Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiền đề cho xuất khẩu tại Cty Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu - 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.66 KB, 15 trang )

Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên
quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích
chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát
triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp
có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh
của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: Kinh doanh
cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chi phí bao nhiêu?
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện
riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao
động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản
phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng
hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy
luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp
nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến
các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí
trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật
giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một
mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường.
Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh
nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản
xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì vậy,
khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của
các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí
hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận.
2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:


Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt
động kinh doanh.
Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại:
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh
cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của
các phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so sánh).
Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ thuộc vào
việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các
phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là sự
so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu
quả tuyệt đối của các phương án.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta
phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu
quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem
xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh
doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp.
Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích
trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng dựa trên
quan điểm hiệu quả kinh doanh nói chung, hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là
mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả kinh tế tính riêng cho hoạt động kinh

doanh nhập khẩu hay nói cách khác nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực
để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm trên có thể đưa ra công thức đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:
- Dạng thuận:
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra.
- Dạng nghịch:
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu = Chi phí đầu vào/Kết quả đầu ra
Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu
thuần, lợi tức gộp Yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, đối tượng lao động, vốn
kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là nần cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu. Đây là hai mặt
của mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu, gắn
liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất
lao động và tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng
chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt
ra, yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực, để đạt được mục
tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát
huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là phải đạt kết quả
tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối
thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm chi phí tạo ra nguồn lực và
chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là
giá trị của sự hy sinh công việc lựa chọn nào đó đã bỏ qua hay là giá trị của sự hy
sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hạot động kinh doanh này, chi phí cơ
hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy
rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh

lựa chọn phương hướng kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả
hơn.
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.1. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi nguồn lực đưa vào sản xuất kinh doanh đều
có giới hạn. Không có nguồn lực nào là vô tận, tất cả đều là hữu hạn. Chính vì thế,
nếu chúng ta sử dụng nguồn nhân lực một cách lãng phí, không tiết kiệm thì chúng
sẽ nhanh chóng trở nên cạn kiệt và biến mất. Trong khi đó, dân số thế giới ngày
càng tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và không có giới hạn. Do vậy,
nguồn lực, của cải đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn, trong điều kiện đó
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản
xuất kinh doanh đều phải cân nhắc các phương án kinh doanh, xem phương án nào
có hiệu quả hơn vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp như vốn, lao động, kỹ thuật
đưa vào sản xuất kinh doanh đều có giới hạn, nếu không tiết kiệm đầu vào chắc
chắn doanh nghiệp sẽ đi tới thua lỗ, phá sản.
Đối với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì nguồn lực sử dụng là
lượng ngoại tệ bỏ ra, thời gian và lao động. Nếu không biết sử dụng một cách tiết
kiệm thì chi phí đầu vào cho nhập khẩu tăng lên, dẫn đến giá tăng làm cho doanh
nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả
đồng thời vẫn mang lại lợi ích xã hội, các doanh nghiệp nhập khẩu phải tìm các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu sao cho đạt kết quả cao nhất
với chi phí thấp nhất.
3.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả
hoạt động nhập khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép doanh nghiệp sử dụng các
nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho công

tác tổ chức, quản lý diễn ra một cách chính xác, đúng đắn. Điều này cho phép các
doanh nghiệp có khả năng lựa chọn những phương án nhập khẩu, sản xuất kinh
doanh tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhập
khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động
nhập khẩu mà cả lợi ích công cộng. Ngày nay, kết quả của tăng trưởng kinh tế chính
là sự áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang
diễn ra với tốc độ như vũ bão, đặc biệt là đối với các nước Châu á chậm phát triển
như Việt Nam.
3.3. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải chấp nhận
cạnh tranh với nhau và những ngành nghề nào, thị trường nào càng có mức lợi
nhuận cao thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt hơn.
Đối với hoạt động nhập khẩu, mức độ canh tranh còn gay gắt hơn. Các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu không những phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực mà còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất
trong nước. Đặc biệt, một trong những chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất trong
nước mà nước ta áp dụng là hạn chế nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước đã
sản xuất được. Đây là một khó khăn khiến các doanh nghiệp nhập khẩu khó có thể
tăng cao khối lượng hàng nhập khẩu. Để cạnh tranh thành công, để đạt được hiệu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
quả cao đồng thời vẫn mang lại lợi ích xã hội, các doanh nghiệp nhập khẩu không
còn con đường nào khác là phải tìm các biện pháp để giảm chi phí nhập khẩu, nâng
cao uy tín của doanh nghiệp cả ở thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, đạt hiệu
quả và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là vấn đề quan tâm của doanh
nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường.
3.4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói
riêng chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động .

Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng
là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nếu hiệu quả hoạt động
nhập khẩu không ngừng được nâng cao thì kết quả thu được ngày càng tăng, điều
đó có nghĩa là thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Khi người lao động có
thu nhập cao, họ sẽ có điều kiện để chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho bản
thân và gia đình, mặt khác nhờ có thu nhập cao mà người lao động sẽ hăng say làm
việc hơn làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Điều đó sẽ giúp cho doanh
nghiệp ngày càng nâng cao được hiệu quả hoạt động nhập khẩu và làm ăn ngày
càng tấn tới. Suy cho cùng thì nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng chính là nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho người lao động và ngược lại.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh doanh nhập khẩu.
4.1. Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối.
Lợi nhuận nhập khẩu  Doanh thu nhập khẩu - Chi phí nhập khẩu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp người ta
thường quan tâm trước hết tới lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có
tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận để
duy trì và tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao mức
sống của người lao động. Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có
lãi.
Tuy nhiên, bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả hoạt động
nhập khẩu, bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chi phí
nào. Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu người ta thường so sánh lợi
nhuận với chi phí, doanh thu, vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
4.2. Hiệu quả tổng hợp tương đối.
Chỉ tiêu 1: Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Trong đó: H1 : Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Vn : Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 2: Mức doanh lợi của doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
Trong đó: H2 : Mức doanh lợi của doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu nhập khẩu thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.
Trong đó: H3 : Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Cn : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.3. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận.
4.3.1. Hiệu quả về sử dụng vốn.
Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu.
Trong đó: H4 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
VCDn : Vốn cố định đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động nhập khẩu
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
Trong đó: H5 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập
khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu 6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.

Trong đó: H6 : Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập
khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luân chuyển của
vốn lưu động. Số vòng quay càng nhiều phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
càng tăng.
Chỉ tiêu 7: Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.
Trong đó: H7 : Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.
Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Vn : Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì
thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luân chuyển của vốn nhập
khẩu.
4.3.2. Hiệu quả về sử dụng lao động nhập khẩu.
Chỉ tiêu 8: Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Trong đó: H8 : Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.
LDn : Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu 9: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập
Trong đó: H9 : Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt
động nhập khẩu.
Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
LDn : Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu có
thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.

4.4. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất định lượng như đã xem xét ở trên. Đó là
các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Hiệu quả về mặt xã hội
trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định
lượng được, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn phương
án nhập khẩu để triển khai trong thực tế. Nội dung của việc xem xét hiệu quả về mặt
xã hội rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường gắn việc phân tích hiệu quả về mặt
xã hội trong hoạt động nhập khẩu với việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội đặt ra cho
mỗi doanh nghiệp trong kỳ. Hay nói rộng hơn là phải phân tích ảnh hưởng của
phương án nhập khẩu đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của cả nên kinh tế
quốc dân, của khu vực hay chỉ bó hẹp trong doanh nghiệp. Những nội dung cần
phân tích là:
- Tác động vào việc phát triển kinh tế: Đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm, tăng
tích luỹ, thoả mãn nhu cầu tiết kiệm ngoại tệ
- Tác động đến việc phát triển xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, xoá bỏ sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi
và miền ngược
- Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hoá.
Tuỳ thuộc vào từng điều kiện, vào trạng thái hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong
từng thời điểm nhất định mà việc lựa chọn các phương án nhập khẩu, người ta sẽ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
xác định chỉ tiêu nào đó làm căn cứ, nhưng mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là
tối đa hoá lợi nhuận, những phương án nào vừa đảm bảo lợi nhuận vừa gắn với mục
tiêu về xã hội thì sẽ được lựa chọn.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
5.1. Các nhân tố khách quan.
Trong hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng chịu ảnh
hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, khi tiến hành bất kỳ một
hoạt động nhập khẩu nào người ta đều phải xem xét kỹ lưỡng môi trường kinh
doanh sao cho chi phí mà họ bỏ ra ít nhất và thu lợi nhuận cao nhất.

5.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp trong nước và quốc tế.
Chế độ chính sách, luật pháp của nhà nước là những yếu tố mà các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện vì chúng thể
hiện ý chí của Đảng lãnh đạo của mỗi nước, sự thống nhất chung của quốc tế. Hoạt
động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, do đó nó
không chỉ chịu sự tác động của chế độ, chính sách, luật pháp ở trong nước mà còn
phải chịu những điều kiện tương tự ở phía các nước đối tác.
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Với một đối tác mà tại đó đang có xung đột về chính trị sẽ gây cản trở đến tiến trình
thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng như vậy, nếu tình hình chính trị trong
nước bất ổn định thì hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị giảm suát hoặc đình trệ.
5.1.2. Các công cụ kinh tế vĩ mô đối với nhập khẩu.
Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế nhưng với
những lý do mà mục đích riêng của mình nên hầu hết các quốc gia đều có chính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sách thương mại riêng để thực hiện mục tiêu của chính phủ ở nước đó. Để nền kinh
tế vận hành có hiệu quả thì việc đưa ra những chính sách và quyết định hợp lý là
điều hết sức cần thiết. Trong hoạt động xuất nhập khẩu nhà nước thường áp dụng
những hình thức, công cụ nhất định nhằm hạn chế thương mại tự do như: thuế quan,
hạn ngạch,
5.1.2.1. Thuế quan.
Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc
gia. Đây là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện chính sách thương mại. Thuế
đánh vào từng đơn vị hàng hoá nhập khẩu gọi là thuế nhập khẩu.
Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hoá sẽ bị đội lên, và do đó làm hạn chế sức
cạnh tranh của mặt hàng của doanh nghiệp nhập khẩu. Ngược lại, thuế nhập khẩu
thấp, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu. Do vậy, hiệu
quả nhập khẩu sẽ được cải thiện.
5.1.2.2. Hạn ngạch nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng còn giá trị

của mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép nhập khẩu từ một thị trường nhất
định trong một thời gian nhất định. Chính sách này được dùng để bảo hộ sản xuất
trong nước, bảo hộ nguồn lực trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, để
thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa và thực hiện
các chính sách khác. Hạn ngạch hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thưòi nó cũng
ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hàng hoá.
Hạn ngạch nhập khẩu làm cho lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp bị hạn chế,
do dó không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường đầu ra. Do có một lượng hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hoá nhất định đựoc nhập khẩu nên các doanh nghiệp sẽ phải tăeng chi phí để lấy
được hạn ngạch có quy mô vừa đủ để bù đắp chi phí, giữ dược thị trường và có lãi.
Hạn ngạch chặt chẽ sẽ làm cho doanh nghiệp có nguy cơ tạm dừng kinh doanh mặt
hàng nhập khẩu bị hạn chế. Kinh doanh bị gián đoạn.
5.1.3. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu vì tính giá và thanh
toán trong nhập khẩu phải dùng đến ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích
xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
Tỷ giá ngoại tệ hàng nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến việc quyết định nhập khẩu
hany không một mặt hangf nào đó. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số lượng bản
tệ thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ. Trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại tệ
hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp sẽ xác định được mức lỗ lãi là bao
nhiêu khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá đó.
5.1.4. Các quan hệ kinh tế quốc tế.
Hiện nay trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế như:
ASEAN, APEC, NAFTA, WTO Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế
này đều đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia. Các nhà sản xuất kinh doanh mở
rộng được thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hoá ra nước ngoài sẽ gặp phải hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước
nhập khẩu, các hàng rào này nới lỏng hay siết chặt đều phụ thuộc vào quan hệ song
phương giữa hai nước, giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Chính điều này đã

thúc đẩy các quốc gia tích cực trong quan hệ ngoại giao với nước khác, tích cực
tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm tạo được những mối quan hệ bền
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vững, xu hướng tích cực cho quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá của nước
mình.
5.1.5. Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước.
Hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động trực tiếp của tình hình sản xuất trong và
ngoài nước. Sự phát triển của nền sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ
với hàng nhập khẩu và có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Còn nếu sản xuất trong
nước kém phát triển, không thể sản xuất ra những sản phẩm mang tính công nghệ
cao, kỹ thuật cao thì nhu cầu nhapạ khẩu sẽ tăng lên. Ngược lại, sự phát triển của
nền sản xuất ở nước ngoài tạo ra những sản phẩm mới hơn, hiện đại hơn, có giá trị
sử dụng cao hơn, hapá dẫn khách hàng hơn nên nó sẽ thúc đẩy nhapạ khẩu. Nhiều
khi để tránh được sự độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh khuyến
khích hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.
5.1.6. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Hoạt động nhập khẩu nói chung không thể tách rời hoạt động vận chuyển và thông
tin liên lạc. Với một hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhậy, rộng khắp và hệ thống
giao thông thuận tiện an toàn cho phép các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội
kinh doanh, tận dụng được thời cơ làm đơn giản hoá hoạt động nhập khẩu, giảm bớt
được các chi phái và rủi ro, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhập
khẩu, tăng vòng quay của vốn.
Ngược lại khi hoạt động nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả thì nó sẽ góp phần
làm cho sản xuất trong nước phát triển, tăng thu ngân sách, từ đó nhà nước có điều
kiện hơn để đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải và giao tin liên lạc
phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×