Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đẩy nhanh cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA - 7 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.8 KB, 13 trang )

Vấn đề đào tạo cán bộ ở các doanh nghiệp là vấn đề được thường xuyên nhấn mạnh
bởi con người là yếu tố quyết định. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở đây để khẳng
định lại tầm quan trọng cần đặc biệt ưu tiên để đảm bảo thắng lợi cho quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Việc đào tạo cần được qui hoạch, phân loại, để đào tạo theo
năng lực sở trường dựa trên yêu cầu công việc. Đào tạo lại và đào tạo mới cần kết hợp
để đáp ứng được những nhu cầu mới phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Trước mắt cần tới 3 loại cán bộ sau đây:
- Đào tạo công nhân lành nghề ở từng lĩnh vực, dây chuyền sản xuất. Vấn đề này
cần được nhấn mạnh ở thời điểm này bởi thời gian qua đào tạo ở cấp đại học đã được
chú trọng nhiều, tuy cần thiết, nhưng sẽ thiếu tác dụng động lực nếu thiếu công nhân
kỹ thuật lành nghề.
- Đào tạo cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế giỏi. Đây là loại hình cán bộ rất
tổng hợp cả am hiểu sản xuất, cả am hiểu thị trường, kỹ thuật đàm phán, giao dịch, ký
kết hợp đồng, và thạo ngoại ngữ. Chúng ta rất thiếu, và rất cần loại cán bộ này.
- Đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc
tế, để đủ trình độ tư vấn, trợ lý giúp giám đốc trong kinh doanh và hợp tác quốc tế.
2.7. Tham gia với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc rà soát chính sách
Các doanh nghiệp cần có cơ chế theo dõi sát chương trình CEPT, vì tuỳ mức độ sẽ
trực tiếp hay gián tiếp, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các cơ hội hoặc thách thức như:
- Khả năng lựa chọn được nguồn cung cấp rẻ hơn từ ASEAN với lý do việc giảm
thuế nhập khẩu trong nội bộ khu vực.
- Dung lượng và cơ cấu tiêu dùng sẽ thay đổi, dẫn đến thay đổi cơ cấu thị trường
cung và cầu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước sẽ thay đổi. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ bị tổn thương nhất…
Đa số các doanh nghiệp trong nước hiện nay đều có quy mô nhỏ, khó đủ sức làm chủ
thị trường trong nước cũng như không đủ sức vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy,
các doanh nghiệp nhỏ lẻ, rời rạc hiện nay nên tập hợp thành các Hiệp hội ngành, hàng
thì mới tạo thành sức mạnh để tham gia các hoạt động trên thị trường với quy mô lớn
hơn như: thu nhập thông tin, khảo sát thị trường ngoài nước, phối hợp các khả năng


sản xuất để có thể cung cấp hàng hoá có số lượng lớn, hợp sức cải tiến các vấn đề về
chất lượng
Như vậy, trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp, doanh nghiệp cần phải
năng động hơn, chú trọng hơn đến các vấn đề về thông tin, tư vấn. Cần thiết lập các
mối liên hệ với các đầu mối thông tin như các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội ngành
hàng, các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước…
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp ồng với bạn hàng ở các nước, các doanh nghiệp
cần quan tâm tổng kết thực tiễn, so sánh đối chiếu với các cam kết quốc tế, xem chính
sách của nước đó đối với hàng hoá của Việt Nam thế nào, mức thuế cao hay thấp. Các
chế độ chính sách thủ tục phi quan thuế trong xuất nhập khẩu và đầu tư đối với ta có
điều gì trở ngại bất hợp lý cần tháo gỡ kịp thời để phản ánh cho các cấp quản lý, phản
ánh cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổng hợp đưa ra đàm phán, đòi các
nước này sửa đổi.
Với việc nghiên cứu đúc rút thực tiễn trong quan hệ bạn hàng với các nước, kết hợp
với năng lực sản xuất và kinh doanh của ta, các đơn vị doanh nghiệp cần thông qua
các đơn vị chủ quản của mình, các Hiệp hội ngành hàng, phản ánh nguyện vọng, đóng
góp vào việc xây dựng chiến lược và phương án đàm phán cụ thể với từng tổ chức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
kinh tế quốc tế và khu vực. Nói khác đi, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan quản lý
của Nhà nước và doanh nghiệp cần được tăng cường, duy trì thường xuyên và đều
đặn.
Đứng trước nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra chủ trương khuyến khích mọi thành phân kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc
doanh) cùng phát triển. Vấn đề còn phải làm tiếp là tạo ra môi trường pháp lý, môi
trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho các nguồn đầu tư.
Trên đây là một vài đề xuất, ý kiến đóng góp của luận văn đối với một vấn đề hiện
đang còn nhiều tranh luận. Trong khuôn khổ của đề tài này, em xin nhấn mạnh một
điều là các giải pháp và biện pháp này cần phải xây dựng trong khuôn khổ một chiến
lược nhất quán của quốc gia là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong một bối cảnh nền kinh tế quốc tế và khu vực đang

diễn ra quá trình toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ. Nhìn chung, vấn đề đẩy nhanh tiến
trình thực hiện AFTA hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức về cả các điều kiện
khách quan và chủ quan. Những biến động về tình hình chính trị của một số quốc gia
thành viên hiện nay đang đặt AFTA dưới một áp lực lớn cần sự phối hợp nỗ lực của
từng thành viên trong ngôi nhà chung ASEAN.
KếT LUậN
Tham gia thực hiện AFTA sẽ là bước tập dượt đầu tiên trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam để thực hiện đường lối phát triển kinh tế
theo hướng mở cửa của Nhà nước. Mức độ ảnh hưởng do việc thực hiện những cam
kết về tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ASEAN đến nền kinh tế Việt Nam sẽ là
nhỏ hơn rất nhiều so với những ảnh hưởng sau này khi chúng ta phải thực hiện các
cam kết để tham gia APEC hay WTO. Do đó, việc tham gia thực hiện AFTA cũng cần
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
được xem xét đánh giá trong một tổng thể các chính sách phát triển, định hướng cho
cả quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới.
Để thích ứng với điều kiện mới, chúng ta phải chủ động nắm bắt các diễn biến tác
động đến môi trường kinh tế quốc tế để có được các định hướng đúng đắn. Nếu không
chủ động, tích cực chuẩn bị đầy đủ, không sẵn sàng điều chỉnh thì chúng ta sẽ bị thua
thiệt và trở nên phụ thuộc khi nền kinh tế đã được mở cửa mà sức mạnh kinh tế không
được cải thiện. Do đó, việc Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập và thực hiện
AFTA đòi hỏi một sự chủ động không chỉ từ các Bộ, ngành quản lý Nhà nước, mà
quan tọng hơn là sự củ động tự điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước,
để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tham gia có hiệu quả vào quá trinhg
thực hiện AFTA.
Do phải đối diện với môi trường cạnh tranh lớn hơn, một vấn đề thực tế hiện nay là,
cần đánh giá hiện trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá thành, về chất
lượng hay mẫu mã, so sánh với các hàng hoá từ ASEAN trên thị trường trong nước
hay cả trên thị trường khu vực. Từ đó, có hướng khai thác, phát triển các khả năng
cạnh tranh riêng biệt. Cần phải có một bứa tranh rõ rệt về vị trí hiện tại của doanh
nghiệp, liên kết để nâng cao năng lực thị trường của doanh nghiệp.

Đa số các doanh nghiệp trong nước hiện nay đều có quy mô nhỏ, khó đủ sức làm chủ
thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, các doanh
nghiệp nhỏ lẻ, rời rạc hiện nay nên tập hợp thành các hiệp hội ngành, thì mới tạo
thành sức mạnh để tham gia các hoạt động trên thị trường với quy mô lớn hơn như thu
thập thông tin, khảo sát thị trường ngoài nước, phối hợp các khả năng sản xuất để có
thể cung cấp hàng hoá có số lượng lớn, hợp sức cải tiến các vấn đề về chất lượng…
Trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp, doanh nghiệp cần phải năng động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hơn, chú trọng hơn đến các vấn đề về thông tin, tư vấn. Cần thiết lập các mối liên hệ
với các đầu mối thông tin như các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các cơ
quan tư vấn trong và ngoài nước.
Hy vọng rằng, việc chúng ta tham gia AFTA cùng với những nỗ lực chủ động điều
chỉnh ở cả cấp vĩ mô và vi mô, sẽ là một yếu tố góp phần kích thích nền kinh tế Việt
Nam phát triển, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế
Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới và làm cho nền kinh tế Việt Nam thích
nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo (phòng Tổng hợp - Bộ Ngoại giao Việt Nam)năm 2000
Tài liệu tham khảo (phòng Xuất nhập khẩu - Sở Thương mại Hà Nội)năm 2000
Bản đánh giá kết quả thực hiện AFTA những năm đầu thực hiện (Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia) năm 2000
Báo cáo đánh giá hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN năm 1999, 2000 (Bộ Thương
Mại - Tiểu ban Hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN )
Từ điển ASEAN 2001
Lịch trình giảm thuế của Việt Nam theo CEPT/AFTA ( Nhà xuất bản Thống kê) năm
2001
Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam (Bộ Thương mại - năm 2001)
Trang Web: .
Trang Web:
Tạp chí nghiên cứu kinh tế – số 48 năm 2000- Nguyễn Phúc Khanh

Tạp san thời báo kinh tế – số 64 năm 2001- Lê Thanh Huyền
Tạp chí kinh tế phát triển – số 32 năm 2000 – Trần Nguyên Hạnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AFTA – Nguyễn Quang
Thành – tạp chí ASEAN số 145 năm 2001.
PHụ LụC
A. Theo lịch trình này, từ năm 2001 đến 2006, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế quan
cho 6210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6400 dòng thuế hiện hành, cụ thể như
sau:
+ Tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế cho 4200 dòng thuế đã đưa vào thực hiện CEPT từ
năm 2000 trở về truớc.
+ Khoảng 1940 dòng thuế còn lại sẽ thực hiện cắt giảm trong 3 năm 2001-2003 theo
lộ trình như sau:
Năm 2001: khoảng 720 dòng thuế
Năm 2002: khoảng 510 dòng thuế
Năm 2003: khoảng 710 dòng thuế
Lộ trình cắt giảm từ nay đến 2006 được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch
tự do ASEAN, cụ thể: Trước mắt là lịch trình giảm thuế hai nhóm sản phẩm chính
gồm những mặt hàng đã đưa vào thực hiện chương trình CEPT từ năm 2000 trở về
trước, và những mặt hàng chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện chương
trình CEPT của các năm 2000 - 2003. Năm 2003 sẽ là năm hoàn thành việc chuyển
toàn bộ các mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm để thực
hiện chương trình CEPT và đến năm 2006, thuế suất thực hiện CEPT của tất cả các
mặt hàng có trong danh mục cắt giảm sẽ được giảm xuống mức 0 - 5%.
- Việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Toàn bộ các mặt hàng còn lại trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sẽ phải thực
hiện giảm thuế trong 3 năm 2001, 2002 và 2003.
+ Mức thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ mặt hàng trong danh mục giảm thuế không

được cao hơn 20% kể từ thời điểm 1/1 /2001 trở đi
+ Tất cả các biện pháp hạn chế định lượng sẽ phải bỏ ngay khi mặt hàng được chuyển
vào cắt giảm để thực hiện AFTA
Như vậy, có nghĩa là cuối năm 2006 có khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN
vào Việt Nam sẽ chỉ còn ở mức thuế xuất 0-5% và không bị áp dụng các biện pháp
phi quan thuế. Các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL để thực hiện
CEPT/AFTA trong 3 năm 2001 - 2003
a. Dự kiến các nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2001
Một số mặt hàng nông sảm như nho tươi hoặc khô; một số loại hạt có dầu (hạt bông,
hạt thầu dầu và hạt rum); một số dạng mỡ và dầu động vật; sản phẩm chế biến từ ngũ
cốc, bột, tinh bột hoặc sữa và các loại bánh,
Nước khoáng và nước có ga đã pha thêm đường hoặc hương liệu
Sơn, véc ni
Một số đồ trang điểm, mỹ phẩm và vệ sinh như dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc,
Một số sản phẩm nhựa như tấm trải sàn bằng nhựa, phụ kiện sứ về sinh, (trừ những
loại đưa vào cắt giảm từ năm 2002 và 2003)
Kính dùng làm tường nhiều lớp ngăn; gương thuỷ tinh, gồm cả gương chiếu hậu, kính
trước cửa ô tô
Một số dạng thép xây dựng: thép tấm, thanh, thép dạng góc, khuôn, hình, thép dây
Các dạng cấu kiện bằng sắt hoặc thép: cửa ra vào, cửa sổ, khung cửa và ngưỡng cửa;
tấm lợp; thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một số dạng động cơ đốt trong, động cơ diesel hoặc diesel: động cơ đẩy thuỷ đốt
trong công suất đến 30 CV, động cơ cho xe kéo có công suất đến 80 CV
Động cơ điện và máy phát điện
Một số dạng dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình, có lắp động cơ điện: máy hút bụi,
máy đánh bóng sàn nhà, máy huỷ rác trong nhà bếp, máy nghiền và trộn thức ăn, máy
chiết suất nước rau và nước hoa quả
Dụng cụ điện đun nước nóng
Một số mặt hàng điện tử, viễn thông: micro và giá micro; máy hát, máy chạy băng,

máy ghi băng từ và các dạng máy ghi âm, ăng ten, dạng linh kiện của máy thu hình,
Bộ linh kiện lắp ráp các dạng xe chở khách
Một số dạng xe đặc chủng như xe cứu thương, xe cứu hoả và xe chở tù,
Một số dạng máy móc thiết bị đặc chủng khác
b. Dự kiến các nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2002
Tấm, gạo đã xát
Một số dạng đường như đường củ cải, đường glucô
Nước khoáng và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc hương liệu
Một số loại rượu vang
Một số loại hoá chất hữu cơ
Chất hoá dẻo DOP
Nước hoa thơm
Một số sản phẩm nhựa như phế thải, phế liệu, mẩu vụn của plastic; hộp, hòm, thùng,
bao túi và các dạng dùng để chứa hàng hoá trong vận chuyển bằng plastic
Giấy và bìa giấy không tráng (nhóm 4802)
Giầy dép các loại, có mũ không phải bằng nguyên liệu da
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một số sản phẩm bằng sát thép: đinh ghim dùng cho đường ray tầu, các dạng kim,
bếp lò, lò sưởi
Tủ lạnh, máy làm lạnh
Máy giặt
Một số dạng pin, ắc quy
Đĩa hát, băng, các loại đĩa, băng
Khung gầm đã lắp động cơ cho xe có động cơ
Đồng hồ và các dạng phụ tùng của đồng hồ
c. Dự kiến nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2003
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các dạng dầu thực vật đã tinh chế
Sảm phẩm tinh chiết và nước ép từ cá, động vật giáp xác hoặc các động vật sống dưới
nước; cá được chế biến hay bảo quản, trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá

muối chế biến từ trứng cá
Các dạng chế biến của rau quả, gồm cả nước quả ép
Chất chiết suất, tinh chiết hoặc cô đặc từ cà phê, gồm cả cà phê tan
Bia, đồ uốn có men và cồn ê ti lích
Clinker và xi măng
Khí đốt từ dầu mỏ và các loại khi hydrocarbon hoá lỏng
A mô ni ắc, dạng khan hoặc dạng dung dịch
Phân bón hoá học
Một số sản phẩm bằng plastic như bộ xí bệt, bình xỗi nước và các đồ vệ sinh tương tự
bằng nhựa
Lốp săm làm bằng cao su, dùng cho xe máy và xe đạp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Gỗ ván, dán, ép nhân tạo
Các loại giấy (trừ loại đã đưa vào cắt giảm từ năm 2000 trở về trước và loại đưa vào
cắt giảm từ năm 2002)
Vải dệt từ các loại sợi xơ khác nhau
Giầy dép các loại, có mũ làm bằng nhuyên liệu da, giầy da, sản phẩm bằng da thuộc
Gạch lát bằng gốm sứ; sứ về sinh; kính xây dựng (trừ loại đã đưa vào từ năm 2001)
Ruột phích và ruột bình chân không khác
Một số dạng động cơ piston đốt trong, dùng cho xe máy và ô tô
Quạt điện, gồm quạt dùng trong gia đình và quạt công nghiệp có công suất trên
125kw
Máy điều hoà
Động cơ điện xoay chiều, đa pha, có công suất không quá 750W
Máy thu dùng cho điện thoại, vô tuyến, điện báo,
Thành phần máy thu hình
Một số phương tiện vận tải: máy kéo, xe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe đạp, xe
máy có phân khối trên 250cc, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ,…
Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng
Tàu, thuyền và các kết cấu nổi

Máy photocopy và máy sao chụp
B. Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định ban hành danh mục thực hiện AFTA năm
2001 với lộ trình cắt giảm thuế quan của khoảng trên 5000 dòng thuế trong đó có:
+ Khoảng 64% số dòng thuế đạt thuế xuất 0-5%.
+ 35% số dòng thuế đạt thuê suất 0%.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
a. Các nhóm mặt hàng có thuế suất MFN cao hơn 20% bắt đầu chuyển vào thực
hiện CEPT 2001:
Một số hàng nông sản như nho tươi hoặc khô, rau quả đã chế biến và một số sản
phẩm chế biến ăn được khác (40%, 50%)
Ca cao và một số sản phẩm chế biến từ ca cao (20%, 50%)
Nước khoáng và nước có ga đã pha thêm đường hoặc hương liệu (50%)
Sơn, véc ni (30%)
Một số đồ trang điểm, mỹ phẩm và vệ sinh (50%)
Chất đánh bóng và các loại kem phục vụ mục đích đánh bóng, nến (20%, 30%)
Diêm (40%)
Một số sản phẩm nhựa (40%)
Một số dạng giấy dán tường, tấm phủ sàn, bưu thiếp, lịch in (40%)
Một số dạng sản phẩm liên quan đến dệt may (20%, 30%, 40%, 50%)
Sản phẩm gốm phục vụ xây dựng như gạch, ngói và một số dạng ống dẫn, máng dẫn
nước(40%, 50%)
Một số dạng kính: Kính bảo hiểm, kính dùng làm tường nhiều lớp ngăn, gương kính;
thuỷ tinh dạng khối và đồ thuỷ tinh nhỏ khác (20%, 30%, 40%)
Một số dạng sản phẩm bằng sắt hoặc thép như đường ống dẫn thuỷ điện cao áp, neo,
móc, đinh vít ốc, lò sưởi, đồ trang bị vệ sinh…(20%, 30%)
Động cơ đẩy thuỷ đốt trong có công suất đến 30CV, động cơ cho xe kéo có công suất
đến 80CV(30%, 40%)
Động cơ điện và máy phát điện (30%)
Một số dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình có lắp động cơ điện (40%)
Dụng cụ điện đun nước (40%)

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một số mặt hàng điện tử viễn thông: micro và giá micro, máy hát và máy chạy băng,
máy ghi băng từ và các dạng máy ghi âm, ăng ten, dạng linh kiện của máy thu hình
(20%, 30%, 40%, 50%)
Bộ linh kiện lắp ráp các dạng xe chở khách(30%, 35%, 40%)
Một số loại máy móc, dụng cụ phục vụ y học; máy đo đếm, điều chỉnh (40%)
Đồng hồ thời gian và phụ tùng đồng hồ (40%)
Giường tủ bàn ghế và một số loại đồ đạc khác (40%)
b. Các nhóm mặt hàng đã đưa vào thực hiện AFTA từ năm 2000 trở về trước với mức
thuế suất thực hiện AFTA cao hơn 20%
Hoa cắt rời và nụ hoa; tán lá cành và các phần khác của cây dùng làm hoa bó hay
trang trí (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 30%, 40%)
Một số loại hoa quả ăn được như chà là, sung, dứa, ổi, dư, mơ, mận, dâu tây, vải
nhãn, mâm xôi (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%)
Chè paragoay - mate (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 30%)
Một số sản phẩm chế biến từ rau quả hạt và các bộ phận thực vật khác, bao gồm dư
chuột và dưa chuột ri, hành, anh đào và dâu tây (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000:
40%)
Một số sản phẩm chế biến ăn được, gồm chất chiết suất từ chè, cà phê và các chất
thay thế cà phê khác; mì chính, nước mắm, bột canh; và kem lạnh (T/s MFN: 50%;
T/s CEPT 2000: 40%)
Các chế phẩm dùng cho răng miệng (T/s MFN: 30%; T/s CEPT 2000: 25%)
Các loại xà phòng và chất tẩy rửa hữu cơ hoạt động bề mặt (T/s MFN: 40%; T/s
CEPT 2000: 40%)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bồn tắm, vòi tắm hoa sen và chậu rửa bằng plastic (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000:
40%)
Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ và các mặt hàng tương tự (T/s MFN:
40%; T/s CEPT 2000: 30%)
Bộ đồ ăn, đồ bếp bằng gỗ; Gỗ khảm dát và các sản phẩm tương tự; Móc treo quần áo

bằng gỗ và thanh gỗ nhỏ làm diêm là (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 25%, 30%)
Các loại vải Dệt từ lông cừu hoặc lông động vật (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000:
40%)
Các sản phẩm bằng Dệt may khác như chăn, khăn trải giường, khăn vệ sinh, màn, đồ
bao phủ (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 35%)
Giày dép cao su, plastic: loại cao cổ hoặc mũi có gắn kim loại (T/s MFN: 50%; T/s
CEPT 2000: 40%, 50%)
Một số dạng mũ đội đầu và bộ phận của các sản phẩm khác (T/s MFN: 50%; T/s
CEPT 2000: 35%)
Sắt thép không hợp kim ở dạng thỏi, thanh, hình (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000:
40%)
Động cơ piston đốt trong dùng cho ô tô (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%)
Máy khâu dùng cho gia đình (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 30%)
Ghế được sử dụng cho máy bay (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 30%)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×