SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT
LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG GIỜ
THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
I.Lý do chọn đề tài
Hơn 6 năm qua, môn Thể Dục Nhịp Điệu được đưa vào trường THPT, nhằm
làm cho môn thể dục đa dạng, phong phú hơn về thể loại các môn học cũng
như làm cho học sinh yêu thích giờ học thể dục hơn. Thể dục nhịp điệu gây sự
hứng thú cho người dạy và người học. Nhưng Thể Dục Nhịp Điệu cũ
ng gây
không ít khó khăn đối với giáo viên giảng dạy môn thể dục, nhất là giáo viên
nam.Vì Thể Dục Nhịp Điệu không đơn thuần là việc chỉ cho hoc sinh học thuộc
động tác của bài thể duc mà còn kết hợp, lồng ghép những bài nhạc vào bài thể
dục sao cho nhịp nhàng; từ đó, ta tạo ra 1 bài Thể Dục Nhịp Điệu hoàn chỉnh.
Theo tôi, phương pháp ghép nhạc là 1 phương pháp hữu hiệu gây sự thích thú
cũng như làm cho họ
c sinh yêu thích hơn môn Thể Dục Nhịp Điệu. Đó là lý do
tôi chọn đề tài này.
II. Tổ chức thực hiện đề tài
1. Cơ sở lí luận
Thể Dục Nhịp Điệu là một bộ môn mang tính thẩm mĩ cao, có tác dụng tăng
cường sức khỏe và vẻ đẹp cơ thể; phát triển tố chất mềm dẻo và sự khéo léo;
tăng tính nhanh nhẹn, hoạt bát. Đòi hỏi ng
ười giáo viên phải có những kỹ năng
động tác tốt, vốn kiến thúc vững chắc và hoàn thiện kỹ thuật động tác đúng, đẹp
để học sinh tiếp thu tốt. Và phương pháp ghép nhạc vào bài thể dục là một vấn
đề không dễ dàng; vì nó đòi hỏi tính nghệ thuật cao, đòi hỏi người giáo viên
phải âm hiểu về âm nhạc cũng như tiết tấu, nhịp điệu nhịp nhàng của một bài
nhạc để có thể hoàn thiện một bài Thể Dục Nhịp Điệu.
Đa số các trường THPT giáo viên vẫn còn dạy Thể Dục Nhịp Điệu theo cách
thông thường là chỉ tập cho thuộc động tác thôi mà chưa lồng ghép nhạc vào bài
thể dục, làm cho người học không thấy được vẻ đẹp thực thụ của một bài Thể
Dục Nhịp Điệu.Từ đó, làm giảm đ
i hiệu quả và chất lượng giảng dạy của giáo
viên cũng như học tập của học sinh; làm cho học sinh thụ động và không hứng
thú trong tập luyện, và gây nhàm chán trong tiết học Thể Dục Nhịp Điệu.
Qua đây, tôi muốn đưa ra một số phương pháp lồng ghép nhạc với những động
tác của bài thể dục, cũng như tạo nên một bài Thể Dục Nhịp Đi
ệu sôi nổi, nhịp
nhàng hơn; nhằm giúp giáo viên dạy đạt hiệu quả cao hơn và làm cho học sinh
năng động, thích thú hơn trong giờ học thể dục.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để người giáo viên giảng dạy tốt một bài Thể Dục Nhịp Điệu cần quan tâm đến
hai yếu tố, đó là kỹ thuật động tác và phương pháp ghép nhạc.
a). Kỹ thu
ật động tác
Để giảng dạy động tác giáo viên có thể thực hiện theo các phương án sau:
- Dạy cho nam và nữ hai bài thể dục riêng biệt.
- Dựa vào bài soạn mẫu hoặc tự soạn thành một bài chung cho cả nam và nữ.
- Tùy theo trình độ học sinh, giáo viên có thể lượt bớt hoặc điều chỉnh những
động tác khó để tạo thành một bài tập từ 10 đến 12 động tác chung cho cả nam
và nữ.
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật
động tác giáo viên thực hiện theo trình tự
sau:
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Sau đó vừa làm
mẫu vừa phân tích kỹ thuật động tác.
Khi làm mẫu động tác giáo viên cần thực hiện đúng, đẹp, chính xác và thuần
thục để cuốn hút học sinh tập luyện.
- Khi dạy động tác lẻ, giáo viên cần chia nhỏ từng chi tiết động tác để dạy.
Ví dụ: Động tác tay ( thực hiện 2 lần x 8 nhịp hoặc 4 lần x 8 nhịp )
Trước hết giáo viên cho học sinh tay chống hông tập động tác chân, kèm theo
lời phân tích chậm và làm mẫu ; tiếp theo cho học sinh tập theo nhịp hô nhanh
dần cho đến khi tương đối thuần thục. Sau đó, giáo viên cho học sinh tập động
tác tay rồi mới phối hợp các động tác tay - chân lại với nhau.
+ Khi dạy động tác hơi khó giáo viên có thể vừa hô nhịp đếm vừa nói cách
thực hiện động tác.
Ví dụ : Hô nhịp : 1 – 2 – 3 – 4 – trái – về – phải – thôi.
- Khi từ hai động tác trở lên có thể thực hiện dạy theo quy trình sau :
+ Dạy động thứ nhất, sau đó dạy động tác thứ hai rồi liên kết hai động tác lại
với nhau ; dạy động tác 3, liên kết động tác 2 và 3 rồi lại liên kết ba động tác
với nhau. Cứ như thế, dạy xong động tác mới thì liên kết với động tác trước, sau
đó mới liên kết các động tác đã học, cứ thế k
ết thúc bài tập.
- Khi ôn tập cả nguyên bài :
+ Giáo viên cần nhắc lại thứ tự của động tác rồi cho học sinh tập theo nhịp hô
chậm.
+ Giữa các lần tập giáo viên nhắc nhở nhấn mạnh những gì học sinh còn yếu.
+ Giáo viên chú ý khi hô đến nhịp cuối của động tác này thì nhắc ngay tên của
động tác sau.
Ví dụ:”Bài tập thể dục nhịp điệu – bắt đầu !” 1.2.3.4.5.6.7.8 ; 2.2.3.4.5.6.7.giậm
chân tại chỗ
+ Có thể cho học sinh tập tay không cũng có thể tập với một số đạo cụ như :
bông tay, hoa, cờ, nơ…
+ Với học sinh nam giáo viên có thể giảm nhẹ yêu cầu về các động tác : đẩy
hông, nhún chân, di chuyển, …
+ Để lôi cuốn và tiếp thu bài nhanh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tập dưới
nhiều hình thức khác nhau như : tập theo nhóm, thi đua theo từng nhóm (tổ) có
thưởng phạt, trò chơi, thay đổi nhạc,…và có nhận xét kết quả.
- Nên chọn hoặc bồi dưỡng một số học sinh tiếp thu tốt để đứng trước đội hình
để tập luyện hoặc chia ra các nhóm để sửa sai hoặc giúp đỡ những bạn chưa
thuộc bài.
- Sau mỗi giờ học giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh trao đổi ý kiến nhằm
rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh trong quá trình giảng dạy.
b. Cách sử dụng và ghép nhạc
- Sử dụng nhạc và ghép nhạc vào một bài thể dục là một điều khó khăn. Vì nó
đòi hỏi người giảng dạy phải có sự am hiểu về tiết tấu và giai điệu của âm nhạ
c.
- Khi sử dụng nhạc vào bài tập thể dục gây sự hứng thú phấn khởi cho học sinh
; làm cho học sinh thấy có sự mới lạ trong giờ học thể dục.
- Giáo viên giảng dạy cần có khả năng nghe nhịp, tiết tấu của nhạc tốt để có thể
phân tích từng nhịp của nhạc giúp học sinh tiếp thu tốt hơn.
- Giáo viên sử dụng nhạc có nhịp 2/4 tiết tấu nhanh hoặ
c vừa phải .
Ví dụ : một số bài hát của Việt Nam như : mái trường mến yêu, vào hạ, mặt trời
bé con…hoặc các bản nhạc rap, disco.(nên sử dung nhạc Việt Nam)
- Giáo viên chỉ ghép nhạc khi học sinh đã thực hiện động tác tương đối thuần
thục.
- Chỉ dẫn cho học sinh cách nghe nhạc và phân nhịp từng động tác.
Ví dụ : Khi mới làm quen với nhạc thì nghe tiếng pass hay tiếng trống vỗ của
nhạc để phân nhịp động tác và kết hợp với động tác khi đã tập nhiều lần và đã
quen nhạc thì có thể cảm nhận âm nhạc để th
ực hiện động tác.
- Lời chỉ dẫn của giáo viên có thể xen kẻ cùng với lời bài hát, nhịp nhạc hoặc
nhịp hô.
Ví dụ : động tác 1 của bài thể dục :
Giáo viên có thể hô như sau:
1-2-3-hạ tay-5-tay cao-7-8
2-2-chân giậm mạnh- 4-5-6-7-tiếp tục
3-2-3-căng ngực-5-nhìn theo tay-7-8
4-2-3-cố lên-5-6-7-thôi.
- Có thể sử dụng nhạc không lời hoặc cho học sinh tập theo một bài hát mà học
sinh yêu thích.
- Giáo viên có thể ghép nhạc cho học sinh khi đã thuộc từ 3 đến 4 động tác hoặc
nửa bài đến một bài.
- Cuối giờ dạy bài TDNĐ giáo viên nên cho học sinh tập theo nhạc hoặc theo
nhịp vỗ tay của một nhóm hay cả l
ớp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh.
- Để học sinh hào hứng hơn giáo viên có thể thực hiện một bài thể dục hoàn
chỉnh có ghép nhạc để học sinh học hỏi thêm.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
- Kết hợp giữa động tác của bài thể dục và tiết tấu của bài nhạc giúp cho bài thể
dục nhịp điệu hoàn hảo hơn.
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng dạ
y và học.
- Khi kết hợp với nhạc giúp học sinh học thuộc , thuần thục nhanh hơn. Tạo sự
thi đua phấn khởi trong giờ học.
- Cuốn hút học sinh vào giờ tập luyện tạo sự hứng thú, giúp học sinh luyện tập
hăng say, làm học sinh cảm thấy yêu thích bộ môn thể dục hơn.
- Sau khi áp dụng phương pháp kết hợp giữa kĩ thuật động tác của bài thể dụ
c
và ghép nhạc trong tiết dạy thể dục nhịp điệu tôi thấy kết quả thu được rất cao.
- Đa số học sinh tham gia đầy đủ các tiết học, tích cực luyện tập, thái độ học tập
tốt.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Muốn có kết quả cao về tính hiệu quả và đạt chất lượng trong tiết học thể dục
nhịp điệu; bên cạnh đó v
ận dụng phương pháp kết hợp trên; giáo viên cần tự
hoàn thiện mình bằng cách tự tìm hiểu thêm các bài thể dục nhịp điệu trên các
phương tiện truyền thông như: tivi, các đĩa thể dục nhịp điệu có sẵn trên
internet. Ngoài ra còn phải trao dồi kĩ năng giảng dạy, khả năng tiếp thu, phân
nhịp tiết tấu của nhạc.
- Trong quá trình giảng dạy, mỗi một giáo viên có một cách lên lớp riêng,
nhưng chung quy lại thì khi giảng dạy thể dục nhịp điệu giáo viên phải thường
xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhằ
m phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh.
- Làm mẫu động tác, phải đẹp, rõ ràng, chính xác; thực hiện các phương pháp
luyện tập gây sự hứng thú cho học sinh.
_ Thiết kế và tập bài dạy thể dục nhịp điệu trước khi lên lớp, các bài dạy được
thiết kế không nên trùng lặp mà cần thay đổi nhất là giữa giờ trước và giờ sau.
- Động viên khích lệ các học sinh còn tập chưa tốt hay những h
ọc sinh nam còn
ngại ngùng khi tập bài thể dục nhịp điệu.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Theo thông tin tôi nắm bắt được, thì phương pháp kết hợp giữa kĩ thuật động
tác thể dục và ghép nhạc chưa được sử dụng. Mặc dù, ngành giáo dục có đề
xuất cho giáo viên các trường THPT thực hiện, nhưng không được phổ biến.
- Riêng bản thân tôi đã từng áp dụng ph
ương pháp này và thấy được hiệu quả
của nó mang lại, giúp cho tôi có cảm hứng và sự hứng thú khi giảng dạy bộ
môn này.
- Tôi mong giải pháp này sẽ được sử dụng rộng rãi, có khả năng ứng dụng trong
tất cả các trường THPT
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Mã Thị Yến Vi
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo viên thể dục lớp 10 nhà xuất bản giáo dục
- Sách giáo viên thể dục lớp 11 nhà xuất bản giáo dục