Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đẩy mạnh Xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế tại Cty VOLEX chi nhánh Việt Nam - 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 10 trang )

hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của
toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.
Nhà nước do đó không nên can thiệp sâu vào hoạt động ngoại thương và
không nên áp dụng các biện pháp ép buộc cứng nhắc cho hoạt động này. Các quốc
gia chỉ nên tìm cách đề ra các biện pháp hợp lý để sử dụng tối ưu nhất các nguồn
lực của mình sao cho khi đem trao đổi thì được lợi nhất, đó chính là nội dung cơ
bản của lý thuyết lợi thế so sánh. Cho đến nay, hoạt động chuyên môn hoá các mặt
hàng mà mình có lợi thế đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng một cách triệt
để và đã thu được những kết quả tốt. Kết quả là thương mại quốc tế hiện nay đã
phát triển rất nhanh và đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là sự hình thành các
khu mậu dịch tự do về thương mại để khuyến khích trao đổi thương mại, các liên
minh về thương mại của khu vực và thế giới.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu.
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp :
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất khác, sau đó xuất khẩu
những sản phẩm đó cho các khách hàng nước ngoài với danh nghĩa là hàng của
mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được của các đơn vị kinh doanh
thường cao hơn các hình thức khác. Với hình thức này doanh nghiệp đứng ở thế
chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi lợi nhuận doanh nghiệp được hưởng hết.
Với vai trò là người bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, tiếp cận thị trường và nắm bắt
được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Tuy vậy hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn
khá lớn để sản xuất, thu mua hoặc có thể gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro như : không
xuất được hàng hoá, không thu mua được hàng hoá, bị thanh toán chậm, thay đổi tỷ
giá hối đoái, lạm phát
Chính vì vậy mà để có thể thực hiện nghiệp vụ này thành công thì doanh
nghiệp cần phải có nghiệp vụ ngoại thương cao và có kinh nghiệm xuất khẩu tốt.


Khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng và kinh nghiệm để thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh này thành công thì nguồn lợi mà doanh nghiệp thu về là rất lớn.
1.1.3.2. Xuất khẩu tại chỗ :
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không nhất thiết phải ra khỏi biên
giới quốc gia để đến tay khách hàng. Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá vẫn
trong lãnh thổ quốc gia nhưng vẫn được bán cho các khách hàng nước ngoài.
Hình thức này có nhiều ưu điểm và đang phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia.
Trước hết là do đặc điểm của nghiệp vụ này là hàng hoá không ra khỏi biên giới
quốc gia nên doanh nghiệp xuất khẩu tránh được nhiều rủi ro vì được thực hiện bán
hàng hoá ngay trong môi trường quen thuộc nhất. Ngoài ra doanh nghiệp còn giảm
được những chi phí về vận chuyển, về nghiên cứu thị trường mới, về thuê đại lý
phân phối và bỏ qua được những hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, bảo
hiểm, thủ tục hải quan
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tuy nhiên hình thức xuất khẩu này thường không chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vì lợi nhuận thu được là nhỏ.
Phần lớn doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài nhằm
mở rộng thị trường về không gian và tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới, bạn hàng
mới
Đối với doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, thực hiện kinh doanh ngay
tại thị trường đó thì hình thức này lại là phổ biến và hiệu quả. Đó là nhờ vào lợi thế
về vị trí, ở ngay thị trường tiêu thụ sẽ giảm thiểu được những chi phí vận chuyển và
những thủ tục rườm rà. Nhưng bước đầu để thực hiện được thì doanh nghiệp cũng
phải có vốn lớn và có những kinh nghiệm trong việc kinh doanh và chiếm lĩnh thị
trường nước sở tại.
1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất :
Đây là hoạt động xuất khẩu những hàng hoá mà đã được nhập khẩu trước đó
nhưng không qua một công đoạn gia công, chế biến nào. Hoạt động này nhằm thu
lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu (mua) và xuất khẩu (bán).
Hình thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn các hình thức khác, dễ thực hiện

thành công hơn. Doanh nghiệp không cần phải bỏ ra lượng vốn lớn mà vẫn có thể
thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh này thường không lâu
dài và có quy mô nhỏ hẹp vì nó chỉ thực hiện được ở những thị trường thiếu hàng
hóa hoặc không thể sản xuất được hàng hoá đó, thông thường hình thức này diễn ra
đối với hàng hoá là nguyên vật liệu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Doanh nghiệp có thể kết hợp hình thức kinh doanh này với các hình thức
khác để tăng thêm lợi nhuận.
1.1.3.4. Xuất khẩu gia công :
* Xuất khẩu gia công uỷ thác : Theo hình thức này, các doanh nghiệp kinh
doanh hàng xuất khẩu đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các
doanh nghiệp khác gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất lại cho bên nước
ngoài. Doanh nghiệp sẽ được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các doanh
nghiệp trực tiếp chế biến.
Các bước tiến hành của hình thức này như sau :
+ Ký kết hợp đồng gia công với bên nhận gia công.
+ Ký kết hợp đồng gia công với bên đặt gia công và nhập nguyên liệu từ bên
đặt ra công về.
+ Giao nguyên vật liệu đó cho bên nhận gia công (theo hợp đồng đã thoả
thuận).
+ Nhập lại thành phẩm từ bên gia công và xuất lại cho bên dặt gia công hàng
hoá đó.
+ Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị gia công (do bên đặt gia công trả)
và được hưởng phí ủy thác gia công.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh những vẫn
thu được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm vì đầu ra chắc chắn.
Song hình thức này lại đòi hỏi rất nhiều thủ tục xuất và nhập do phải xuất và nhập
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhiều lần. Do đó để thực hiện tốt hình thức này các doanh nghiệp cần phải có
những cán bộ kinh doanh kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Hình thức xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài cũng tương tự như
hình thức này, chỉ khác là đơn vị sản xuất phải tự tìm lấy nguồn nguyên liệu để sản
xuất ra các sản phẩm theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng.
* Gia công quốc tế : Đây là hình thức trong đó bên nhận gia công nhập
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm
theo yêu cầu của bên đặt gia công, sau đó xuất khẩu để giao lại thành phẩm và nhận
thù lao gọi là phí gia công.
Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho
người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất.
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển có nguồn nhân
lực dồi dào. Đối với nước đặt gia công cũng được hưởng lợi vì họ tận dụng được
nguồn nhân công với giá rẻ, cũng như tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có
của bên nước nhận gia công. Như vậy hình thức này đã góp phần tạo ra sự kết hợp
và chuyên môn hoá giữa các quốc gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, nhờ đó thương mại ngày càng phát triển với trình độ cao hơn.
1.1.3.5. Xuất khẩu uỷ thác :
Trong hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra
đóng vai trò là trung gian xuất khẩu, làm thaycho các đơn vị sản xuất (bên có hàng)
những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phẩn trăm theo giá trị hàng
xuất khẩu đã được thoả thuận.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các bước tiến hành của hình thức này :
+ Ký hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị sản xuất trong nước.
+ Ký hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng.
+ Nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị trong nước.
Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứng
ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt không cần
vốn để mua hàng. Phương thức thanh toán được đảm bảo, có ít thủ tục và thường là
có sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì hình thức này ít được
các doanh nghiệp lựa chọn, bởi vì hình thức này tạo ra sự phụ thuộc của doanh

nghiệp xuất khẩu với các trung gian nhận uỷ thác xuất khẩu do tình trạng thiếu
thông tin và làm hạn chế khả năng của doanh nghiệp. Hầu hết các doánh nghiệp sẽ
lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, nhưng trong một số hoàn cảnh cụ thể thì
doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu uỷ thác để đảm bảo cho hoạt
động xuất khẩu của mình khi vào một thị trường mới.

1.1.3.6. Buôn bán đối lưu :
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có
giá trị tương đương với giá trị lô hàng đã xuất. Mục đích xuất khẩu không phải là
thu lợi nhuận mà nhằm thu về một lượng hàng tương đương với giá trị của lô hàng
đã xuất. Ngoài ra còn là nhằm tránh các rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái
trên thị trường ngoại hối.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Có rất nhiều loại hình buôn bán đối lưu như sau :
+ Hình thức hàng đổi hàng là việc hai bên trao đổi trực tiếp với nhau những
hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Trong
nghiệp vụ hàng đổi hàng hiện đại như ngày nay thì người ta có sử dụng tiền để
thanh toán một phần tiền hàng, hơn nữa lại có thể thu hút tới 3 - 4 bên tham gia. Ưu
điểm cảu hình thức này là các bên không cần phải thông qua các giai đoạn trung
gian bán hàng- nhận tiền- mua hàng mà có thể đổi hàng lấy hàng mà mình cần thiết
luôn. Tuy nhiên, hình thức này thường chỉ áp dụng khi các bên tham gia trao đổi đã
có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc đã tạo được uy tín cho nhau về sản phẩm đem trao
đổi, chính vì vậy mà hình thức này còn có nhiều hạn chế.
+ Hình thức bù trừ là hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi trị
giá hàng giao và hàng nhận, đến cuối kỳ hạn hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh
giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế
mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về
những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
Đây là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán đối lưu. Hợp đồng bù

trừ thường được ký kết cho thời gian dài ( có khi tới 10 hoặc 20 năm).
+ Hình thức buôn bán có thanh toán bình hành ( clearing) là việc hai chủ thể
của quan hệ buôn bán thoả thuận chỉ định ngân hàng thanh toán. Ngân hàng này
mở tài khoản, gọi là tài khoản clearing để ghi chép tổng giá trị hàng giao nhận của
mỗi bên. Sau một thời hạn quy định, ngân hàng mới quyết toán tài khoản clearing
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và bên bị nợ (tức nhận nhiều mà giao ít) sẽ phải trả khoản nợ bội chi mà mình đã
gây ra.
+ Hình thức mua đối lưu là hình thức một bên sẽ ký kết hợp đồng có thanh
toán và cam kết, sau đó một khoảng thời gian nhất định sẽ bán cho bên kia một
lượng hàng hoá khác và cũng được nhận tiền thanh toán. Giá trị của hai hợp đồng
này không nhất thiết phải bằng nhau, việc trao đổi hàng hoá trong khuôn khổ mua
đối lưu được thực hiện trong một thời gian không dài (thường từ 1 đến 5 năm).
+ Hình thức chuyển nợ (switch) là bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền
hàng cho một bên thứ ba để bên thứ ba này trả tiền. Hình thức này đảm bảo cho các
công ty, nếu nhận hàng không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình thì có thể
bán hàng đó đi.
+ Hình thức giao dịch bồi hoàn (offset) là việc đổi hàng hoá và/hoặc dịch vụ
và ưu huệ (như ưu huệ trong đầu tư hoặc bán sản phẩm). Giao dịch bồi hoàn hiện
nay chiếm gần 1/4 số hợp đồng buôn bán đối lưu. Nó thường xảy ra trong lĩnh vực
buôn bán những ký thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những chi tiết và cụm chi
tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp.
+ Trong việc chuyển giao công nghệ, người ta thường tiến hành nghiệp vụ
mua lại sản phẩm (buy-backs) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc
sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho bên khác, đồng htời cam kết mua lại những sản
phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra.
1.1.3.7. Xuất khẩu theo nghị định thư :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hình thức này thường áp dụng cho xuất khẩu hàng hoá, thường là những
hàng trả nợ, được kí theo nghị định thư giữa hai Chính phủ. Xuất khẩu theo hình

thức này có ưu điểm là khả năng thanh toán được đảm bảo (do Nhà nước trả cho
các đơn vị sản xuất), giá cả tương đối cao nhưng hình thức này ngày nay ít được áp
dụng.
1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
* Đối với nền kinh tế quốc dân :
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng
quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển đều chỉ ra rằng, để tăng trưởng
và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài
nguyên, vốn và khoa học công nghệ. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ
những điều kiện đó. Hiện nay, các nước đang phát triển đang thiếu vốn và kỹ thuật
công nghệ nhưng lao động và nguồn tài nguyên lại rất dồi dào. Các nước phát triển
thì lại dồi dào về vốn và khoa học công nghệ nhưng lại thiếu lao động và tài
nguyên thiên nhiên. Để giải quyết tình trạng này, họ buộc phải nhập từ bên ngoài
những yếu tố sản xuất trong nước chưa sản xuất hoặc gặp khó khăn trong sản xuất,
có nghĩa là cần phải có một nguồn ngoại tệ chính là khoản ngoại tệ thu về từ xuất
khẩu. Xuất khẩu là hoạt động chính tạo ra tiền đề cho nhập khẩu, tạo điều kiện cho
quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện qua một số khía cạnh
sau :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Xuất khẩu đảm bảo cho khả năng phát triển kinh tế : ở những nước đang phát
triển, một trong những vật cản chính của quá trình tăng trưởng kinh tế là sự thiếu
vốn. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là chủ yếu nhưng mọi cơ hội tiếp
nhận đầu tư vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi chủ đầu tư hay người cho vay nợ
nhận thấy khả năng xuất khẩu của nước đó vì đây là nguồn chính đảm bảo khả
năng trả nợ.
+ Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Thực tế cho thấy rằng xuất khẩu góp phần làm dịch chuyển nền kinh tế của
các quốc gia đang phát triển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có điều kiện và cơ hội phát triển.

Chẳng hạn như là khi ngành điện tử viễn thông phát triển, các ngành liên quan như
linh kiện điện tử, sản phẩm truyền dẫn cũng phát triển theo.
Xuất khẩu mở rộng thị trường sản phẩm, tạo lợi thế nhờ quy mô. Xuất khẩu là
phương tiện tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm
hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của
các quốc gia bởi khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao
động ngày càng sâu sắc. Có những sản phẩm mà việc sản xuất từng bộ phận được
thực hiện ở những nước khác nhau, vì vậy để có những sản phẩm hoàn chỉnh thì
hoạt động xuất khẩu là cần thiết. Mặt khác, thông qua xuất khẩu một nước có thể
tập trung vào sản xuất mặt hàng mình có lợi thế để trao đổi lấy thứ mình cần một
cách có hiệu quả hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×