Đề án môn học
Phần Mở Đầu
Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương
mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành
dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt
may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu,
ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng may mặc tiềm
năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ
thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp
tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp
dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh
với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của
họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa.
Trong khuôn khổ đàm phán về thương mại, dệt may và nông nghiệp được
đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới
vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động
trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ
tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối
tác quan tâm đến xuất khẩu hàng dệt may đã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm
thuế đối với hàng dệt may thành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức
đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ
chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàng dệt may khi gia nhập
WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này.
Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệt may khi gia nhập WTO
chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệt may Việt Nam là một
khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6
công đoạn cơ bản:
Phạm Thùy Nhung 1 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
+ Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo…
+ Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ
và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận.
+ Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.
+ Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận.
+ Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận.
+ Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối.
Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng
qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối
cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc
tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động
bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản
xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu.
Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua
chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà
bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty
có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó
khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết
kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm
cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá
có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát
triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày
11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may.
Phạm Thùy Nhung 2 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong
Lĩnh Vực Dệt May Khi Gia Nhập WTO.
1. Những cam kết và lộ trình thực hiện.
1.1. Mức và lộ trình giảm thuế.
- Về xuất khẩu, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập
khẩu hiện hành, gồm 10.600 dòng thuế. Mức cắt giảm chung là từ mức bình
quân 17,4% xuống 13,4%, giảm 23%. Nếu không tính các mức thuế trần, thì
thuế bình quân hiện hành sẽ được cắt giảm xuống chỉ còn 11,6%, giảm khoảng
33%, tương đương mức thuế MFN của một số nước trong khu vực. Thời gian
thực hiện là sau 5 - 7 năm. Tính trên cả biểu thuế việc cắt giảm trên diện rộng sẽ
được thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu, các năm sau có phạm vi ít hơn và đồng
đều hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành mức thuế MFN cho hàng dệt may nhập
khẩu từ tất cả các thành viên WTO khác và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu
theo đúng cam kết trong WTO. Trước khi gia nhập, Việt Nam chỉ phải dành
mức thuế MFN cho các nước hoặc lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định song
phương hoặc các thỏa thuận tương tự. Tuy nhiên, kể từ thời điểm gia nhập
WTO, theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ phải dành mức thuế MFN cho tất cả
các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng phải dành
những mức thuế ưu đãi đãi cho một số đối tác theo các thoả thuận đã ký kết như
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) hay thoả thuận dệt may Việt
Nam – EU.
- Về nhập khẩu, thuế nhập khẩu phải thực hiện việc cắt giảm ngay khi Việt
Nam gia nhập WTO. Toàn bộ thuế nhập khẩu trước khi gia nhập (đối với sản
phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải
giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên
WTO. Cụ thể là nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%,
Phạm Thùy Nhung 3 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ
50% xuống 20%.
1.2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm
quy định của WTO.
Ngành dệt may được hưởng các hình thức trợ cấp: Ưu đãi về tín dụng; Ưu
đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến
thương mại.
Trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số
xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thuộc loại trợ cấp
bị cấm và Việt Nam sẽ phải cam kết bỏ hình thức này ngay từ thời điểm gia
nhập. Các hình thức trợ cấp còn lại thuộc dạng trợ cấp đèn vàng, tức là các hình
thức trợ cấp có thể bị khiếu kiện trong WTO.
1.3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ cả
ba Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia
một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực
hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.
Trong các Hiệp định trên, việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó
khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0%
sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động;
máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5
năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may ( thực hiện đa
phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ )
cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống
12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.
Phạm Thùy Nhung 4 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành:
Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế Thuế suất MFN Thuế suất
cam kết cuối
cùng
1. Hiệp định công nghệ thông
tin ITA- tham gia 100 %
330 5.2% 0%
2. Hiệp định hài hòa hóa chất
CH- tham gia 81%
1300/1600 6.8% 4.4%
3. Hiệp định thiết bị máy bay
dân dụng- tham gia hầu hết
89 4.2% 2.6%
4. Hiệp định dệt may TXT-
tham gia 100%
1170 37.2% 13.2%
5. Hiệp định thiết bị y tế ME-
tham gia 100%
81 2.6% 0%
Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số Hiệp định khác như thiết bị khoa học,
thiết bị xây dựng…
1.4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007.
Gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế; mức cắt giảm bình quân 44%
so hiện hành. Đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ
yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi; Riêng ngành dệt
may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất
và giá cả của nhóm dệt may.
Phạm Thùy Nhung 5 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính:
Ngành
hàng / Mức
thuế
Thuế suất
MFN (%)
Cam kết với WTO
Thuế suất khi
gia nhập (%)
Thuế suất
cuối cùng
(%)
Thời gian thực
hiện
Dệt May
(thuế suất
bình quân)
37.3 13.7 13.7 Ngay khi gia
nhập ( thực tế
đã thực hiện
theo hiệp định
dệt may với Mỹ
và EU )
1.5. Về vấn đề hạn ngạch:
Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta
khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối
với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài
ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt
may của ta.
1.6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt
may.
Theo đó, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2010 sẽ được bãi bỏ. Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về
việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006. Dệt may là vấn đề căng thẳng nhất và
đây là điểm cuối cùng được thảo thuận trong quá trình đàm phán của hai bên.
Phía Mỹ đã bảy tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuất khẩu quá mức của dệt
may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của
Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là Quyết định 55 và cho rằng Việt Nam
hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này. Đây là một sự hiểu lầm
Phạm Thùy Nhung 6 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
về tác động của Quyết định 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm
phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc
chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chính là bước thực hiện cam kết của Việt Nam
trong quá trình gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 126/2006/QĐ - TTg chấm dứt hiệu lực Quyết định
55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển và
một số cơ chế hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt
may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006-
2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng
bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định này, Chính phủ quy
định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may phát triển như hỗ trợ vốn cho các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm
công nghiệp dệt, ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. Việc
bãi bỏ Quyết định 55/2001/QĐ-TTg nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các ngành, các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
trong điều kiện mới, nhất là việc gia nhập WTO.
Phạm Thùy Nhung 7 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt
May Của Việt Nam.
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.
Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua,
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô và được xem là ngành công
nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt
may, thu hút số lượng lớn lao động , chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn
ngành công nghiệp và tăng không ngừng hàng năm.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát
triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu. Chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất
khẩu 8-9 tỷ USD. Từ số liệu của Tổng cục Thống kê về doanh thu, lợi nhuận,
thuế và tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng của
doanh thu, lợi nhuận toàn ngành luôn ở mức cao nhưng đã báo hiệu có khuynh
hướng giảm sút.
Năm 2005, sau khi bãi bỏ hiệp định ACT, Dệt May Việt Nam đã có một
năm khó khăn. Xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,85 tỷ USD ( theo Cục
Kinh tế ), mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2004. Trong đó, xuất khẩu sang
Mỹ tăng 5,2%; sang EU tăng 17,33%; sang Canađa tăng 65,71%. Đáng chú ý,
xuất khẩu trong những tháng cuối năm sang thị trường Mỹ và EU tăng mạnh trở
lại. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch kim ngạch xuất khẩu của ngành
dệt may được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, đặc
biệt khi mà Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị trường Mỹ trong khi
các nước thành viên WTO đã được bãi bỏ hạn ngạch từ ngày 1/1/2005. Khi Việt
Nam gia nhập WTO, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng dệt may phải được loại bỏ,
Phạm Thùy Nhung 8 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
hàng dệt may sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác
trong khuôn khổ quy định của WTO. Khi đó dệt may Việt Nam sẽ có nhiều lợi
thế nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt vấn đề đặt ra là
đến năm 2008 khi sự hạn chế đối với hàng dệt may của Trung Quốc hết hiệu lực,
liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tiếp tục đứng vững và phát triển, đạt được
mục tiêu đã đặt ra không?
Theo số liệu được tổng hợp cuối năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của
toàn ngành dệt may đạt một con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm
2005, đóng góp 17% GDP của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm
2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như
đều hoàn thành 100%. Năm 2006 là năm rất thành công đối với các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005,
đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới
nay. Trong khi hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Mỹ và
EU, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, còn xuất khẩu tới Đài Loan lại
giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng
3,93%, đạt 627 triệu USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực
hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ và EU trong khi vẫn phải duy
trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường
Mỹ thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2007 và những năm
sau. Trong khi xuất khẩu sang Đài Loan - khách hàng truyền thống và là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam lại không duy trì được tiến độ, giảm so
với năm 2005 chỉ đạt 181 triệu USD, thì xuất khẩu sang các thị trường khác lại
Phạm Thùy Nhung 9 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
tăng mạnh, cụ thể xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 67%, đạt 82 triệu USD, xuất
khẩu sang Nga tăng 30%, đạt 62 triệu USD, xuất khẩu sang Canada tăng 20%,
đạt 97 triệu USD, xuất khẩu sang UAE tăng 35,1%, đạt 27 triệu USD... Ngoài
ra, xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng khá
như Malaixia tăng 37%; Singapore tăng 28,5%; Campuchia và Indonesia tăng
kỷ lục… Cùng với đó, xuất khẩu sang các nước châu Á khác cũng tăng mạnh
như Hồng Kông tăng 14,8%. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
một số thị trường như Trung Quốc giảm 9,9%; Ôxtraylia giảm 5%...
Hiện nay, ngành may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện phương thức gia
công cho các hãng nước ngoài. Theo phương thức này, các hãng nước ngoài đặt
gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu, các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận tiền gia công theo đơn
giá và sản phẩm đã nghiệm thu. Phương thức này thích hợp với điều kiện năng
lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng
hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thu được cũng thấp kém, vì các doanh
nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Để hiểu sâu hơn về ngành dệt may,
chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may một số năm
trước đây.
Phạm Thùy Nhung 10 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may
( triệu USD )
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Xuất khẩu 1881.9 1975.9 2732.0 3609.1 4385.6 4850.0 5917.0
Thiết bị, phụ
tùng
--- 242.6 325.1 402.3 --- --- ---
Bông 90.4 15.4 111.6 105.4 190.2 --- ---
Xơ dệt 89.1 1119.1 119.0 158.7 --- --- ---
Sợi dệt 273.3 228.4 272.6 317.5 338.8 --- ---
Vải các loại 761.3 880.2 1523.1 1805.4 1926.7 --- ---
Phụ liệu may 971.4 1036.2 1069.2 1264.9 2252.7* --- ---
* Tính cả phụ liệu cho giày dép.
Nguồn: Niên giám thống kê.
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước
ngoặt, ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới
trong việc xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ.
Tính đến hết tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7 tỷ
USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất
Phạm Thùy Nhung 11 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
khẩu. Dự kiến, xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31%
so với năm 2006. Như vậy, đến cuối năm 2007 mặt hàng dệt may sẽ vượt dầu
thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó,
thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4-4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%. Tiếp theo là EU, đạt khoảng 1,45
- 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%. Thị trường Nhật Bản đạt khoảng
700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 53.4% kim ngạch xuất khẩu dệt
may của Việt Nam, trong tháng 8/ 2007, xuất khẩu sang Mỹ đạt 466 triệu USD,
tăng 4,87% so với tháng 7/07 và tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây
cũng là thời điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ bứt
phá mạnh trong năm ngoái và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những
tháng cuối năm 2006 và 8 tháng của năm 2007. Dự đoán, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ đạt 4,3 tỉ USD, tăng gần 26,5% so với năm
2006, có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và sẽ tiếp tục duy trì ở mức
cao trong các tháng cuối năm 2007.
Thị trường EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD. Đức là nước nhập khẩu
nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là
Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước
thành viên trong khối EU tăng trưởng khá. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang
các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm và kim ngạch xuất khẩu
tăng sang các nước như Anh, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ba lan… Mức độ sụt giảm ở
từng nước là khá thấp, riêng chỉ có xuất sang Italia là giảm mạnh nhất, giảm tới
42% đạt 25 triệu USD. Đây là điểm khá thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam
trong thời gian tới.
Phạm Thùy Nhung 12 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Thị trường Nhật Bản, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng
10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt
64,8 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may
sang Nhật Bản đạt 588,7 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006.
Thành công của dệt may Việt Nam trong năm 2007 vừa qua không chỉ
dừng lại ở việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào ba thị trường chính là Mỹ, EU
và Nhật Bản, mà còn mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như
Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ…
đặc biệt phải kể đến là Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đầu năm 2007, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ
chính thức dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ
vậy, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu
năm 2007 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng rất cao. Theo số liệu thống kê,
tháng 10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng
811,54%, đạt 2,37 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ
Nhĩ Kỳ trong 10 tháng năm 2007 đạt 31,73 triệu USD, tăng 584,94% so với
cùng kỳ năm 2006. Điều này khẳng định hàng dệt may của Việt Nam có sức
cạnh tranh rất lớn trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 1
trong 10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta, sau Mỹ, EU,
Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc, Nga, Mêhicô và Trung Quốc. Tuy
Phạm Thùy Nhung 13 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ chiếm 0,5%
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may.
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, Ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi từ việc bài bỏ hạn
ngạch và giảm thuể nhập khẩu vào một số thị trường, từ đó có cơ hội mở rộng
thị trường.
Khi Việt nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn
ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp dệt may có thể
xuất khẩu theo khả năng của mình mà không còn lo ngại về hạn ngạch ở bất kỳ
thị trường nào. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may cũng có cơ hội thâm
nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các doanh
nghiệp còn có cơ hội thâm nhập vào một số thị trường khác như: Canada,
Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ… Cụ thể
là xuất khẩu sang Đài Loan tăng 13% , sang Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Hồng Kông… đều có mức tăng trưởng từ 20% - 50%. Riêng xuất khẩu
sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 5 lần năm ngoái.
Thứ hai, Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tạo điều kiện
thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
Khi vào WTO, Việt Nam cam kết thực hiện áp dụng và giám sát hệ thống
luật của mình theo những nguyên tắc quốc tế: minh bạch, hợp lý, công bằng và
đồng bộ. Bên cạnh đó chúng ta cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Hiện
nay, hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang xây dựng một số chương trình trọng
điểm cho ngành dệt may đến năm 2010. Cụ thể:
Phạm Thùy Nhung 14 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
- Tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức cung ứng cho nhu
cầu dệt;
- Phát triển bông xơ sợi nội địa;
- Đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015;
- Chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm; xây dựng 3 khu công
nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư.
Thời gian vừa qua cũng đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
ngành dệt may của Việt Nam, tuy nhiên chủ yếu là đầu tư vào các ngành công
nghiệp phụ trợ, giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong sản xuất sản phẩm, giảm
bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài cũng như đầu tư công nghệ để nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Thứ ba, giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm
tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Chi phí phân bổ hạn ngạch chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí
xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí do hạn ngạch sinh ra đối với mặt hàng dệt xuất
khẩu sang US/Canada chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàng may mặc vào
hai thị trường này là 7.1% và chi phí do hạn ngạch sinh ra khi xuất khẩu sang
EU đã là 7.5% đối với mặt hàng dệt và 7.2% đối với mặt hàng may mặc. Khi gia
nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam,
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do
không phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra.
Phạm Thùy Nhung 15 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Tỷ trọng chi phí do hạn ngạch gây ra trong tổng chi phí XK:
US/Canada (%) EU (%)
Dệt May mặc Dệt May mặc
Bangladesh 15.3 8.1 8.4 7.3
Trung Quốc 20.0 33.0 12.0 15.0
Hồng Kông 1.0 10.0 1.0 5.0
Hungary 6.9 5.0 0 0
Ấn Độ 9.8 34.2 12.0 15.2
Indonesia 8.1 7.8 6.3 6.0
Philippin 6.5 7.8 5.7 6.0
Balan 6.9 5.0 0 0
Sri Lanka 15.3 8.3 5.5 6.6
Thái Lan 8.3 13.2 6.4 7.8
Thổ Nhĩ Kỳ 7.0 4.9 1.5 0
Việt Nam 6.9 7.1 7.5 7.2
Các nước trung Âu khác 6.9 5.0 0 0
(Nguồn: Hildegunn Kyvik Nordas (2004), The Global Textile and Clothing
Industry post the Agreement on Textiles and Clothing, WTO – Cẩm nang hội
nhập).
Thứ tư, Gia nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được bảo vệ
bởi các công cụ giải quyết tranh chấp của WTO.
Phạm Thùy Nhung 16 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Khi đã là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN và nguyên tắc đối xử quốc gia NT. Quy
chế tối huệ quốc có nghĩa là tất cả hàng hóa, dịch vụ và công ty của các thành
viên WTO đều được hưởng một chính sách chung bình đẳng. Quy chế đối xử
quốc gia có nghĩa là không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ và các
công ty của mình với hàng hóa, dịch vụ và các công ty của nước ngoài trên thị
trường nội địa. Hai nguyên tắc này cho phép đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa
các thành viên với nhau trên cả thị trường trong nước và trên thế giới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng được hưởng cơ chế giải
quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tinh trạng bị chèn ép,
áp đặt đơn phương như trước đây.Khi đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
có cơ hội cạnh tranh bình đẳng như bất kỳ quốc gia thành viên nào khác của
WTO.
Thứ năm, Gia nhập WTO đảm bảo tiến trình cải cách hoàn thiện hơn, có
hiệu quả hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình làm thủ tục xuất khẩu hàng dệt may ra
nước ngoài cũng như nhập khẩu nguyên liệu vào trong nước.
Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng,
tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp
có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu
do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam
khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng
dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường
thế giới. Mặt khác, nước ta đã áp dụng biện pháp cải cách hành chính theo cơ
chế một cửa, giúp các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và thông quan hải quan
nhanh chóng. Ngoài ra thì việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin cũn
Phạm Thùy Nhung 17 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý, năng suất lao động và
làm việc có hiệu quả hơn.
Phạm Thùy Nhung 18 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
3.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành sẽ không
còn và hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng mất
gần hết.
Ngành dệt may trước khi Việt Nam gia nhập WTO được hưởng các hình
thức trợ cấp: ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ
trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại. Khoản ưu đãi lớn nhất mà
ngành dệt may nhận là được vay vốn từ Quỹ Tín dụng ưu đãi của Chính phủ để
thực hiện các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, ngành còn được hỗ trợ chi phí xúc tiến
thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do doanh nghiệp nộp, thưởng xuất
khẩu cho một số doanh nghiệp có thành tích tốt.
Tuy nhiên sau khi gia nhập, Việt Nam cam kết bãi bỏ ngay từ thời điểm gia
nhập các hình thức trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp
theo doanh số xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.
Như vậy, tác động đối với ngành dệt may đến từ việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm
3 hình thức ưu đãi còn lại: ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về đầu tư; bảo lãnh tín
dụng đầu tư. Như vậy, ngành dệt may sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn từ phía Chính
phủ, do đó sẽ bị ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập.
Trước đây, số tiền hỗ trợ thực tế mà một số doanh nghiệp nhận được cũng
không lớn. Trong bốn năm qua toàn ngành chỉ vay được khoảng 110 triệu Đôla
Mỹ tín dụng ưu đãi và tổng số tiền Chính phủ chi để bù lãi suất cho khoản vay
này chỉ khoảng 4 triệu Đôla Mỹ mỗi năm. Nếu tính thêm gần 1 triệu đô la Mỹ để
thưởng xuất khẩu và hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, thì mỗi năm ngành
được trợ cấp chưa đầy 5 triệu đô la Mỹ. Một số doanh nghiệp nhà nước có được
cấp bổ sung vốn lưu động, bình quân gần 1 triệu đô la Mỹ/năm, chỉ đáp ứng
3,8% nhu cầu. Nhưng trên thực tế, số tiền các doanh nghiệp ngành dệt, may phải
nộp cho Nhà nước thông qua các khoản phí và lệ phí còn cao hơn nhiều lần so
Phạm Thùy Nhung 19 Lớp: Thương mại quốc tế_K46