba -tấu - báo cáo lên nhà vua hay các tác phẩm bàn về các vấn đề chính trị hay cuộc sống
xã hội viết mô phỏng tấu.
Diêu Nại cắt giảm số lượng thể loại rất gay gắt trong bộ tuyển của mình (13 thay vì
39 ở Tiêu Thống), nói chung không hạ cố đến các văn bản thơ ca (tuyển tập của ông gọi là
tuyển cổ văn chứ không phải các tác phẩm văn chương nói chung), còn phú và tán thì
được xếp cho ở vị trí 12 và 11. Tăng Quốc Phiên, định sửa chữa tình hình, đã đặt lên vị trí

thứ hai từ phú - văn xuôi có vần, chủ yếu được dùng trong các kỳ thi quốc gia, nhưng ông
vẫn làm lơ các tác phẩm văn chương thuần túy.
Sự tái phát chủ nghĩa thực dụng nho giáo vào một thời đại đã rất gần với chúng ta,
khi mà ở Trung Quốc đã xuất hiện những mẫu mực tuyệt vời không chỉ trong thơ ca mà cả
trong văn xuôi tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn) và kịch, rõ ràng là sự lỗi thời. Nhưng đồng
thời, nó cho thấy không chỉ tính chất bảo thủ của hệ tư tưởng nho giáo chính thống mà còn
cả tính bảo thủ trong các quan điểm của các nhà văn Trung Quốc, họ vẫn hướng về những
quan niệm trung đại về văn học, về hệ thống thể loại của thời trung đại. Như chúng ta thấy,
hệ thống này có tính cách hỗn hợp; trong nó tồn tại những thể loại được phân biệt cả theo
dấu hiệu đề tài, cả theo dấu hiệu hình thức, cả theo dấu hiệu chức năng. Sự tản mạn quá rõ
và tính ngẫu nhiên dễ thấy của sự phân chia thể loại, khi mà thể loại được tách biệt do ảnh
hưởng trực tiếp của một văn bản nào đó vì nhu cầu thực tiễn, cho thấy thiếu vắng những
tiêu chí thể loại rành mạch. Nhưng đồng thời thường xuyên lại cảm thấy khuynh hướng
thống ngự nhằm tách biệt các thể loại nghệ thuật (không phụ thuộc vào nguồn gốc hay
chức năng của chúng) theo nguyên tắc phong cách, theo nguyên tắc trang sức của ngôn từ
(vần, tiết tấu, từ vựng đặc biệt hay sự kết hợp các từ, v.v ) là nguyên tắc, nói cho cùng,
quyết định ranh giới khái niệm văn - văn chương. Và tình hình đó thực tế được bảo lưu
cho đến cuộc cách mạng văn học đầu thế kỷ XX, gắn liền với phong trào Ngũ Tứ năm
1919.
Vì ngôn ngữ văn học Trung Quốc là văn ngôn hình thành vào đầu công nguyên, đã
phổ biến rộng rãi ở các nước Viễn Đông - Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, nơi chúng
được gọi là kanbun, hanmun, hán văn (đều có nghĩa là tiếng Hán), nên ở các nước này
cũng đã bắt rễ bền vững những hình thức Trung Hoa, cả thơ lẫn văn xuôi (chủ yếu là văn
xuôi trang nhã phi tự sự). Hơn nữa, cái gọi là những nền văn học “trẻ” của khu vực văn
hóa Viễn Đông đã phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp của nền văn học “già”, cổ nhất trong
khu vực - văn học Trung Hoa, vốn có truyền thống văn học dài lâu và hệ thống văn học
hình thành vững chắc, như chúng tôi đã cố gắng chỉ ra. Trong khu vực văn hóa này đã diễn
ra cái mà Likhachev gọi là sự di thực hay là sự bứng trồng, khi nói đến “sự bứng trồng văn
hóa Byzantin sang mảnh đất Xlavơ”, mà kết quả là “không chỉ những tác phẩm riêng rẽ,
mà cả những lớp văn hóa đã di thực sang mảnh đất Nga và ở đây bắt đầu một chu kỳ phát

triển mới trong những điều kiện hiện thực lịch sử mới” (Likhachev, 1968, tr.12-13).
Rõ ràng, có thể nói về hai kiểu bứng trồng: một kiểu gắn liền với sự tất yếu phải
dịch các tác phẩm ra tiếng địa phương như điều đó đã diễn ra ở nước Nga và Bungaria, và
một kiểu được thực hiện trong điều kiện của một ngôn ngữ văn học, không đòi hỏi công
tác phiên dịch chuyên biệt nào. Sự bứng trồng kiểu thứ hai chúng ta quan sát thấy ở các
nước khu vực Viễn Đông. Đi cùng với ngôn ngữ văn học từ Trung Quốc đến các nước
láng giềng là cả một hệ thống thể loại văn xuôi phi tự sự và thơ ca đã hình thành cố định ở
Trung Quốc vào đời Đường (thế kỷ VII-VIII), tức là đúng vào lúc các nền văn học khác
của khu vực bắt đầu hình thành.
Nếu chúng ta chú ý đến các tuyển tập được người Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam
trung đại biên soạn từ các tác phẩm văn học nước mình, thì sẽ thấy họ giới thiệu trên
thực tế tất cả các thể loại cơ bản của văn chương Trung Quốc, đồng với các thể loại cả hệ
thống và thứ hạng của chúng cũng được tiếp thụ. Ví dụ như trong tuyển tập văn học của
người Nhật soạn thế kỷ XI Bản triều văn túy (Những kiểu mẫu văn học xuất sắc nhất của
bản triều) gồm các tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản thế kỷ IX - thế kỷ XI, trong Đông
văn tuyển (Tuyển tập văn học phương Đông) soạn ở Triều Tiên thế kỷ XV, và
trong Hoàng Việt thi văn tuyển (thế kỷ XVIII), chúng ta phát hiện thấy cũng sự xếp sắp
thứ tự các thể loại như trong Văn tuyển của Tiêu Thống (các soạn giả Triều Tiên và Việt
Nam vay mượn cả tên gọi “văn tuyển” cho các tuyển tập của mình).
Tuyển tập của Nhật Bản bắt đầu với phú, sau đó là thi và rồi sau đó đến se (chiếu
của hoàng đế) và các thể văn chức năng khác. Tuyển tập của Việt Nam bắt đầu từ phú cổ
sau đó xếp ký, rõ ràng vì đây chủ yếu là thể loại thiên về miêu tả và thậm chí có tính chất
của truyện ngắn; tiếp theo là các bài minh khắc trên đá, các bài tế văn, các bài chiếu chỉ và
các thể loại văn sự vụ khác.
Tuyển tập của Triều Tiên mở đầu với sa (từ), pu (phú), si (chiếu chỉ) và các thể loại
văn học chức năng khác, trong đó ta thấy có ký, tự, và trôn - truyện, chemun - tế văn và các
thể loại gắn với nghi lễ mai táng.
Điều thú vị là khác với người Trung Quốc, các soạn giả Nhật Bản và Triều Tiên đã
đưa vào các bộ tuyển tập của họ những kiểu mẫu văn học Phật giáo trong các thể loại
nhưhuxugan (phát nguyện), gammon (nguyện văn) của người Nhật và tochanmun (đạo

trường văn - lời văn cúng của Phật giáo) của người Triều Tiên. Điều đó gắn liền với thực
tế là ở Nhật Bản và Triều Tiên, đạo Phật trong nhiều thế kỷ đã đóng vai trò quốc giáo nên
có vai trò lớn hơn nhiều so với ở Trung Quốc (cũng như ở Việt Nam).
Vấn đề về hệ thống văn học du nhập từ bên ngoài và đời sống của hệ thống đó trong
những điều kiện mới gắn liền với trình độ phát triển của nền văn học địa phương. Bởi thế
nên, ví dụ, ở Nhật Bản, nơi vào thời điểm di thực hệ thống văn học Trung Quốc, đã hình
thành truyền thống văn học truyền miệng khá bền vững và cái chính là truyền thống văn
học viết, cả thơ lẫn văn xuôi tự sự, thì hệ thống văn học vay mượn dẫu sao vẫn chỉ là một
hiện tượng đóng kín, cùng tồn tại với các thể loại văn học riêng của Nhật Bản. Ở Triều
Tiên và ở Việt Nam quá trình này diễn ra hơi khác: ở đây các thể loại Trung Quốc di thực
cùng với ngôn ngữ văn học trong nhiều thế kỷ hãy còn là hình thức duy nhất của sáng tác
văn học viết.
Cuối cùng, xin phép so sánh – dẫu là trên bề mặt và hời hợt - hệ thống thể loại trong những
nền văn học trung đại cách xa nhau và hoàn toàn không có liên lạc với nhau như văn học
Trung Quốc và văn học Nga (trước thế kỷ XVIII). Với toàn bộ tính đặc thù của cả hai nền
văn học, bản thân tính chất của sự hình thành thể loại lại mang tính tương đồng về mặt loại
hình học. Trong văn học Nga cổ, Likhachev viết, “những đặc điểm thuộc về văn chương của
sự trình bày không đóng vai trò là cơ sở để tách biệt thể loại, cùng với các tiêu chí khác,
đóng vai trò này là bản thân đối tượng, đề tài mà tác phẩm hướng đến” (Likhachev, 1979,
tr.58). Hệt như ta đã thấy, các nhân tố ngoài văn học, dẫn đến sự tản mạn hóa hệ thống thể
loại, như trong văn học Nga, đã chiếm ưu thế trong quá trình ra đời của các thể loại văn học
trung đại Trung Quốc. Nhưng cũng cần lưu ý một lần nữa là rất có thể, do kết quả của định
hướng thế tục của nền văn học Trung Quốc (do đặc trưng của thế giới quan Nho giáo) nên
khác với văn học Nga, trong nó, từ rất sớm đã có ý thức về nguyên lý “tính văn chương” và
sự phân khai các thể loại giàu tính nghệ thuật ra khỏi các thể loại nghi lễ, chức năng bằng
cách này cách khác có thể được thấy dấu ấn từ đầu công nguyên

×