Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khám phá biệt điện Trần Lệ Xuân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.65 KB, 12 trang )

Khám phá biệt điện Trần Lệ Xuân
Sang trọng, uy nghiêm, những tiện nghi hiện đại, biệt
điện là nơi thể hiện đỉnh cao sự uy quyền, giàu sang
của chủ nhân.
Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn,
cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được
khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích
khoảng 13.000m².
Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3
biệt thự là: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc
được xây dựng với những mục đích khác nhau.

Biệt thự Lam Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc (nơi giải trí của gia đình Trần Lệ
Xuân và các tướng tá) tráng lệ nhất, với mặt tiền
hướng về đường Yết Kiêu, với cầu thang dài, với hồ
bơi nước nóng phía trước. Nội thất bên trong của
Bạch Ngọc khá hiện đại với phòng họp, phòng làm
việc, khiêu vũ, trang điểm…
Biệt thự Lam Ngọc (nơi nghỉ cuối tuần của gia đình
Lệ Xuân) có hướng quay về biệt thự Bạch Ngọc và
được thiết kế gấp khúc, với nhiều phòng ốc nối nhau.
Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lò sưởi
kiểu Pháp hiện đại vào bậc nhất thời đó. Trong phòng
ăn có chiếc tủ lạnh có dung tích khá thể hiện sự giàu
có của gia đình này. Tại Lam Ngọc, còn có một
đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với sức
chứa khoảng 10 người có nắp đậy bằng thép. Hầm
không sâu nhưng rộng, với nhiều kệ sách và két sắt
bên trong.
Rời Lam Ngọc, men theo một con đường uốn cong sẽ


đến Hồng Ngọc. Biệt thự có diện tích nhỏ hơn cả và
nằm khá tách biệt, là quà tặng của Trần Lệ Xuân
dành cho cha mình. Nếu Lam Ngọc, Bạch Ngọc
mang thiết kế của kiến trúc Pháp hiện đại thì Hồng
ngọc mang đặc trưng của trường phái cổ điển với
những viên đá màu xám, cột tròn.
Trong khuôn viên biệt điện Trần Lệ Xuân có khu
vườn mang đậm phong cách Nhật với những thảm cỏ,
bãi đá, những loại hoa lạ và đẹp của Đà Lạt. Hồ hoa
sen tinh khiết cân đối một cách hoàn hảo với nhau
cũng như hòa hợp một cách kỳ lạ với các biệt thự và
rừng thông xung quanh. Sau vườn hoa có một hồ
nước. Khi được bơm đầy, đáy hồ sẽ hiện lên hình bản
đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải
phân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam
-Bắc.
Đến đây vào ban ngày, từ vọng đài ngoài sân, du
khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ nét đẹp của khu
biệt điện, cùng những con đường nhỏ uốn cong,
những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của thông.
Nếu đến vào ban đêm, du khách sẽ được trải nghiệm
cảm giác đế vương, nhâm nhi bình trà nóng trong cái
lạnh của Đà Lạt, trong cái đẹp sang trọng nhưng
không kém phần lãng mạn của biệt điện, những đêm
trời có trăng khung cảnh càng thơ mộng.


H
ầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc không
sâu.


Biệt thự Hồng Ngọc.

Biệt thự Bạch Ngọc với hồ bơi nước nóng lộ
thiên.

Một góc khác của biệt
thự Bạch Ngọc.

Khu vườn phong cách Nhật giữa
những đồi thông ngút ngàn phía sau
Lam Ngọc, tạo nên nét độc đáo cho
biệt điện.

Phía trước Bạch Ngọc.

Khu trưng bày nh
ững di tích, những mốc lịch sử
của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Tây
Nguyên.

Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách,
tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại
Trung tâm.
Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh động
cuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giành
độc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài
liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO công
nhận là di sản tư liệu thế giới.

Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam

×