Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÁU VÀ TUỶ XƯƠNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.83 KB, 13 trang )

1

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÁU VÀ TUỶ XƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN GIẢM BA DÒNG MÁU NGOẠI VI


Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành trên 187 bệnh nhân giảm ba dòng ngoại vi được vào
điều trị lần đầu tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương trong năm 2005, kết quả
cho thấy: Tỷ lệ giảm ba dòng chiếm 10.4% trong 1803 bệnh nhân xét nghiệm tuỷ
lần đầu, độ tuổi trung bình 45  20 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1.03. Số lượng tế bào tuỷ
trung bình là 32.4 G/l (từ 1 đến 931 G/l), trong đó 56.7% nghèo tế bào. Nguyên
nhân thường gặp nhất là: suy tuỷ xương (33.2%), rối loạn sinh tuỷ (23.5%) và lơ xê
mi cấp (18.7%). Ngoài ra cũng gặp các biểu hiện khác: xơ tuỷ, đa u tuỷ xương, u
lympho hay ung thư di căn Có 11.2% không thể kết luận.
Summary
This study was carried out on 187 patients with pancytopenia, the first time
came in Vietnam NIHBT in 2005. The results are: the percentage of pancytopenia is
10.4 in the initial income patients ; mean of age: 45  20 years old. Medium of cell
in bone marrow is 32.4 G/l (1 to 931 G/l) and 56.7% hypoplasia. The frequence
causes are: Aplasia anemia (33.2%), Myelodysplasia syndrome (23.5%) and acute
2

leukemia (18.7%). In addition, we can see myelofibrosis, multiple myeloma,
lymphomas and bone marrow metastase of cancers. 11.2% of there cases can not
have conclusion.
3

1. Đặt vấn đề
Giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi (pancytopenia) là một trong những biểu
hiện có thể gặp trong nhiều bệnh lý tạo máu khác nhau. Hiện tượng này được định


nghĩa khi có giảm đồng thời về số lượng của cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở
máu ngoại vi trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, đồng thời thể hiện các triệu
chứng lâm sàng của tình trạng thiếu hụt các tế bào máu.
Mặc dù giảm cả ba dòng tế bào máu ngoại vi nhưng số lượng tế bào trong
tuỷ có thể không giảm hoặc thậm chí còn tăng, điều này là do bản chất tuỷ sinh máu
bị ức chế do nguyên nhân bên ngoài hay bệnh lý nguyên phát tại tuỷ. Vậy, nguyên
nhân thường gặp của biểu hiện này là gì?
Trên thế giới đã có vài công trình công bố về các nguyên nhân gây ra tình
trạng giảm ba dòng tế bào máu cũng như biểu hiện của tuỷ tạo máu. Hiện nay ở
nước ta, còn chưa có công bố nào về tình trạng mô bệnh học của tuỷ sinh máu trong
những trường hợp này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Mô tả một số đặc điểm máu, tuỷ xương và xác định nguyên nhân những trường
hợp giảm ba dòng ngoại vi tại Viện Huyết học-Truyền máu.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- 187 bệnh nhân và điều trị lần đầu tại Viện Huyết học-Truyền máu TW từ tháng
1/2005 đến tháng 12/2005.
4

- Các bệnh nhân này được chẩn đoán giảm ba dòng máu ngoại vi bằng xét nghiệm
tổng phân tích máu ngoại vi trên máy đếm tế bào Celltac  (Nhật). Tiêu chuẩn
lựa chọn khi có đồng thời các biểu hiện sau:
1. Huyết sắc tố dưới 120 g/l.
2. Số lượng bạch cầu dưới 4 G/l và/hoặc
Bạch cầu hạt trung tính dưới 1.5 G/l.
3. Số lượng tiểu cầu dưới 150 G/l.
- Được làm xét nghiệm tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ngang mô tả
- Bệnh nhân được chẩn đoán giảm ba dòng ngoại vi, sau đó thu thập kết quả xét
nghiệm máu, tuỷ đồ và sinh thiết tủy xương. Ghi nhận kết quả chẩn đoán cuối

cùng khi ra viện.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Tổng số 187 bệnh nhân giảm ba dòng ngoại vi được sinh thiết tuỷ xương
trong 1803 trường hợp xét nghiệm tuỷ lần đầu, trong năm 2005 tại Viện Huyết học -
Truyền máu TW, chiếm tỷ lệ 10.4%. Độ tuổi trung bình: 45  20 tuổi (từ 15 đến 85
5

tuổi). Phân bố bệnh nhân theo giới: Nam 95 bệnh nhân, nữ: 92 bệnh nhân, tỷ lệ
nam/nữ: 1.03.
Kết quả này cũng tương tự như một số công trình nghiên cứu đã được công
bố: Trong nghiên cứu của M. Niazi, tỷ lệ này khá cao:19% (89 trường hợp trong
tổng số 472 bệnh nhân), đồng thời tác giả này cũng trích dẫn nghiên cứu của bệnh
viện Basawari tiến hành với 11.9% bệnh nhân giảm ba dòng trong 1813 trường hợp
xét nghiệm tuỷ đồ [4]. Với nghiên cứu của O. Ishtiaq trong 1 năm (từ 2001-2002),
số lượng bệnh nhân có biểu hiện giảm ba dòng là 100 trường hợp [6]. Trong khi đó,
theo dõi trong 6 tháng (từ 6-12/1999), Kishor ghi nhận có 50 bệnh nhân giảm ba
dòng trong tổng số 250 trường hợp xét nghiệm tuỷ (chiếm 20%). Về độ tuổi và tỷ lệ
nam/nữ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt nhỏ với các tác giả đã nêu
trên vì Viện Huyết học-Truyền máu chỉ nhận và điều trị bệnh lý huyết học cho
người trưởng thành. Cụ thể: với nghiên cứu của O. Ishtiaq là 37 tuổi (từ 12 đến 82
tuổi), nam/nữ:1.13 [6]. Nghiên cứu của M. Niazi tiến hành trên nhóm đối tượng từ
1-75 tuổi, chủ yếu tuổi trẻ từ 1 đến 30 tuổi (71%), nam/nữ:1.7 [4], còn đối tượng
nghiên cứu của Kishor [3] có độ tuổi từ 3-69 tuổi, nam/nữ:1.3
3.2. Đặc điểm máu ngoại vi
Bảng 1. Đặc điểm số lượng máu ngoại vi
Chỉ số
X


SD
Giá trị
6

Lượng huyết sắc tố 81.9

19.5
18-118
Số lượng bạch cầu 2.63

2.57
0.3-3.9
Số lượng BC hạt trung tính 1.13

1.33
0-2.89
Tỷ lệ % BC hạt trung tính 41

22

Số lượng tiểu cầu 48

37
1-139
Tỷ lệ hồng cầu lưới 0.7

1.2
0.3-10
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều có biểu hiện thiếu máu, hầu hết ở
mức độ nặng (lượng huyết sắc tố dưới 80g/l). Số lượng bạch cầu giảm thấp, đặc biệt

bạch cầu hạt trung tính (1.08  0.76 G/l). Số lượng tiểu cầu cũng giảm rõ rệt dưới
50 G/l (46  6 G/l).
Kết quả nghiên cứu của O. Ishtiaq cũng gặp 14% trường hợp giảm nặng số
lượng bạch cầu hạt trung tính dưới 0.5 G/l và 11% bệnh nhân giảm tiểu cầu dưới 10
G/l [6].
3.3. Đặc điểm tuỷ tạo máu
Bảng 2. Phân lớp số lượng tế bào tuỷ
7

Số lượng tế bào tuỷ n % % cộng dồn
Từ 1 đến 10 G/l
35 18.7 18.7
Từ trên 10 đến 20 G/l
48 25.7 44.4
Từ trên 20 đến 30 G/l
23 12.3 56.7
Từ trên 30 đến 40 G/l
14 7.6 64.3
Từ trên 40 đến 50 G/l
10 5.3 69.6
Trên 50 G/l
57 30.4 100
Tổng số 187 100

Số lượng tế bào tuỷ (median) của nhóm nghiên cứu là 32.4 G/l và thay đổi
trong một khoảng rất lớn: từ 1 G/l đến 931 G/l. Hiện tượng phân bố rất không đồng
nhất này là do nguyên nhân bệnh lý gây giảm ba dòng rất khác biệt. Trong đó tỷ lệ
các trường hợp tuỷ nghèo tế bào (dưới 30 G/l) chiếm tỷ lệ khá cao 56.7%. Kết quả
trình bày trong bảng 2.
8


3.4. Các nguyên nhân gây giảm ba dòng ngoại vi
Bảng 3. Nguyên nhân gây giảm ba dòng ngoại vi
Nguyên nhân n %
Suy tuỷ xương
62 33.2
Rối loạn sinh tuỷ:
SLTB tuỷ bình thường hoặc tăng
SLTB tuỷ giảm
44
21
23
23.5
11.2
12.3
Lơ xê mi cấp
35 18.7
Tăng sinh, không biểu hiện ác tính
12 6.4
Xơ tuỷ
2 1.1
Đa u tuỷ xương
2 1.1
U lympho xâm lấn tuỷ, tăng sinh lympho
4 2.1
9

Ung thư di căn tuỷ
3 1.6
Hội chứng thực bào tuỷ

2 1.1
Không kết luận
21 11.2
Tổng số 187 100

Nhận xét: Suy tuỷ xương là bệnh lý hay gặp nhất gây hiện tượng giảm ba dòng
ngoại vi (33.2%). Tỷ lệ này tương tự kết quả của M.Niazi (38.3%), cao hơn kết quả
của O. Ishtiaq (8%) và Kishor (14%) [3,4,6]. Các tác giả này gặp biểu hiện gây
giảm ba dòng nhiều nhất là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic
anaemia). Chúng tôi cũng có gặp những trường hợp bệnh lý này nhưng không ghi
nhận trường hợp nào có biểu hiện giảm ba dòng.
Biểu hiện rối loạn sinh tuỷ được ghi nhận trên tiêu bản sinh thiết tuỷ xương
chiếm tỷ lệ rất cao (23.5%), trong đó hơn 50% thể hiện tuỷ nghèo tế bào khi chọc
hút (23/44 trường hợp). Kết quả này cao hơn nhiều so với một số tác giả khác: O.
Ishtiaq (5%) và Kishor (2%) [3,6].
Biểu hiện lơ xê mi cấp chiếm tỷ lệ khá cao (18.7%), tương tự M. Niazi (16%)
[4]. Tuy tiêu chuẩn mô bệnh học không phải là quyết định nhưng do tình trạng giảm

10
ba dòng ngoại vi hoặc tế bào tuỷ nghèo nên bệnh nhân được chỉ định sinh thiết để
góp thêm thông tin chẩn đoán. Chúng tôi gặp hầu hết các thể bệnh lơ xê mi trong
nhóm nghiên cứu này (bảng 4), trong khi đó O. Ishtiaq (2%), Kishor [3,6] cũng ghi
nhận kết quả này nhưng với tỷ lệ thấp hơn nhiều.
Bảng 4. Thể bệnh lơ xê mi cấp có biểu hiện giảm ba dòng ngoại vi
Thể bệnh Số lượng Tỷ lệ %
LXM cấp thể L2 8 22.8
LXM cấp thể M0 6 17.1
LXM cấp thể M1, M2 6 17.1
LXM cấp thể M3 6 17.1
LXM cấp thể M4, M5 5 14.4

LXM cấp thể M6 3 8.6
LXM cấp thể M7 1 2.9

11
Tổng số
35 100

Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận một số nguyên nhân gây giảm ba dòng
nhưng với tỷ lệ thấp (bảng 3). Bên cạnh đó là tình trạng tăng sinh tuỷ mà không có
biểu hiện bệnh lý tạo máu với tỷ lệ cao (6.4%), nguyên nhân có thể là do cường
lách, sử dụng thuốc và còn khá nhiều (11.2%) trường hợp sinh thiết tuỷ xương mà
không có kết luận: mảnh sinh thiết quá ngắn (do kỹ thuật), các tình trạng rối loạn
sinh tuỷ thứ phát hoặc chỉ trả lời được bằng các thông tin gợi ý nguyên nhân. O.
Ishtiaq cũng không thể kết luận trong 4% trường hợp [6].
4. Kết luận
Qua tiến hành nghiên cứu trên 187 bệnh nhân có biểu hiện giảm ba dòng ngoại
vi vào điều trị lần đầu được làm xét nghiệm tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương tại Viện
Huyết học-Truyền máu TW trong năm 2005, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Biểu hiện giảm ba dòng chiếm 10.4% trong những bệnh nhân làm xét
nghiệm tuỷ lần đầu, độ tuổi trung bình 45  20 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1.03.
- Số lượng tế bào tuỷ dao động rất rộng: từ 1 đến 931 G/l, trung bình là 32.4
G/l. Trong đó 56.7% trường hợp tuỷ nghèo tế bào.
- Các bệnh lý thường gặp nhất của biểu hiện giảm ba dòng ngoại vi lần lượt
là: suy tuỷ xương (33.2%), rối loạn sinh tuỷ (23.5%) và lơ xê mi cấp

12
(18.7%). Ngoài ra cũng gặp các biểu hiện khác: xơ tuỷ, đa u tuỷ xương, u
lympho hay ung thư di căn Có 11.2% không thể kết luận.
5. Kiến nghị
Giảm ba dòng ngoại vi là biểu hiện có thể gặp trong nhiều bệnh lý ở nhiều

chuyên khoa khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả nghiên cứu bước
đầu về tế bào máu và tuỷ rất không đồng nhất, do vậy cần tiếp tục triển khai các
nghiên cứu sâu hơn, đi vào từng nhóm nguyên nhân cụ thể để tìm ra các đặc điểm
mang tính đặc trưng cho bệnh lý.
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có thể dần hoàn thiện diện mạo các
bệnh lý nguyên nhân gây giảm ba dòng, đồng thời đề xuất cách tiếp cận chẩn đoán
hợp lý cho từng nhóm nguyên nhân, để các tuyến cơ sở có thể sử dụng hợp lý hơn
các kỹ thuật trong tập hợp xét nghiệm hình thái học: huyết đồ, tuỷ đồ, sinh thiết tuỷ
xương.

13
Tài liệu tham khảo
1. Faramarz Naeim. Pathology of Bone marrow. Williams and Wilkins. 1998
2. Neal S. Young. Bone Marrow Failure Syndromes. W.B. Sounders Company.
2000
3. Kishor Khodke et al. Bone Marrow Examination in cases of pancytopenia.
Journal, Indian Academy of Clinical Medecine. Vol.2, No.1, pp. 55-59.
4. Mussarrat Niazi, Fazl-i-Raziq, The incidence of underlying pathology in
pancytopenia-an experience of 89 cases. Journal of Postgraduate Medical
Instiutute. Vol 18. No.1. pp. 76-79.
5. Pancytopenia. Laboratory of Hematology-University Hospital- Angers
France.
6. Osama Ishtiaq, Haider Z Baqai et al. Patterns of pancytopenia patients in a
general medical ward and a proposed diagnostic approach. Medical Unit II,
Holy Family Hospital, Rawalpindi, Pakistan.

×