Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: VẬT LÝ - Trường THPT Hùng Vương ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.79 KB, 2 trang )

Trường THPT Hùng Vương KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2007  2008 MÔN: VẬT LÝ  KHỐI 10 (chuẩn)
Thời gian: 60 phút.

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ)
Câu 1: Một vật đang chuyển động bỗng nhiên lực phát động triệt tiêu chỉ còn các lực cân bằng nhau thì:
A. vật chuyển động biến đổi đều. B. vật tiếp tục chuyển động chậm dần.
C. vật dừng lại. D. vật chuyển động thẳng đều với vận tốc vừa có.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự rơi tự do trong chân không:
A. càng lên cao gia tốc rơi tự do càng lớn. B. vật nặng luôn luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. vật nặng và vật nhẹ rơi nhanh như nhau. D. vật nhẹ rơi chậm hơn vì có sức cản không khí.
Câu 3: Một đồng hồ có kim giây dài 16 cm và kim phút dài 12 cm. Tỉ số giữa tốc độ dài của kim giây so với
kim phút là:
A. 4/3. B. 80. C. 60. D. 12.
Câu 4: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra
10 cm ? Lấy g = 10m/s
2
.
A. 1 kg. B. 10 kg. C. 0,1 kg. D. 100 g.
Câu 5: Gọi g
h
là gia tốc trọng lực ở độ cao h so với mặt đất, g
0
là gia tốc trọng lực ở mặt đất, R là bán kính
của trái đất. Biểu thức liên hệ giữa g
h
và g
0
là:
A. g
h


= g
0.
2
)( hR
R

. B. g
h
= g
0.
)( hR
R

. C. g
h
=
h
R
g

0
. D. g
h
= g
0
.
2
)(
h
R

R

.
Câu 6: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang , chỉ chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P


phản lực N

thì chúng là:
A. lực và phản lực. B. hai lực xuất hiện đồng thời.
C. hai lực trực đối không cân bằng. D. hai lực cân bằng nhau.
Câu 7: Chọn câu SAI:
A. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
B. Tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ với
khối lượng của hai vật.
C. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương.
D. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau
Câu 8: Một vật được đặt trên một đĩa quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, biết vật không bị trượt ra
khỏi đĩa và có quỹ đạo là một đường tròn, lực hướng tâm tác dụng lên vật là:
A. Lực ma sát nghỉ. B. Hợp lực của P

và N.

C. Phản lực N.

D. Trọng lực P.


Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động nhanh dần đều:
A. Vectơ gia tốc hướng theo chiều dương. B. Gia tốc luôn luôn là số dương.

C. Vectơ vận tốc hướng theo chiều dương. D. Vectơ gia tốc cùng chiều với chiều chuyển động.
Câu 10: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
A. Vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. B. Vật rơi trong không khí.
C. Vật trượt đều trên đường dốc. D. Vật đứng yên trên đường dốc.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là SAI:
A. Độ lớn của lực ma sát trượt tỷ lệ với áp lực do vật tác dụng lên mặt tiếp xúc với nó.
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc.
C. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng với hướng chuyển động của vật.
D. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Câu 12: Hai lực F
1

và F
2

có độ lớn F
1
= 3N, F
2
= 4N, hai lực này vuông góc với nhau. Hợp lực của
chúng có độ lớn là:
A. 5N. B. 1N. C. 7N. D. 2N.
Câu 13: Khi khối lượng mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng gấp đôi thì lực hấp
dẫn giữa chúng sẽ:
A. Giảm đi 2 lần. B. Không thay đổi. C. Tăng gấp 4 lần. D. Tăng gấp 2 lần.
Câu 14: Khi nói về quán tính của một vật ta có:
A. vật có quán tính lớn thì cũng có khối luợng lớn.
B. vật có quán tính lớn thì có khối lượng nhỏ.
C. quán tính và khối lượng không có mối quan hệ nhau.
D. vật có kích thước lớn bao giờ cũng có quán tính lớn hơn vật có kích thước nhỏ.

Câu 15: Điều nào sau đây là SAI khi nói về định luật III Niutơn:
A. Lực và phản lực xuất hi ện cùng lúc. B. Lực và phản lực là hai lực trực đối.
C. Lực và phản lực luôn luôn cân bằng nhau. D. Lực và phản lực có cùng bản chất.

PHẦN TỰ LUẬN (5đ):
Một xe có khối lượng m = 2000 kg bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang. Sau 20 giây vận tốc đạt
được là 20m/s. Biết hệ số ma sát trong tất cả các giai đoạn chuyển động là  = 0,1.
a) Tính gia tốc và lực phát động của xe trong thời gian trên.
b) Khi đã đạt được vận tốc 20 m/s ở trên thì tài xế điều khiển để xe chuyển động thẳng đều trong 40
giây. Tính lực phát động của xe trong giai đoạn chuyển động thẳng đều này.
c) Giai đoạn tiếp theo xe tắt máy và hãm phanh và cuối cùng thì dừng lại. Lực hãm phanh là F
h
=2000N.
Tính thời gian chuyển động trong giai đoạn này. (vẫn còn lực ma sát).
d) Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động từ lúc khởi hành đến lúc dừng
(lấy g = 10m/s
2
).

HẾT

×