Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tràn khí màng phổi (Xẹp phổi) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.76 KB, 11 trang )

Tràn khí màng phổi
(Xẹp phổi)

Xẹp phổi là tình trạng khoang trống nằm giữa thành ngực và phổi (khoang màng
phổi) chứa đầy khí làm cho toàn bộ hoặc một phần của phổi bị xẹp lại. Không khí
thường đi vào khoang màng phổi từ những tổn thương ở thành ngực hoặc từ một
lỗ ở phổi gây ra hậu quả là tình trạng tràn khí màng phổi.
Có hai loại tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi áp lực và tràn khí màng phổi
đơn thuần.
Tràn khí màng phổi áp lực
 Đây là tình trạng khí tích tụ dưới áp lực và thường gây xẹp hoàn toàn một
hay cả hai bên phổi. Tình trạng này gây rối loạn chức năng nặng nề của hệ
tim mạch.
 Áp lực tích tụ trong khoang màng phổi làm chậm lại hoặc ngừng hẳn dòng
máu quay trở về tim từ các tĩnh mạch. Lúc đó, tim sẽ có ít máu hơn để bơm
vào các động mạch chính nên huyết áp sẽ tụt xuống và những cơ quan sinh
tồn khác sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng.
 Nếu bệnh nhân không được điều trị có thể gây tử vong.
Tràn khí màng phổi đơn thuần
 Tràn khí màng phổi đơn thuần thường chỉ gây xẹp một phần phổi. Áp lực
tích tụ trong khoang phổi không đủ để gây ra rối loạn chức năng tim mạch.
 Xẹp phổi có thể nặng đến mức làm giảm lượng oxy trong máu làm cho
bệnh nhân khó thở.
 Loại tràn khí màng phổi này có thể ít và ổn định và không cần phải điều trị
cấp cứu. Tuy nhiên, tràn khí màng phổi có thể diễn tiến chậm hoặc nhanh
và gây ra những suy giảm nặng nề về hệ tim mạch và thường cần phải được
theo dõi.

NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân thường gặp nhất gây tràn khí màng phổi là chấn thương lồng ngực.
Chẳng hạn như xương sườn bị gãy có thể đâm vào phổi. Ngoài ra, những vết


thương xuyên thấu từ đạn, dao, hoặc những vật nhọn khác có thể đâm thủng phổi
trực tiếp.
Đôi khi, một người rất cao và gầy dễ bị tràn khí màng phổi tự phát. Trong trường
hợp này, phổi có thể bị xẹp do một chấn thương nhỏ hoặc thậm chí không có chấn
thương nào cả. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá và sử dụng hoặc
lạm dụng những loại thuốc kích thích.
Tràn khí màng phổi tự phát
 Đây là tình trạng tràn khí màng phổi gây xẹp phổi mà không có tổn thương
hay chấn thương nhìn thấy được.
 Một túi nhỏ chứa đầy khí bên trong phổi có thể vỡ ra và làm khí len vào
khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi tự phát. Những trường hợp này
xuất hiện ở những bệnh nhân cao và gầy do hình dạng của phổi và lồng
ngực của họ nên có khuynh hướng dễ bị dị tật này hơn.
 Khó thở và đau nhói, dữ dội có thể xuất hiện ở những người có vẻ ngoài
khỏe mạnh.
 Những người hút thuốc lá dễ có nguy cơ bị tràn khí màng phổi tự phát hơn.
 Những loại thuốc kích thích được hít sâu và mạnh vào phổi có thể gây ra
nguy cơ tràn khí màng phổi cao hơn.
Tràn khí màng phổi do chấn thương
 Chấn thương trực tiếp vào thành ngực do vết thương xuyên thấu.
 Chấn thương cũng có thể là do những thủ thuật dùng để chẩn đoán và điều
trị của các bác sĩ, chẳng hạn như dùng kim hút dịch ra khỏi khoang màng
phổi, sinh thiết phổi, hoặc đưa một catheter tĩnh mạch lớn vào tĩnh mạch
gần cổ.
Tràn khí màng phổi do bệnh có thể xảy ra do những bất thường ở nhu mô phổi.
 Xẹp phổi có thể là biến chứng của những bệnh sau:
o Hen phế quản
o Xơ nang
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chẳng hạn như khí phế
thũng hoặc viêm phế quản mạn.

o Viêm phổi mạn tính do Pneumocystis carinii, là một bệnh nhiễm
trùng cơ hội của phổi thường gặp ở những bệnh nhân bị AIDS.

TRIỆU CHỨNG
 Đau nhói, dữ dội ở ngực và tăng lên khi thở hoặc hít vào sâu. Đây là tình
trạng viêm màng phổi, do sự kích thích của các đầu tận dây thần kinh trong
màng phổi. Có một điều thú vị là bản thân nhu mô phổi không có chứa đầu
tận dây thần kinh nào cả.
 Cơn đau có thể lan đến vai và/hoặc sau lưng.
 Có thể bệnh nhân bị ho khan do sự kích thích của cơ hoành.
 Trong trường hợp tràn khí màng phổi áp lực, có thể có những dấu hiệu của
tim mạch và shock. Tình trạng này sẽ gây nguy hiểm tính mạng tức
thời.
o Các tĩnh mạch lớn ở cổ sẽ nổi lên, hoặc da sẽ chuyển sang màng
xanh do thiếu oxy (chứng xanh tím). Mạch nhanh và huyết áp tụt.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy bồn chồn và có thể nói khó. Nếu trong vòng
vài phút kế tiếp vẫn không được điều trị, bệnh nhân sẽ bị mất ý thức,
shock và tử vong.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM
Nên gọi cho bác sĩ bất kỳ lúc nào bạn có những triệu chứng của đau ngực, do đau
ngực có thể là kết quả của những bệnh có mức độ nghiêm trọng tương đương hoặc
hơn.
 Sau một chấn thương cùn vào lồng ngực, chẳng hạn như té đập vào xương
sườn, bác sĩ có thể sẽ khám xem bạn có bị khó thở hoặc bị đau khi thở hay
không.
 Nếu bạn ho ra máu (khái huyết) sau chấn thương ngực hoặc xương sườn,
đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng có tính chất nghiêm trọng hơn và
cần phải được điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa.
Hãy gọi cấp cứu nếu bạn bị đau ngực nặng hoặc khó thở nặng.

 Những vết thương xuyên thấu ở lồng ngực có thể làm gãy xương sườn hoặc
trực tiếp gây xẹp phổi. Vết thương xuyên thấu có thể có những nguyên
nhân sau:
o Bị đâm bởi vật nhọn.
o Vết thương do súng bắn
o Vết thương cùn do bị đấm hoặc bị đụng phải bởi đồ vật, chẳng hạn
như trái bóng, làm gãy xương sườn và đâm vào trong khoang phổi.
 Bất kỳ trường hợp xẹp phổi nào cũng có thể nhanh chóng trở nên xấu đi
thành tràn khí màng phổi áp lực gây đe dọa mạng sống.

KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
 Khám lồng ngực bằng cách dùng ống nghe và gõ có thể giúp gợi ý đến tình
trạng tràn khí màng phổi. Trong trường hợp tràn khí màng phổi áp lực,
những dấu hiệu sau có thể xảy ra:
o Huyết áp sẽ giảm do giảm cung lượng tim.
o Xanh tím do mô thiếu oxy.
o Giảm ý thức do hạ huyết áp, giảm oxy máu.
 Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định với X quang ngực:
o Tràn khí màng phổi rất nhẹ có thể bị bỏ sót ở những phim X quang
thường quy.
o Bác sĩ có thể chụp nhiều phim, bao gồm phim X quang lúc thở ra tối
đa, hoặc thậm chí chụp CT ngực để tìm hình ảnh xẹp phổi.

ĐIỀU TRỊ
Tại nhà
Không có cách điều trị tại nhà cho tình trạng tràn khí màng phổi.
Làm dịu triệu chứng: Tràn khí màng phổi đơn giản có thể được làm dịu lại bằng
cách kê một cái gối mềm ở thành ngực ở những trường hợp bị xẹp phổi do gãy
xương sườn từ những chấn thương cùn để nẹp vết gãy lại và làm giảm đau mỗi khi
thở. Không nên gõ vào xương sườn hoặc thành ngực vì nó có thể làm hạn chế hô

hấp và làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Tại bệnh viện
Tràn khí màng phổi áp lực
 Tràn khí màng phổi áp lực được điều trị bằng cách dùng kim nối với ống
bơm rồi chọc vào lồng ngực để rút khí ra ngoài.
 Cách điều trị lâu dài là đặt một ống nhựa vào bên trong lồng ngực qua một
đường rạch nhỏ gần nách rồi gắn với máy hút có nước. Cần phải giữ ống ở
lồng ngực vài ngày trước khi lấy nó ra ngoài.
Tràn khí màng phổi đơn thuần
 Tràn khí màng phổi đơn thuần thường có cách điều trị tương tự với tràn
dịch màng phổi do áp lực với ống dẫn lưu và cần phải nhập viện.
 Nếu vùng phổi xẹp nhỏ và không thể nở ra trở lại được, bác sĩ có thể thử
thực hiện một số kỹ thuật hít khác nhau với 100% oxy để làm cho phần
phổi bị xẹp dãn nở ra trở lại một cách tự phát.
 Có thể đặt một catheter nhỏ vào lồng ngực và rút khí ra ngoài bằng các kỹ
thuật hút sử dụng ống bơm tiêm và van 3 chiều.
 Nếu phổi đã bị xẹp nhiều lần hoặc xẹp mạn tính, có thể cần phải dùng phẫu
thuật hoặc phương pháp hóa học để làm màng phổi dính vào thành ngực
(thủ thuật gây dính màng phổi), những thủ thuật này cần có sự tham dự của
các bác sĩ chuyên khoa.

NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO
Phòng ngừa
Chủ yếu là phòng tránh những yếu tố nguy cơ. Chẳng hạn như nếu bạn đang có
nguy cơ bị tràn khí màng phổi, bạn nên tránh hút thuốc lá để ngăn ngừa khả năng
bị tràn khí màng phổi tự phát.
Tiên lượng
 Tiên lượng của những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi phụ thuộc vào
nguyên nhân gây ra nó.
o Đối với những trường hợp tràn khí màng phổi tự phát thì bệnh nhân

sẽ bị gia tăng nguy cơ bị xẹp phổi lần nữa trong tương lai.
o Nếu không có áp lực, tình trạng này sẽ được điều trị dễ dàng bằng
cách loại bỏ khí ra ngoài làm phổi nở ra trở lại và quay lại chức năng
phổi bình thường sau vài ngày.
o Tràn khí màng phổi áp lực có thể gây đe dọa mạng sống và tử vong.
 Một số trường hợp sẽ gây xơ sẹo màng phổi sau khi điều trị và gây ra
những cơn đau ngực nặng, khu trú và cách quãng trong một thời gian ngắn.
 Thông thường, khi tràn dịch màng phổi đã được chữa lành, sẽ không gây ra
một hậu quả về lâu dài nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tràn khí màng phổi
tự phát có thể tái phát ở khoảng trên 50% bệnh nhân.

×