Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

c đáo trong trang phục của người Dao Tiền Bắc Kạn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.27 KB, 7 trang )

Độc đáo trong trang phục
của người Dao Tiền Bắc Kạn
Người Dao Tiền Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Ba Bể, Ngân
Sơn… là dân tộc có nền văn hoá đặc sắc riêng biệt.
Trang phục của người Dao Tiền cầu kì, tinh tế nhưng phù hợp với tập quán và
tập quán lao động sản xuất của mình. Khác với người Dao đỏ hoạ tiết trong
trang phục chủ yếu là màu đỏ thì người Dao Tiền Bắc Kạn màu sắc chủ đạo
trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế nhưng nhã nhặn, hài
hoà.
Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thồng của mình. Đây là
dân tộc luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ, đi
nương…Trẻ em cũng được cha mẹ thêu dệt, may cho những bộ trang phục
truyền thống. Trong ngày hội, ngày chợ chị em phụ nữ Dao Tiền rất duyên
dáng, nhã nhặn trong trang phục truyền thống như những cánh bướm của núi
rừng hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên các công đoạn để hoàn thành một bộ
trang phục của người Dao Tiền rất công phu và tỉ mỉ. Các bộ trang phục của cả
nam và nữ đều được nhuộm chàm và vẽ trang trí theo phương pháp thủ công
đặc biệt.
Tranh thủ những lúc nhàn rỗi phụ nữ Dao ép hạt, bật bông, se sợi, dệt vải, tự
may trang phục cho mình và cho người thân. Người phụ nữ thường đảm
nhiệm tất cả các công đoạn này. Khi lấy được bông họ đun qua nước sôi,
ngâm vào nước lạnh rồi vớt ra đùm thành con. Dụng cụ chủ yếu giúp hoàn
thành trang phục là chiếc khung dệt- vật cần thiết trong mỗi gia đình người
Dao. Chỉ với hai thoi sợi chính, phụ nữ Dao Tiền dệt thành những mảnh vải
vuông khoảng 30 đến 40 cm một chiều. Trang phục của người Dao Tiền chủ
yếu thêu trên áo, phần váy họ vẽ sáp ong. Để tạo hoa văn trước tiên người ta
dùng dụng cụ vẽ. Đó là chiếc bút gắn ngòi đồng nhưng cũng có khi chỉ là
những chiếc que tre bẻ thành hình tam giác. Loại to để tỉa tót hoa lá, loại vừa
chuyên vẽ hình vuông, hình tròn chim, ốc. Sau khi nấu chảy sáp ong họ sẽ
nhúng đầu bút vẽ hoa văn lên vải. Vẽ xong đem tấm vải đó đi nhuộm chàm, khi
các công đoạn nhuộm chàm hoàn tất họ đem ngâm vào nước nóng để sáp tan


ra. Những chỗ trước đây có vẽ sáp ong không nhuốm chàm nên chỉ để lại một
màu xanh lơ hài hoà đẹp mắt.
Người Dao rất coi trọng chuyện ăn mặc, ngay cả trẻ nhỏ đã được bố mẹ mặc
cho những trang phục truyền thống, họ thường xuyên truyền lại cho con cháu
kĩ thuật dệt, nhuộm và may vá trang phục truyền thống. Vì kĩ thuật làm được
một bộ trang phục rất cầu kì và trải qua nhiều công đoạn, một bộ trang phục
của họ phải mất khoảng 15 ngày mới may xong. Chính vì vậy, họ luôn có ý
thức giữ gìn nét truyền thống bắt đầu từ những trang phục cầu kì của mình.
Phụ nữ Dao Tiền rất thích trang sức, chủ yếu là các đồng bạc trắng hay
kim loại, vòng bạc trắng được họ dùng để trang trí, đồng thời trong trang phục
họ làm các khuy bạc có đường kính từ 6 đến 7 cm đính nổi bật ở trên áo chàm.
Cả bộ trang sức có khi nặng đến vài ki-lô-gam. Kỹ thuật thêu của người Dao
Tiền cũng khá đặc biệt, không thêu đè lên các sợi vải mà luồn chỉ theo mắt sợi,
thêu ở mặt trái nhưng các hoạ tiết lại nổi lên trên mặt phải của vải. Các họa tiết
thêu chủ yếu là hình sao tám cánh, hình chữ thập ngoặc đơn và ngoặc kép,
hình gà, hình hoa lá Màu sắc của hoa văn họ ưa dùng là màu đen và trắng.
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, dây lưng,
khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức vàng bạc Duy nhất trong cộng
đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy.
Khăn đội đầu của phụ nữ Dao Tiền có màu trắng dài khoảng 1,2m đến 1,5m.
Hai đầu khăn có hai mảng hoa văn hình vuông. Khi đội khăn phụ nữ thường
búi tóc ngược lên đỉnh đầu, hơi hướng về phía trước. Thân áo dài của phụ nữ
Dao thường được hình thành từ hai khổ vải được gấp đôi lại. Hai thân trước để
rời, có nẹp từ cổ áo xuống tới chỗ xẻ tà. Tay áo được khâu theo dạng tay ống,
cửa tay được thêu như ở nẹp ngực. Ở cổ áo, thân sau được đeo một số đồng
bạc thường từ 6 đến 12 đồng. Ngoài y phục, người phụ nữ Dao còn ưa dùng
đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng như túi trầu
đính bạc, hay những miếng bạc được đính vào ngực áo.
Ngày cưới, cô dâu Dao Tiền mặc áo kép tự làm, đầu đội mũ. Khung mũ được
làm bằng tóc rối phết sáp ong, trên khung được phủ khăn trắng hình chữ nhật,

thêu các hoạ tiết bằng chỉ nhiều màu. Theo quan niệm của người Dao Tiền, khi
cô gái về nhà chồng, ngoài váy, áo tự làm suốt một năm qua, còn có của hồi
môn là những đồ trang sức bằng bạc do cha mẹ mình tặng. Những đồ trang
sức này sẽ được giữ lại như bảo vật của gia đình, dòng họ và sẽ trao lại cho
con cháu sau này.
Người Dao Tiền Bắc Kạn luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua các
trang phục cầu kì, tinh tế và độc đáo rất riêng không trộn lẫn với bất cứ dân tộc
nào. Đến với các bản nơi người Dao Tiền sinh sống cùng khám phá nét văn
hoá đặc sắc của dân tộc thiểu số vùng cao, du khách còn cảm nhận được sự
chân thành, thẳng thắn, rất đỗi chân thật và mến khách.
Bắc Kạn - miền đất thiên nhiên tươi đẹp
và giàu truyền thống
Đến với Bắc Kạn, du khách không chỉ về thăm chiến trường xưa, tìm về
cội nguồn lịch sử mà du khách còn được đến với các thắng cảnh thiên nhiên
tươi đẹp và độc đáo

Bắc Kạn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc
đều có những phong tục tập quán khác nhau nhưng đan xen nhau tạo nên bản
sắc chung của dân tộc Việt Bắc mà biểu trưng nhất là văn hóa Tày Nùng.
Nằm trong quần thể chiến khu Việt Bắc năm xưa “Cao - Bắc - Lạng - Thái -
Tuyên - Hà”, Bắc Kạn đã đi vào sử sách dân tộc với các địa danh nổi tiếng:
cụm di tích ATK - Chợ Đồn đã từng là nơi hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng các cán bộ cấp cao Trung Ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan trung
ương trong kháng chiến chống Pháp, núi PhjaBjóoc - nơi hoạt động của đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam), hầm bí mật Dốc Tiệm - nơi nguyên Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo
cuốn sách “Trường kỳ kháng chiến”, Đèo Giàng, Phủ Thông, Chợ Rã - nơi
diễn ra các trận đánh lớn chống quân xâm lược. Đến nay các chứng tích lịch
sử vẫn còn lưu lại, nhiều di tích đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc
gia như di tích Bản Ca, Khau Mạ, Nà Tu, Nà Pậu



Đến với Bắc Kạn, du khách không chỉ về thăm chiến trường xưa, tìm về
cội nguồn lịch sử mà du khách còn được đến với các thắng cảnh thiên nhiên
tươi đẹp và độc đáo với những hồ, thác, hang động và sông suối như động
Nàng Tiên, Động Hua Mạ, động Puông, thác Đầu Đẳng, Nà Khoang, Nà Đăng,
sông Cầu, sông Năng Đặc biệt du khách sẽ được đến thăm khu du lịch sinh
thái hồ Ba Bể - “viên ngọc xanh giữa núi rừng Việt Bắc”, đến đây du khách sẽ
được dạo chơi trên hồ bằng thuyền Độc Mộc, hít thở không khí trong lành của
Vườn quốc gia - rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với nhiều loài động, thực vật
đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Nếu du khách muốn tìm hiểu đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào các
dân tộc Việt Bắc xin mời hãy ghé thăm các phiên chợ vùng cao, đến với các lễ
hội mùa xuân của từng bản làng, từng dân tộc như chợ Bản Tàu Ba Bể (4/9
âm lịch), chợ tình Xuân Dương Na Rì (25/3 âm lịch), các lễ hội như: hội Lồng
Tồng, hội xuân Ba Bể, lễ hội đền Thắm, chùa Thạch Long Bắc Kạn còn có
nhiều đặc sản của núi rừng, rau quả, hoa trái mùa nào thức nấy, ở đây có
hương vị ngọt ngào của hồng không hạt giữa mùa thu Bắc Kạn, lê Ngân Sơn,
quýt Quang Thuận, tôm chua, rượu ngô Ba Bể, rau ngót rừng, rau Bồ Khai,
bánh gio, bánh Coóc Mò, những ống nếp lam thơm dẻo cho du khách dễ
dàng lựa chọn một món quà mang đậm hương vị Việt Bắc về biếu gia đình và
người thân của mình.

×