Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sinh bệnh học bệnh vảy nến docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.79 KB, 5 trang )

Sinh bệnh học bệnh vảy nến



Quá trinh sinh bệnh học của vảy nến hiện nay đang được làm sáng tỏ. Sự hình
thành tổn thương vảy nến được giải thích trong các giai đoạn sau

1. Sự hoạt hóa của tế bào trình diện kháng nguyên (APC) mà ở da là tế bào
Langerhans: Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: vi khuẩn, vi rút … )
được các tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Presenting Cell- APC; ở da có
tế bào Langerhan, tế bào đuôi gai – Dendritic Cell) xử lý và di chuyển đến các
hạch bạch huyết lân cận gây hoạt hoá các tế bào lympho T CD45RA+ (T naive)
2. Tương tác giữa tế bào trình diện kháng nguyên với tế bào Lympho T ở da, sau
khi hoạt hóa tế bào Lympho T di chuyển vào vùng hạch lân cận: Inter-Cellular
Adhesion Molecule 1 (ICAM-1 tạm gọi là: phân tử liên kết các tế bào nhóm 1, còn
có tên khác là CD54) trên bề mặt tế bào APC sẽ tương tác với LFA-1
(Lymphocyte function-associated antigen-1) trên tế bào T. Tiếp theo đó, kháng
nguyên đã gắn với MHC (Major Histocompatability complex – phức hợp phù hợp
tổ chức chủ yếu) trên APC sẽ gắn vào thụ cảm thể và đồng thụ cảm thể CD4/CD8
trên tế bào T sinh ra “tín hiệu 1”. Bên cạnh đó, quá trình tương tác còn được tạo
bởi sự gắn kết giữa các phần tử CD28 và CD80 (B7.1), CD28 và CD86 (B7.2),
CD40 là CD40L, LFA3 và CD2 của 2 tế bào tạo ra “tín hiệu 2”. Qua quá trình trên
lympho T sẽ được hoạt hoá.

Sinh bệnh học vảy nến

3. Các tế báo Lympho hướng da sẽ di chuyển lại tổ chức da: Lympho T hoạt hoá
sẽ tạo ra nhiều cytokine bao gồm IL-12 (interleukin 12), TNF-alpha (Tumor
Necrosis factor alpha), IFN-gamma (interferon gamma) và IL-2 (interleukin 2). Từ
đó lympho T phát triển và biệt hoá thành T CD45RO+ (T nhớ).
4. Tái hoạt hóa tế bào Lympho T CD4 và CD 8 tại trung bì da và sản xuất các


chất hóa học trung gian tế bào như …: T nhớ sẽ bộc lộ CLA (cutaneousIL2, IL8,
IL 10, TNF - lymphocyte-associated antigen) ra bề mặt tế bào để gắn với e-
selectin của tế bào nội mô lòng mạch, cùng với sự gắn kết LFA-1 với ICAM-1
giúp cho các tế bào T thoát khỏi lòng mạch và di chuyển đến da. Ngoài ra các
cytokine do tế bào sừng tiết ra có vai trò lôi kéo các tế bào T nhớ đi chính xác đến
các vị trí viêm.
5. Các chất hóa này sẽ kích thích tăng sinh thương bì và hình thành tổn thương
vảy nến: Tại vùng da viêm, bạch cầu T tiếp xúc với tế bào trình diện kháng
nguyên APC, sẽ được hoạt hoá lại và tiết ra các cytokine như TNFalpha,
IFNgamma làm kích thích các tế bào sừng phát triển, quá sản, rối loạn biệt hoá
gây ra các triệu chứng lâm sàng vảy nến

Sự biến đổi miễn dịch tại tổn thương da vảy nến
ThS. Lê Hữu Doanh
Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội

×