1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Hoạt động tín dụng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho
vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối
với khách hàng (QĐ 1627) “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD
giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng thì “Hoạt động tín dụng là
việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì TCTD được cấp tín
dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và
giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định
của NHNN.
1.1.2 Bản chất
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
hoàn trả và có các đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản
cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay
cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
2
1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng
* Dựa vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
+ Cho vay mua bán bất động sản.
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…
* Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại
cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích
của
loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại
cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
* Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng phân chia như sau:
+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn
để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
* Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và
TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà TCTD và khách hàng xác
định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng.
3
* Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là:
chiết khấu thương mại; bao thanh toán.
1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Quyết định số 493 /2005/QĐNHNN ngày
22/4/2005 của Thống đốc NHNN thì “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
theo cam kết.”
Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà
trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
thanh toán của ngân hàng.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD phân chia thành các loại sau:
Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro
bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định
cho vay.
4
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo
và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được
phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại (Intrinsic rish): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung (Concentration rish) là trường hợp ngân hàng tập trung vốn
cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.2.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền
kinh tế xã hội
1.2.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho
vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều
này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm
làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với
dự kiến.
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng
các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân
hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết
quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh
tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả
kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa
đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
5
1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài
chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh
nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho
vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra
thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh
hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở
các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng
khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.
Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa,
sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm
cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất
ổn định.
Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay, nền kinh
tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho
ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ (2007) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư
giữa các nước phát triển rất nhanh nên RRTD tại một nước lớn sẽ ảnh đến nền kinh tế
các nước có liên quan.
Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là
ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân
hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và
mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những
biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.2.4 Một số phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng.
1.2.4.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng.
Lượng hóa RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi
ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa
6
đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô
hình được áp dụng tương đối phổ biến:
* Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):
Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh
nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với
người đi vay và phụ thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi
trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp
hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
* Mô hình chất lượng 6 C:
(1) Tư cách người vay (Character)
(2) Năng lực của người vay (Capacity)
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)
(5) Các điều kiện (Conditions)
(6) Kiểm soát (Control)
7
* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín
dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu
nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là
những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng của Hoa Kỳ.
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm
Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10
Công nhân có kinh nghiệm 8
Nhân viên văn phòng 7
Sinh viên 5
Công nhân không có kinh nghiệm 4
1
Công nhân bán thất nghiệp 2
Trạng thái nhà ở
Nhà riêng 6
Nhà thuê hay căn hộ 4
2
Sống cùng bạn hay người thân 2
Xếp hạng tín dụng
Tốt 10
Trung bình 5
Không có hồ sơ 2
3
Tồi 0
Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm 5
4
Từ 1 năm trở xuống 2
Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm 2
5
Từ một năm trở xuống 1
Điện thoại cố định
Có 2
6
Không có 0
Số người sống cùng (phụ thuộc)
Không 3
Một 3
Hai 4
Ba 4
7
Nhiều hơn ba 2
Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec 4
Chỉ tài khoản tiết kiệm 3
Chỉ tài khoản phát hành Sec 2
8
Không có 0
8
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mơ hình với 8 mục tiêu trên là 43
điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách
hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung
chính sách tín dụng theo mơ hình điểm số như sau:
Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng
29 30 điểm Cho vay đến 500 USD
31 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD
34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD
37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD
39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD
41 – 43 điểm Cho vay đến 5.000 USD
1.2.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng.
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá RRTD là:
* Tỷ lệ nợ q hạn
vay cho nợ dư Tổng
hạn quá nợ Dư
hạn quá nợ lệ Tỷ =
Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ q hạn của các NHTM
khơng được vượt q 5%. Nợ q hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà
một phần hoặc tồn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã q hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ q hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả
đúng hạn, khơng được phép và khơng đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo
quản lý chặt chẽ, các khoản nợ q hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân
loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:
+ Nợ q hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
+ Nợ q hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ q hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.
+ Nợ q hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.
Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ khơng lành mạnh, nợ khó đòi, nợ khơng thể
đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam
kết này đã hết hạn.
9
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến
có khả năng ngân hàng khơng thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát
mãi khơng đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thơng thường về thời gian là các khoản nợ q hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của TCTD
bao gồm các nhóm nợ như sau:
+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có
khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và
lãi. Bao gồm: Các khoản nợ q hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ q hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng
tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ q hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ q hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
là khơng còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ q hạn trên 360
ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn
trả nợ q hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này khơng được vượt q 3%.
* Hệ số rủi ro tín dụng
% 100 x
có sản tài Tổng
vay cho nợ dư Tổng
dụng tín ro rủi số Hệ =
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín
dụng cũng rất cao. Thơng thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành
3 nhóm:
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là
khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập khơng cao cho ngân hàng.
10
Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lại cho ngân
hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
* Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động
Có nghĩa là có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, nó còn gián
tiếp phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn
chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng
chưa được tốt.
100% x
động huy Vốn
nợ Dư
động huy vốn trên nợ Dư =
* Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy cơng tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ
tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
% 100 x
vay cho số Doanh
nợ thu số Doanh
nợ thu số Hệ =
* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ ln chuyển vốn của tín dụng
ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín
dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả
cao.
quân bình nợ Dư
nợ thu số Doanh
dụng tín vốn quay Vòng =
1.2.4.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho th tài
chính, chiết khấu, bao thanh tốn và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho
vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc khơng có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm
bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để
thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng, khơng để nợ xấu gia tăng.
11
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục
cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ
chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân
hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh
doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
Thực hiện chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phương pháp
xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả
năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi
nợ và quản lý nợ của TCTD
Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:
+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về
quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay
vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất
lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn
cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.
+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính,
bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.
Đối với các trường hợp chây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp
kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố
và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một
khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế
có rủi ro cao.
Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết
định tín dụng.
Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay.
Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó
với rủi ro.
12
Trước khi cho khách hàng vay, NH phải xem xét các điều kiện cơ bản như là:
Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; trị giá tài sản đảm bảo so với
mức cho vay; giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có
liên quan;….
1.2.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước
* Quản lý RRTD bằng biện pháp trích lập dự phòng.
Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng.
Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng
trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng
các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây
tổn thất ở mức độ khác nhau.
Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương ứng.
Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.
Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp
dụng cho các khoản vay tiêu dùng.
Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân
hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.
Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và
tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 118 tháng.
* Quản lý RRTD bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.
Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp.
Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có ngân hàng.
Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ
lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân
hàng.
Singapore: ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài
chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài
chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng.
Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.
13
Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của ngân
hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị
ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.
Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có.
Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.
* Quản lý RRTD bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay
Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên
của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử
dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách
hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:
Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của
NH.
Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của
ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.
Singapore và Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn
tự có của ngân hàng.
Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.
* Quản lý RRTD bằng biện pháp kiểm tra, giám sát
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi
cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:
Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh
khoản) để đánh giá.
Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh
khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings,
Liquidity and Stress testing)
Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.
Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số
đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.
Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát
NH.
14
Kết luận chương 1:
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đề tài đã nghiên cứu bản chất,
các hình thức tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng, chỉ ra ảnh hưởng của tín dụng đối
với ngân hàng và nền kinh tế, nêu ra một số phương pháp phân tích RRTD. Đồng thời
đề tài cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm quản lý RRTD của một số nước. Những
nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.
15
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1 Vài nét về tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam có 240Km đường biên giới với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ và là
cầu nối của vùng với Tây nguyên và nước bạn Campuchia. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk
Nông (Tây nguyên), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng
(Tây nguyên) và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.
Bình Phước có hơn 840 ngàn dân, có 07 huyện và 01 thị xã; trung tâm tỉnh lỵ nằm ở
thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110Km
Là một tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi, vùng chuyển tiếp của đồng
bằng lên cao nguyên, có nhiều sông suối, gềnh thác, hồ đập, cho nên ở đây có quần thể
thực vật khá phong phú và có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tạo điều kiện
phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng: căn cứ
Cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như tranh: trảng
cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng), Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá – Thác Mơ
(huyện Phước Long) và các di tích lịch sử nổi tiếng: Nhà Giao tế Thủ phủ của Chính
phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Căn cứ Bộ chỉ huy Miền ở Tà Thiết
(huyện Lộc Ninh), Sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng)…
Để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm, UBND tỉnh đã phê duyệt
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20062010 với mục tiêu phát triển như sau:
2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao khả năng thích ứng nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường. Đảm bảo
tốc độ kinh tế phát triển nhanh và bền vững; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế
xã hội; phát huy các lợi thế của tỉnh và khai thác mọi nguồn lực trong, ngoài tỉnh để
phát triển các ngành kinh tế. Mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế
đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc; tập trung xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội. Đảm bảo quốc phòng, an ninh
vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
16
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng từ 1415%.
Đến năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệpxây dựng chiếm từ 2730%, ngành
thương mại du lịch và dịch vụ chiếm từ 28 29%, tương ứng với tỷ trọng ngành nông
lâm nghiệp thuỷ sản giảm xuống còn khoảng 4541% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt từ 560600 USD và nếu tình hình
diễn biến thuận lợi thì phấn đấu đạt 640690 USD.
Kế họach phát triển kinh tế xã hội năm 2009:
Năm 2009 là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hòan thành thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra
trong giai đọan 5 năm 20062010. Để thực hiện thắng lợi kế họach phát triển kinh tế
xã hội năm 2009, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện những
nội dung chủ yếu theo hướng dẫn tại Công văn 3831/UBNDKT ngày 12/12/2008.
Mục tiêu: tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định các cân đối
lớn về kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, các chỉ
tiêu chủ yếu năm 2009 được xác định như sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,0 %
Giá trị sản xuất nông lâm – thủy sản tăng 7 8%
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 23 – 27%
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 19 – 22%
2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh BP
Trên địa bàn tỉnh Bình phước có các loại hình NHTM sau đây :
Loại hình NHTM nhà nước: Chi nhánh NHTM nhà nước cấp một có ba đơn
vị, gồm: Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, NHTMCP Công
Thương, Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển. Các ngân hàng này có hoạt động lâu đời
nhất tại địa phương nên có ưu thế rất lớn về quy mô, uy tín, tầm ảnh hưởng cũng như
chiếm thị phần lớn, nhất là NH nông nghiệp & phát triển nông thôn.
Loại hình NHTM cổ phần: Chi nhánh NHTM cổ phần cấp một có năm đơn vị,
gồm: NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Nam Á,
17
NHTMCP An Bình, NHTMCP Á Châu. Các NH này có mặt trên địa bàn Bình
Phước từ năm 2007 nên thị phần còn nhỏ hơn rất nhiều so với các NHTM nhà nước
nhưng với sự nhạy bén trong cạnh tranh nên thị phần, uy tín của các NH này ngày
càng lớn mạnh.
Với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM nên số lượng các chi nhánh và
phòng giao dịch của các NHTM hoạt động trên địa bàn phân bổ rộng khắp các khu vực
thành thị, khu vực đông dân cư trong tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho các DN, cá
nhân thuận lợi tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng.
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng
nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Nó góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ này các
NHTM đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH.
2.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn
Với các hình thức huy động đa dạng, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt
theo tuần, tháng, năm cùng với các mức lãi suất khác nhau và kèm theo nhiều cách ưu
đãi dành cho khách hàng để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Cụ thể, thực trạng tình hình
huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước từ 2007 đến quý 1 năm 2009
như sau:
18
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Tháng 3/2009
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Theo thời hạn 3.835 4.368 4.261
Không kỳ hạn 12 tháng 3.257 85% 3.640 83,3% 3.459 81%
Từ 12 đến 60 tháng 578 15% 712 16,3% 802 19%
Trên 60 tháng 0 0% 16 0.4% 0 0%
Theo hình thức huy động 3.835 4.368 4.261
Tiền gửi tiết kiệm
1.436 37, 4% 2.205 50,5% 2.270 53,3%
+ Nội tệ 1.405 36,6% 2.162 49,5% 2.227 52,3%
+ Ngoại tệ, vàng 31 0,8% 43 1% 43 1%
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
2.186 57% 1.638 37.5% 1.421 33,3%
+ Nội tệ 1.097 28,6% 1.352 31% 1.183 28%
+ Ngoại tệ, vàng 1.089 28,4% 286 6,5% 238 5,3%
Tiền gửi khác
213 5,6% 525 12% 570 13,4%
+ Nội tệ 170 4,4% 481 11% 537 12,6%
+ Ngoại tệ, vàng 43 1,2% 44 1% 33 0,8%
Tốc độ tăng trưởng HĐV
13,9%
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh Bình Phước)
Qua bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của các NHTM năm 2008 đạt 4.368
tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng 13,9%. Cụ thể:
Nếu xét nguồn vốn huy động theo kỳ hạn nợ:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn nợ
Huy động vốn theo thời hạn nợ
3.459
802
3.640
3.257
712
578
16
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
2007 2008 Mar09
Năm
Tỷ đồng
Không kỳ hạn 12 tháng
Từ 12 đến 60 tháng
Trên 60 tháng
Qua các năm chủ yếu do nguồn vốn huy động ngắn hạn (không kỳ hạn đến 12
tháng) chiếm trên 80% qua các năm còn nguồn vốn huy động trung hạn chiếm dưới
20%, còn nguồn vốn huy động dài hạn hầu như là không có. Nguyên nhân Việt Nam
gia nhập WTO từ cuối năm 2007 và ngày càng đem đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội
để đa dạng hóa danh mục đầu tư với hy vọng đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất cho
19
nên nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi họ chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ với tình hình
lãi suất huy động vốn trung, dài hạn trong các năm qua chưa hấp dẫn được nhà đầu tư,
đặc biệt là một số tháng cuối năm 2008 lãi suất huy động vốn ngắn hạn cao hơn lãi
suất huy động vốn trung dài hạn và mặt bằng lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng.
Nếu xét theo hình thức huy động vốn mà chưa xét đến loại đồng tiền huy
động:
Biểu 2.2: Theo hình thức huy động vốn mà chưa xét đến loại đồng tiền
Theo hình thức huy động vốn mà chưa xét đến loại đồng tiền
2.186
525
570
1.436
2.205
2.270
1.638
1.421
213
500
1.000
1.500
2.000
2.500
2007 2008 Mar09
Năm
Tỷ đồng
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi của các tổ chức kinh
tế
Tiền gửi khác
+ Năm 2007: nguồn vốn huy động do tiền gửi của các tổ chức kinh tế là chủ
yếu (chiếm 57%) và kế đến là do tiền gửi tiết kiệm (chiếm 37,4%), chứ tiền gửi khác
chiếm một phần nhỏ (chiếm 5,6%)
+ Năm 2008 và quý 1 năm 2009 có cơ cấu về nguồn vốn huy động gần giống
nhau nhưng gần như đảo chiều so với cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2007: nguồn
vốn huy động do tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu (chiếm trên 50%) và kế đến là tiền gửi
của các tổ chức kinh tế (chiếm trên 33%), chứ tiền gửi khác chiếm một phần nhỏ
(chiếm trên 12%) Nguyên nhân trong năm 2008 Việt Nam bị lạm phát cao nên NHNN
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bắt buộc các NHTM
mua tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản …) nên hầu hết các NHTM gặp rủi ro
thanh khoản, dẫn đến cuộc chạy đưa lãi suất huy động không theo quy luật là lãi suất
huy động ngắn hạn lớn hơn lãi suất huy động trung, dài hạn. Do đó nguồn vốn nhàn rỗi
chảy vào NHTM tăng dưới hình thức gủi tiết kiệm ở kỳ hạn ngắn hạn tăng lên trong
năm 2008 và ba tháng đầu năm 2009.
Nếu xét theo hình thức huy động vốn mà có xét đến loại đồng tiền huy
động:
20
Biểu 2.3: Theo hình thức huy động vốn mà có xét đến loại đồng tiền
Theo hình thức huy động vốn có xét đến loại đồng tiền huy
động
3.995
3.947
1.163
2.672
314
373
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
2007 2008 Mar09
Năm
Tỷ đồng
+ Nội tệ
+ Ngoại tệ, vàng
+ Năm 2007: nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 37,4%, trong đó
chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ (chiếm 36,6%) còn tiền gửi tiết kiệm
bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 0,8%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
chiếm 57% vốn huy động, trong đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng nội
tệ (chiếm 28,6%) cũng tương đương tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng chiếm 28,4%. Tiền
gửi khác chiếm chiếm 5,6%, trong đó chủ yếu là tiền gửi khác bằng đồng nội tệ (chiếm
4,4%) còn tiền gửi khác bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 1,2%. Vậy
tổng nguồn vốn huy động theo đồng nội tệ chiếm 69,6% và theo ngoại tệ, vàng chiếm
30,4%. Nguyên nhân là nếu gửi tiết kiệm thì chọn hình thức gửi tiết kiệm bằng nội tệ
vẫn lợi hơn gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, còn nếu các tổ chức kinh tế gửi tiền thì tùy
vào nhu cầu sử dụng vốn mà các tổ chức kinh tế này có thể gửi bằng nội tệ hay ngoại
tệ vì trong năm 2007 tình hình ngoại tệ khan hiếm nên các tổ chức kinh tế gửi tiền
bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
+ Năm 2008 và quý 1 năm 2009 có cơ cấu về nguồn vốn huy động chia theo
loại tiền tệ cũng gần giống nhau nhưng gần như đảo chiều so với cơ cấu nguồn vốn
huy động năm 2007: nguồn vốn huy động do do tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu (chiếm
trên 50%), trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ (chiếm trên 49,5%)
còn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 1,0 %. Tiền gửi
của các tổ chức kinh tế chiếm trên 33%, trong đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế
bằng đồng nội tệ cũng là chủ yếu (chiếm 28 %) còn tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng chiếm
một số nhỏ trên 5,3%. Tiền gửi khác chiếm một phần nhỏ (chiếm trên 12%) trong đó
chủ yếu là tiền gửi khác bằng đồng nội tệ là chủ yếu chiếm trên 11% còn tiền gửi khác
21
bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là khoảng 1,0%. Vậy tổng nguồn vốn
huy động theo đồng nội tệ chiếm trên 88,5% và theo ngoại tệ, vàng chiếm 11,5%.
Nguyên nhân là do lãi suất huy động tiền đồng tăng mạnh, còn lãi suất huy động USD
trên thị trường có xu hướng không tăng đáng kể vì để thực hiện chủ trương của NHNN
về bình ổn thị trường ngoại tệ, hạn chế bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ, giải quyết bài
toán dư thừa vốn ngoại tệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu tiếp cận được
nguồn vốn ngoại tệ nên các NHTM thực hiện giảm lãi suất huy động USD nên gửi tiết
kiệm bằng nội tệ hấp dẫn nhà đầu tư hơn, dẫn đến nguồn vốn huy động bằng tiền đồng
tăng mạnh so với năm 2007.
2.2.1.2 Đánh giá chung về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước
Hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong
những năm qua đạt được những kết quả sau:
Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước đã tạo điều kiện cho các
NHTM chủ động mở rộng khả năng cho vay và tìm kiếm lợi nhuận.
Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều
loại hình, kỳ hạn khác nhau tạo nên sự tiện lợi và thu hút khách hàng gửi tiền. Hầu hết
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã và đang sử dụng nhiều nghiệp vụ và biện
pháp tích cực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức. Các nghiệp
vụ huy động vốn mà các NHTM Bình Phước đã và đang sử dụng như: huy động vốn
qua tài khoản tiền gửi thanh toán, qua tài khoản tiền gửi cá nhân, qua tài khoản tiền
gửi tiết kiệm (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, các loại tiết kiệm khác như
tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng). Những biện pháp mà các
NHTM Bình Phước áp dụng để huy động vốn cũng rất đa dạng: đa dạng hóa sản phẩm
tiền gửi (đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi kỳ hạn, đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng
tiền gửi, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư, đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm
theo số dư) và cũng đã cố gắng tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng như đã mở rộng
mạng lưới chi nhánh để đưa dịch vụ của ngân hàng đến các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa…
Những tồn tại và khó khăn trong công tác huy động vốn của các NHTM trên
địa bàn tỉnh Bình Phước:
Thị phần huy động vốn của các NHTM ngày càng có khả năng bị thu hẹp:
nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng
tích cực, trong đó thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa
22
dạng (hình thành đầy đủ các loại hình thị trường: thị trường tiền tệ, thị trường
chứng khoán, thị trường bảo hiểm và các định chế tài chính phi ngân hàng…) theo
hướng hoàn thiện và hòa nhập với thị trường tài chính thế giới làm cho nhà đầu tư có
nhiều kênh đầu tư để lựa chọn và đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro
và đạt lợi nhuận cao nhất. Chính vì lẽ đó mà nguồn vốn nhàn rỗi chảy vào NH cũng bị
chi phối đáng kể.
Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2008, có sự chạy đua huy động vốn (cạnh
tranh không lành mạnh) giữa các NHTM: chạy đua tăng lãi suất huy động vốn dẫn đến
lãi suất đầu ra tăng gây khó khăn cho nền kinh tế và từ đó làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn
trong hoạt động tín dụng kéo theo thu nhập trong hoạt động tín dụng cũng bị giảm
đáng kể.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.
nên nó không tạo ra sự ổn định, gây khó khăn cho các NH khi muốn cho vay trung, dài
hạn. Khối lượng khách hàng này rất lớn vì đa số các DNV&N thiếu vốn, lạc hậu về
công nghệ, máy móc thiết bị nên rất muốn vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển
máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại ….
Tỷ trọng huy động ngoại tệ còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Điều
này đã gây khó khăn cho NHTM trong việc đẩy mạnh cho vay ngoại tệ để tài trợ nhập
khẩu.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Bình Phước là một tỉnh tuy còn nghèo nhưng có nhiều tiềm năng kinh tế của
khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng để
khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó cần có những động lực thúc đẩy cần thiết, trong
đó nguồn vốn tín dụng của các NHTM để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế là
rất quan trọng. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của các NHTM ngày càng
mở rộng.
2.2.2.1 Tình hình doanh số cấp tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM, nó quyết định đến
phần lớn đến hiệu quả kinh doanh, quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong hoạt
động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Tình hình doanh số cấp tín dụng của các
NHTM trên địa bàn Bình Phước trong giai đoạn từ 2007 đến quý 1 năm 2009 như sau:
Bảng 2.2: Tình hình doanh số cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn
23
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng doanh số cấp tín dụng (lũy kế từ đầu năm)
Ngắn hạn Trung, dài hạn Năm
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng cộng
2007 5.512 70,32% 2.326 29,67% 7.838
2008 6.148 77,1% 1.827 22,9% 7.975
Tháng 3/2009 2.314 78,2% 646 21,8% 2.960
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Biểu 2.4: Doanh số cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn
Doanh số cấp tín dụng
5512
6148
1827
646
2314 2326
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2007 2008 Mar09
Năm
Tỷ đồng
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Năm 2008 doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đạt 6.148 tỷ đồng chiếm 77,1% tổng
doanh số cấp tín dụng, tăng 636 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng
trưởng doanh số cấp tín dụng ngắn hạn là 11,54%; doanh số cấp tín dụng trung, dài
hạn đạt 1.827tỷ đồng chiếm 22,9% tổng doanh số cấp tín dụng, giảm 499 tỷ đồng so
với năm 2007, tương ứng với tốc độ giảm doanh số cấp tín dụng trung, dài hạn là
21,45%. Tổng doanh số cấp tín dụng năm 2008 là 7.975 tỷ đồng, tăng 137 tỷ đồng so
với năm 2007, tương ứng với mức tăng 1,75%.
Đến tháng 3 năm 2009: doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đạt 2.314 tỷ đồng
chiếm 78,2% tổng doanh số cấp tín dụng, doanh số cấp tín dụng trung, dài hạn đạt 646
tỷ đồng chiếm 21,8% tổng doanh số cấp tín dụng.
Qua đó cho thấy doanh số cấp tín dụng năm sau cao hơn năm trước và tăng dần
về tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế của tỉnh Bình Phước nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Bình Phước là
tỉnh mới thành lập được 12 năm, kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân đang còn
nghèo; loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu (chiếm 95%), vốn tự có của các
doanh nghiệp này rất thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay và các doanh nghiệp chủ yếu kinh
doanh ở lĩnh vực nông sản (cao su, cà phê, điều…) nhưng giá nông sản trong năm
2008 đã giảm mạnh do kinh tế thế giới khủng hoảng đã làm cả doanh nghiệp và nông
dân lâm vào tình trạng thiếu vốn ngắn hạn để trả lương nhân công, mua nguyên vật
24
liệu…. Do đó, các NHTM trên địa bàn Bình Phước đẩy mạnh cho vay ngắn hạn
để tài trợ vốn cho các DNV&N và các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại. Ngoài
ra, các dự án lớn, các khu công nghiệp thuộc các Chơn Thành, Bình Long, Đồng Phú
đang trong giai đoạn triển khai, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong khi NHNN
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên các NHTM tập trung thu hồi nợ trung, dài
hạn và cũng thắt chặt việc cho vay trung, dài hạn. Bởi lẽ, những món vay có thời hạn
càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro cho nên ngân hàng có xu hướng tăng tỷ trọng
cho vay ngắn hạn để mau thu hồi vốn cho vay, quay vòng vốn nhanh đặc biệt trong
điều kiện thắt chặt tiền tệ và lãi suất có nhiều biến động như thời gian qua.
2.2.2.2 Tình hình doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp
đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải trả nợ ngân hàng khi đến
hạn.
Bảng 2.3: Tình hình doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng doanh số thu nợ
Ngắn hạn Trung, dài hạn
Năm
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng cộng
2007 2.884 78,65% 783 21,35% 3.667
2008 5.878 79,90% 1.480 20,10% 7.358
Tháng 3/2009 1.429 75,45% 465 25,55% 1.894
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Biểu 2.5: Doanh số thu nợ của các NHTM trên địa bàn
Doanh số thu hồi nợ
2.884
5.878
1.429
783
465
1.480
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
2007 2008 Mar09
Năm
Tỷ đồng
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Qua bảng 2.3 trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 là 5.878 tỷ đồng,
tăng 2.994 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 103,8% so với năm 2007; doanh số thu
25
nợ trung, dài hạn năm 2008 tăng 697 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 89% so
với năm 2007. Điều này là do năm 2008, hầu như các NHTM tập trung thu hồi nợ hơn
là tăng trưởng tín dụng, chỉ sang quý 4 năm 2008, khi lãi suất huy động giảm dần,
nguồn vốn cho vay của các ngân hàng dồi dào trở lại, thị trường tài chính không còn
biến động mạnh và thanh khoản NHTM được cải thiện, các NH có chủ trương tập
trung vốn cho các nhà xuất, nhập khẩu và những DN có nhu cầu vốn lưu động bổ sung
cho việc sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm.
Đến tháng 3 năm 2009, doanh số thu nợ là 1.894 tỷ đồng, trong khi doanh số
cho vay là 2.960 tỷ đồng. Nguyên nhân là đầu năm 2009, NHNN chủ trương tháo gỡ
khó khăn về vốn cho nền kinh tế với các giải pháp hạ lãi suất cơ bản, cho vay cấp bù
lãi suất nên doanh số cho vay tăng lên hơn so với doanh số thu nợ.
2.3 Kết quả kinh doanh
Trong điều kiện ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ thì việc cố gắng hoạt động sao
cho thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ dịch vụ NHTM tăng lên với chi phí hoạt động
thấp để tạo ra lợi nhuận lớn đáp ứng nhu cầu phát triển và bền vững là một yếu tố
quyết định sức mạnh của chính NH đó. Do đó, các NHTM không ngừng phát triển trên
lĩnh vực huy động vốn, cho vay và cải tiến các dịch vụ NH qua các năm, cụ thể như
sau:
Bảng 2.4: Bảng kết quả kinh doanh của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị tính: tỷ đồng
2007 2008 3/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
1. Tổng thu nhập, trong đó: 783,5 100% 535,3 100% 229 100%
Thu lãi cho vay 778,2 99,3% 530,7 99,1% 225,8 98,6%
Thu dịch vụ 5,3 0,7% 4,6 0,9% 3,2 1,4%
2. Tổng chi phí 693 479,6 203,4
3. Lợi nhuận trước thuế
(LNTT)
90,5 55,7 25,6
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Qua bảng số liệu thấy thu nhập của các NHTM chủ yếu là từ tín dụng, còn thu
nhập từ dịch vụ có tỷ trọng tăng qua các năm nhưng hầu như chưa đáng kể: năm 2007,
thu nhập từ cho vay là 778,2 tỷ đồng, chiếm 99,3%, còn thu nhập từ dịch vụ là 5,3 tỷ
đồng, chiếm 0,7%; năm 2008: thu nhập từ cho vay là 530,7 tỷ đồng, chiếm 99,1%,
còn thu nhập từ dịch vụ là 4,6 tỷ đồng, chiếm 0,9%; tháng 3/2009: thu nhập từ cho