Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỊA LÝ TỈNH BẮC KẠN - ĐỊA LÍ TỈNH BẮC KẠN Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.48 KB, 6 trang )

ĐỊA LÝ TỈNH BẮC KẠN - ĐỊA LÍ
TỈNH BẮC KẠN
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn
Diện tích : 4.857,2 km2 (năm 2003)
Dân số : 298,9 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thị xã Bắc Kạn
Mã điện thoại : 0281
Biển số xe : 97
Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Nam giáp
tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Như vậy, Bắc Kạn nằm
hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí
tuyến Bắc hơn gần xích đạo
Diện tích tự nhiên năm 2003 là 4.857,2 km2.
Dân số là 298,9 nghìn người (số liệu năm 2005), bao gồm 7 dân tộc anh
em: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông,Hoa và Sán Chay.
Bắc Kạn có 7 đơn vị hành chính là: thị xã Bắc Kạn, các huyện Bạch Thông,
Ba Bể, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì và Chợ Đồn
Địa hình: Bắc kạn có địa hình núi cao, bị chi phối bởi các dãy núi cánh cung
(sông Gâm và Ngân Sơn) kéo dài từ bắc xuống nam ở phía đông và phá tây
tỉnh; địa hình có bề mặt bị bào mòn, chia cắt mạnh.
Khí hậu: Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa
hình nên hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông là gió hướng bắc hoặc
đông bắc. Mùa hạ chủ yếu hướng gió tây nam và hướng nam. Vì nằm sâu
trong nội địa nên Bắc Kạ hầu như không chịu ảnh hưởng của gió bão.
Nhiệt độ trung bình năm từ 21 – 23 độ C, mang tính chất nhiệt đới rõ ràng,
nhưng không đồng nhất mà có sự phân hóa thành 2 mùa (mùa nóng từ tháng
4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 12) và phân hóa giữa các
vùng (càng lên phía bắc, mùa lạnh càng lạnh và càng kéo dài hơn).
Độ ẩm trung bình cả năm khá cao, trên 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400 – 1800 mm. Mùa mưa trùng với


mùa nắng, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 85% - 90%
lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa.
Thủy văn: Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn,
nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và
chảy theo những hướng khác nhau. Các sông suối chảy theo hướng nam vào
châu thổ Bắc Bộ có sông Cầu, sông Năng. Các dòng chảy sang hướng đông
bắc thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng về phía Trung Quốc như sông Na Rì, sông
Bắc Giang,…
Ngoài ra, Bắc Kạn còn có hồ Ba Bể - hồ kiến tạo lớn nhất cả nước và là 1 danh
thắng nổi tiếng, nằm ở trung tâm vườn quốc gia Ba Bể, có giá trị lớn về nhiên
cứu khoa học, du lịch sinh thái và nhiều giá trị khác.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: nhìn chung, đất phổ biến ở Bắc Kạn còn ở giai đoạn đầu của
quá trình feralit, tầng phong hóa khá dày, chưa có nhiều biểu hiện của hiện
tượng đá ong hóa. Các loại đất cơ bản gồm: đất feralit màu vàng nhạt trên núi
trung bình; đất feralit điển hình màu vàng đỏ vùng đồi, núi thấp; đất feralit trên
núi đá vôi có màu đỏ nâu hoặc nâu sẫm; đất bồi tụ phù sa phân bố dọc theo
sông suối, bãi chân núi và các thung lũng; đất ngập nước.
Tài nguyên nước: Bắc Kạn có hệ thống các sông suối phân bố tương dối dầy
đặc nên có lượng nước mặt tương đối lớn. Trong đó, hồ Ba Bể là hồ tự nhiên
lớn nhất (diện tích gần 600ha). Nguồn nước ngầm khá phong phú, các tầng
không quá sâu, thuận lợi cho việc khai thác, phục vụ chu cầu sinh hoạt cũng
như phát triển công – nông – lâm nghiệp trong tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản: Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng về tài nguyên
khoáng sản, bao gồm kim loại đen, kim loại màu, đơn kim, đa kim, khoáng sản
phi kim loại, các loại đất đá quý, hiếm.
Tài nguyên rừng: Là 1 tỉnh vùng núi nên Bắc Kạn có đến ¾ diện tích là đồi núi.
Sơ bộ cho thấy trên địa bàn Bắc Kạn có tới 826 loài thực vật, trong đó có hơn
300 loài thân gỗ, hàng trăm cây thuốc, hơn 50 loài sinh vật nằm trong sách đỏ.
Bắc Kạn còn có vườn quốc gia Ba Bể với trên 400 loài thực vật, gần 30 loài

động vật và khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lưu giữ nhiều nguồn gien thực vật
quý hiếm.
TƯ LIỆU VỀ BẮC KẠN
Bắc Kạn, cũng được viết là Bắc Cạn, là một tỉnh thuộc vùng Đông
BắcViệt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn,
phía nam giáp tỉnhThái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Hành chính
Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện:
• Thị xã Bắc Kạn
• Huyện Ba Bể
• Huyện Bạch Thông
• Huyện Chợ Đồn
• Huyện Chợ Mới
• Huyện Na Rì, huyện lỵ là Yên Lạc
• Huyện Ngân Sơn
• Huyện Pác Nặm
Vị trí địa lý
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng
cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể
phân thành 3 vùng như sau:
• Vùng phía tây và tây-bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ
Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung tây bắc–đông nam, định ra
hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.
• Vùng phía đông và đông-bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy
theo hướng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.
• Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc
cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía
đông.
Kinh tế
Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kỹ thuật

nghèo nàn, lạc hậu. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2005:
• Nông, lâm nghiệp tăng 5%/năm.
• Công nghiệp & xây dựng tăng 35%.
• Dịch vụ - du lịch tăng 15%, trong đó lượng khách du lịch đến tỉnh Bắc Kạn
tăng 19-20%/năm.
• Thu nhập GDP bình quân đầu người xấp xỉ là 216 USD.
• Sản lượng lương thực có hạt đạt 124.000 tấn.
• Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Việt Nam còn 50,87%.
Bắc Cạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
Du lịch
Thắng cảnh tự nhiên hồ Ba Bể
Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên,
khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt
Nam.
• Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn
hoá Quốc gia năm 1996, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận
làdi sản thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng
năm.
• Căn cứ địa cách mạng-ATK Chợ Đồn: Đây là một trong những khu căn cứ
mà Bác Hồ và các cán bộ cấp cao của Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc trong suốt
cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
• Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động
Nả Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

×