Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sư vận động của quan niệm thơ và nhà thơ thời kì đổi mới pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.83 KB, 9 trang )


v
ận động của quan niệm
thơ và nhà thơ thời kì đổi mới
Nguyễn Thị Từ Huy thì chơi với chữ cái. Chị sắp xếp các câu, từ thành hình các chữ cái.
Người đọc có thể tự do lựa chọn các kếp hợp câu bởi trật tự sắp xếp mở của chị (Tập
thơ Chữ cái). Phát hiện ra sự bất công đối với từ: bị bó hẹp trong chữ, không thể sinh sôi
nảy nở một cách tự do trong cái cấu trúc thân xác chật hẹp của chữ cái, Từ Huy đưa những
chữ bình thường, cũ kĩ trong tiếng Việt vào trong một thế giới, ở đó, không phải chữ cái
tạo thành từ mà ngược lại, các từ góp phần tạo thành một chữ. Khi quá trình đó kết thúc,
chữ sẽ từ bỏ bảng chữ cái, nơi chúng tồn tại như những kí hiệu đơn thuần, để đi vào trang
giấy và có một số phận. Mỗi chữ cái là một cơ thể, một sinh thể, một tế bào đang vận động.
Một số nhà thơ sáng tác theo cảm quan và tinh thần hậu hiện đại đã đẩy quan niệm
thơ - trò chơi đi xa hơn theo hướng giải thiêng thơ ca. Điển hình là trường hợp của Đinh
Linh và nhóm Mở miệng. Họ đã suồng sã hoá thơ ca. Theo họ đừng khoác cho thơ
những sứ mệnh, những trách nhiệm lớn lao, đừng quá kì vọng vào khả năng của thơ. Thơ
ca cũng chỉ như một trò chơi, một trò giải trí như bao nhiêu những trò chơi khác. Trong
thời kì hậu hiện đại, không còn chỗ cho những đại tự sự, con người không thể sống mãi
trong bầu không khí sử thi. Họ phải tự giải phóng mình ra khỏi những huyền thoại một
thời mà chính họ và thời đại họ đã thêu dệt nên. Thơ cũng vậy. Với Đinh Linh - một nhà
thơ gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ, "làm thơ chính là hành động giải những huyền thoại về
thơ. Hành động giải huyền thoại được thực hiện bằng sự công phá vào chính cái phương
tiện được sử dụng để thêu dệt nên những huyền thoại đó: ngôn từ. Không nhận vai trò
của một "Phu chữ", Đinh Linh ứng xử với ngôn từ bằng một thái độ khôi hài, giễu nhại,
mỉa mai. Cái mà anh muốn phát lộ ở ngôn từ không phải là "bóng chữ" lung linh đa
nghĩa, mà là tính trơ của ngôn từ"
(10)
.
Mở miệng là một nhóm gồm các thi sĩ trẻ có cùng quan điểm sáng tác, biết lập
ngôn để nói lên quan điểm sáng tác lạ biệt của mình. Họ là: Phan Bá Thọ, Lí Đợi, Bùi
Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán - bốn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Họ lập ra


nhà xuất bản Giấy vụn và cho ra đời hàng loạt tập thơ in phôtôcoppy. Quan niệm và
hành động của họ là những sự lạ trong làng thơ. Lập tức nhiều người chú ý đến họ.
Nhóm này tuyên bố "không làm thơ", thơ như sự nhìn nhận vốn có. Thơ của họ là một
thứ thơ - phản thơ. Họ đã lấy thơ làm đối tượng để giễu nhại châm biếm. Họ trêu chọc
truyền thống, quậy phá ngôn ngữ, đẩy mạnh Rác, Dơ vào thơ, suồng sã hoá thơ ca.
Xuất phát của quan niệm này là tinh thần nhận thức lại truyền thống, khiêu khích
truyền thống nhằm tạo ra những năng lượng cảm xúc mới, không gian mới cho sự phát
triển của thơ hiện đại. Quan niệm thơ là trò chơi đã cho ra đời những sản phẩm thơ khác lạ,
độc đáo.
3. Đổi mới quan niệm về nhà thơ
Từ vị thế người chiến sỹ, nhà thiên sứ, nhà thơ trở về với đời thường: nhà thơ
“cơm bụi”, “nhà thơ thảo dân”.
Chân dung thi sĩ mỗi thời mỗi khác, khác ở cái thần thái, tác phong, khác ở tinh thần
thi sĩ. Thời kì 1930-45, chân dung tự họa của các nhà thơ đều nhấn vào tính đa cảm, mơ
mộng, giàu tưởng tượng:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Xuân Diệu)
Có những người thơ rất đỗi thơ
Óc thường đi vắng, mắt theo mơ
(Hồ Dzếnh)
Những năm 1954-75, hình ảnh các thi sĩ miền Nam mang nhiều nét khắc khổ, suy
tư, đau buồn trĩu nặng:
Tôi là Tô Thùy Yên là thi sĩ người chép sử tương lai
Vốn học hành dang dở nên ra đứng bờ cuộc đời ngó xuống hư vô
(Tô Thuỳ Yên)
Ở miền Bắc những năm chống Mỹ, thi sĩ hiện lên đầy vẻ tự tin, mạnh mẽ, hào hùng
với tư thế của con người sử thi, người cải tạo xã hội:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi

(Chế Lan Viên)
Quan niệm thơ "tải đạo", thơ đánh giặc tất yếu dẫn đến quan niệm nhà thơ chiến sỹ.
Sự thần tượng hoá thơ ca tất yếu dẫn đến thái độ thần tượng hoá nhà thơ. Nhà thơ không
phải người thường. Nhà thơ là người có quyền năng đặc biệt - người có khả năng làm thay
đổi thực tại, cứu rỗi thế giới. Không ít các nhà thơ của thời kì đổi mới tiếp nối quan niệm
này. “Dù nhà thơ sáng tác theo trường phái phong cách nào mà không tạo dựng được thế
giới của tình thương và cái đẹp thì xem như thi ca chỉ là trò chơi vô tăm tích”
(11)
. Nguyễn
Hữu Hồng Minh phác hoạ chân dung nhà thơ:
Kẻ phản kháng và tìm đến những chân trời
Kẻ khát khao những địa hạt mà những mẫu tự thường nhật
không thể đạt tới
Kẻ tìm đến một đoạn tuyệt trong thực tại
Kẻ tới hơi sớm tương lai
(Khoảng 3h sáng)
Nhiều người khác lại cho rằng nhà thơ cũng là một người thường như bao nhiêu
những người thường khác. Các nhà thơ trong những năm cuối của thế kỉ XX đã rũ bỏ hết
những hào quang thuở trước, không khoác cánh thiên thần mà trở về trong vẻ đời thường,
có khi trần tục, khi chân thành, lúc trào lộng, chua chát. Thi sĩ không phải được chiêm
ngưỡng từ xa, trên cao hay trong mơ màng sương khói mà trong ống kính hiện thực, cận
cảnh; có khi cũng loanh quanh, bất lực, bế tắc:
Thi sĩ trong hang
Thi sĩ nhảy ra
Thi sĩ ngồi đó
Thi sĩ ngó trời
Thi sĩ nhìn đất
Thi sĩ ột ệt
Thi sĩ thở dài
Thi sĩ nhảy đi

(Thi sĩ - Nguyễn Đăng Thường- Hợp lưu. Califonia, 1994)
Còn Chân Phương thì “Tự họa”:
thiên thần về già
hóa làm người
cặp cánh teo xếp dưới sơmi
không còn thấy cộm
phép lạ lần lượt rơi đâu hết
tấm thẻ dán ảnh lí lịch vàng ố cong queo
địa chỉ thương giới nhạt mờ
lâu ngày chẳng buồn nhớ
cầm tờ báo đọc gần đọc xa
con mắt đều nhòa
trong túi lẻ loi bao thuốc xẹp
thiên thần về già
chiều chiều ra quán
nhìn lá nhìn cây
ngắm khách bộ hành
quay lưng với mặt trời hè chói chang
(Tạp chí thơ - hải ngoại, 1997)
Đây là chân dung các nhà thơ phải lưu lạc nơi đất khách. Bởi nhiều ẩn ức nên họ có
những tư thế, tâm lí như vậy. Ngay cả những nhà thơ Việt Nam trong điều kiện lịch sử xã
hội với nhiều biến đổi cũng đã có những suy nghĩ, những nhận thức mới. Họ suy tư nhiều
về thân phận của thơ và nhà thơ trong xã hội hiện đại. Từ vị thế của một nhà thơ "đứng
ngang tầm chiến luỹ. Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi",
nhà thơ Chế Lan Viên mong muốn: "Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu". Ông nhận ra rằng: thơ
kêu gào, cổ vũ, phục vụ cho lý tưởng thì dễ còn thơ cho thực tế cuộc sống, cho miếng cơm
manh áo của đời, thơ để hoá giải buồn tủi chua cay sao khó làm vậy! Giờ đây, người ta
nhận ra: nhà thơ là nhà thơ, nhà thơ là người thường.
Lê Minh Quốc tự nhận mình là “nhà thơ cà trớn”. Nguyễn Duy tuyên bố về tư cách
thi nhân của mình - cái tôi "thảo dân", cái tôi " cơm bụi":

Cứ chìm nổi giữa đám đông
Riêng ta xác định ta không là gì
(Bao cấp thơ)
Không còn thấy nhà thơ "đứng trên đỉnh cao muôn trượng" nữa. Nhà thơ giờ đây
nhập vào thập loại chúng sinh. Nguyễn Duy tự ví mình như hạt bụi bay trong cõi người,
như hạt cát trôi trong lòng sông Mạ, như "giọt nước nhỏ trôi biệt tăm ngoài biển cả", như
cỏ dại vô danh mà hữu ích: "Những mong có ích cho người. Dẫu làm thân cỏ dập vùi sá
chi". Không phán truyền, không rao giảng như một thánh nhân, không tuyên ngôn, không
đúc kết như một hiền triết, chân dung thi sĩ giờ đây chẳng có một chút hào quang nào,
thậm chí còn nhếch nhác, bụi bặm. Là "một thằng dớ dẩn. Ngồi làm thơ rưng rưng". Là
"thi nhân hoá phăm phăm ngựa thồ". Là kẻ mắc bệnh thơ- "Con ơi cha mắc bệnh thơ. Ú a
ú ớ ù ờ thâm niên. Lềnh phềnh thân phận chúng sinh. Lênh phênh hồn xứ thần linh tít mù".
Là "gã hát rong chẳng xin tiền", là "xẩm ngọng", mà "ngạo nghễ khúc đồng dao nhăng
cuội". Thấu hiểu số phận của thơ trong thời buổi kinh tế thị trường, “vị trí của thơ như rác
đổ thùng” (Chế Lan Viên), chữ nghĩa không thể sàng thành gạo, “câu thơ thật đổi lấy đồng
tiền giả”, nhà thơ xác định mình phải lao động lực điền để nuôi thơ, cứu thơ:
Thơ ơi ta bảo thơ này
để ta đi cấy đi cày nuôi thơ
(Bao cấp thơ)
Với Lý Đợi: “ thi sĩ thực ra cũng chỉ là một cá nhân có giới hạn nào đó trong xã
hội, không có sự khác biệt gì lắm về tính quan trọng so với những cá nhân khác; và càng
không có gì bí ẩn. Và trong chính bản thân cũng không có sự khác biệt lắm giữa đời sống
và tác phẩm. Tác phẩm không giỏi hơn, không cao quý hơn và cũng không ấu trĩ, không
thấp hèn hơn thi sĩ”
(12)
.
Những quan niệm trên đã rút bỏ khoảng cách sử thi giữa nhà thơ và người đọc. Nhà
thơ được cảnh báo rằng: anh ta phải ý thức được mình là ai, mình có thể và không thể làm
được những gì, hiệu ứng tác động của thơ mình có thể đến đâu để có những ứng xử phù
hợp. Ngược lại, người đọc cũng phải tỉnh táo để đừng quá kì vọng vào khả năng cải tạo xã

hội của nhà thơ, anh ta phải tự thân vận động.
Nhà thơ hôm nay là những người có chí hướng cách tân sâu sắc. Các nhà thơ lớp
trước trầm tĩnh nhưng không kém phần quyết liệt. Các nhà thơ trẻ thì có phần ồn ào, sôi
nổi hơn; có lúc to tát, đại ngôn, khoa trương nhưng nhìn chung là dễ thông cảm và đáng
được ghi nhận. Họ lo sợ cái “bóng đè” nặng nề của quá khứ và khao khát giọng thơ đích
thực của mình:
Tôi tìm ban mai ngược về ánh sáng
Phiên bản con đường khuất tích ngày đông
Tôi là loài sâu ngủ vùi trong rơm rạ
Mơ những hoa văn trên mặt trống đồng
sẵn sàng đơn thương độc mã để mình được là mình, mình khác với người khác:
“Riêng anh một chân trời/ Riêng anh một tuyên ngôn, một cuộc
chơi” (Sự sống thật - Nguyễn Hữu Hồng Minh);
“Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác” (Lời - Trần Quang Quý).
Chán ngấy sự cũ kĩ, nhàm chán. Vi Thùy Linh quyết tránh xa những "mô phạm và
sáo mòn, ngụy tạo và hèn nhát". Thấy người ta diễn quá nhiều, chị "nhấn mạnh sự thành
thật" và khẳng quyết: "Tôi là một nhà thơ sôlo. Tôi không cần dàn đồng ca. Tôi sẵn sàng là
một chiến binh có thể bị tử đạn để tạo nên làn sóng mới trong thi ca". Phan Huyền Thư
cũng thấy mình không thể tiếp tục viết:
Những vần thơ ảnh viện
Khóc buồn vui không màu
Cười những nụ cười giống nhau
(Ảnh viện)
Văn Cầm Hải táo tợn hơn:
Mi khiếp đảm mọi sự hoàn thiện
Qua thơ mi cái ác sẽ tươi tắn hẳn lên
Thế nhưng phát ngôn chỉ là phát ngôn dù chúng có táo bạo, hùng hồn đến đâu đi
chăng nữa. Một số người đã nhầm lẫn nguy hiểm khi đánh đồng những lời lẽ sóng gió ấy
với sự cách tân thơ. Sự bức xúc cao độ của những người làm thơ xuất phát từ đâu? Từ
những ức chế mang tính tâm lí xã hội hay từ niềm thiết tha với nghệ thuật, hay chỉ đơn

thuần là vấn đề mang tính hội hè, phong trào, thời trang, thời thượng, “thấy người ta ăn
khoai cũng vác mai đi đào”.
"Sự nổi loạn cá tính là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại một thi sĩ" (Blaga
Dimitrova). Với ý thức quyết liệt về sự cách tân, "thơ trẻ đã và đang chối bỏ sự minh họa
hay tuyên cáo những đường viền kẻ sẵn cho nghệ thuật" (Nguyễn Hữu Hồng Minh). Có
thể nói đây là một cú hích quan trọng khiến cỗ xe thơ từ từ chuyển hướng. Nó xuất phát từ
ý thức muốn cãi lại, chống lại những cái đã ổn định để tạo ra những sắc màu mới cho thơ.
Chống lại cái cũ không phải vì nó không có giá trị mà vì nó không còn phù hợp với xã hội
đương đại đầy biến động. Trong cuộc tìm đường này, không phải không có những nhà thơ
lúng túng, hoang mang, chới với, có lúc họ dẫm đạp lên nhau, nhưng không thiếu người đã
rất tự tin. Những người có dấu hiệu thành công là những người ý thức rõ điều mình định
làm và nhất là phải có tài năng.
Người làm thơ hôm nay ngày càng gia tăng tính chuyên nghiệp. Một nền thơ được
coi là có tính chuyên nghiệp khi các nhà thơ coi việc sáng tác thơ như là một nghề nghiệp
thực sự; nghĩa là nghề nghiệp ấy phải nuôi sống được họ, họ phải là những người có
chuyên môn cao, làm việc có kĩ năng, có tính tự giác cao về nghề, có thể sinh ư nghệ, tử ư
nghệ chứ không phải kiểu làm việc ngẫu hứng dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Một nhà thơ
nghiệp dư thường coi con đường đến với thơ ca của mình là một cuộc chơi, thích thì làm,
không thích thì thôi. Nhưng nhà thơ chuyên nghiệp là người sống bằng thơ, sống vì thơ và
gắn bó với thơ suốt đời. Một người nghiệp dư có thể làm việc một cách ngẫu hứng nhưng
một nhà thơ chuyên nghiệp phải vững vàng về kĩ thuật và làm thơ thoát ra khỏi bản
năng.
Tuy số người “ăn đời ở kiếp” với thơ, chung tình duy nhất với thơ không nhiều
nhưng ở họ đã có biểu hiện ngày càng gia tăng tính chuyên nghiệp. Điều đó bộc lộ ở ý
thức tự giác cao về chuyên môn, ở tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp. Nhà thơ
Lê Đạt đã nhận xét: các nhà thơ trẻ còn quá quen với cách làm thơ ngẫu hứng. Ai cũng biết
cảm hứng là cần nhưng cảm hứng chỉ là khởi đầu, sau đó là mồ hôi và sự vật lộn với từng
con chữ. Ông không phủ nhận thơ mình cũng đầy sự ngẫu hứng với ngôn ngữ nhưng
muốn tạo được cái ấn tượng thơ mình đầy ngẫu hứng thì mình phải lao động cật lực, ý
thức sâu sắc về sự gian khó của nghề chữ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, Trần Dần nhận

mình là “kẻ cậm cạch trên hành tinh quốc ngữ”. Yếu tố lao động nghiêm túc có vai trò hết
sức quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Chế Lan Viên là người luôn luôn trăn trở với nghề, có ý thức tự giác về nghề thơ.
Những năm cuối đời, càng ý thức được sự hữu hạn của đời người và cái vô cùng vô tận
của nghệ thuật, khát vọng sáng tạo càng mãnh liệt. Ông nghĩ nhiều về thơ và việc làm thơ.
Một mảng lớn trong Di cảo thơ có giá trị như những tổng kết, đúc rút các kinh nghiệm
nghề nghiệp của cả đời thơ.
Các nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường… cũng là những tấm gương sáng
về nỗ lực lao động nghệ thuật. Tiếp bước các thế hệ cha chú, các nhà thơ trẻ hôm nay
ngày càng suy tư nhiều hơn về thơ ca, về nghề thơ. Họ nghĩ nhiều về câu hỏi: Viết cho
ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Họ nghĩ nhiều về nghề thơ và vì thế cũng lập
ngôn, lập thuyết nhiều. Đương nhiên không phải cứ tuyên ngôn này nọ ầm ĩ thì mới có
nghĩa là nhiều suy tư, là chuyên nghiệp. Tác phẩm mới là cái hiện thực sinh động nhất,
thuyết phục nhất, minh chứng cho mọi tuyên ngôn. Song điều đáng ghi nhận là những
tâm huyết đáng trân trọng họ đã dành cho thơ. Xuất phát từ ý thức về bản chất thẩm mĩ
đặc thù của thơ, họ đề cao yếu tố kĩ thuật trong thơ, “Sự nhuyễn về kĩ thuật chính là căn
cứ đầu tiên để phân biệt người viết thơ với người làm thơ chuyên nghiệp”
(13)
. Thơ bây
giờ không phải chỉ để thù tạc ngâm vịnh, không phải chỉ để cho mình. Quan niệm thơ là
trò chơi tưởng chừng như đẩy thơ vào chỗ rất nghiệp dư nhưng hoàn toàn không phải
thế. Việc đề cao tính nghiêm túc, công phu, tính kĩ thuật, tính trách nhiệm, tính hô ứng
của trò chơi thì đã là chơi chuyên nghiệp rồi.
Coi làm thơ là một nghề có nghĩa thơ ca cũng là một thứ hàng hóa (hàng hóa đặc
biệt). Loại hàng chất lượng cao sẽ được người tiêu dùng lựa chọn. Các nhà thơ hôm nay rất
có tinh thần cạnh tranh để vươn lên. Họ không dễ dãi chấp nhận những gì quen thuộc,
nhàm mòn. Họ cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với những người làm nghề khác để
giành mảnh đất sống và phát triển cho thơ. Trong bao nhiêu những sản phẩm phục vụ đời
sống con người khác, thơ ca đứng ở vị trí nào, con người có thể sống mà không có thơ hay
không ; họ đang cố gắng để trả lời. Cạnh tranh chính là lực đẩy của sự phát triển. Cạnh

tranh bằng cách tạo ra “những sản phẩm có thương hiệu”, bằng cách quảng cáo, tiếp thị
cho sản phẩm, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng cũng là những biểu hiện của tính
chuyên nghiệp.
Ý thức về tính chuyên nghiệp trong thơ sẽ là điều kiện quan trọng dẫn đến sự ra đời
của những sản phẩm thơ có chất lượng, có tính chuyên nghiệp.
4. Từ những chuyển biến về ý thức nghệ thuật như trên, thơ ca Việt Nam thời kì đổi
mới đã có những biến đổi lớn đáng ghi nhận. Đó là một lực lượng sáng tác hùng hậu; sự
bùng nổ về số lượng; sự đa sắc đa diện: mở rộng biên độ phản ánh (Có thể nói không có
một địa hạt nào của đời sống là vùng cấm của thơ ca. Thơ đã tìm đến mọi ngõ ngách của
cuộc sống và con người, cả bề nổi và bề chìm, bề sâu và bề xa, cả cao siêu và trần thế, tâm
hồn và xác thịt, từ hiện thực xã hội đến đời sống tâm linh, từ khát vọng, lý tưởng, bổn phận
đến những tình cảm riêng tư nhỏ mọn, những khao khát bản năng), tính chất đa khuynh
hướng (phân chia thành nhiều dòng, nhiều hướng thơ: thơ "dòng chữ", thơ "dòng nghĩa”,
thơ “âm bồi”, thơ “vụt hiện”, thơ đồ hình, thơ "Dơ", thơ "Rác", thơ Tân hình thức, thơ tình
dục…) sự đa dạng về thi pháp (hiện đại chủ nghĩa, Tân hình thức, hậu hiện đại). (Về sự
chi phối cụ thể của những quan niệm này đối với thơ ca, chúng tôi mong sẽ có dịp đề cập
đến sâu hơn trong một bài viết khác).
Đã có nhiều quan niệm, có thể đúng, có thể sai, có thể tích cực, có thể tiêu cực, có thể dẫn đến
ngõ cụt, có thể mở ra một chân trời dù gì thì cũng có một tác dụng nào đó đối với thơ ca.
Riêng sự phong phú, đa dạng cũng đã là một thành công của thơ Việt giai đoạn này. Nhưng
chúng ta không chỉ cần có thế. Thơ ca vẫn đang vận động và khát vọng tiến về phía trước.
Chúng ta có quyền hy vọng

×