trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 2A-2009
67
Nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng (Metacercaria)
sán lá song chủ trên cá trắm cỏ
giai đoạn cá con ơng nuôi tại ninh bình
Nguyễn Thị Thanh
(a)
Tóm tắt. Giai đoạn cá con rất dễ bị nhiễm các bệnh do ký sinh trùng (KST) đặc
biệt là các bệnh do giun sán ký sinh. Cá Trắm cỏ là giống cá chủ lực đợc ơng nuôi tại
Ninh Bình. Qua nghiên cứu 340 cá Trắm cỏ ở cả 3 giai đoạn cá bột, cá hơng và cá giống
cho thấy giai đoạn cá bột không bị nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (Metacercaria). Giai
đoạn cá hơng, đã xác định cá bị nhiễm 4 dạng Metacercaria của các loài sán lá
Haplochis pumilio tỷ lệ nhiễm 53,3%, cờng độ nhiễm (CĐN) trung bình: 2,6 ấu
trùng/cá; H. taichui và Procerovum Sp. đều có tỷ lệ nhiễm 1,7%, CĐN trung bình 1 ấu
trùng/ cá; Centrocestus formosanus nhiễm trên cá với tỷ lệ 56,6%, CĐN 4,8 ấu trùng/ cá.
Giai đoạn cá giống đã xác định 5 loài Metacercaria, gồm 4 loài sán lá ruột H. pumilio tỷ
lệ nhiễm 78,3%, CĐN: 19,3 ấu trùng/cá; H. taichui tỷ lệ nhiễm 2,5%; CĐN: 1 ấu
trùng/cá; Procerovum Sp. nhiễm trên cá với tỷ lệ 4,2%, CĐN 1 ấu trùng/cá; C.
formosanus có tỷ lệ nhiễm cao 68,3%, CĐN 15,7 ấu trùng/cá và loài sán lá gan
Clonorchis sinensis nhiễm 4,9% với CĐN 1,3 ấu trùng/cá.
Trên cơ sở đó chúng tôi đa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự nhiễm KST
trên cá.
I. đặt vấn đề
Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nuôi trồng thuỷ sản không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm chứa Protein
cho nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn là nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, trong đó
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí đánh giá chất lợng sản phẩm thủy
sản.
ấu trùng sán lá song chủ (Metacercaria) thờng ký sinh ở nhiều ký chủ khác
nhau. Khi ký sinh ở cá, chúng thờng làm cho cá sinh trởng chậm, thậm chí gây
chết hàng loạt, đặc biệt ở cá hơng và cá giống. Sán ở giai đoạn trởng thành thờng
ký sinh ở ngời và một số động vật, trong đó một số loài sán có khả năng gây bệnh
cho ngời sử dụng.
Hiện nay, việc nghiên cứu ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật thủy sản,
có khả năng lây nhiễm bệnh cho con ngời đã đợc tiến hành ở một số địa phơng
nh Nghệ An, Nam Định, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang.
Tỉnh Ninh Bình là địa phơng có nghề nuôi cá truyền thống từ lâu đời, trong
đó huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn phát triển mạnh nghề sản xuất và ơng nuôi
cá giống. Tuy nhiên sự hiểu biết của ngời dân về bệnh ký sinh trùng và sự nhiễm
ấu trùng Metacercaria còn rất hạn chế. Metacercaria khi ở trong cơ thể cá, chúng là
các tác nhân có ảnh hởng trực tiếp đến sức khoẻ con ngời. Do đó việc nghiên cứu
và đánh giá mức độ nhiễm Metacercaria trên một số đối tợng cá nuôi giai đoạn cá
Nhận bài ngày 15/1/2009. Sửa chữa xong 25/5/2009.
Nguyễn Thị Thanh Nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng , Tr. 67-74
68
con là rất cần thiết, góp phần hạn chế thiệt hại do ký sinh trùng gây ra và có thể
cung cấp con giống sạch cho ngời nuôi đảm bảo chất lợng vệ sinh và an toàn thực
phẩm.
II. Phơng pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
- Thu mẫu cá ở trại sản xuất giống và các ao ơng thuộc huyện Yên Khánh,
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Mẫu cá đợc phân tích tại phòng Bệnh cá, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đợc tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2007.
2.2. Đối tợng, vật liệu nghiên cứu
Đối tợng: ấu trùng Metacercaria thuộc lớp sán lá song chủ (Trematoda)
Vật liệu: Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus Richchardson)
Số lợng mẫu cá: Cá bột (3-10 ngày): 2 lần x 50 con = 100 con
Cá hơng (20-35 ngày): 3 lần x 2 huyện x 20 con = 120 con
Cá giống (45-70 ngày): 3 lần x 2 huyện x 20 con = 120 con
Tổng số mẫu cá: 340 con.
2.3. Phơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phơng pháp nghiên cứu ấu trùng Metacercaria
Phơng pháp soi tơi: phơng pháp của Dogiel và đợc bổ sung bởi Hà Ký (1968),
Bùi Quang Tề (2001).
Dùng để phân tích mẫu cá bột, cá hơng cỡ nhỏ. Cá bột ép cả con dới hai
tấm kính dày. Cá hơng tiến hành cắt riêng các bộ phận (mang, vây, cơ), sau đó ép
các bộ phận dới các lam kính hoặc tấm kính. Quan sát trực tiếp dới kính giải phẫu
và kính hiển vi độ phóng đại X20, X40.
Phơng pháp tiêu cơ: phân tích cá hơng lớn và cá giống.
Dung dịch tiêu cơ gồm 6 gam pepsin và 8 ml HCL đặc pha trong 1 lít nớc cất.
- Cắt riêng các bộ phận của từng con cá (mang, vây, cơ), nghiền riêng lẻ các bộ
phận bằng cối chày sứ và máy xay thịt.
- Trộn các phần đã nghiền với dung dịch tiêu cơ theo tỷ lệ mẫu cá/dung dịch
tiêu cơ là 1/10, sau đó khuấy đều. Đặt mẫu trong tủ ấm có nhiệt độ 37
0
C để từ 2-3
giờ.
- Khi cơ tan hết tiến hành lọc: đổ sản phẩm tiêu cơ qua lới lọc có mắt lới
1x1 mm
2
và rửa bằng nớc muối sinh lý 0,86%. Để lắng hỗn hợp trong vài phút, các
bào nang Metacercaria nặng sẽ lắng chìm xuống dới, loại bỏ phần nớc nhẹ nhàng,
giữ lại phần lắng cặn.
- Lặp lại quá trình lọc trên khoảng 7 8 lần cho đến khi các chất lắng sạch
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 2A-2009
69
dung dịch trở nên trong suốt.
- Đa phần lắng cặn vào đĩa petri chứa nớc muối sinh lý 0,86%, xoay nhẹ đĩa cho
các chất lắng cặn tập trung vào giữa đĩa petri. Quan sát trên kính giải phẫu để tách
riêng Metacercaria, đếm số lợng và thu riêng ấu trùng vào các đĩa nhỏ.
- Phân loại metacercaria dựa vào hình dạng bào nang, các giác (miệng, bụng),
số lợng răng/gai; hình dạng vòng răng/gai; hình dạng các kiểu tuyến bài tiết; mầm
sinh dục,
- Chụp ảnh Metacercaria và lu giữ mẫu đã phân loại bằng cồn 70%.
2.3.2. Tập hợp và tính toán số liệu
Các loài Metacercaria đợc tính toán theo các công thức sau:
Số cá nhiễm metacercaria
Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100
Số cá kiểm tra
Cờng độ nhiễm :
Tổng ấu trùng metacercaria tìm thấy
Cờng độ nhiễm trung bình cơ thể =
Số cá nhiễm metacercaria
Cờng độ nhiễm trung bình các bộ phận:
Tổng ấu trùng Metacercaria tìm thấy trên mang/vây/cơ
=
Số mang/vây/cơ của cá nhiễm Metacercaria
Số liệu đợc tính toán và xử lý bằng phơng pháp thống kê sinh học thực
hiện trên phần mềm Excel.
III. kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Số lợng mẫu cá đã nghiên cứu
Đã nghiên cứu 340 mẫu cá Trắm cỏ tại huyện Yên Khánh và Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình. Chiều dài và khối lợng cá đợc trình bày ở bảng 1:
Bảng 1: Chiều dài và khối lợng cá
Địa điểm Giai
đoạn
Số
lợng
(con)
Chiều dài (cm)
TB Sx
Khối lợng (gam)
TB Sx
Cá hơng 60 2.3 0.37 0.17 0.06
Kim Sơn
Cá giống 60 7.6 1.7 5.23 2.8
Cá bột 100
Cá hơng 60 2.6 0.37 0.2 0.07
Yên Khánh
Cá giống 60 7.2 1.56 3.5 2.3
Tổng số 340 con
Nguyễn Thị Thanh Nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng , Tr. 67-74
70
3.2. Thành phần loài và mức độ nhiễm Metacercaria ở các giai đoạn
phát triển của cá Trắm cỏ
Bảng 2: Mức độ nhiễm Metacercaria ở các giai đoạn phát triển của cá
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy tại huyện Yên Khánh: ở cá hơng phát
hiện 4 loài, trong đó loài H. pumilio có mức độ nhiễm cao nhất với tỷ lệ nhiễm 81.6%,
CĐN 3.9 ấu trùng/cá; C. formosanus tỷ lệ nhiễm 71.6% với cờng độ nhiễm 4.4 ấu
trùng/cá. Hai loài H. taichui và Procerovum sp chỉ gặp 2 ấu trùng ký sinh ở 2 cá thể
trên tổng số 60 mẫu cá kiểm tra với tỷ lệ nhiễm ở mỗi loài là 3.3%.
So với cá hơng thì ở cá giống gặp sán lá gan C. sinensis. Loài H. pumilio tỷ
lệ cao nhất 88.3%, CĐN là 9.6 ấu trùng/cá. Loài C. formosanus tỷ lệ nhiễm cao
73.3% với CĐN lên đến 17.6 ấu trùng/cá. H. taichui và Procerovum sp. với tỷ lệ
nhiễm mỗi loài 5.0%. C. sinensis phát hiện 5 mẫu cá nhiễm sán với tỷ lệ 8.3%, CĐN
là 1.6 ấu trùng/cá.
ở
huyện Kim Sơn: cá hơng chỉ thấy 2 loài là H. pumilio với tỷ lệ nhiễm
25.0% và CĐN 1.3 ấu trùng/cá; loài C. formosanus nhiễm với tỷ lệ cao 41.6%, CĐN
4.1 ấu trùng/cá.
Mức độ nhiễm H. pumilio và C. formosanus ở cá giống cao hơn so với cá
hơng. Cụ thể: H. pumilio có tỷ lệ nhiễm 68.3%, CĐN rất cao 28.9 ấu trùng/cá, đặc
biệt có mẫu nhiễm tới 355 ấu trùng sán. Loài C. formosanus có tỷ lệ nhiễm 63.3%,
CĐN 13.7 ấu trùng/cá. Procerovum sp. và C. sinensis tỷ lệ nhiễm thấp tơng ứng là
3.3% và 1.6% với CĐN ở cả hai loài là 1 ấu trùng/cá.
3.3. Thành phần loài và mức độ nhiễm Metacercaria trên các cơ quan ký sinh
của cá Trắm cỏ
Cá hơng Cá giống Địa
điểm
Metacercaria
Tỉ lệ
nhiễm
(%)
Cờng độ
nhiễm
(TBSx)
Tỉ lệ
nhiễm
(%)
Cờng độ
nhiễm (TBSx)
H. pumilio
81.6
3.9 2.5
88.3
9.6 17.5
H. taichui
3.3 1.0 5.0 1.0
Procerovum sp
3.3 1.0 5.0
2.3 0.9
C. formosanus
71.6
4.4 2.8
73.3
17.6 20.9
Yên
Khánh
C. sinensis
8.3
1.6 0.48
H. pumilio
25.0
1.3 0.47
68.3
28.9 59.5
Procerovum sp
3.3 1.0
C. formosanus
41.6
4.1 2.4
63.3
13.7 31.6
Kim
Sơn
C. sinensis
1.6 1.0
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 2A-2009
71
Bảng 3: Mức độ nhiễm Metacercaria trên các cơ quan cá Trắm cỏ
Địa
điểm
Metacercaria
Giai
đoạn
phát
triển
Cơ quan
ký sinh
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cờng độ
nhiễm
(TB
Sx)
Mang 5.0 1.0
Vây 6.7 1.0
cá hơng
Cơ 80.0 2.7 1.96
Mang 10 1.8 0.68
Vây 13.3 1.6 0.69
H. pumilio
cá giống
Cơ 88.3 7.6 16.2
cá hơng Cơ 3.3 1.0
H. taichui
cá giống Cơ 5.0 1.0
cá hơng Cơ 3.3 1.0
Procerovum sp.
cá giống Cơ 5.0 2.3 0.94
Mang 71.6 3.4 2.79
cá hơng
Cơ 11.6 1.5 0.76
Mang 71.6 17.6 20.5
Vây 6.7 1.3 0.43
C. formosanus
cá giống
Cơ 8.3 2.2 1.16
Yên
Khánh
C. sinensis cá giống Cơ 8.3 1.6 0.48
Mang 6.6 1.0
cá hơng
Cơ 20.0 1.2 0.43
Mang 5.0 1.3 0.47
H. pumilio
cá giống
Cơ 68.3 28.5 59.3
Procerovum sp. cá giống Cơ 3.3 1.0
Mang 31.6 3.2 2.14
cá hơng
Cơ 20.0 1.8 0.72
Mang 58.3 13.5 31.4
Vây 11.6 1.8 0.83
C. formosanus
cá giống
Cơ 6.6 8.7 2.48
Kim Sơn
C. sinensis cá giống Cơ 1.6 1.0
A B
Hình 1: Haplorchis pumilio ở cơ cá (A- Vòng răng; B- Hình dạng ngoài)
Nguyễn Thị Thanh Nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng , Tr. 67-74
72
Tại huyện Yên Khánh, loài H. pumilio chủ yếu ký sinh trên cơ cá với tỷ lệ
nhiễm 80.0% - 88.3% và CĐN tơng ứng là 2.7 và 7.6 ấu trùng/cơ cá. Ngoài ra H.
pumilio còn ký sinh ở mang và vây cá với tỷ lệ nhiễm thấp từ 5.0% - 13.3%.
ở huyện Kim Sơn, H. pumilio ký sinh ở cơ và mang. Tỷ lệ nhiễm ở cơ tăng từ
cá hơng (20.0%) lên cá giống (68,3%). CĐN tơng ứng 1.2 đến 28.5 ấu trùng/cơ, đặc
biệt cá giống có mẫu 354 ấu trùng. ở mang cá tỷ lệ nhiễm H. pumilio thấp hơn nhiều
chỉ từ 5.0% - 6.6%.
Loài C. formosanus gặp chủ yếu ở mang cá. Tại Yên Khánh, cá hơng, cá
giống có tỷ lệ nhiễm 71.6% CĐN trên cá hơng 3.4 ấu trùng/cá nhng ở cá giống lên
đến 17.6 ấu trùng/cá. Tại Kim Sơn, cá hơng tỷ lệ nhiễm 31.6%, CĐN 3.2 ấu
trùng/mang cá. Trên cá giống tỷ lệ nhiễm sán cao 58.3%, CĐN 13.5 ấu trùng/mang.
ở cơ và vây cũng phát hiện thấy C. formosanus nhng mức độ nhiễm thấp hơn
nhiều.
Hình 2: Centrocestus formosanus ở mang
cá Trắm cỏ
Hình 3: Vòng răng của Haplorchis
taichui
H. taichui chỉ phát hiện trên cơ cá ơng tại Yên Khánh với tỷ lệ nhiễm thấp 3,3%,
CĐN 1 ấu trùng/cá.
Procerovum sp. bắt gặp ở cơ cá hơng và cá giống với tỷ lệ nhiễm thấp 3.3% 5.0%,
CĐN từ 1- 2,3 ấu trùng/cá.
Hình 4: Hình dạng ấu trùng Procerovum
sp
Hình 5: Hình dạng ấu trùng Clonorchis
sinensis
trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 2A-2009
73
Ngoài 4 loài sán lá ruột, đã phát hiện sán lá gan C. sinensis trên cơ cá giống
với mức độ nhiễm thấp, cụ thể tại Yên Khánh tỷ lệ nhiễm 8.3%, CĐN 1.6 ấu
trùng/cá, tại Kim Sơn chỉ phát hiện 1 cá thể nhiễm C. sinensis trên 60 mẫu cá kiểm
tra với tỷ lệ nhiễm tơng ứng 1.6%
3.3. Các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm Metacercaria trên cá
- Tẩy dọn ao: dùng hóa chất/ vôi nhằm diệt ký chủ của sán lá.
- Chọn mua cá bột, cá hơng ở các trại, cơ sở sản xuất có uy tín, mua cá sạch
bệnh KST.
- Nớc phải đợc lọc qua lới với kích cỡ mắt lới nhỏ để ngăn trứng hoặc ấu
trùng sán vào trong ao.
- Khử trùng thức ăn: sử dụng thức ăn tinh nấu chín, sử dụng phân xanh (lá
dầm, rong, cỏ ) cần ngâm trong nớc muối. Hạn chế sử dụng phân hữu cơ, nếu có sử
dụng phân phải đợc ủ kỹ với vôi 1% sau đó mới sử dụng để diệt trừ trứng giun sán.
- Cho cá ăn thức ăn đủ chất, đủ lợng, cá sẽ có thêm năng lợng để kháng lại
các bệnh.
- Hạn chế các ký chủ trung gian (cua, ốc ) và sự lây nhiễm sán vào các ký
chủ cuối cùng, ngời không nên ăn gỏi cá, lẩu cá hoặc các món cá nấu cha kỹ; thức
ăn cho gia súc, gia cầm từ cá cần đợc nấu chín để ngăn quá trình hoàn thành vòng
đời và sự phát triển của sán lá song chủ.
IV. kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Qua nghiên cứu đã phát hiện 5 loài Metacercaria, trong đó có 4 loài sán lá ruột là H.
pumilio, H. taichui, Procerovum sp, C. formosanus và 1 loài sán lá gan C. sinensis.
- Giai đoạn cá bột không bị nhiễm Metacercaria.
- Tỷ lệ nhiễm các loài Metacercaria ở cá giống cao hơn cá hơng, trong đó nhiều nhất
là H. pumilio ký sinh ở cơ và C. formosanus ký sinh ở mang cá, ở vây cá mức độ
nhiễm 2 loài sán này thấp hơn.
- H. taichui, Procerovum sp. chỉ tìm thấy ở cơ cá. Sán lá gan C. sinensis tuy chỉ phát
hiện ở cơ cá với mức độ nhiễm không cao nhng cần đợc quan tâm vì đây là sán gây
bệnh nguy hiểm ảnh hởng đến sức khoẻ cộng đồng.
4.2. Đề xuất
Cá hơng và cá giống là những giai đoạn cá dễ bị nhiễm bệnh KST đặc biệt là
ấu trùng sán lá song chủ. Khi cá bị nhiễm sán ở tỷ lệ và cờng độ nhiễm cao có thể
gây chết cá hàng loạt gây ảnh hởng thiệt hại cho nghề ơng cá giống. Do đó trong
quá trình ơng nuôi cá giống cần thiết phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng
bệnh để ngăn ngừa sự nhiễm ấu trùng sán vào cá.
Giai đoạn cá giống có nhiễm ấu trùng sán lá ruột và sán lá gan, đây là mối
nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm thuỷ sản. Vì vậy ngời dân
không nên ăn gỏi cá hoặc các món chế biến từ cá cha đợc nấu kỹ để phòng tránh
bệnh do sán lá gây ra.
Nguyễn Thị Thanh Nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng , Tr. 67-74
74
Tài liệu tham khảo
[1] Hà Ký và Bùi Quang Tề, Ký sinh trùng cá nớc ngọt Việt Nam, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
[2] Bùi Quang Tề, Nghiên cứu ký sinh trùng cá nớc ngọt đồng bằng sông Cửu Long
và các giải pháp phòng trị chúng, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Trờng Đại học
Khoa học tự nhiên, Hà Nội, 2001.
[3] Bùi Quang Tề, Bệnh của cá Trắm cỏ và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, 2002, 240 trang.
[4] Bùi Quang Tề, Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, Giáo trình:
Bệnh học thủy sản, NXB Nông Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
[5] Kino H, Inaba H, De NV, Chau LV, Son DT, Hao HT, Toan ND, Cong LD, Sano
M (1998). Epidemiology of Clonorchiasis in Ninh Binh province, VietNam.
Southeast Asian J Trop Med Public Health, 1998; 29: 250- 254.
[6] Laboratorio, The Introduction and Dispersal of Centrocestus formosanus. Journal
of wildlife diseases, 24(2), 1999, 230- 250.
Summary
Research on the infected level trematoda larva (Metarcercaria) in
grasscarp with young fish stage raised spawn in Ninh Binh
province
Young fish stage is infected by parasite easily specially the disease by
parasitical worms parasitic. Grass carp is one of the main species which is produced
in Ninh Binh province. We research 340 grass carps in fry, fingerling and nursing.
The result showed that in fry stage there isn't infected metacercaria. In fingerling
stage is infected 4 species metacercaria with infective level: Haplorchis pumilio with
the rate is 53,3% and intensity: 2,6 larva/fish. H. taichui and Procerovum sp the rate
is low 1,7% and the average intensity is 1 larva/ fish. Centrocestus formosanus infect
in fish with the high rate 56,6%, intensity 4,8 larva/ fish. Nersing fish stage is
defined 5 species metacercaria with infective level: H. pumilio the rate is 78,3%,
intensity: 19,3 larvas/fish. H. taichui the rate is 2,5% and the intensity: 1 larva/ fish.
Procerovum sp infects in fish with the rate is 4,2%, the intensity 1 larva/ fish. C.
formosanus have the high rate 68,3% and the intensity 15,7 larvas/ fish. With 4
intestine flukes, we define 1 species liver flucke Clonorchis sinensis with the rate
4,9% and intensity 1,3 larvas/ fish.
The report has given some method to prevent the parasitic disease in fish.
(a)
Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Lâm Ng, Trờng Đại học Vinh.