Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử (Bản dịch tiếng Việt: Chuyện làng nho)" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.04 KB, 11 trang )




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


43
Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử
(Bản dịch tiếng Việt: Chuyện làng nho)

Lê Thời Tân
(a)


Tóm tắt. Bên dới lớp vỏ chơng hồi truyền thống, Nho lâm ngoại sử ẩn
tàng một quan niệm mới về thể tài tiểu thuyết. Việc đó khiến cho tác phẩm tự
sự trờng thiên này có một cấu trúc thể loại rất độc đáo khác hẳn với tất cả các
bộ tiểu thuyết chơng hồi nổi tiếng khác. Bằng việc chỉ ra chuỗi các phiến đoạn
tự sự có tính cách truyện ngắn và bút kí ghi chép đợc phân bố rải đều trong
suốt chiều dài của văn bản trần thuật, chúng tôi đã chỉ rõ một phần trong cấu
trúc thể loại tiểu thuyết này. Đó là điều cha từng đợc giới nghiên cứu chú ý
và luận giải thích đáng.

1. Quan niệm thể tài tiểu thuyết
mới của Nho lâm ngoại sử
Sự lặp lại có tính quy luật của một
số nhân tố nhất định ở các tác phẩm
văn học chính là cơ sở hình thành thể
loại. Thể loại văn học là hiện tợng loại
hình của quá trình sáng tác - giao tiếp.
Thế nhng thể loại không đơn giản chỉ


là một sự lặp lại loại hình tác phẩm.
Thể loại trên thực tế là hình thức tồn
tại độc đáo, hoàn chỉnh của một tác
phẩm. Vì vậy muốn nhận thức đợc thể
loại của một tác phẩm cụ thể, một mặt
phải có các tri thức đặc trng về sự lặp
lại có tính quy luật của một số nhân tố
nhất định ở các tác phẩm văn học, mặt
khác thấy rõ tính độc đáo của nhà văn
trong việc tuân thủ một cách có sáng
tạo các quy luật thể loại. Điều đáng chú
ý là, trong số những thể loại hiện tồn,
tiểu thuyết là dạng phức tạp nhất. Tiểu
thuyết có thể hiểu đơn giản là một thể
loại phức tạp nhất lấy văn xuôi (la Pose)
làm hình thức biểu hiện chính. Tiểu
thuyết là một thể loại đa nguyên hấp
thu không giới hạn các dị chất, thể hiện
một trạng thái văn hoá giao thoa và
dân chủ bậc nhất.
Nhìn từ góc độ vĩ mô, tiểu thuyết
hấp thụ mọi thể loại khác, tiểu thuyết
mô phỏng toàn bộ thế giới lời nói. Đây
chính là quan điểm của M. Bakhtin:
Đúng nh Bôcaxiô (Boccacio) và
Xecvantec (Cervantes) đã nói, trong
tiểu thuyết hoà trộn đan kết mọi hình
thức và mọi thể loại văn học
(1)
. Theo

ông, so với bất kì thể loại nào đã từng
xác lập, tiểu thuyết không phải là một
thể loại giữa các thể loại, nó chính là
một thể loại tạp thực, một hỗn hợp các
thể loại.
Tính khoan dung vô bờ bến của tiểu
thuyết làm cho mỗi một cuốn tiểu
thuyết bộc lộ ra một vẻ đa dạng và
phong phú không thể loại nào sánh nổi.
Đúng nh tác giả bộ sách Tiểu thuyết:
Kĩ xảo và phơng pháp phân tích văn
học đã nói - mỗi bộ tiểu thuyết tự
thành thể loại, mỗi bộ tiểu thuyết
chính là bản thân tác giả của nó, bản


Nhận bài ngày 30/10/2007. Sửa chữa xong 13/12/2007.
(1)
Todorov, Bakhtin: Lí luận đối thoại và những vấn đề khác. Bản tiếng Trung, Bách hoa văn
nghệ xuất bản xã, 2001, tr. 294. Bakhtin cũng cho rằng tiểu thuyết không chỉ là một thể loại
đang trong quá trình biến đổi (Sách vừa dẫn, tr. 295).





Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


44

chất của tiểu thuyết chính là ở chỗ đó.
Theo nghĩa đó mà nói, mỗi một cuốn
tiểu thuyết đều xác lập nên một diện
mạo thể loại cụ thể.
Nhận thức trên đây sẽ là cơ sở cho
việc phân tích cấu trúc thể loại tiểu
thuyết Nho lâm ngoại sử mà chúng tôi
sẽ triển khai tiếp theo. Đây có thể gọi là
xuất phát từ góc độ phê bình thể loại
(generic critiscism) đi tìm hiểu một tác
phẩm cụ thể. Đặc trng thể loại của
Nho lâm ngoại sử chính là ở chỗ đây là
một cuốn tiểu thuyết kiến tạo tự sự
(Narrative; chúng tôi phân biệt thuật
ngữ này với narration) dựa trên việc kết
hợp một cách khéo léo các hình thức
trung, đoản thiên với tản văn bút kí, kí
sự vào trong một lớp vỏ chơng hồi
truyền thống. Cách tân trong việc kiến
cấu thể loại cho tiểu thuyết Nho lâm
ngoại sử này là cống hiến quan trọng
của Ngô Kính Tử. Các hình thức trung,
đoản thiên ở đây có thể đợc hiểu nh
là hình thức truyện vừa và truyện
ngắn. Còn hình thức tản văn thì đợc
hiểu nh là văn xuôi dạng kí hay ghi
chép tự do
(2)
. Nho lâm ngoại sử không
phải là một sự kết hợp đơn giản các thể

loại nhỏ hơn tiểu thuyết. Nó càng
không phải là chuỗi liên kết các câu
chuyện theo kiểu Tây du kí, Thuỷ hử.
Điều này không chỉ liên quan đến quá
trình hình thành bộ sách, căn bản hơn
nó gắn liền với ý thức của chính nhà
văn đối với các thể loại trung - đoản
thiên cũng nh tản văn bút kí. Trong
Nho lâm ngoại sử, chuỗi các đơn
nguyên tự sự có dáng dấp nh những
truyện ngắn, truyện vừa trộn lẫn với
văn xuôi kí sự mà chúng tôi phân tách
trong nhiều trờng hợp có thể tách rời
thành những truyện ngắn, truyện vừa
độc lập, Nhng một khi chúng tham gia
vào trong một chỉnh thể trờng thiên
thì đặc trng thể loại của chúng đã
đợc tổng hợp lại nhằm đáp ứng yêu
cầu cấu trúc thể loại mới. Chính điều
này đã tạo nên tính chất độc đáo cho
tiểu thuyết của Ngô Kính Tử. Trong bài
viết này chúng tôi tập trung phân tích
sự vận dụng thể loại đoản thiên và tản
văn bút kí vào trong cấu trúc thể loại
tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của tác
giả Ngô Kính Tử.
2. Vận dụng thể loại truyện
ngắn
Nh đã chỉ ra, trên đại thể Nho lâm
ngoại sử là một chuỗi các đơn nguyên tự

sự có tính cách truyện vừa đóng khung
bởi hồi mở đầu có tính cách màn giáo
đầu và hồi kết thúc có tính cách nh là
một vĩ thanh. Tiến thêm một bớc khảo
sát, không khó phát hiện ra trong một
số đơn nguyên có tính cách trung thiên
tiểu thuyết đó tồn tại những phiến đoạn
trần thuật quy mô trùng khít hồi
truyện có dáng dấp nh là một truyện
ngắn. Thống kê cho thấy có cả thảy:


(2)
Chúng tôi tạm đối chiếu một cách sơ lợc các tên gọi thể loại trong văn học Đông Tây nh
sau:
Đoản thiên tiểu thuyết - story hoặc novel cỡ nhỏ
Trung thiên tiểu thuyết - novel hoặc novelette
Trờng thiên tiểu thuyết - romance hoặc fiction
Phơng Tây và Nga còn có một hình thức tự sự gọi là biography tuơng tự với cái mà văn học
Trung Quốc gọi là tản văn bút kí, truyện kí. Trong văn học Pháp Le roman chỉ các tác phẩm
tự sự trờng thiên, các hình thức đoản thiên, trung thiên, đặc biệt là những tác phẩm kể lại
những câu chuyện sinh hoạt thế thái nhân tình kì thú đợc ngời Pháp gọi là La nouvelle.



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


45
(1) Hồi 7 trong đơn nguyên câu

chuyện Chu - Phạm Lỡng Tiến
(nhóm hồi 2-7)
(2) Hồi 19 trong đơn nguyên câu
chuyện nhà nho trẻ Khuông Siêu
Nhân (nhóm hồi 15B-20A)
(3) Hồi 30 trong đơn nguyên câu
chuyện danh sĩ Nam Kinh và Đỗ
Thận Khanh (nhóm hồi 28-30)
(4) Hồi 42 trong đơn nguyên câu
chuyện cha con nhà họ Thang
(nhóm hồi 42-44A)
(5) Hồi 52 trong đơn nguyên câu
chuyện lão hiệp khách họ Phợng
(nhóm hồi 50-52).
Nhìn trên quy mô toàn sách các
đoản thiên này đợc bố trí ở các vị trí
cách đều nhau trên dới 10 hồi truyện,
chúng nằm trong các đơn nguyên
truyện vừa khá quan trọng của tiểu
thuyết. Điều đáng nói là chúng đều là
hồi cuối trong các đơn nguyên truyện
vừa kể trên. Hoàn toàn có thể đặt tên
cho mỗi một đoản thiên bằng một vế
trong cặp đối ngẫu đề mục hồi truyện.
Ví dụ có thể gọi hồi 7 là Truyện Vơng
viên ngoại trong triều giúp bạn (lấy vế
Vơng viên ngoại lập triều đôn hữu
nghị của hồi mục). Tơng tự:
Hồi 19 - Truyện viên lại họ Phan
mắc vạ (lấy vế Phan tự nghiệp hoành

tao họa sự)
Hồi 30 - Truyện họp hội phong lu
hồ Mạc Sầu (lấy vế Sính phong lu cao
hội Mạc sầu hồ)
Hồi 42 - Truyện công tử lầu xanh
bàn khoa trờng (lấy vế Công tử kĩ viện
thuyết khoa trờng
Hồi 52 - Truyện anh hùng phá nhà
đòi nợ (lấy vế Huỷ sảnh đờng anh
hùng thảo trái).
Các hồi truyện có tính cách đoản
thiên truyện ngắn này thậm chí có thể
tách khỏi chuỗi hồi tiểu thuyết và hoàn
toàn có thể đọc hiểu chúng trong tình
thế độc lập khỏi văn cảnh (context) tiểu
thuyết. Đơng nhiên khi cố ý tách
chúng ra khỏi văn bản tiểu thuyết ta
cần phải xử lí chút ít về câu chữ. Thử
nghiệm của chúng tôi cho thấy, trừ hồi
7 và hồi 42 ra, còn nữa chỉ cần cắt đi
hai câu cuối hồi Chỉ nhân, khiến
cho; Cha biết hẵng xem hồi
sau phân giải là bản thân hồi đó tự
thành một truyện ngắn. Hồi 42 do chỗ
nằm ở vị trí mở đầu cho đơn nguyên
truyện vừa nên có hiện tợng quá độ
tình tiết sang hồi sau. Thế nhng cũng
theo thử nghiệm của chúng tôi, chỉ cần
cắt lấn lên vài câu nữa là vẫn có khả
năng thành một đoản thiên độc lập. Hồi

truyện kết thúc nh sau:
Hai công tử (Thang Thực và Thang
Do, con Thang tổng trấn - LTT) trở về
nhà. Hơn hai mơi ngày sau, trớc cổng
trờng thi thấy ngời ta đem mực vào
viết bảng xanh (yết tên những thí sinh
phạm quy - LTT), biết là sắp báo kết
quả. Hai hôm treo bảng, hai anh em
chẳng ai đậu. Về nhà ngồi tức tối bảy,
tám ngày liền. Đi nhận lại quyển thi
hỏng, Thang Do ba bài, Thang Thực ba
bài. Ba bài đều không từng đợc xem
xong. Cả hai nổi đoá chửi cả quan chấm
thi lẫn quan chủ khảo dốt nát. Chửi
đang cơn hứng thì có gia nhân từ trên
nha môn tỉnh Quý Châu mang th nhà
về. Hai ngời bóc xem. Chỉ nhân phen
này khiến cho:



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


46
Vin cành hoa quế, chơi vờn hạnh: thi
cử nh là chơi trong mộng
(3)

Hổ và rồng vờn đấu với nhau: cảnh

chiến chinh lại thấy nhãn tiền
Rốt cuộc chuyện về sau ra sao hẵng
nghe hạ hồi phân giải.
Rõ ràng câu chuyện chính của hồi
truyện đã chấm dứt ở câu trần thuật
hai cậu ấm nhận lại bài thi hỏng và
chửi cả quan chấm thi lẫn quan chủ
khảo dốt nát
(4)
. Thực ra chi tiết có
ngời mang th nhà đến ở hồi này cũng
nh chi tiết ngời đa giấy báo thi đậu
cuối hồi 7 không có quan hệ tất yếu với
nội dung hồi truyện. Cho đây là khởi
dẫn cho tình tiết truyện trong hồi kế
theo sau thì đúng hơn so với quan niệm
chúng là để kết thúc cho bản thân hồi
truyện mà nó thuộc vào.
Thế nhng vấn đề quan trọng hơn
là các hồi truyện ngắn này có một
quan hệ kết cấu tự sự ra sao trong dự
tính kiến tạo các đơn nguyên tự sự
nhóm hồi có tính cách truyện vừa trong
tiểu thuyết này? Có thể thấy ngay một
điều là tất cả các hồi truyện ngắn này
đều có một tác dụng tạm gọi là hớng
tâm (endocentric). Trong trờng hợp nó
là hồi mở đầu cho một đơn nguyên
truyện vừa thì các liên hệ tình tiết khởi
dẫn nên từ hồi này bắt mối đến tận các

hồi truyện về sau trong nhóm hồi
truyện vừa. Ngợc lại nếu hồi truyện
ngắn là hồi kết thúc cho một nhóm hồi
đơn nguyên truyện vừa thì các mối liên
hệ trần thuật tạo nên từ nó lại quan hệ
ngợc lên các hồi phía trớc ở trong
nhóm. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích
trên dẫn chứng cụ thể.
Đoản thiên hồi 7 Vơng viên ngoại
trong triều giúp bạn kể mối thâm tình
giữa hai ngời bạn vong niên Vơng
Huệ với Tuân Mai. Vơng Huệ đến lúc
thi đậu tiến sĩ mới gặp đợc Tuân Mai -
ngời mà ông cử Vơng chỉ biết tên
trong giấc mơ hơn mời năm trớc báo
cho biết sẽ đậu đồng khoa hội thí với
mình (lúc đó Vơng cũng chỉ xem là
chuyện tầm phào đem ra kể để giỡn
Chu Tiến ở am Quan Âm nhân khi Chu
nói trong đám học trò trẻ con của mình
có đứa họ Tuân tên Mai). Tình tiết này
làm cho liên hệ chỉnh thể trong đơn
nguyên nhóm hồi thêm chặt chẽ. Chu
Tiến và Phạm Tiến
(5)
là cặp nhân vật
chính của nhóm hồi. Về mặt tình tiết
truyện, nhân vật Tuân Mai có tác dụng
liên kết hai hình tợng Chu Phạm lại
với nhau: Tuân Mai là học trò vỡ lòng

của Chu Tiến thời hàn vi gõ đầu trẻ
kiếm cơm ở am Quan Âm làng Vấn

(3)
Nguyên văn: Quế lâm hạnh uyển - chỉ thi hơng và thi hội. Chế độ khoa cử quy định thi
hơng vào tháng tám âm mùa hoa quế nở. Ngời thi đậu gọi là bẻ cành quế hoặc vin cành
quế. Thi hội định vào tháng ba âm tiết hạnh hoa. Ngời đậu hội thí gọi là thám hạnh.
(4)

Trần thuật trong hồi truyện cho ta thấy hai cậu công tử hỏng thi vì bản thân họ ngu dốt.
Thế nhng dốt hay giỏi dờng nh không quyết định chuyện thi đậu. Cách kể: Ba bài đều
không từng đợc xem xong kín đáo cho ta thấy có thể quan chấm thi lời nhác, qua chuyện.
Đơng nhiên hiểu nh giáo s Trần Mĩ Lâm cũng là một cách: Văn chơng bài thi hội của
loại trở thành tú tài nhờ bố làm quan thì không cần phải xem xong, mà cha chừng hai cậu
ấm cũng cha viết xong (Nho lâm ngoại sử - bản kèm lời bình của Thanh Lơng Bố Hạt
Trần Mĩ Lâm, Tân thế giới xuất bản xã, tr. 464).
(5)
Không phải ngẫu nhiên mà cả hai thầy trò Chu Phạm đều tên Tiến. Đây là hai nhân vật
đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết ra đi lều chõng trở về võng lọng. Một phần vì vậy nên trong
khi phân tích câu chuyện hai thầy trò chúng tôi vẫn hay gọi Chu Phạm lỡng Tiến!



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


47

Thợng, sau đó Tuân lại thành thí sinh
trong khoa thi mà Phạm Tiến làm chủ

khảo. Chu chấm đậu cho Phạm xa kia
cũng nh Phạm chấm đậu cho Tuân
bây giờ thảy đều vì những lí do bên
ngoài phép chọn hiền tài cho quốc gia.
Thế nhng nhân vật Tuân Mai xuất
hiện và rút lui đợc một cách tự nhiên
trên sân khấu trần thuật của truyện thì
lại nhờ vào công dẫn xuất của nhân vật
Vơng Huệ: Cử Vơng tránh ma ở am
Quan Âm đọc thấy tên Tuân Mai trên
vở tập mà ông đồ Chu Tiến đang chấm
dở bèn đem chuyện mộng thấy bảng
vàng có tên Tuân Mai (hồi 2) kể với
Chu. Hơn mời năm sau chuyện trời
báo thi đậu
(6)
đó mới ứng nghiệm. Cụ cử
già họ Vơng gặp đợc chàng tân khoa
họ Tuân trong cùng kì thi đình (hồi 7).
Câu chuyện nhỏ về mối giao hảo giữa
hai cử tử Vơng Huệ và Tuân Mai phản
chiếu và làm sắc nét thêm hình bóng
câu chuyện lớn về nghĩa tình giữa ân s
Chu Tiến với học trò kiêm đồng nghiệp
Phạm Tiến (Phạm Tiến về sau cũng làm
học đạo quan trông coi thi cử học hành
nh Chu Tiến). Câu chuyện cho ta thấy
hình ảnh hai lão hàn sĩ một Nam một
Bắc quá nửa đời long đong khoa cử Chu
Phạm sau cùng cũng tròn đợc giấc mơ

công danh đậu đến tiến sĩ. Một ngời
đợc bổ về làm học đạo quan ở Quảng
Đông (quê của Phạm Tiến, đông nam
Trung Quốc. Chu xem thi ở đây động
lòng thơng Phạm ngồi thi mặc áo bông
rách trong khi tiết trời miền Nam đã
sắp sang mùa hạ). Một ngời đợc bổ về
làm học đạo quan ở Sơn Đông (quê của
Chu Tiến, đông bắc Trung Quốc. Chu
dặn ngời học trò cùng tên khi làm
quan ở quê thầy nếu chấm thi nhớ để ý
giúp đỡ một học trò vỡ lòng của thầy tên
là Tuân Mai). Câu chuyện lớn của hai
nhân vật thầy trò nhng là đồng liêu
này trong những hồi đầu đã gài sẵn một
vài tình tiết ngầm hẹn một câu chuyện
nhỏ của hai nhân vật bạn vong niên
nhng đồng khoa Vơng Huệ - Tuân
Mai sẽ đợc trần thuật tập trung trong
hồi kết đơn nguyên tự sự truyện vừa
đầu tiên trong Nho lâm ngoại sử.
Vơng - Tuân một già một trẻ cùng quê
cùng chứng nghiệm cho giấc mộng bảng
vàng rồi cùng ra làm chủ sự bộ công.
Mãn nhiệm đổi làm viên ngoại (hồi 7,
tr. 93)
(7)
. Có thể nói những nét màu cơ
bản nhất trong bức tranh nho lâm đã
thể hiện ngay trong nhóm chân dung

bốn nhân vật trên.

Tơng tự, đoản thiên truyện ngắn
Chuyện viên lại họ Phan mắc vạ hồi 19

(6)

Nghiên cứu phê bình ở đại lục diễn tả tình tiết này bằng cụm từ mộng thiên bảng đồng
khoa cập đệ. Trong khi danh sách truy tặng tiến sĩ cập đệ cho các nho sĩ đã mất của triều
đình trong hồi cuối cùng - hồi 56 thì truyền thống phê bình quen gọi là U bảng. Đợc báo
thi đậu lúc đang sống hay đợc báo thi đậu lúc đã chết rồi đều là giấc mộng của sĩ nhân thời
khoa cử. Đọc từ truyền kì đời Đờng cho đến Liêu Trai chí dị qua Tang thơng ngẫu lục của
ta thì biết tình tiết giấc mộng khoa bảng này còn ám ảnh các nhà văn trung đại lâu dài, khác
chăng chỉ ở bút pháp thể hiện mà thôi.
(7)
Cả hai sau đó đều vì tội tham tiền làm sai vơng pháp đắc tội với triều đình. Chuyện
Vơng Huệ phạm pháp xem hồi 8, kết cục của nhân vật này xem hồi 39. Chuyện Tuân Mai
vớng vòng lao lí xem hồi 29. Kết cục của các nhân vật này rõ ràng diễn ra trong những hồi ở
bên ngoài nhóm hồi truyện vừa chứa câu chuyên chính của chúng. Đây là bút pháp mới trong
nghệ thuật tự sự của Ngô Kính Tử.



Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


48
cũng đảm nhận vai trò kết thúc cho đơn
nguyên nhóm hồi truyện vừa câu
chuyện Khuông Siêu Nhân (nhóm hồi

15B-20A). Sự xuất hiện loáng thoáng
của hai nhân vật Phan Bảo Chính và
Phan Tam trong những hồi phía trớc
của đơn nguyên để sau đó đi đến một
trần thuật tập trung ở một hồi sau cùng
có tính cách truyện ngắn nhằm kết lại
cho cả đơn nguyên truyện vừa câu
chuyện Khuông Siêu Nhân (nhóm hồi
15B-20A) - thủ pháp này cũng tơng tự
nh cách để cho Tuân Mai và Vơng
Huệ lúc ẩn hiện lúc hiện trớc lúc xuất
hiện tập trung trong hồi kết thúc đơn
nguyên câu chuyện câu chuyện Chu -
Phạm lỡng Tiến (nhóm hồi 2-7). Các
hồi 30 Họp hội phong lu hồ Mạc sầu
và hồi 52 Anh hùng phá nhà đòi nợ đều
là những cách kết thúc cho đơn nguyên
trung thiên tiểu thuyết bằng một hồi
truyện có tính cách truyện ngắn.
3. Vận dụng thể loại tản văn bút

Từ lâu, những phiến đoạn miêu tả
không gian cảnh vật nổi tiếng trong
Nho lâm ngoại sử đã thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu. Tác giả của bộ
sách rất có ảnh hởng ở phơng Tây, bộ
Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết sử luận -
giáo s Hạ Chí Thanh
(8)
nhấn mạnh đến

bút pháp hiện thực chủ nghĩa ở những
đoạn tả cảnh trong Nho lâm ngoại sử.
Ông viết: Phong cảnh thiên nhiên nổi
tiếng cũng nh cảnh trí sinh hoạt
thờng nhật muôn màu của nhiều
thành thị miền Giang Nam trong đó có
Nam Kinh, Hàng Châu, Gia Hng đợc
tái hiện sinh động trong tác phẩm.
Chúng thậm chí đến nay vẫn có thể
kiểm đối đợc với thực tế. Tuy nhiên
không phải đoạn tản văn có tính chất kí
lục nào trong tác phẩm cũng đều đợc
tán thởng. Cũng chính Hạ Chí Thanh
phê bình Ngô Kính Tử bộc lộ mình quá
rõ trong đoạn có tính cách bút kí về cái
gọi là phong tục nhân tình Ngũ Hà
huyện (đây là bối cảnh không gian quan
trọng trong nửa sau tiểu thuyết sau
Nam Kinh): Trong đoạn miêu tả nhân
tình phong tục huyện Ngũ Hà, họ Ngô
rõ ràng đã đánh mất đi sự chừng mực
tự kìm nên có trong nghệ thuật phúng
thích. Không hẹn mà nên, tại đại lục
giáo s Trần Mĩ Lâm cũng bình luận
đoạn này: Tác giả dờng nh không
còn nén nhịn đợc bèn trực tiếp ra mặt
bình thuyết
(9)
. Chúng tôi tự thấy không
có nhiệm vụ tranh luận trực diện với

các ý kiến trên vì cách đặt vấn đề của
chúng tôi ở đây không cùng hớng với
hai học giả. Thế nhng trớc khi nêu
vấn đề sự vận dụng thể loại tản văn bút
kí vào trong kiến cấu thể loại tác phẩm,
ta hãy tìm hiểu qua quan điểm có liên
quan đến cái gọi là phần miêu tả trong
tự sự tiểu thuyết. Theo quan điểm của
một số nhà phê bình cấu trúc luận, ta
có thể xếp những đoạn tản văn kí tả
vừa nhắc ở trên trong Nho lâm ngoại sử
vào thành phần miêu tả (decription)
không gian ngoại bộ. Trong truyền
thống tiểu thuyết cổ điển, những đoạn

(8)
Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết sử luận, tác phẩm lớn của học giả ngời Hoa quốc tịch Mĩ -
giáo s Hạ Chí Thanh, sách xuất bản bắng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Trung do Giang Tây
nhân dân xuất bản xã ấn hành. Chúng tôi dẫn từ bản tiếng Trung, tr. 212. Đoạn tiếp theo
dẫn từ trang 246.
(9)
Trần Mĩ Lâm, Chơng hồi tiểu thuyết sử, Triết Giang cổ tịch xuất bản xã, bản in năm 1998,
tr. 159.




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007



49
có tính miêu tả trên thực tế là tơng
đối độc lập. Chúng (trên kết cấu bề
mặt văn bản tác phẩm) thờng đợc
phân cách bằng qua hàng và có một
tính độc lập nhất định. Xét từ góc độ
sinh thành, chúng có thể là đợc chuẩn
bị sẵn để điền đệm vào trong văn bản
tiểu thuyết (phần in đậm do chúng tôi
nhấn mạnh)
(10)
. Giờ đây đã đến lúc
chúng tôi biện hộ cho những đoạn có
tính cách tản văn kí tả trong Nho lâm
ngoại sử. Nhận xét trên đây có thể là
đúng đối với một số tiểu thuyết hạng
trung. Trong những cuốn tiểu thuyết
này, các phiến đoạn miêu tả có thể bị
lợc bỏ mà không ảnh hởng lớn đến
hiệu quả tự sự của tác phẩm, chúng có
thể chỉ là một thứ trang sức miễn phí,
biểu hiện của những động cơ tự do của
ngời viết. Thế nhng trớc một cuốn
tiểu thuyết đã xuất bản ra rồi, thật khó
mà nói đến cái gọi là xét từ góc độ sinh
thành để từ đó kết luận đợc chúng có
thể là đợc chuẩn bị sẵn để điền đệm
vào trong văn bản tiểu thuyết hay
không. Càng khó đồng ý với ý kiến trên
nếu ta biết tất cả những đoạn tản văn

có tính cách miêu tả, kí lục gợi ta nhớ
đến thể loại tuỳ bút hay bút kí ngày
nay đó đều đợc tác giả Ngô Kính Tử bố
trí vào vị trí mở đầu hoặc kết thúc của
các đơn nguyên nhóm hồi truyện vừa.
Chúng nhất định phải là một phần
trong kế hoạch tự sự kết hợp đa thể tài
của nhà văn. Không kể những đoạn
nhỏ, thống kê cho thấy tiểu thuyết Nho
lâm ngoại sử có 8 trờng đoạn có tính
cách tản văn kí lục thuần tuý. Có thể
đặt tên theo nội dung mỗi đoạn và liệt
kê theo thứ tự sau đây:
(1) Tây Hồ du kí: nửa sau hồi 14 -
đơn nguyên truyện vừa chuyện Mã Nhị
(nhóm hồi 13B-15A)
(2) Nam Kinh kí và Nam Kinh
kịch nghệ kí: nửa sau hồi 24 - đơn
nguyên truyện vừa chuyện cha con Bão
Văn Khanh (nhóm hồi 24B-27)
(3) Ghi chép về phong tục và cảnh
vật ở Tần Hoài hai mùa xuân thu: hồi
41 - đơn nguyên chuyện Thẩm Quỳnh
nơng (nhóm hồi 40B-41)
(4) Ngũ Hà nhân tình phong tục
kí: hồi đầu đơn nguyên chuyện Ngô
Lơng (nhóm hồi 46B-47)
(5) Bút kí thăm cảnh cũ đền Thái
Bá: cuối hồi 48 - đơn nguyên chuyện
Vơng Ngọc Huy (hồi 48)

(6) Nam Kinh thập nhị lầu kí: hồi
đầu đơn nguyên câu chuyện Trần Mộc
Nam (nhóm hồi 53-54)
(7) Ghi chép nhân chuyến thăm lại
đền Thái bá: chuyện bốn ngời khách
(hồi 55)
(8) Các bài văn tế, chiếu dụ, tấu sớ
cùng ghi chép về nguồn cơn quá trình
công việc truy phong bảng vàng tiến sĩ
cập đệ của triều đình trong hồi 56 có
thể xem là những văn bản phỏng nhại
thể tài văn hành chính - chức năng và
ghi chép sử học kiểu thực lục.
Không cần chú ý đến vai trò vị trí
của chúng trong các đơn nguyên nhóm
hồi tự sự có tính cách truyện vừa mà
chúng thuộc vào, chỉ theo dõi trong
chuỗi trờng thiên hồi nối hồi của tiểu
thuyết cũng đã có thể phát hiện thấy
các phiến đoạn có tính cách bút kí đó
đợc phân bố rải đều trong toàn sách -
chúng nằm trong dãy các hồi 14, 24, 37,
41, 47, 53. Các phiến đoạn đó có một tác

(10)

Xin xem Tiểu thuyết - Kĩ xảo và phơng pháp phân tích văn học. Tác giả sách này đem tự
sự của một cuốn tiểu thuyết phân thành 4 thành phần bao gồm kể thuật, luận thuật, thoại
ngữ và miêu tả (tr. 47).






Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


50
dụng nhất định trong việc điều tiết tiết
tấu tự sự toàn sách, tạo bối cảnh cho
câu chuyện, triển khai một thế giới khả
thị cho bạn đọc. Không thể tuỳ tiện di
chuyển vị trí xuất hiện của chúng trong
văn bản tiểu thuyết. Dới đây chúng tôi
sẽ chọn phân tích đoạn Ngũ Hà nhân
tình phong tục kí - đoạn đã trở thành
nguyên khởi của mục II.2. Vận dụng thể
loại tản văn bút kí này. Nhng trớc
khi quay lại với đoạn đó, ta hẵng điểm
qua các đoạn kí tả xoay xung quanh đề
tài Nam Kinh - một bối cảnh không
gian hàng đầu trong tiểu thuyết Nho
lâm ngoại sử.
Nh đã thấy, từ phần sau của nửa
đầu tiểu thuyết các nhân vật bắt đầu
châu tuần về Nam Kinh. Địa danh
Nam Kinh xuất hiện lần đầu trong hệ
thống hồi mục chính là từ hồi 25
(11)
. Từ

sau hồi này, bối cảnh không gian chính
của tiểu thuyết tập trung ở Nam Kinh.
Khảo sát kĩ hơn cho thấy những phiến
đoạn miêu tả Nam Kinh trong nửa sau
cuốn sách chiếm một tỉ lệ đáng kể, các
phiến đoạn đó cũng đợc phân bố khá
đều. Có thể liệt kê ra nh sau (chúng
tôi gọi tên mỗi phiến đoạn kí tả theo nội
dung chính của đoạn):
Hồi 24: Nam Kinh thành kí và
Nam Kinh kịch nghệ kí
Hồi 37: Cảnh Vũ Hoa Đài ở Nam
Kinh
Hồi 41: Tần Hoài xuân, thu cảnh
vật- phong tục kí
Hồi 53: Nam Kinh thanh lâu kí
hoặc Nam Kinh thập nhị lầu kí.
Nh vừa nói ở trên, từ sau hồi 25
tiểu thuyết chuyển sang một bối cảnh
không gian mới. Cái bản lề chuyển đổi
sân khấu tự sự trong tiểu thuyết này
chính là đợc định vị ở nửa sau hồi 24,
nhân vật giữ chức năng nối cảnh
chuyển màn đó là Bão Văn Khanh. Để
chuẩn bị cho việc đó, tác giả đã khéo léo
đặt tiếp liền nhau trớc câu chuyện Bão
Văn Khanh (hồi 24B - xem Bảng phân
định) hai phiến đoạn tản văn kí tả -
đoạn Nam Kinh kí và Nam Kinh kịch
nghệ kí. Đoạn miêu tả chung thành

Nam Kinh đánh dấu sự xuất hiện bối
cảnh không gian mới của tiểu thuyết,
tiếp liền là đoạn ghi chép về nghề kịch ở
Nam Kinh. Đoạn này mở màn cho câu
chuyện kép hát Bão Văn Khanh. Tấn
tuồng cuộc sống thời đại nói chung cũng
nh nghiệp diễn của ngời diễn viên cụ
thể tất cả phản chiếu vào nhau. Nhà
bình điểm Nho lâm ngoại sử lớn nhất -
Nhàn Trai lão nhân dờng nh đã cảm
nhận đợc một cách trực giác ý vị đó
của tiểu thuyết khi ông viết những dòng
bình điểm câu chuyện Bão Văn Khanh:
Văn Khanh giấu đời lăn thân trong
nghề diễn mà cứng cỏi giữ mình, không
thẹn là bậc đoan nhân chính sĩ. Tuy
làm một diễn viên nhng nào có gì đáng
ngại? Thiên hạ há chẳng phải có đầy
những hạng sĩ đại phu mà hành tung
khác gì đào kép, danh gọi là nho mà
thực chất là đóng kịch. Nay họ Bão rõ
ràng là một kép hát mà thực không xấu
hổ khi xếp vào hàng sĩ đại phu, ấy
chính là danh là đào kép mà thực là
nho nhân vậy. Nhìn theo con mắt của
nhà bình điểm này không khó phát hiện
thấy đám thời danh sĩ phong lu trong

(11)
Nguyên văn hồi mục: Bão Văn Khanh Nam Kinh ngộ cựu

Nghê Đình Tỉ An Khánh chiêu thân
Bản dịch Chuyện làng nho: Đất Nam Kinh Bão Văn Khanh gặp bạn
Phủ An Khánh Nghê Đình Tỉ thành hôn





Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


51
những hồi truyện tiếp theo sau câu
chuyện Bão Văn Khanh thực mới là kép
hát của thời đại, sự nghiệp hành xử của
đám này cũng chỉ là tuồng diễn mà
thôi. Nam Kinh thật nh một đại sân
khấu, chính nhân quân tử áo mũ diễn
trò mà ngợc lại trong cái thế giới nhỏ
bé của nghề kịch kia một anh kép hát
(nguyên văn hí tử) nh Bão Văn Khanh
kia lại tính tình hồn hậu, chân phơng
làm ngời.
Giờ đây vẫn trên lập trờng cho
rằng các phiến đoạn có tính chất tản
văn bút kí trong Nho lâm ngoại sử là
một phần tất yếu của một kế hoạch kết
hợp đa thể tài nhằm mục đích kiến cấu
chỉnh thể tự sự cho tiểu thuyết chúng
ta hãy quay lại với đoạn Ngũ Hà nhân

tình phong tục kí. Nh đã thấy, phiến
đoạn này xuất hiện trong đơn nguyên
nhóm hồi câu chuyện Ngu Lơng. Rất
dễ nhận ra tác giả tiểu thuyết có ý đối
lập nhà họ Ngu với cái tiểu xã hội Ngũ
Hà huyện. Nói đúng hơn xã hội Ngũ Hà
dung tục vị lợi đã cô lập nhà họ Ngu
thành một ốc đảo. Để tiện hình dung
vấn đề chúng tôi dẫn nguyên cả một
trờng đoạn:
Lại nói Ngu Hoa Tuyên cũng
không phải hạng ngời thờng. Từ năm
lên bảy lên tám đã là một thần đồng. Về
sau, kinh sử cho đến bách gia ch tử
không có cái gì là không đọc kĩ, không
cái gì là không để tâm đến, không có gì
là không thông triệt. Năm hai mơi
tuổi, học vấn toàn tài. Mọi thứ từ binh,
nông, lễ, nhạc, thuỷ, hoả cho đến xây
dựng, thuỷ lợi đụng đầu Ngu đã biết
đuôi. Văn chơng ngang tầm Mai Thừa,
T Mã Tơng Nh, thi phú không kém
Lí Bạch, Đỗ Phủ. Ngời cố từng làm
thợng th, ông nội là hàn lâm, cha làm
tri phủ, thực là đại gia. Khổ nỗi tuy
Ngu học vấn sâu rộng thế nhng dân
Ngũ Hà chả bao giờ để cho Ngu đợc mở
mồm (Hồi 47, tr. 507)
(12)
.

Tiếp liền đoạn giới thiệu gia thế
nhân vật chính của câu chuyện là đoạn
có tính chất kí lục về nhân tình phong
tục Ngũ Hà:
Phong tục Ngũ Hà nói đến ngời
nào có phẩm hạnh họ liền cời méo cả
mồm; Nói đến thế gia đại tộc dòng dõi
mấy chục năm về trớc họ bèn cời khì
trong mũi; Nói đến ai biết làm thơ phú
viết cổ văn
(13)
họ thì cời chau cả mày.
Hỏi huyện Ngũ Hà có phong cảnh núi
sông gì, rằng có cụ thân hào họ Bành;
Hỏi huyện Ngũ Hà có sản vật quý hiếm
gì, đáp có cụ thân hào họ bành; Hỏi
huyện Ngũ hà ai ngời có phẩm vọng,
khen rằng có cụ Bành; Hỏi ai ngời có
đức hạnh, khen rằng có cụ Bành; Hỏi ai
ngời tài tình, rằng chỉ biết khen có cụ
Bành. Lại còn có một chuyện ngời ta ai
cũng hãi, ấy là nhà cụ Bành kết thông
gia với nhà cụ Phơng ở Huy Châu; Một
chuyện nữa ngời ta cũng rất phục, đó
là việc nhà cụ Bành vốc bạc ra mua
ruộng.
Nh trên đây đã nói đến, không
phải là ngẫu nhiên khi tác giả tiểu
thuyết đặt bên cạnh nhau hai phiến
đoạn tự sự trên. Hai phiến đoạn trở nên


(12)
Tơng ứng với Chuyện làng Nho. Nxb. Văn Học, tr. 47
(13)
Trong bối cảnh tự sự của cuốn tiểu thuyết cổ văn ở đây chỉ văn xuôi truyền thống dùng
để trớc tác nghiêm túc đối lập với thời văn mà nhà nớc quy định (xem hồi 1) dùng để thi
cử - cái gọi là văn bát cổ đã đẩy cả nền văn hoá đi vào chỗ trống rỗng và chôn vùi hàng thế hệ
trí thức Trung Hoa. Đây là một nét chủ đề quan trọng trong Nho lâm ngoại sử.




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


52
tơng phản soi chiếu lẫn nhau do sự
thay đổi của bút pháp: trần thuật chân
phơng nghiêm túc kiểu sử truyện
trong đoạn thứ nhất và lối kể tả giễu
nhại hí kịch trong đoạn thứ hai. Lịch sử
quả có chuyện xa nay - truyền thống
(văn chơng thi phú, học vấn toàn diện,
dòng họ thi th) trở thành trò cời trớc
một hiện thời quy tất cả giá trị ý nghĩa
vào trong hai chữ tiền tài thế lực. Xã
hội cũng có chuyện một thiểu số bị cô
lập trớc quảng đại xu thời - cái quảng
đại cả tiếng nói cời hỏi đáp chả bao
giờ để cho cái thiểu số kia đợc mở

mồm. Khi đã cảm nhận đợc tất cả
những ý vị tự sự nh vậy, thật khó mà
cho rằng đây chỉ là một đoạn miêu tả
ngoại cảnh xuất hiện tuỳ tiện trong văn
bản trần thuật và là một thứ trang sức
miễn phí cho tiểu thuyết. Đặt đoạn văn
trong kết cấu trần thuật cụ thể nh
trên, ta cũng sẽ khó mà nói đợc trong
đoạn đó tác giả tiểu thuyết rõ ràng đã
đánh mất đi sự chừng mực tự kìm nên
có trong nghệ thuật phúng thích trực
tiếp ra mặt bình thuyết (xem phần đầu
tiểu mục này). Thực ra, nói một cách
xác đáng, trong đoạn văn trên độc giả
tinh tai đã có thể nghe ra đợc có sự
thẩm thấu vào trong từng từ giọng mai
mỉa nhạo cời của nhân vật chính của
câu chuyện, kẻ đợc giới thiệu trực diện
trong đoạn đầu - Ngu Lơng
(14)
. Nói đến
những đoạn tả cảnh trong Nho lâm
ngoại sử phàm ngời đã đọc qua tiểu
thuyết này không thể không nghĩ ngay
đến đoạn tả cảnh Tây Hồ ở hồi 14.
Đây là trờng đoạn có tính cách tản văn
kí lục đầu tiên trong tiểu thuyết mà
chúng tôi từng thống kê (xem phần đầu
tiểu mục, trờng đoạn này đợc vận
dụng trong đơn nguyên truyện vừa

Chuyện thầy tú soạn sách ôn thi - nhóm
hồi 13B ~15A. Xem Bảng phân định).
Xin nhờng lời cho nhà bình điểm nổi
tiếng Nho lâm ngoại sử thời Thanh - cụ
Trơng Văn Hổ: Cực tả cái đẹp thanh
tú u tĩnh của Tây Hồ cùng cảnh phồn
hoa của phong tục vùng hồ lồng với kể
chuyện thầy Mã hủ nho gàn gở bần
cùng. Ngời và cảnh ánh chiếu lẫn
nhau, làm ngời đọc hình dung đến tận
cùng đờng nét. Tây Hồ nh gơng soi
rõ bóng thầy tú kiết. Kết hợp thể tản
văn kí tả vào trong một tự sự nhẹ
nhàng bình đạm cho ta thiên tiểu
thuyết già dặn biết mấy về bút pháp.
Toàn bộ công việc phân tích khảo
sát trên đây không nhằm đơn giản để
phân xuất ra từ chỉnh thể văn bản trần
thuật chơng hồi tiểu thuyết Nho lâm
ngoại sử những phiến đoạn tự sự gọi là
trung thiên truyện vừa hay đoản
thiên truyện ngắn hoặc bút kí. Công
việc phân xuất đó sau khi đã đợc tổng
hợp hợp lại dới một quan điểm thống
nhất về diện mạo thể loại của tác phẩm
tiểu thuyết cụ thể, chính là nhằm
chứng minh cho tính cách tân cũng nh
vẻ độc đáo của Nho lâm ngoại sử xét từ
phơng diện cấu tạo văn thể. Mọi thao
tác từ phân tích cho đến chứng minh,

tất cả đều diễn ra dới t tởng lí luận
chủ đạo mà chúng tôi đã viện dẫn ngay
từ đầu - t tởng cho rằng mỗi bộ tiểu
thuyết tự thành thể loại, mỗi bộ tiểu
thuyết chính là bản thân tác giả của nó,
bản chất của tiểu thuyết chính là ở chỗ
đó.







(14)

Giống nh ta có thể nghe ra giọng của anh Chí ngay từ những dòng đầu tiên của tiểu
thuyết Chí Phèo vậy.




Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007


53

Tài liệu tham khảo

[1] Ngô Kính Tử, Nho lâm ngoại sử, Tân thế giới xuất bản xã, 2000.

[2] Chuyện làng Nho, Phan Võ - Nhữ Thành dịch, NXB Văn học, 2001.
[3] Andrew H. Plaks, Trung Quốc tự sự học - Chinese narrative, Bắc Kinh đại học
xuất bản xã, 1998.
[4] Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học - Trung tâm Ngiên
cứu Quốc học.
[5] Trần Mĩ Lâm chủ biên, Thanh đại văn học nghiên cứu, Bắc Kinh đại học xuất
bản xã, 2002.
[6] Dơng Nghĩa, Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết sử luận, Trung Quốc xã hội khoa
học viện xuất bản xã, 2004.
[7] Long Phác chủ biên, Kinh điển thờng độc, Quảng Tây s phạm Đại học xuất bản
xã, 2003.


Summary

STRUCTURE oF types of Ju-lin-whai-shi novel

Implicated in cover of legendary acts and chapters, Ju-lin-whai-shi is implicit
with a new concept of novel types, which makes this narrative saga unique in its
structure, quite different from other famous act-chapter novels. By stating series of
narrative utterances characterized as short stories and notes, evenly distributed in
the length of narrative, we have deeply mentioned one part of this typical novels
structure. This has not been paid much attention and properly explained by
researchers.

(a)
Khoa Ngữ Văn, trờng Đại Học Vinh.

×