Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các lễ lớn và thể lệ trong truyền thống Ca Trù pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.04 KB, 3 trang )

Các lễ lớn và thể lệ trong truyền thống Ca Trù


Các lễ lớn và thể lệ trong truyền thống Ca trù.
Trong làng có nhiều họ. họp lại thánh Giáo Phường.Nguời kỳ cựu trong Giáo
phuờng gọi là Trùm. Các ông Trùm cử một người có tín nhiệm làm Quản giáp
Lễ Tề Tổ.
Mỗi năm các ông trùm họp định lễ Tế Tổ, chọn lựa nợi và định ngày trong tháng
11 hay tháng chạp.
Đào nương được lựa hát Tế tổ , tức là Bạch Hoa công chúa. Hát bài Non mai và
Hồng Hạnh. rồi hát như Hát cừa đình Các cô được lựa coi đó là một vinh hạnh
.Giáo phường gọi là được Chầu cử.

Lễ mở xiêm áo
Sau khi học một thời gian, cô nào thông minh lắm cũng phải 3 năm, mới cầm được
lá phách ra hát.
Khi hát thuần thục ả đào đem trầu cau trình với Quản giáp. Quản giáp báo cho
phường biết là có một cô đã thành nghề Phường tổ chức một buổi họp sát hạch,
rồi công nhận ? Sau đó cô ả đào trẻ chọn ngày lành tháng tốt làm lễ Cáo Tổ, mời
quan viên sánh nghề nhát ca trù đến cầm chầu cho bưổi hát đầu tiên hôm đó đào
nưong mặc áo các đào nương mặc khi ra hát cho quan viên nghe. Buổi hát đầu tiên
đó Giáo phường gọi là lễ mở xiêm áo. Gia đình của dào nương thết tiệc đãi
phường và bà con bạn bè.
Một truyền thống đã có bề dầy của lịch sử, chiều sâu của nghệ thuật, có những tục
lệ rất đẹp, từ nguồn gốc nhạc khí đến cách đàn cách hát, thang âm, diệu thức, tiết
tấu, không có một yếu tố nào mang ảnh hưởng của nước ngoài, một điệu nhạc rất
Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Mất đi rất thiệt thòi cho Viêt Nam mà cho cả nhân
loại.
Trong nước, chánh quyền đã có chánh sách tôn vinh những nghệ nhân ca trù. Cụ
Quách thị Hồ đã đuợc phong Nghệ sĩ nhân dân.
Trong nước đang có chương trình tìm những nghệ nhân nào còn biết đàn hát ca


trù, mời đến Hànội trình diễn và Viện Âm nhạc sẽ ghi âm, ghi hình giữ lại cho thế
hệ mai sau.
Khi Cơ quan Ford Foundation tài trợ 40.000 mỹ kim để dạy ca trù cho những
thanh niên nào muốn học đàn hát ca trù, mấy trăm thanh niên đã theo lớp học ngắn
hạn đó.
Số nghệ nhân lão thành còn rất ít. Nhưng sinh hoạt ca trù bắt đầu khởi sắc. Gia
đình Cụ Nguyễn Văn Mùivới hai người con trai [b]Nguyễn Văn Khuê, và Nguyễn
Mạnh Tiến, con gái là Cô Thúy Hoà và hai cô bé cháu nội Kiều Anh và ThuThảo,
Gia đình Bà Phó Kim Đức và cô chau nội của bà , Bà Phạm thị Mùi ở Lỗ Khê và
cháu Nguyễn thị Lan, và Câu lạc bộ ca trù tại Hà nội dưới sự điều khiển của
nghệ sĩ Bạch Vân, có nhiều người già trẻ, hai lần trong một tháng họp lại để
thưởng thúc, luyện tập ca trù.
Tất cả yếu tố đó cho chúng ta thấy rằng ca trù có đủ điều kiện lịch sử, nghệ thuật
và xã hội để được Cơ quan Văn hoá Liên Hiệp quốc Unesco xem xét hồ sô và có
thể công nhận là một kiệt tác của Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

×