Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI NHÓM môn PHƯƠNG PHÁP mĩ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.79 KB, 27 trang )

BÀI NHÓM MÔN PHƯƠNG PHÁP MĨ THUẬT
TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC VẼ THEO MẪU
Nhóm thực hiện
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị Lý
Nguyễn Thị Nhã
Nguyễn Thị Thủy B
Phạm Thị Hiền
Lê Thị Huế
Bùi Như Quỳnh
Trần Thị Hoa
I. Tìm hiểu chung về chương trình mĩ thuật ở Tiểu học
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình dạy-học môn mĩ thuật ở trường Tiểu
học
1.1. Mục tiêu dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học
- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành

củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng
tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
1.2. Nhiệm vụ dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học
- Giáo dục thẩm mĩ là chính.
- Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức,
kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong
cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học
tập hàng ngày.
- Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
1.3. Chương trình mĩ thuật Tiểu học


Chương trình mĩ thuật có các phân môn
- Vẽ theo mẫu
- Vẽ trang trí
- Vẽ tranh
- Tập nặn tạo dáng
- Thường thức mĩ thuật
+ Mĩ thuật là môn học có kết cấu đồng tâm: Kiến thức cơ bản được lặp đi lặp
lại
nhưng nâng cao dần qua các bài tập ở các cấp học, vì thế vừa có tính kế thừa,
vừa có tính nâng cao.
+ Các phân môn được sắp xếp đan xen, theo trình tự từ dễ đến khó để có thể
bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Chương trình mĩ thuật được chia 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3 ): Giai đoạn này gọi là Nghệ thuật (gồm mĩ thuật, âm
nhạc và thủ công).
+ Thời lượng cho mĩ thuật: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến
40 phút).
+ Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có Vở thực hành.
+ Giáo viên có sách hướng dẫn.
- Giai đoạn 2: Mĩ thuật (lớp 4, 5)
+ Là môn học độc lập.
+ Thời lượng: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến 40 phút).
+ Học sinh có sách giáo khoa và Vở thực hành
+ Giáo viên có sách hướng dẫn.
1.4. Nội dung cơ bản của môn Mĩ thuật ở trường tiểu học
Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5 được trình bày cụ thể trong chương
trình từng khối lớp, nhìn chung có những nội dung chính sau:
- Vẽ theo mẫu: Hướng dẫn học sinh vẽ từ những nét đơn giản như thẳng, cong,
… đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ mẫu có hai đồ vật.
- Vẽ trang trí: Hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ tiếp hình có

sẵn, vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập tập sáng tạo về bố cục và hoạ
tiết một cách đơn giản, …
- Vẽ tranh: Hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về
những đề tài: sinh hoạt, lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và vẽ tự
do, …
- Tập nặn tạo dáng: Hướng dẫn học sinh rèn luyện khả năng tạo hình theo ý
thích qua hình khối đơn giản của trái cây, con vật và người, ….
- Thường thức mĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm nhận một số tác
phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế giới.
1.5. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn mĩ thuật
- Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4, 5 cung cấp kiến thức và phương pháp học cho
học sinh, giúp học sinh tra cứu, tham khảo và ứng dụng kiến thức vào các bài
tập, hình thành, phát triển các kĩ năng, …
- Sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn tiến trình dạy học, cung cấp thông tin, bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm dùng cho giáo viên; các kiến thức được sắp xếp có
mục đích, mang tính hệ thống, …
II. Tìm hiểu cách vẽ theo mẫu
1. Khái niệm
Vẽ theo mẫu là tả lại, mô phỏng lại mẫu có thực ở trước mắt bằng đường nét, hình
mảng, đậm nhạt, màu sắc qua cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của học sinh.
Đặc trưng của môn vẽ theo mẫu là:
- Vẽ mẫu thật.
- Vẽ từng bước theo phương pháp cơ bản.
- Vẽ theo cái mà người vẽ nhìn thấy và cảm nhận được.
Vẽ theo mẫu là môn học cơ bản của nghệ thuật tạo hình, dùng đường nét, hình
mảng, màu sắc, đậm nhạt… để thể hiện tương đối kỹ một đối tượng khách quan, có
thực trong không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2 chiều một cách có nghệ thuật.
Nội dung cơ bản của phân môn dạy vẽ theo mẫu ở trường tiểu học
- Vẽ theo mẫu: Hướng dẫn học sinh vẽ từ những nét đơn giản như thẳng, cong, …
đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ mẫu có hai đồ vật.

Yêu cầu của việc dạy vẽ theo mẫu
1.1. Chú trọng hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ và vẻ đẹp
của vật mẫu
1.2.Không gò ép HS vẽ theo mẫu một cách cứng nhắc, cần để HS tựcảm nhận
1.4. Có thể thay thế mẫu vẽ tương ứng.
1.3. Hình thành ý thức sắp xếp bố cục cân đối, hợp lý trên giấy vẽ.
1.5. Khi đánh giá không yêu cầu cao về kỹ năng mà chú ý đánh giá thái độ
2. Vẽ mẫu đơn
- Mẫu đơn có thể là một đồ vật hay một khối cơ bản. Người mới học vẽ
thường bắt đầu bằng vẽ một mẫu đơn. Khối cơ bản là những khối hộp khối
chóp, khối cầu….Gọi là khối cơ bản vì chúng chính là những khối tổng quát
của mọi nhình khối phức tạp trong không gian như: đồ dùng sinh hoạt, hoa
quả, cây cối, nhà cửa,con vật, con người.
- Cách vẽ:gồm 3 yếu tố cơ bản và 5 bước tiến hành
3 yếu tố cơ bản là:
+ Quan sát và nhận xét (bằng mắt)

+So sánh và phân tích (bằng trí óc)
+Thể hiện và diễn tả (bằng tay)
5 bước tiến hành:
+ Quan sát, nhận xét mẫu.
+Xác định bố cục hình vẽ trên giấy.
+Phác hình
+Chỉnh hình
2. Nhóm vẽ mẫu
- Có thể vẽ mẫu nhóm cơ bản hay nhóm đồ vật.
Cách vẽ như trên, cần chú ý:
+Quan sát , nhận xét mẫu vật
Quan sát tổng thể, từ bao quát tới chi tiết.Quan sát toàn bộ mẫu, so sánh , phân

tích đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của các vật mẫu trong tương quan chung.
+ Xác định bố cục hình vẽ trên giấy:
Xác định khung hình chung của toàn bộ mẫu trên giấy, sau đó xác định khung
hình của từng vật mẫu.
+Phác hình:
Phác hình toàn bộ vật mẫu.
+ Chỉnh hình:
So sánh, điều chỉnh tỉ lệ hình dáng từng vật mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt
Phác các mảng đậm nhạt lớn trên toàn bộ mẫu
So sánh, phân tích, vẽ đậm,nhạt của từng vật mẫu trong tương quan chung của
nguồn sáng chiếu vào bằng các nét đan xen, chồng lên nhau rồi nhấn đậm, tẩy
sáng , tạo cho bức vẽ sinh động đúng như thực tế.
+ Vẽ màu:
Nếu vẽ màu, cần quan sát màu sắc của từng mẫu và sự ảnh hưởng qua lại của
màu sắc trên các vật mẫu khi ánh sang chiếu vào. Phân tích màu sắc trong các
mảng sáng tối lớn và thể hiện theo cảm xúc của mình.
3 .Vẽ chân dung
Vẽ mặt người còn được gọi là vẽ chân dung. Một bức chân dung đẹp là thể
hiện được đặc điểm, cấu tạo chúng của các bộ phận trên mặt người như: khuôn
mặt, mắt, mũi , miệng…Vẽ chân dung có thể vẽ ấn thân hay toàn thân
a) Quan sát nhận xét
Quan sát đặc điểm khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt. Khuôn mặt tròn,
vuông, dài, trái xoan ;mắt to nhỏ; mũi cao thấp; miệng rộng hay hẹp…
b) Phác hình
Phác kung hình chungcủa khuôn mặt trên giây vẽ,phác đường trục chia đôi
khuôn mặt để tìm vị trí các bộ phận trên mặt người ( nếu vẽ chính diện).
Chú ý tỉ lệ mặt người:
- Chiều dài của mặt người có thể chia thành ba phần bằng nhau:
+ Từ chân tóc đến góc lông mày

+ Từ đầu lông mày đến chân mũi
+ Từ mũi đến cằm.
Vị trí của hai tai nằm giữa lông mày đến chân mũi
Vị trí của đường ngang miệng nằm ở khoảng giữa chân mũi và cằm.
- Chiều ngang của mặt người có thể chia thành năm phần bằng nhau:
+ Hai phần ( hai mắt)
+ Một phần ( khoảng cách giữa hai mắt)
+ Hai phần ( hai bên thái dương)
Nếu kéo dài hai đường thẳng từ đầu đến mắt xuống miệng thì hai cánh mũi có
thể nằm sát hai đường thẳng hoặc rộng hơn một chút. Hai bên mép miệng rộng
hơn hai bên cánh mũi một chút.
Khi vẽ chân dung trẻ em cần chú ý:
Đường phân đôi mặt người lớn nằm ở ngang mắt, đường phân đôi mặt trẻ em
nằm ở ngang lông mày. Như vậy khi vẽ trẻ em cần lưu ý phần đầu lớn hơn,
khoảng cách ( chiều dài) giữa mắt, mũi, miệng ngắn hơn. Hai mắt to hơn,
khoảng cách giữa hai mắt xa hơn.
c) Chỉnh hình:
Sau khi tìm được vị trí các bộ phận trên mặt người, quan sát mẫu, chỉnh lại
hình vẽ các bộ phận cho đúng đặc điểm của mẫu.
d) Vẽ đậm, nhạt
Quan sát ánh sáng chiếu vào, phân tích các mảng sáng tối, vẽ đậm, nhạt.
e) Vẽ màu
Quan sát màu sắc trên khuôn mặt để vẽ màu cho đúng. Chú ý đến tương
quan màu sắc, sự ảnh hưởng qua lại của màu sắc xung quanh, như: màu áo,
màu nền ảnh hưởng đến màu da, màu tóc…
III. Các phương pháp dạy – học vẽ theo mẫu.
Phương pháp dạy – học tích cực hóa học sinh trong vẽ theo mẫu
a) Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là PP đặc trưng của dạy - học mĩ thuật. Mĩ thuât là loại
hình nghệ thuật thị giác, vì vậy dạy - học mĩ thuật không thể thiếu trực quan. Trực

quan có thể là đồ dùng dạy học, tranh ảnh, quan sát thực tế…Sử dụng trực quan
đúng lúc, đúng chỗ, đồ dùng trực quan đa dạng, phong phú sẽ tao cho người học
hứng thú, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo.
Đồ dùng trực quan trong vẽ theo mẫu là mẫu vẽ, các bài vẽ minh họa, biểu bảng
minh họa, các bước tiến hành. Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho hiệu
quả chính là phương pháp trực quan. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ phát huy được
hiệu quả và ngược lại. Ví dụ: Khi chọn mẫu, bày mẫu, cần chú ý đến yếu tố thẩm
mĩ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Mẫu không lên quá phức tạp,
có hình dáng đẹp, màu sắc hấp dẫn. Khi bày mẫu, cần tạo được bố cục đẹp sao cho
HS ngồi bất kì vị trí nào trong lớp cũng nhìn rõ. Muốn vậy, đối với lớp đông HS,
cần bố trí 2 hoặc 3 nhóm mẫu để HS dễ quan sát, hoặc cho học sinh ngồi theo
nhóm mỗi mẫu. Các nhóm mẫu có thể khác nhau. Điều đó không ảnh hưởng đến
kết quả bài vẽ mà còn kích thích học sinh hứng thú thể hiện bài vẽ của mình, và
làm phong phú sản phẩm khi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để thuận lợi
cho việc chuẩn bị, nên yêu cầu HS cùng tham gia chuẩn bị mẫu vẽ trước khi thực
hiện bài vẽ. Khi đã có mẫu vẽ, cần hướng dẫn học sinh chọn mẫu và bày mẫu cho
đẹp. Những giờ học sau, HS tự chọn mẫu và bày mẫu, GV tổ chức, giám sát và góp
ý kiến cho các nhóm. Như vậy, HS đã được tạo điều kiện tích cực, chủ động tham
gia và việc chuẩn bị mẫu, bày mẫu không ngồi đợi GV bày sẵn mẫu cho vẽ hoặc
không có mẫu phải chép hình min họa. Cách tổ chức này không những tạo điều
kiện cho học sinh hoạt động tích cực, hứng thú mà còn giúp các em chủ động trong
việc lĩnh hội, tìm kiếm tri thức, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống hằng ngày như: biết cách chọn đồ vật đẹp, biết bày, đặt, sắp xếp đồ vật
sao cho đẹp. Điều đó góp phần tích cực trong việc hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho
học sinh. Đó cũng chính là mục tiêu của môn mĩ thuật trong trường phổ thông nói
chung, tiểu học nói riêng.
b) Phương pháp quan sát
Trong vẽ theo mẫu, PP quan sát vô cùng quan trọng. Nếu không quan sát hoặc
không biết cách quan sát, bài vẽ sẽ không thể hiện được đặc điểm, hình dáng, vẻ
đẹp của mẫu, hình vẽ chung chung, hời hợt thiếu sinh động. Đối với môn thuật nói

chung, vẽ theo mẫu nói riêng, quan sát phải trở thành kĩ năng của người học. Có
thói quen quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh sẽ làm giàu vốn biểu tượng
và là điều kiện cho trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo phát triển. Khi hướng dẫn HS
vẽ theo mẫu, trước tiên phải hướng dẫn HS quan sát mẫu. Quan sát phải từ tổng thể
đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Để thực hiện được quan sát có hiệu quả cần
kết hợp với phương pháp vấn đáp và giảng giải, minh họa.
c) Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp là PP được sử dụng thường xuyên trong dạy học mĩ thuật. GV đặt câu hỏi
để HS suy nghĩ trả lời, nhằm củng cố kiến thức cũ, kiểm tra kiến thức mới, liên hệ
kiến thức với thực tế, hướng dẫn HS quan sát để nhận ra đặc điểm của mẫu…thông
qua hệ thống câu hỏi và trả lời của HS, giúp các em lĩnh hội được nội dung của bài
học.
Đối với HS:
+ Kích thích HS tích cực suy nghĩ động não, gợi mở để học sinh tự phát hiện
những vấn đề, liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học và kinh nghiệm sống của
bản thân, từ đó khắc sâu kiến thức và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
+ Hình thành ở HS tính độc lập suy nghĩ, tự tin, phát huy tính tích cực và
tương tác trong học tập.
+ Tạo hững thú học tập, phát triển kĩ năng giao tiếp với bạn bè, với GV.
Đối với GV:
+ Nắm được khả năng, mức độ nhận thức của từng HS để từ đó có hướng
tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Nắm được kết quả của bài dạy để kịp thời điều chỉnh PP dạy – học cho
phù hợp.
Cách đặt câu hỏi và cách hỏi:
- Cách đặt câu hỏi:
+ Dựa trên phép phân loại của Bloom để đặt câu hỏi theo các cấp độ nhận thức,
câu hỏi cấp thấp và cấp cao.
Câu hỏi cấp thấp là: biết, hiểu, áp dụng.
Câu hỏi cấp cao là: phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Ví dụ; Quan sát mẫu lọ hoa và quả cam, cần hướng dẫn HS quan sát đặc điểm khái
quát của lọ hoa và quả cam như:
* Lọ hoa nằm trong khung hình gì? (Hiểu).
* Quả cam nằm trong khung hình gì? (Hiểu).
* Đặc điểm chính của lọ hoa? ( màu sắc, chất liệu, hình dáng) (Biết).
* Đặc điểm chính của quả cam? ( màu sắc, vỏ su sì hay nhẵn) (Biết)
* So sánh tỉ lệ giữa quả cam và lọ hoa vật nào cao hơn, vật nào thấp hơn, thấp hơn
khoảng bằng bao nhiêu phần. ( Phân tích, tổng hợp, đánh giá)
+ Câu hỏi có thể thiết kế ở nhiều dạng khác nhau như:
Câu hỏi mở là câu hỏi có nhiều phương án trả lời
VD: So sánh quả cam và lọ hoa, vật nào cao hơn?
- Cách hỏi:
Dừng sau khi đặt câu hoi vài giây (3 đến 5 giây ) để học sinh suy nghĩ trả lời câu
hỏi.
Phản ứng với câu trả lời sai: Khi HS trả lời sai, không nên tỏ thái độ bực tức, phê
phán mà cần sự tương phản cởi mở, khuyến khích sự trao đổi. Có thể hỏi lại bằng
câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tao cơ hội cho HS trả lời
đúng, hoặc có thể nhờ các bạn khác trả lời giúp bạn…Cách khuyến khích này làm
cho HS cảm thấy được tôn trọng và tích cực trong câu trả lời sau.
Tích cực hóa tất cả các HS: Khi chỉ định HS trả lời, không nên tập trung vào những
học sinh tích cực mà cần quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến,
nhằm tăng cường sự tham gia của nhiều HS trong quá trình học tập, tạo sự công
bằng trong lớp học.
Đặt câu hỏi cho tất cả HS: Câu hỏi có nhiều cách trả lời, gọi nhiều HS trả lời, HS
tự đánh giá lựa chọn câu trả lời tốt, không khí lớp học sôi nổi.
Mội số điều nên chú ý khi đặt câu hỏi:
- Nên làm;
+ Câu hỏi tập trung vào trọng tâm, nhằm tìm ra lỗi sai hoặc bổ sung kiến thức hỏng
của HS. Kèm theo câu hỏi là những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời.
Ví dụ: Hãy nêu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu? Để tiến hành bài vẽ theo mẫu,

chúng ta cần làm gì?
+ Giải thích, gợi ý để HS làm rõ thêm câu trả lời.
Ví dụ: Vì sao chúng ta cần quan sát mẫu? Sau khi quan sát mẫu chúng ta phải làm
gì?
+ Liên hệ nội dung bài học với thực tế hoặc kiến thức đã học.
Ví dụ: Con mèo nhà em có bộ lông màu gì?
- Nên tránh:
+ Không nên nhắc lại câu hỏi của mình, để tạo điều kiện cho HS có thời gian suy
nghĩ trả lời.
+ Không nên tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra, nhằm tăng cường sự tham gia cuả
HS, tăng cường tính tích cực của HS, thúc đẩy sự tương tác.
+ Không nên nhắc lại câu trả lời của HS.
d) Phương pháp giải thích, minh họa
Giải thích là PP dùng lời để thuyết giảng, giới thiệu, giải thích kết hợp với minh
họa bằng đồ dùng trực quan, tranh ảnh, vật mẫu…Đối với môn Mĩ thuật, nếu GV
chỉ giảng giải bằng lí thuyết sẽ là chung chung, trừu tượng, sáo rỗng không phù
hợp , vì Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật thị giác. Người học nói chung, HS tiểu hoc
nói riêng, cảm thụ cái đẹp thông qua mắt nhìn. Do đó “tai nghe, mắt thấy” sẽ
khiến cho học sinh nhận thức nhanh hơn, cụ thể hơn và nhớ lâu hơn để vận dụng
vào bài thực hành của mình một cách có hiệu quả hơn.
Trong vẽ theo mẫu, lời giảng giải học của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu, chủ yếu
gợi mở để HS quan sát và chốt lại những vấn đề chính , những kiến thức, kĩ năng
cơ bản HS cần ghi nhớ, vận dụng trong quá trình thực hành. Phân tích , nhận xét
kết quả của bài học để HS học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Khi
phân tích và giảng giải, luôn đi kèm theo các hình ảnh minh họa cho lời nói. Ví
dụ : Khi chốt lại kết quả quan sát của học sinh về đặc điểm từng vật mẫu và sự
khác nhau về tỉ lệ giữa các vật mẫu, GV kết hợp vừa nói vừa chỉ tay vào các bộ
phận trên mẫu, phân tích để học sinh nghe, ghi nhớ ngôn ngữ kết hợp với ghi nhớ
hình ảnh. Phương pháp dạy học này giúp cho HS không những hiểu vấn đề mà còn
dễ dàng vận dụng vào bài vẽ, tự kiểm tra lại hình vẽ so sánh với mẫu, tự đánh gía

kết quả bài học của mình và của bạn, trên cơ sở đó dần dần hình thành thị hiếu
thẩm mĩ cho học sinh. Đối với vẽ theo mẫu, GV cố gắng không nói nhiều, nói theo
học sinh mà chỉ là người dẫn dắt, tổ chức, định hướng cho HS tự khám phá, chủ
động, tích cực phát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề ở các mức độ khác
nhau tùy thuộc lứa tuổi.
e) Phương pháp thực hành luyện tập
Thực hành luyện tập là phương pháp không thể thiếu trong dạy học – học mĩ
thuật. Mặc dù mục tiêu của môn Mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung , tiểu học
nói chung, tiểu học nói chung , tiểu học nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ,
không nhằm đào tạo học sĩ nhưng học sinh vẫn cảm thụ được cái đẹp qua ngôn ngữ
của mĩ thuật là đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc…Nếu chỉ học thong qua lí
thuyết thì học sinh không có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và
không thể cảm thụ được bản chất của cái đẹp trong ngôn ngữ của mĩ thuật. Vì vậy
mục đích của thực hành giúp cho học sinh cảm nhận được cái đẹp của đồ vật, sự
vật, hiện tượng của cuộc sống xung quanh và vận dụng những kiến thức đó vào
cuộc sống hang ngày, như : chọn đồ dùng, sắp đặt đồ dùng trong gia đình , góc học
tập…
Trong các giờ học vẽ theo mẫu cần dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành.
Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên đến với từng nhóm, từng học sinh để
hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ. Ví dụ : nhắc học sinh
chỉnh lại hình vẽ cho đúng đặc điểm của mẫu , chỉnh lại bố cục cho can đối
Không nên để học sinh tự làm bài không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên .
Nếu học sinh chưa hoàn thành bài vẽ khi không có mẫu.
g) Phương pháp trò chơi
Trò chơi là hoạt động thu hút hứng thú của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải
mái trong giờ học. Đối với vẽ theo mẫu, cũng có thể tổ chức một trò chơi đơn giản
như thi vẽ tiếp sức để củng cố cách vẽ…Trò chơi có thể tổ chức vào đầu giờ để tạo
hứng thú và kiểm ta kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới. Hoặc có thể tổ
chức vào cuối giờ học để củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của học
sinh đối chiếu với mục tiêu bài học. Trò chơi chỉ nên tổ chức trong hai đến ba phút,

không nên kéo dài làm mất thời gian của giờ học. Khi tổ chức trò chơi, cần chú ý
nếu là thi đua giữa các nhóm thì luật chơi phải rõ ràng, mức độ nội dung giữa các
nhóm phải tương đồng. Có như mới động viên khuyến khích HS tích cực học tập.
h) Phương pháp hợp tác nhóm
- Mục đích ý nghĩa :
+ Phương pháp hợp tác nhóm là tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm,
theo cặp hoặc thảo luận chung toàn lớp về một vấn đề trong nội dung của bài
học nhằm tăng cường tính tích cực của người học: tự tìm tòi , khám phá lĩnh
hội tri thức một cách chủ động dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên .
+ Phương pháp hợp tác nhóm còn giúp học sinh có điều kiện chia sẻ , học
tập kinh nghiệm lẫn nhau, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động
sáng tạo không bị thụ động áp đặt một chiều từ phía giáo viên.
+ Có thể tổ chức theo cặp theo nhóm nhỏ hoặc nhóm đông tuỳ theo nội dung
yêu cầu của bài học.
- Tính tích cực và hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm :
+ Học sinh được tự do trình bày ý kiến cá nhân và bổ sung kiến thức cho
nhau .Học sinh ghi nhớ kiến thức , hình thành thói quen độc lập suy nghĩ ,
mạnh dạn đưa ra ý kiến của riêng mình và thói quen làm việc hợp tác trong
nhóm.
+ Tạo điều kiện để học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp
+ Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn , là người giám sát để học sinh hoạt
động là chính
+ nhược điểm : mất thời gian kém hiệu quả nếu giáo viên giao nhiệm vụ
không rõ ràng và khâu tổ chức lớp không tốt.
Đối với vẽ theo mẫu , có thể tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm , mỗi
nhóm tự chuẩn bị mẫu theo yêu cầu bài học . Nhóm tự phân công chuẩn bị
mẫu vẽ . Nhóm tự trình bày mẫu, cùng trao đổi thảo luận, quan sát nhận ra
đặc điểm của mẫu.
Kết thúc giờ học các nhóm tự đánh giá, nhận xét bài vẽ của nhau. Giáo viên
đóng vai trò tổ chức giám sát và điều khiển bổ sung và kết luận

4. Các hình thức tổ chức dạy –học vẽ theo mẫu.
- Tổ chức cho cả lớp vẽ chung một nhóm mẫu hoặc hai mẫu đặt ở phía trên lớp và
cuối lớp (lớp học ít học sinh).
- Tổ chức ngồi vẽ theo nhóm (lớp đông học sinh), mỗi nhóm một mẫu. Mẫu có thể
giống nhau hoặc khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể , tuy nhiên mẫu có hình dáng
tương tự theo yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS vẽ ngoài trời nếu có điêu kiện (các bài vẽ lá, hoa, )
IV. Các bước lên lớp cho một bài học vẽ theo mẫu
Thực hành: Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả (Bằng chì)
1. Chọn mẫu
Chọn lọc hoa có hình khối, màu sắc đơn giản ( có thể là một lọ gốm và một
quả cà chua hoặc một quả cam). Nếu không có lọ hoa và quả cà chua, quả
cam, có thể chon các mẫu khác có hình khối tương tự.
Khi chọn mẫu cần lưu ý: Để có mẫu đẹp, cần chọn mẫu có tỷ lệ, hình dáng
khác nhau ( có vật cao, vật thấp, vật to, nhỏ, thấp, màu sắc, độ đậm nhạt
khác nhau). Tránh chọn các mẫu to nhỏ, cao thấp, độ đậm, nhạt bằng nhau,
giống nhau, làm cho bài vẽ thiếu sinh động, buồn tẻ, nhàm chán. Mẫu vẽ cần
đơn giản về màu sắc và trang trí, có hình dáng đẹp. Màu sắc của các vật mẫu
cần có sự khác nhau, sao cho có thể tạo nên một hòa sắc đẹp ( vẽ m vai àu),
một bố cục chặt chẽ, sinh động về đậm, nhạt ( vẽ đen trắng)
2. Bày mẫu
Chọn mẫu và bày mẫu đòi hỏi người vẽ phải có hiểu biết, có kiến thức mĩ
thuật. Mẫu đặt như thế nào cho đẹp.
- Không xếp các vật cạnh nhau trên cùng một đường thẳng
- Không bày các vật mẫu có khoảng cách bằng nhau hoặc đăng đối nhai ở
hai bên.
- Nên bày đặt mẫu cao ở phía sau, các vật thấp hơn ỏ phía trước
- Bày có vật gần, vật xa, có vật trực tiếp nhận ánh sáng, có vật bị che khuất.
Đặt mẫu ở nơi có nguồi sáng mạnh, chiếu một chiều.
- Nên có mảnh nền làm tôn vẻ đẹp của mẫu, tạo không gian và tình cảm cho

bài vẽ. Vải nên có màu sắc phù hợp: mẫu có màu đậm nên chọn màu sáng
hoặc trung gian. Cần chọn vài nền sao cho bài vẽ có hòa sắc đẹp.
- Đặt mẫu cần chú ý đến đường tầm mắt. Thông thường, mẫu được đặt dưới
đường tầm mắt một chút.
3. Quan sát, nhận xét
Khi đã có mẫu đẹp, góc nhìn tốt, cần quan sát mẫu để nắm được đặc điểm
hình dáng, tỉ lệ chung của mẫu, ước lượng bằng mắt, so sánh tỉ lệ các vật
mẫu. Ví dụ:
- Quan sát toàn bộ khối mẫu, chiều cao và chiều ngang của toàn bộ mẫu, rồi
quy chúng vào khung hình chung là hình chữ nhật nằm ngang hay đứng.
- Chiều cao của qua cam bằng mấy phần chiều cao của lọ hoa.
- Chiều ngang của quả cam bằng mấy phần chiều ngang ( phần rộng nhất)
của lọ hoa.
- So sánh tỉ lệ các bộ phận của lọ hoa như cổ, thân, đáy lọ, tìm vị trí các bộ
phận của lọ hoa.
4. Phác hình
Phác khung hình chung của toàn bộ mẫu trên giấy vẽ. Có thể đặt dọc hay
ngang tờ giấy vẽ. Nếu khung hình chung là hình chữ nhật nằm ngang thì đặt
ngang tờ giấy vẽ.
Phác khung hình của từng vật mẫu. Ví dụ : lọ hoa nằm trong khung hình chữ
nhật , quả cam nằm trong khung hình vuông. Tìm vị trí của các bộ phận trên
mẫu, kẻ trục đối xứng trên các khung hình chung để có cơ sở vẽ hình vững
chắc không méo mó, nghiêng, đổ. Dựa vào trục đối xứng , tìm vị trí các bộ
phận như miệng lok, cổ, thân, đáy lọ ( chú ý chỗ lượn vào, chỗ phình ra).
Khi phác hình, chú ý phác bằng nét thẳng mờ để dễ xóa.
5. Chỉnh hình
Quan sát đăc điểm của từng mẫu và tương quan tỉ lệ giữa chúng, chỉnh sửa
hình vẽ cho đúng đặc điểm tỉ lệ của từng mẫu. Khi hình vẽ tương đối hoàn
chỉnh, quan sát nguồn sáng trên mẫu, dùng nét nhấn đậm hoặc tẩy sáng tạo
cho hình vẽ mềm mại, vững chắc khỏe khoắn.

6. Vẽ đậm, nhạt
- Quan sát mẫu, tìm và vẽ phác các mẳng sáng tối lớn trên các mẫu. Thông
thường, khi ánh sáng chiếu vào trên mỗi vật mẫu, thường có ba độ sáng tối
lớn, đó là:
+ Độ sáng nhất ( mảng hình trực tiếp nhận ánh sáng);
+ Độ nhạt ( mảng nằm giữa mảng sáng nhất và đậm nhất)
+ Độ đậm nhất ( mảng hình ở phía sau bị che khuất, không trực tiếp đón
nhận ánh sáng).
Ngoài ba độ sáng tối lớn còn có các loại bóng phản quang, bóng đổ:
+ Bóng phản quang là một mang sáng nhỏ trong mảng tối hoặc mảng trung
gian của vật mẫu, được tạo lên bởi ánh sáng của phần sáng của vật mẫu mà
cạnh đó hất vào. Ví dụ: trên mảng trung gian hoặc mẳng tối của lọ hoa, có
một hoặc hai mảng sáng nhỏ. Độ sáng của bóng phản quang thường yếu hơn
độ sáng của mảng nhận được ánh sáng trực tiếp.
+ Bóng đổ là mảng bóng hình của vật thể đổ dài xuống nền. Bóng đổ đậm
hay nhạt, dài hay ngắn do nguồn sáng cao hay thấp, mạnh hay yếu chiếu
vào. Độ đậm của bóng đổ nhạt hơn bóng tối của vật mẫu có ảnh hưởng của
phản quang trên mặt ngang của bóng đổ. Sắc độ của bóng đổ không đều
nhau, ở giữa tối hơn xung quanh.
Khi phân tích độ đậm, nhạt trên mẫu, ta cần nheo mắt lại để lược bỏ chi tiết,
tập chung vào ba độ sáng tối lớn. Trong quá trình vẽ đậm, nhạt ta có thể bổ
sung các độ trung gian, bóng phản quang.
Khi vẽ bóng cần chú ý:
Để có các mảng đậm, cần vẽ các nét chì đan vao nhau, chồng lên nhau cho
đến khi đạt được độ đậm cần thiết.
Không vẽ đậm, nhạt xong vật này rồi sẽ sang vật khác, mà luôn luôn đồng
thời so sánh đối chiếu giữa các vật để vẽ đúng tương quan đậm, nhạt trên
mẫu.
Không dùng tay di các nét chì trên giấy làm cho bị đục, bẩn, lì, thiếu sự
trong trẻo khỏe khoắn.

Bút chì cần được gọt nhọn( chuốt) dài, vát cạnh không nhọn quá, dùng loại
chì mềm 2b- 4b. Sau khi hình vẽ đã tương đối hoàn chỉnh, quan sát kĩ các
vật mẫu để nhấn đậm vào
Những chỗ lõm của hình, ranh giơí giữa hai khối. Độ đậm của nét nhấn
không giống nhau, tùy thuộc vào độ lõm của hình và nguồn sáng chiếu vào.
Độ nhấn này tạo cảm giác cho vững chắc vẽ thêm. Ngoài nét chấm đậm
cũng cần quan sát để tẩy sáng ở những điểm lồi, tạo cho hình vẽ có không
gian, sinh động. Tuy nhiên cần căn cứ vào thực tế để điều chỉnh. Tránh
những nét viền đều nhau, ranh giới giữa sáng và tối quá tách bạch không
nhần nhuyễn làm cho hình vẽ khô cứng.
V.Một số ứng dụng của vẽ theo mẫu trong cuộc sống và các tranh mẫu minh
họa
Vẽ theo mẫu giúp cho con người có thê tái hiện những hình ảnh chân thật của
cuộc sống,vẽ lại những hình ảnh của vật thật khi chưa có những phương tiện kĩ
thuật hiện đại. Những bức tranh vẽ theo mẫu vật ta có thể dùng để trang trí góc học
tập, nhà riêng, phòng làm việc. Ngoài ra còn sử dụng để trưng bày trong các phòng
tranh của trường học trong các dịp kỉ niệm hay trưng bày trong triển lãm.
Một số hình ảnh vẽ theo mẫu vật


×