Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Làm thế nào để vượt qua sự rụt rè nhút nhát không rõ phần 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.19 KB, 12 trang )


- Khả năng quan sát của bạn đã tiến bộ hơn chưa?




- Bạn có cười nhiều hơn không ?




- Bạn có nhận ra rằng bạn ít tỏ ra lóng ngóng vụng về hơn
trong các hoạt động thường ngày?




- Bạn có cho rằng bạn đã nắm bắt được căn nguyên của
sự rụt rè nhút nhát tồn tại trong con người bạn?




- Bạn có còn bị những người khác làm cho hoảng sợ
như trước nữa hay không ?




Hiểu theo một cách lôgic, bạn nên quan sát tìm hiểu một
sự tiến bộ đáng kể đối với bạn.


Câu hỏi kế tiếp sau đây cực kì quan trọng. Nếu bạn có
thể trung thực trả lời bằng những lời lẽ quả quyết, thì bạn
đang luyện tập rất tốt. Còn nếu không, bạn nên tiếp tục với
bài tập “phân chia tính cách”, trở lại điểm xuất phát ban đầu
và bắt đầu làm lại tất cả.
- Bạn đã hiểu kĩ càng hơn chưa về những điều có thể
làm động cơ thúc đẩy những người khác?




Bước 3: Loại bỏ những ý niệm tiêu cực
Phương pháp trước được thiết lập nhằm mục đích giúp
bạn đối đầu với sự rụt rè nhút nhát của chính mình, và cũng
nhằm phân tích sự rụt rè nhút nhát ấy từ nhiều góc nhìn khác
nhau. Nhưng đó chỉ là một biện pháp hết sức chung chung.
Tại sao chúng ta không bổ sung thêm nhiều bài luyện tập
hơn, những bài luyện tập tỉ mỉ hơn và được đưa ra để giúp
bạn vượt qua những khía cạnh cụ thể nhất định thuộc bản
chất rụt rè nhút nhát tồn tại trong con người bạn. Bạn chẳng
còn gì để mất, trong khi bạn lại có thể đạt được mọi thứ!
Có thể bạn đã bị thuyết phục rằng sự rụt rè nhút nhát đã
biến bạn thành một loại người kém cỏi, thấp kém. Để có thể
vượt qua cái ý niệm tiêu cực mà bạn luôn giữ trong đầu này,
hãy mở cuốn sổ tin cậy của bạn ra và làm theo những bài
tập dưới đây:
Bài tập: Sự tổn thất - những lợi ích thu được
Trong bài tập này, bạn sẽ phải liệt kê những lợi ích và
Trong bài tập này, bạn sẽ phải liệt kê những lợi ích và
những bất lợi của những ý niệm tiêu cực bạn luôn giữ trong

đầu. Bạn sẽ bị thuyết phục rằng sự rụt rè nhút nhát của bạn
là nguyên nhân làm tổn hại tới giá trị của một con người.
Niềm tin vững chắc này có cả những điểm có lợi và bất lợi.
Bạn sẽ phải viết tất cả những điều đó ra một cách rõ
ràng trong hai cột hoàn toàn khác biệt nhau, rồi sau đó tính tỉ
lệ phần trăm giữa những điểm có lợi so với những điểm bất
lợi.
Tiếp đến, bạn sẽ phải làm một điều tương tự như bài
tập trước, cơ bản chỉ dùng những ý niệm tích cực, kiểu
như:”sự rụt rè nhút nhát không hề biến mình thành một kẻ
kém cỏi, thấp kém. Mình chỉ là một con người dễ bị tổn
thương và nhạy cảm”
Dưới đây là một ví dụ minh hoạ cho những gì bạn có thể
viết ra trong bài tập rất thú vị này:
Ý niệm tiêu cực: Sự rụt rè nhút nhát làm giảm giá trị
của một con người
Những điểm có lợi của ý
niệm này
Những điểm bất lợi của ý
niệm này

1. Thái độ này buộc tôi
phải vượt qua những xúc
cảm cá nhân và che giấu
sự mềm yếu của mình.

2. Nếu tôi có thể giấu thật

1. Cố gắng che giấu con
người thật của mình chỉ

làm cho sự rụt rè nhút
nhát của tôi được bộc lộ
rõ hơn.
1. 2. Sự rụt rè
nhút nhát của tôi tạo
cho mọi người một
ấn tượng rằng chẳng
điều gì về bản thân tôi
kỹ những xúc cảm cá
nhân của mình thì mọi
người sẽ không thể nhận
ra tôi cảm thấy tồi tệ thế
nào về chính bản thân
mình và họ cũng sẽ
không hắt hủi tôi.
33%
điều gì về bản thân tôi
là rõ ràng và tôi cũng
không có đủ khả năng
để làm bất cứ điều gì.
3. Lòng tự trọng của tôi là
một con số không trống
rỗng.
4. Tôi cảm thấy cô đơn lẻ loi
bởi tôi chẳng thể chia sẻ
những cảm xúc của mình
với những người khác.
66%
Ý niệm tích cực: “Sự rụt rè nhút nhát chỉ là một
phần trong con người. Tôi cũng dễ bị tổn thương và

nhạy cảm như biết bao người khác”.
Những điểm có lợi của ý
niệm này
Những điểm bất lợi
của ý niệm này

1. Tôi có thể dừng căm ghét
bản thân, bởi chẳng có lý do nào
để tôi có thể nghi ngờ giá trị đích
thực của bản thân mình.
2. Bây giờ thì tôi đã biết tôi
có thể chữa khỏi chứng rụt rè
nhút nhát của mình. Tôi hoàn toàn
có khả năng làm việc đó.
3. Tôi sẽ bớt e sợ hơn khi nói
chuyện với những người khác,
bởi thực sự chẳng có lý do

1. Bởi luôn tận dụng
mọi cơ hội để tiếp
xúc làm quen với
những người khác
nên tôi dễ có nguy cơ
bị cự tuyệt.
25%
nào để họ có thể nghĩ rằng tôi
ngu ngốc hay tôi là kẻ thua
cuộc.
75%
Tại đây, một lần nữa tôi phải khẳng định rằng: Sự rõ

ràng và tính khách quan là những đồng minh tuyệt vời nhất
của bạn.
Bằng cách phân tích một cách khách quan những điểm
có lợi và bất lợi của những ý nghĩ tiêu cực bạn luôn giữ
trong đầu, bạn có thể xua đuổi con quỷ đã ám ảnh bạn trong
suốt thời gian dài đó. Tuy nhiên, chúng tôi phải nhắc lại rằng
sự trung thực tuyệt đối là vô cùng cần thiết nếu bạn mong
mình sẽ thành công.
Còn bây giờ là phần việc của bạn:
Những điểm có lợi của ý niệm
này
Những điểm bất lợi
của ý niệm này

Bài tập: Tự chất vấn bản thân
Bài tập này cũng nhằm giúp bạn có thể chống chọi lại
những ý niệm cá nhân đầy tiêu cực đã ăn sâu vào tiềm thức
của bạn. Bạn sẽ lại phải tận dụng kỹ năng phân chia tính
cách một lần nữa, bởi bạn sẽ vừa phải đặt ra các câu hỏi
đồng thời cũng phải đưa ra các câu trả lời tương ứng.
1. Mỗi ngày, hãy viết ra 3 ý nghĩ tiêu cực đã làm bạn trờ
lên rụt rè nhút nhát.
2. Tiếp theo đó, bạn hãy tìm 3 ý nghĩ tích cực tương ứng
với những ý nghĩ tiêu cực này.
3. Hãy duy trì thực hiện việc làm này trong vòng 2 tuần.
Dưới đây là một vài ví dụ về kiểu tự chất vấn bản thân
bạn nên thực hiện. Thật không đáng để bạn phải quá lo âu
phiền muộn khi dùng những ví dụ này như một mô hình mẫu
cho việc bạn xác định cụ thể nỗi lo âu canh cánh bên mình
Ý nghĩ tiêu cực: Ý nghĩ tích cực:

“Tôi đã bị người ấy
cuốn hút một cách kỳ lạ,
nhưng tôi không cho rằng
đây là một nơi thích hợp
để bắt chuyện làm quen”
“Một khi tôi cảm thấy thích
trò chuyện với ai đó thì địa điểm
trờ thành vấn đề”
“Tôi không dám đi bộ
xuống hành lang này, bời
nó luôn đông nghịt người”
“Tôi phải là tâm điểm của
mọi sự chú ý nếu tôi cho rằng
những con người này chẳng
biết làm gì hơn là ngắm nhìn và
bình phẩm về tôi”
“Tôi không nên cố gắng
thêm bất kỳ lần nào nữa
để kết bạn làm quen. Tự
bản thân nó sẽ xảy đến
một cách ngẫu nhiên”
“Trong cuộc sống, mọi thứ
thường diễn ra trái với ý định
của nó. Sẽ chẳng có gì là sai
trái khi bạn cố gắng gặp gỡ
nhiều người và cố duy trì tình
bạn”
“Nếu tôi bắt chuyện với
một người xa lạ, bạn sẽ
ngay lập tức cho rằng tôi

ra đây với một mục đích gì
khác, chứ không đơn
thuần là làm quen”
“Nếu anh ta hoặc cô ta
không thể phân biệt giữa một
cuộc trò chuyện thân mật với
một vài kiểu đề nghị có tính chất
lừa lọc, thì đấy là họ có vấn đề
chứ không phải tôi”
Bước 4: Bạn không bao giờ lẻ loi đơn độc!
Những người rụt rè nhút nhát lại là những người tỏ ra
kiêu căng ngạo mạn.
“Sao?”. Tôi nghe rõ những điều bạn nói, nhưng “chẳng
phải đó là hai khái niệm mâu thuẫn hay sao?”.
Không, bạn đọc hoàn toàn chính xác. Những người rụt rè
nhút nhát luôn tỏ ra kiêu căng ngạo mạn bởi họ cho rằng họ
là độc nhất vô nhị, họ là một loại người mà không ai trên trái
đất này có thể rụt rè nhút nhát bằng, và đây cũng là một trong
những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự rụt rè nhút nhát.
Nếu đó không phải là sự kiêu căng ngạo mạn, thì hãy nói
cho tôi biết nó biểu hiện điều gì!
Bạn đã sai khi tin rằng bạn là người rụt rè nhút nhát duy
nhất trên trái đất này, rằng không ai có thể bất chợt nhận ra
miệng họ đang khô dần, tim đập dồn dập và ruột họ như làm
bằng mứt quả nghiền khi đứng trước một người có quyền
lực trong xã hội.
Muốn chinh phục chính bản thân mình, bạn hãy làm bài
điều tra dưới đây.
Bài tập: Điều tra
Bài tập này sẽ mở mang tầm nhận thức của bạn một

cách đáng kể. Đúng như tên gọi của nó, bạn sẽ tiến hành
một cuộc điều tra giữa bạn bè và những người quen của
mình. Hãy nói cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới vấn đề
này và nếu họ giúp đỡ bạn thực hiện cuộc điều tra về chứng
rụt rè nhút nhát, bạn sẽ đánh giá rất cao sự hợp tác ấy của
họ.
Trong trang kế bên, bạn sẽ thấy một bản các câu hỏi.
Hãy phô tô nó ra thành nhiều bản và đề nghị càng nhiều
người điền thông tin vào đó càng tốt, hãy hướng dẫn họ để
họ trả lời một cách trung thực nhất có thể.
Bạn có thể tuỳ ý bổ sung thêm bất cứ câu hỏi nào nảy ra
trong suy nghĩ của mình, nhưng phải làm cho nó phù hợp với
chủ đề này.
Điều tra:
1. Bạn đã từng cảm thấy lo lắng khi lần đầu tiên nói
chuyện với một người khác giới?


2. Bạn có cố hết sức để mời một người mà bạn cảm
thấy rất có sức lôi cuốn đi chơi cùng bạn không?


3. Bạn có cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi phải nói trước
đám đông?


4. Trong những kiểu tình huống thông thường nào bạn
cảm thấy mình rụt rè nhút nhát và không thoải mái nhất?



5. Bạn có trải qua bất kỳ biểu hiện nào về thể chất khi
phải làm một bài thi vấn đáp hay đi phỏng vấn xin việc
không?


6. Bạn có cho rằng những người rụt rè nhút nhát là những
người kém cỏi?


Bạn có thể rút ra những kết luận nào từ bài tập này?


Bài tập này sẽ chứng tỏ rằng rất nhiều người, thậm chí
cả những người trông bề ngoài có vẻ vô cùng tự tin, cũng có
một đôi lần trong đời nhận ra những biểu hiện tương tự về
sự rụt rè nhút nhát như bạn. Sự phát hiện mới mẻ này làm
cho bạn thấy an tâm và làm mất đi những cảm giác tồi tệ
của tình trạng cô độc lẻ loi ấy, những cảm giác đã thường
xuyên gây cho những người rụt rè nhút nhát biết bao phiền
toái.
Từ giờ trờ đi, việc bạn biết một thực tế rằng bạn không
bao giờ lẻ loi sẽ tạo lên một bước tiến lớn trên con đường
bạn vượt qua hoàn toàn sự rụt rè nhút nhát của chính mình.
Những người khác cũng không hề cảm thấy thoải mái
hơn bạn.
Hãy nhớ lại những ngày xưa khi bạn vẫn là một cô cậu
học sinh phổ thông trẻ người non dạ. Bạn đã bao giờ tới
trường vào buối sáng mà chưa làm xong bài tập về nhà bởi
bạn không thể tìm lời giải cho một vài bài toán và bài tập vật
lý khó? Tim bạn có thể đập dồn dập lên vì lo lắng. Bạn bắt

đầu rụt rè bẽn lẽn hỏi những người bạn cùng lớp của mình
xem họ đã xoay sở được để tìm đáp án hay chưa?
Để giúp mình bớt căng thẳng hơn, bạn nên nhận ra rằng
những bạn khác cũng đang vướng mắc vấn đề này. Vẫn
chưa có ai có thể đưa ra một giải đáp thích hợp. “À, mình
không phải là người duy nhất rụt rè nhút nhát”, bạn cứ nghĩ
vậy đi và mọi lo âu của bạn sẽ ngay lập tức biến mất.
Đó chính xác là những gì sẽ diễn ra khi bạn trực tiếp
nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất trên trái đất
này từng trải qua sự rụt rè nhút nhát.
Hãy thực hiện những bài tập trên hàng ngày trong vòng ít
nhất là 6 tháng, với những giai đoạn 2 tuần đồng thời. Bạn
sẽ nhận ra rằng sự rụt rè nhút nhát của bạn đang dần giảm
bớt, chính điều này đã khiến những người khác cảm thấy
thoải mái hơn khi trò chuyện tiếp xúc với bạn. Niềm vui chiến
thắng sẽ được nhân đôi bởi cả bạn và những người bạn
muốn tiếp xúc làm quen đều có được những lợi ích nhất
định.
Trau dồi những kỹ năng giao tiếp của bạn
Một lời khuyên nhỏ cuối cùng có thể giúp bạn chiến
thắng sự rụt rè nhút nhát của mình trước những người khác
chính là: Hãy đọc một cuốn sách viết về việc trau dồi những
kỹ năng giao tiếp.
Đây không phải là một lời nói đùa.
Mặc dù rất nhiều những cuốn sách trong số đó đã lỗi thời
và liên quan đến một lối sống đã từ lâu trở nên cũ kỹ, nhưng
vẫn có vài cuốn hiện đại hơn chứa rất nhiều những lời
khuyên bổ ích về việc chọn lựa những thái độ nào cho thích
hợp và những cách cư xử nào cho phải phép khi bạn ở
cùng những người khác. Những cuốn sách đó còn đưa ra

những câu trả lời hết sức rõ ràng cho những câu hỏi mà
chúng ta thường xuyên chất vấn chính bản thân mình, mà
không dám hỏi những người khác, bởi chúng ta sợ mình sẽ
tỏ ra kém hiểu biết hoặc khờ khạo.
Một cảm giác tuyệt vời về sự yên tâm
Bạn không buộc phải làm theo lời khuyên của những tác
giả trên máy móc tới từng từ. Hãy sử dụng khả năng tư duy
của bạn. Nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra: Chỉ một sự
thật đơn giản rằng bạn đã biết chính xác những gì nên và
không nên làm, những gì được chấp nhận và những gì
không được chấp nhận trong một tình huống bất chợt xảy ra,
sẽ mang đến cho bạn một cảm giác tuyệt vời về sự yên tâm.
Bởi vì khi bạn ở cùng những người khác, sự rụt rè nhút
nhát thường bị kích động hoặc trở nên trầm trọng hơn bởi
sự thiếu hiểu biết của bạn về những kiểu ứng xử xã giao sẽ
được mọi người chấp thuận, ví dụ như bạn sợ mình sẽ làm
điều gì ngu ngốc và tỏ ra vụng về, vô giáo dục.
Hãy tống khứ cái kiểu rụt rè nhút nhát này đi! Sẽ rất dễ
dàng để bạn loại bỏ nó, vậy tại sao bạn lại không làm. Hãy
khám phá ra một cách chính xác những gì bạn nên cư xử
trong các cuộc gặp gỡ diễn ra thường ngày. Bạn sẽ nhanh
chóng đạt được một độ tự tin nhất định, điều sẽ làm bạn
phải ngỡ ngàng.


Tổng kết:
Sự rụt rè nhút nhát từng huỷ hoại cuộc sống của bạn bấy
lâu nay giờ đã không còn là một đối thủ không thể đánh bại.
Nó thậm chí cũng chẳng phải là một thế lực đầy quyền năng
như bạn từng nghĩ.

Phương pháp cực kỳ đơn giản mà bạn học được trong
chương này dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc đầu
tiên bao gồm việc giúp bạn phân tích có mục đích sự rụt rè
nhút nhát của bạn cũng như những ý nghĩ tiêu cực về chính
bản thân bạn. Điều này giúp bạn có thể nhìn nhận rõ đối thủ
của mình xem thực sự nó như thế nào.
Bước tiếp theo, bạn phải chiến đấu chống lại những ý
nghĩ mà bạn thu được, những ý nghĩ thường xuyên là căn
nguyên gây ra sự rụt rè nhút nhát. Bằng việc phân tích những
điểm có lợi và bất lợi của những ý nghĩ thu được ấy, bạn sẽ
nhận ra rằng: Sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu bạn tống khứ
những ý nghĩ đó ra khỏi đầu, hơn là cứ để nó đằng đẵng
bám theo bạn, như những quả cân cột chặt quanh mắt cá
chân bạn.
Bạn không phải là người duy nhất trên trái đất nhận ra
những biểu hiện khó chịu về thể chất cũng như tâm lý khi
phải đối đầu với những tình huống nhất định. Trái lại, mọi
người đều có những biểu hiện này nhưng chỉ ở một mức độ
nào đó. Hãy hoà mình bắt nhịp vào guồng quay của xã hội và
đừng tiếp tục giấu mình trong tháp ngà của sự rụt rè nhút
nhát.
Cuối cùng, hãy đọc một cuốn sách viết về những hành vi
cư xử trong giao tiếp, nó mang đến cho bạn một cảm giác
tuyệt vời về sự yên tâm. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn như
khi bạn biết chính xác những gì mình nên làm hay nên nói để
truyền cảm giác về sự tự tin vào trong con người bạn!

×