Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4: Ôn bài hát: CÒ LẢ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.4 KB, 6 trang )

Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 13: Ôn bài hát: CÒ LẢ
Tập đọc nhạc số 4: CON CHIM RI

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hát thuộc và truyền cảm bài Cò lả.
- Kĩ năng: Học sinh biết biểu diễn bài hát.
Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 4:
Con chim ri.
- Thái độ: Qua bài hát, giáo dục học sinh yêu quý dân ca và trân
trọng lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát: Cò lả
- Chuẩn bị vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
- Bảng phụ có chép bài TĐN số 4.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Phần mở đầu (5’):
- Gọi vài học sinh hát lại Cò lả, vỗ tay theo tiết tấu hoặc theo phách.
- Bài Cò lả là dân ca của miền nào? (Là dân ca đồng bằng Bắc bộ)
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
- Giới thiệu nội dung tiết học: Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại bài hát “Cò
lả”, học tiếp bài tập đọc nhạc số 4: Con chim ri.


B. Phần hoạt động (25’):
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Cò lả” (10’):
- Mục tiêu: Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Tập biểu diễn bài hát.
- Phương pháp: Làm mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, thanh gõ đệm (nếu
có).

Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Ôn bài hát Cò lả:
Giáo viên mở đĩa nhạc cho
học sinh nghe lại bài hát “Cò
lả”.
Cho học sinh hát đồng ca bài
hát 2 lần.
Gọi vài học sinh hát lại bài
hát
Nhận xét và sửa lỗi.
Chia lớp học thành 2 nhóm,
nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm theo
nhịp và ngược lại.
Hướng dẫn học sinh trình
bày bài hát theo cách lĩnh xướng
và hát hoà giọng:
 Một học sinh hát: Con

cò…ra cánh đồng
 Cả lớp hát: Tình tính
tang…nhớ hay chăng.
Theo cách hát như trên
hướng dẫn các em hát lĩnh
xướng theo từng tổ.
b) Hướng dẫn các động tác phụ
hoạ:
Hướng dẫn học sinh hát kết
hợp các động tác phụ hoạ như
sau:
Động tác 1 (câu 1):Đưa hai tay
ngang vai di chuyển mềm mại
như cánh cò.
Động tác 2 (câu 2): Tay trái
đưa ra trước mặt nhẹ nhàng theo
câu hát.
Động tác 3 (câu 3):Nhún chân,

Lắng nghe.

Làm theo hướng dẫn của
giáo viên.
1-3 học sinh hát.

Các nhóm hát

Tập hát theo hướng dẫn
của giáo viên





Các tổ thực hiện theo
hướng dẫn


Thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên.









1-2 nhóm lên thực hiện.

1-4 học sinh biểu diễn.

Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

người đu đưa nhịp nhàng theo
nhịp của bài hát.
Động tác 4 (câu 4): Đưa ngón
tay phải lên chỉ chỉ về phía trước
sau đó đổi tay trái ở câu “ơi bạn

ơi”.
Gọi vài nhóm 4-5 học sinh
lên hát và thưc hiện lại động tác
phụ hoạ.
Gọi vài học sinh lên biểu
diễn trước lớp.
Nhận xét sửa sai.


2. Hoạt động 2: Học bài tập đọc nhạc số 4 (15’):
- Mục tiêu: Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 4: Con
chim ri.
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan và luyện tập theo nhóm, cả lớp,
cá nhân.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Nhạc cụ gõ đệm
Bảng phụ viết bài tập đọc nhạc số 4.

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài TĐN số 4:
Hôm nay chúng ta sẽ học bài
tập đọc nhạc số 4: Con chim ri.
Giáo viên treo bài TĐN số 4 lên
bảng.
Bài TĐN số 4 được viết theo
nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có 2 phách,
đây là 1 giai điệu ngắn của Pháp.
b) Luyện tập cao độ bài TĐN:
Yêu cầu học sinh quan sát và

nói trong bài có những nốt nhạc gì?


Kết luận: Bài TĐN này có 5 nốt:

Lắng nghe.

Quan sát




1-2 học sinh trả lời.




Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

Đồ – Rê – Mi – Pha – Son.
Nêu nốt cao nhất và thấp nhất
trong bài?
Treo khuông nhạc với 5 nốt: Đồ
– Rê – Mi – Pha – Son.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc
cao độ theo 3 bước sau :
- Bước 1: Học sinh nói tên trên
khuông theo tay chỉ của giáo
viên.

- Bước 2: Giáo viên đọc mẫu
5 âm.
- Bước 3: Giáo viên chỉ nốt
trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
Ví dụ: Cho học sinh đọc cao
độ đi từ cao xuống thấp và ngược
lại, sau đó đọc cao độ theo cặp 2
âm Đô Rê, Rê Mi, Mi Pha, Pha Son

Lắng nghe và sửa sai cho học
sinh
Yêu cầu học sinh nhìn vào bài
TĐN và đọc tên hình nốt nhạc có
trong bài TĐN.
Các khuông nhạc có gì đặc
biệt?
c) Tập tiết tấu bài TĐN:
Treo bảng tiết tấu viết sẳn lên
bảng.



Tiết tấu này có những hình nốt
nào?
Giáo viên chỉ bảng, yêu cầu
học sinh đọc theo.
Nốt cao nhất: Son, nốt
thấp nhất: Đồ



Thực hiện theo hướng
dẫn của giáo viên.









1-2 học sinh đọc.

Có tiết tấu giống nhau




1-2 học sinh trả lời: nốt
đen, nốt trắng.
Đọc theo tay chỉ của
giáo viên: Đen đen, đen
đen, đen đen, trắng.
Học sinh vừa đọc tên
nốt vừa gõ theo tiết tấu
được nghe.





1-4 học sinh lên thể
hiện.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

Giáo viên gõ tiết tấu trên, yêu
cầu học sinh lắng nghe và thực hiện
lại.
Dùng tiếng “Tùng” để luyện
tập tiết tấu:

Tùng tùng
tùng…

Gọi học sinh lên thể hiện tiết
tấu bằng trống nhỏ.
Hướng dẫn học sinh làm quen
với bài TĐN số 4 theo 4 bước sau:
- Bước 1: Học sinh nói tên nốt.

- Bước 2: Vỗ tay hoặc gõ tiết
tấu của bài
- Bước 3: Đọc kết hợp cả cao
độ và hình tiết tấu.
- Bước 4: Học sinh tự ghép lời
ca.
Chú ý: Thực hiện các bước trên
với từng khuông nhạc.
Gọi vài học sinh đọc lại cả bài,

các học sinh khác nhẩm theo.
Chia lớp thành 2 nhóm và quy
định:
- Lần 1: Nhóm A đọc nhạc
đồng thời nhóm B ghép lời.
- Lần 2: Nhóm B đọc nhạc
đồng thời nhóm A ghép lời.
Chỉ định 1-2 học sinh hát lời
bài TĐN.
Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài.
Lắng nghe và sửa sai cho học
sinh.


Thực hiện theo hướng
dẫn của giáo viên.






1-2 học sinh đọc.






1-2 học sinh hát lời.

Cả lớp hát lời.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu TUẦN 13
Giáo viên Trần Thị Hoan

C. Phần kết thúc: (5’)
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Cò lả” và vỗ tay theo nhịp.
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài tập đọc nhạc số 4 và gõ đệm theo tiết tấu.
- Dặn học sinh ôn lại bài hát “Cò lả” và ôn lại bài TĐN số 4.

×