Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Những ngọn thác đẹp ở Bình Phước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 12 trang )

Những ngọn thác đẹp ở Bình Phước
Không được nhiều người biết như những ngọn thác
hùng vĩ của Tây Nguyên, song những ngọn thác của
Bình Phước vẫn có nét duyên riêng đầy hấp dẫn.
Thác Đứng



Thác cao chừng 4- 6m, rộng khoảng 10m và ẩn trong
màu xanh của rừng cây. Tuy thấp nhưng dòng chảy
của nước không hiền hoà mà cuồn cuộn đổ xuống từ
trên cao, đập mạnh vào những tảng đá dưới chân thác
làm tung lên hàng ngàn bọt nước trắng xoá. Có lẽ
thấm mệt sau khi buông rơi từ trên cao, dòng nước
“đổi tính” hiền hoà uốn lượn quanh hàng trăm hòn đá
lớn nhỏ dọc dòng DakQuotte rợp bóng mát. Không
nối tiếp thành hàng, cũng chẳng theo một trật tự nhất
định, nhưng những tảng đá trên dòng DakQuotte
cũng là chiếc cần đưa du khách qua bờ bên kia, chọn
những gốc cây cổ thụ, dựa lưng nghỉ mệt, hàn huyên
với bạn bè hay ngắm những cụm phong lan rừng đầy
sức sống đong đưa trên những tán cây.
Thác Đứng thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Bù
Đăng, Bình Phước.
Thác Mơ

So về độ cao, độ rộng, đây là một trong những thác
nước của Bình Phước có thể so sánh ngang với các
thác ở Tây Nguyên. Cái hay của thác Mơ là khá gần
với các địa danh nổi tiếng khác như thị trấn Thác Mơ,
nhà máy Thuỷ điện, khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia


Mập, hang bà Bảy Tuyết, núi Bà Rá. Vì vậy, ngoài
việc chiêm ngưỡng, câu cá hay bơi lội trong dòng
nước mát lạnh dưới chân thác, du khách có thể tham
quan những dong thuyền trên hồ thác Mơ, ngắm
những đảo, bè cá. Hay rong ruổi trên cáp treo lên
đỉnh núi Bà Rá, thu vào tầm mắt những khu rừng bao
la, những con đường ẩn hiện trong bóng mát của rừng
cao su hay một góc trời bừng sắc tím với hoa bằng
lăng. Tối đến, thưởng thức món cá lăng, cá chình
Sông Bé với vài trái ớt hiểm, chung rượu trắng bên
bếp lửa, mọi lo âu của cuộc sống như được bỏ lại
phía sau.
Thác Mơ thuộc Thị trấn Thác Mơ, Phước Long, Bình
Phước.
Thác Voi


Thác Voi mùa khô.
Thác Voi cao khoảng 15m và rộng khoảng 8m. Vào
mùa mưa, nước tuôn từ đỉnh thác tạo thành một màn
trắng xoá, nổi bật giữa những cây cổ thụ cao lớn.
Nhìn từ xa, trông như như một đám mây vờn sát đất.
Bơi thuyền trên hồ, câu cá, ngắm những đàn cò bay
về tổ trong bóng chiều nhập nhoạng, trong tiếng nước
chảy róc rách là những điểm thu hút du khách của nơi
đây.
Ngoài ra, khi đến với thác Voi, đừng quên ghé vào
làng của người S’tiêng gần đó, tìm hiểu về phong tục,
lối sống hay nghe truyền thuyết về những ngọn đồi
quanh thác Voi vốn được truyền tụng là do xương và

ngà của hàng ngàn con voi tạo thành. Rồi xuôi vào
Trảng cỏ Bàu Lạch, ngắm những triền cỏ bao la,
những hồ nước thơm ngát hương sen, nghe vi vu sáo
diều.
Thác Voi thuộc Xã Đồng Nai, Bù Đăng, Bình Phước.
Thác số 4


Trái với hình dung về những ngọn thác luôn hùng vĩ
với dòng nước tuôn ồ ạt từ trên cao, thác số 4 gần
như chỉ là một ghềnh nhỏ của dòng suối chạy xuyên
thị trấn An Lộc. Song thác không “thua chị kém em”
những cây cổ thụ to hơn người ôm, với những rể cây
to lớn buông mình xing quanh thác Không những
vậy, thác còn ấn tượng với “chiếc cầu treo” bằng rễ
cây nối hai bờ, đẹp như trong câu chuyển cổ tích.
Ngoài chiêm ngưỡng thác, du khách đến đây còn có
thể nghỉ ngơi tại những dãy nhà nghỉ rợp bóng mát
nghe tiếng chim hót, tiếng gió xào xạc qua kẽ hay
thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất
này.
Thác số 4 toạ lạc tại Thị trấn An Lộc, Long Bình -
Bình Phước.
Thác Dakmok

Để đến được ngọn thác này, du khách phải vượt qua
những đồi dốc dựng đứng, khiến người không quyết
tâm sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Song ngay khi đứng trước
màn nước trắng nhấp nhô trên đá, rồi đột ngột đổ
xuống từ độ chênh lệch đến 15m mềm mại như dải

tóc của người thiếu nữ, đứng trước hàng trăm tảng đá
với hình dáng như những con thú đang ngâm mình
trong dòng nước lại cảm thấy chuyến đi không uổng
phí. Điểm nổi bật tiếp theo của Dakmoc là thác
không chỉ sở hữu một dòng ngọn thác duy nhất mà
nhìn xa xa về phía thượng nguồn khách, sẽ thấy một
dải lụa nước khác trải dài đến hơn 25m.
Thác Dakmai thuộc huyện Bù Đăng, Bình Phước.
An Huỳnh

×