Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 9 trang )

Bản đồ hành chính tỉnh
Quảng Ninh
Diện tích : 8.239,243 km2 (năm 2003)
Dân số : 1.078,9 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thành phố Hạ Long
Mã điện thoại : 033
Biển số xe : 14
Vị trí địa lý: Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở vùng địa đầu phía Đông Bắc
Việt Nam. Tọa độ địa lý khoảng 106026’ đến 108031’ kinh độ Đông và từ
20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía Bắc giáp
Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Phía Đông giáp biển
Đông.
Diện tích toàn tỉnh là 8.239,243 km2. Trong đó đất liền là 5.899,2 km2; còn lại
là vùng vịnh, đảo, biển (nội thủy).
Dân số Quảng Ninh năm 2005 có 1.078,9 nghìn người, dân cư phân bố không
đều, tập trung đông ở vùng đô thị và các huyện miền Tây.
Có 21 dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu,
Sán Chỉ, Hoa, tiếp đó là Nùng, Mường, Thái, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia
Rai, Ngái, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào.
Đơn vị hành chính: Quảng Ninh bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành
phố Hạ Long), 3 thị xã (Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí), 8 huyện trên đất liền
(Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Đông Triều, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Yên
Hưng) và 2 huyện đảo (Cô Tô, Vân Đồn)
Địa hình: Phía Tây tựa vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa
phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên
ngoài là hơn 2.000 đảo lớn nhỏ. 4/5 diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi,
tập trung ở phía Bắc. 1/5 diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng.
Khí hậu: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt
Nam. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới gió mùa.


Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh,
khô hanh, ít mưa, gió thịnh hành là gió đông bắc. Nhiệt độ không khí hàng năm
trên 210C. Độ ẩm trung bình 84%. Lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400
mm.
Thủy văn: Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ
dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông các sông
cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao
rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s nhưng mùa mưa lên tới 1.500 m3/s,
chênh nhau 1.000 lần.
Tài nguyên:
Tài nguyên nước: Quảng Ninh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.
Nước mặt chủ yếu là nước sông hồ với các sông lớn: Ka Long, Hà Cối, Đầm
Hà, Tiên Yên Tổng trữ lượng tĩnh các sông ước tính khoảng 175.106 m3.
Lượng nước ngầm qua thăm dò và khảo sát tại 13 khu vực đô thị và công
nghiệp ước tính có thể khai thác 64.388 m3/ ngày. Quảng Ninh có nhiều điểm
nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng
Long (Bình Liêu).
Tài nguyên biển: Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại hải sản Việt Nam: các
loài cá có chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ… loài tôm tiêu biểu là tôm he núi Miều,
đứng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài ra biển Quảng Ninh còn có trai
ngọc, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái sùng…
Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có thế mạnh rừng và đất rừng. Đồi và rừng
Quảng Ninh có tiềm năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loài cây công
nghiệp. Hiện Quảng Ninh đang mở rộng diện tích cây ăn quả, trong đó có vùng
vải thiều Đông Triều 3.000 ha đã cho thu hoạch, vùng chè đã cho chè búp chất
lượng tốt. Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây
đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu. Động vật hoang dã có
khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, nhiều loại chim di cư (sâm
cầm, chim xanh), tê tê, rùa gai, rùa vàng
Tài nguyên khoáng sản:Nói đến Quảng Ninh là nói đến vùng than giàu có của

Việt Nam. Tuyến mỏ than Quảng Ninh dài 150 km, từ đảo Kế Bào (Vân Đồn)
đến Mạo Khê (Đông Triều). Tổng trữ lượng đã tìm kiếm, thăm dò có thể khai
thác là 3,8 tỷ tấn; cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/ năm. Quảng Ninh có ba
trung tâm khai thác than: Hòn Gai, Cẩm Phả - Dương Huy và Uông Bí - Mạo
Khê. Ngoài ra, một loại khoáng sản có trữ lượng lớn và quan trọng khác của
Quảng Ninh là khoáng sản vật liệu xây dựng, bao gồm đá vôi, đất sét sản xuất
xi măng, đất sét sản xuất gạch chịu lửa, đất sét sản xuất gạch ngói, cao lanh,
cát trắng, cát-sỏi xây dựng, đá ốp lát…
ĐẤT MỎ QUẢNG NINH
Vịnh Hạ Long, ở về phía Đông Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 165 kilômét.
Vịnh Hạ Long là một phần sát bờ phía Tây của Vịnh Bắc Bộ, là biển của thành
phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long là vùng
biển đảo được giới hạn trong tọa độ: từ 105o58' đến 107o22' kinh độ đông và
từ 20o45' đến 20o56' vĩ độ Bắc. Với diện tích 1500 kilômét vuông, có 1.600
đảo, trong đó gần 1.000 đảo có tên, Hạ Long chứa đựng những giá trị tiềm
tàng và còn nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên.
Tên" Vịnh Hạ Long" có nghĩa là"Vịnh Rồng Xuống". Từ thế kỷ XIX trở về
trước, tên Hạ Long chưa thấy được ghi chép trong các thư tịch. Mỗi khi nói đến
biển Quảng Ninh, đến vịnh Hạ Long ngày nay, sử sách xưa thường chép là
biển Giao Châu, Lục Châu, Lục Thủy, Hải Đông, An Bang v.v Mãi đến cuối
thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới thấy xuất hiện trên bản đồ hàng hải của Pháp
vẽ về vịnh Bắc Bộ, trên một số bài báo chữ Pháp và chữ Việt.
Vậy tên Hạ Long bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ? Người dân Hạ Long kể lại
rằng: "Ngày xưa, khi người Việt Nam mới lập nước, trong một lần nước Việt
Nam bị giặc ngoại xâm, trời sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống
giúp người Việt Nam đánh giặc. Thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ,
thì đàn Rồng cũng hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc. Những
châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn đảo đá màu ngọc thạch, chỗ kết lại như
bức tường thành, chỗ dàn ra trận địa, chặn bước tiến quân của giặc, tạo điều
kiện cho người Việt Nam chiến thắng. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ, Rồng con

không trở về thiên đình nữa, mà ở lại trần gian, nơi vừa diễn ra trận chiến đấu.
Chỗ Rồng mẹ xuống là Hạ Long. Chỗ Rồng con xuống là Bái Tử Long. Đuôi
của đàn Rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vĩ, tức bán đảo Trà Cổ ngày nay với
bãi cát mịn, dài hàng chục cây số.
Truyện dân gian này gắn liền với quan niệm về nguồn gốc của dân tộc Việt
Nam là "con Rồng cháu Tiên". Dân tộc Việt Nam chiến thắng giặc ngoại xâm có
Rồng, Tiên giúp sức. Rồng, Tiên ấy chính là sức mạnh truyền thống của dân
tộc đã được biểu tượng hóa.
Như vậy, tên Hạ Long có từ lâu đời trong dân gian. Người đầu tiên đặt cho
vùng vịnh đảo xinh đẹp cái tên thơ mộng ấy không ai ngoài dân gian. Bên cạnh
vịnh lớn mang tên "Rồng xuống", nhiều đảo, núi trong vịnh cũng mang tên đầu
Rồng, đuôi Rồng, như Hòn Rồng, Đảo Long Châu, thôn Cái Rồng (đảo Kế
Bào)
Hạ Long đẹp không chỉ ở dáng núi, ở sắc nước, màu trời mà còn đẹp cả trong
nội dung tên gọi.
Cảnh quan thiên nhiên:
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa, kết hợp tinh tế
giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng, khỏe khoắn với sự duyên
dáng, thơ mộng. Nhưng Hạ Long không phải là tác phẩm nghệ thuật tĩnh, mà
luôn luôn biến đổi về tạo dáng và màu sắc theo thời gian và góc nhìn, tạo nên
trong giây lát những cảnh sắc khác thường, khiến cho du khách ngỡ ngàng,
bối rối.
Hạ Long là vùng biển duy nhất ở Việt Nam, trên diện tích không rộng, mọc lên
hàng nghìn hòn đảo với vô số hình dáng kỳ dị khác nhau. Các đảo núi ấy quần
tụ trên hai vùng biển lớn: Một vùng là phía Nam và Tây Nam vịnh, vùng kia là
phía Đông vịnh. Ở giữa hai vùng đảo núi, là trũng biển rộng hình cánh quạt,
không có đảo núi xen kẽ, dường như tạo hóa muốn dành cho du khách một
tầm nhìn bao quát để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên.
Trên hai vùng biển phân bố các đảo đá, nếu từ trên độ cao máy bay nhìn
xuống, mặt vịnh là một tấm gương xanh biếc, lấp lánh, được dính lên những

viên ngọc màu lam nhiều hình dáng. Đảo Hạ Long không phải là những quả
núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện
trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Hầu như không một hòn đảo nào lại
không có ít ra một hình tượng quen thuộc khiến cho ta liên tưởng đến thế giới
của sự sống. Đảo thì giống ông già câu cá (Hòn Ông Lã Vọng), đảo thì giống
nàng tiên (Đảo Cô Tiên), có đảo lại y hệt một đầu người (Đảo Đầu Người), hay
tựa đôi gà chọi (Hòn Gà Chọi), Con Cóc, Con Rùa, chú Mèo, Con Chó đứng,
Con Ngựa phi trên mặt nước Chừng như các đảo đá đều có "nội tâm phong
cảnh đầy li kỳ, rất mộng mơ". Đi giữa Hạ Long với hàng ngàn đảo đá lớn nhỏ,
nhiều hình dáng, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua
hàng triệu năm hóa đá.
Bạn hãy nhìn vào chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước. Ở đây biển cả cần
cù chạm khắc nhiều hình thù tinh tế, kỳ lạ, nhiều tầng, nhiều lớp, uốn lượn
mềm mại, khuất khúc, tạo nên cái "đề co" trang trí như ở các cột đá của đền
đài. Ở một số đảo, chân đảo bị nước biển bào mòn, lõm hẳn xuống, khiến cho
chân đảo trở nên mảnh khảnh chống đỡ cái thân đồ sộ của nó, trông mất cân
đối đến ngộ nghĩnh.
Đảo Hạ Long dưới bàn tay đẽo gọt chạm khắc kỳ phu của tạo hóa không chỉ
tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những tượng đài, những bức chạm nổi
thiên nhiên, sinh động, mà còn tạo ra các khối kiến trúc độc đáo. Đó là các đảo
hình tháp, hình hộp, hình nón đứng sừng sững giữa trũng biển như một biểu
tượng kỳ vĩ của quá khứ. Có đảo hình tứ trụ, bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen
bóng như được ghép bằng các tấm ván lim bào nhẵn. Có đảo cong cong giống
chiếc ngà voi, càng lên cao, càng bị gió vuốt mạnh, thon nhỏ và nhọn sắc. Có
đảo được cấu trúc như hình tháp hoặc dàn ra thành dãy với nhiều đỉnh nhấp
nhô giống như phác thảo tượng đài dang dở, hoặc một lâu đài xa xa đã đổ
sụp, nay còn lại phế tích hoang vắng.
Trên các đảo đá, thảm thực vật lùn, lá nhỏ phủ màu xanh mượt mà lên đỉnh,
như "Tóc đào từng chòm" (thi hào Nguyễn Trãi, bài Vân Đồn). Không có gì thú
vị hơn bằng đi trên con thuyền buồm khe khẻ nhích lướt, len lỏi ngắm nhìn

rừng đảo huyền bí của Hạ Long.
Từ Bãi Cháy, thuyền đưa ta vượt nhanh qua vịnh Hòn Gai, hướng tới vùng
biển đảo phía Nam và Tây Nam, trông xa ngỡ một bức tường thành vững chãi,
ngăn khơi với lộng, nối mặt bể với lưng trời. Nhưng thuyền ta đến gần, bức
tường thành như đột ngột rạn vỡ, những ngõ ngách quanh co hiện ra trước
mắt ta, luồn lách qua bức tường thành. Thuyền ta nhích lướt qua những ngõ
ngách trên lạch nước xanh đen chờn vườn bóng núi, hai bên vách đảo dựng
đứng thành vại. Hiện lên phía trước các khe lạch chật hẹp, lúc thì một mảnh
khơi xa sóng vỗ với cánh buồm nâu hoặc tím đang lướt vội, lúc thì một vòm
trời xanh trứng sáo với giải mây bông lơ lửng, có lúc là những sườn đảo nhọn
sắc tựa mũi dao, mũi kiếm chĩa lên không trung. Ta đang ngỡ ngàng trước
cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ
quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh
nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền
bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo
sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường.
Nhưng không, khi thuyền ta lướt tới, dãy đảo như né mình, mở ra các lối ngoặt
bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của
biển đảo Hạ long thoắt ẩn, thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như giây lát đã
làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.
Vùng biển đảo phía Đông vịnh là nơi quần tụ những quả núi kỳ lạ như là hiện
thân của sự sống sôi động trong thời kỳ chỉ có những động vật khổng lồ ngự trị
cách hàng triệu năm trước. Nơi này là ông cụ trầm ngâm hay người vợ trông
chồng. Nơi kia là loài vật trong dáng đứng yên hoặc bơi lội. Rồi hòn Oản, Quả
Chuối, Hòn Đũa, hòn Cái Bút Nhưng sự kỳ lạ của những quả núi Hạ Long
không chỉ là sự ẩn hiện của sự sống muôn loài, dưới cái vẻ lạnh lùng, vô tri
của đá, mà còn là cái biến ảo khôn lường của những quả núi ngỡ có ma thuật.
Với tuyến đảo phía Nam vững chãi "như những người khổng lồ uỡn bộ ngực
nở nang" chặn sóng biển khơi, tạo cho Vịnh Hạ Long sự yên tĩnh hiếm có.
Cùng với sắc nước biển xanh như ngọc và những hòn đảo lam tím trùng điệp,

sự yên tĩnh của Vịnh như một tấm gương phản chiếu làm tăng thêm cái bát
của cảnh quan: Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời (Trịnh
Cương).
Mùa xuân, khi những thảm thực vật quanh bờ Hạ Long rộn ràng, trổ chồi non,
thì vịnh trở thành một thế giới huyền ảo của thiên nhiên. Buổi sớm xuân ở Hạ
Long, đảo chập chờn trong màn sương bạc mông lung. Các đỉnh đảo xanh đen
lẫn trong màn sương, lúc ẩn, lúc hiện, thấp thoáng, bồng bềnh trôi nổi. Những
ngọn núi đá vốn vững chải, gồ ghề, thô ráp, bỗng trở nên mềm mại, thanh tú,
uyển chuyển khác thường như được vẽ bằng những nét bút lông chấm phá.
Khi mặt trời lên cao, sương trên mặt vịnh tan dần, chỉ còn lại màng mỏng di
động trên các đỉnh đảo. Đảo hóa thành những Ông Tiên tóc trắng ngồi trầm
ngâm trên mặt vịnh biếc xanh, bóng đổ ngoằn ngoèo xuống đáy vịnh ngỡ như
đảo đá có rễ.
Mùa hè ở Vịnh Hạ Long là mùa gió nồm nam. Ngọn gió vô tận thổi từ đại
dương, vượt qua lớp lớp đảo núi, mang vào đất liền cái mát lành của biển cả.
Vào mùa hè, nghỉ ở khu du lịch Bãi Cháy, ta sẽ tận hưởng ngọn gió mát rượi
của Hạ Long không ngừng thổi. Du khách bốn phương lũ lượt đổ về Hạ Long,
nghỉ ở Bãi Cháy hay Trà Cổ, là để đón gió và tắm biển. Thuyền đánh cá, sau
một đêm vật lộn với biển cả, lách qua rừng đảo phía Nam, ùa về các bến bãi.
Buồm trắng, nâu, đỏ căng phồng gió sớm, rực rỡ tựa những đóa hoa đầy
hương sắc của biển cả.
Cảnh mặt trời mọc trên vịnh Hạ Long thật là ngoạn mục. Du khách nào lần đầu
tiên đến Hạ Long mà không háo hức được chứng kiến giờ phút "trở dạ" của
trời đất diễn ra ở Hạ Long.

×