Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.53 KB, 12 trang )

Hoa viên kì ngộ tập - gốc
gác và sáng tân
Phần 1









Hoa viên kì ngộ tập là bộ tiểu thuyết chữ Hán của tác giả khuyết danh thời
Lê, hiện còn một bản duy nhất lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu
A. 2829. Năm 1997, tác phẩm này đã được dịch và công bố rộng rãi
(1)
.

Hoa viên kì ngộ tập viết về các cuộc “trộm hương thó ngọc” của Triệu Kiệu,
con trai thứ hai của Triệu Đông Chính, người ở đất Nam Xang triều Lê, trong đó có
nhiều đoạn miêu tả chuyện tình ái hết sức táo bạo và lộ liễu.

Hoa viên kì ngộ tập vừa có bóng dáng của một tiểu thuyết tài tử giai nhân
nhưng vừa có dáng dấp của một tiểu thuyết sắc tình. Tính chất sắc dục trong tiểu
thuyết này cực mạnh, không thua kém các tiểu thuyết kiểu Si bà tử truyện, Nhục bồ
đoàn của Trung Quốc, điều đó cơ hồ chưa t
ừng thấy trong tiểu thuyết của các tác
giả Việt Nam thời Trung đại. Phan Văn Các đánh giá “chất “sex” của truyện khá là
độc đáo”
(2)
. Còn Trần Nghĩa, khi tìm hiểu về “những chuyện “làm tình” trắng trợn, lộ


liễu, không cần một chiếc lá nho che đậy nào hết” như trong Việt Nam kì phùng sự
lục và Hoa viên kì ngộ tập, cho rằng: “Phải chăng đó là một phản ứng, thậm chí
một cách trả thù đối với những khắt khe của lễ giáo phong kiến trong lĩnh vực tình
yêu mà tác giả Hoa viên kì ngộ (tập) muốn giải tỏa để đi tới chỗ được tự do yêu
đương, tự do ân ái, theo tiếng gọi bản năng sinh vật tiềm ẩn trong mỗi con
người!”
(3)
.
Khảo sát các tiểu thuyết Việt Nam thời Trung đại, loại tiểu thuyết sắc dục
không nhiều. Tuy yếu tố sắc dục có được trổ ra ở chỗ này chỗ kia, nhưng do áp l
ực
từ nhiều phía nên trong khi miêu tả các các yếu tố này, để “lách luật”, các tác giả
thường dùng bút pháp ước lệ, hoặc phủ lên nó, ngụy trang nó bằng những làn khói
sương nhuốm vẻ siêu thực, ma quái… Do vậy, loại truyện có yếu tố “kì” với ý nghĩa
là kì lạ, ít gặp, không mang yếu tố yêu ma, thần thánh trong chuyện sắc dục được
miêu tả sống động, “trắng trợn” nhưHoa viên kì ngộ tập là rất hiếm, rất đặc biệt.
Dường như sự vận động nội tại của xã hội Việt Nam cũng như văn học Việt Nam
thời Trung đại chưa đủ sản sinh ra loại truyện “bốc” đến như thế.

Vậy cái gọi là “độc đáo”, đặc biệt của tác phẩm Hoa viên kì ngộ tập có phải là
độc dị? Tức là nó không chỉ độc đáo mà còn riêng biệt, thuần túy là sáng tác của
tác giả Việt Nam, hay đó chỉ là sự vay mượn, phóng tác, tiếp nhận ảnh hưởng từ
các tiểu thuyết Trung Quốc như nhiều tiểu thuyết khác? Nếu là tiếp nhận ảnh
hưởng thì cụ thể là Hoa viên kì ngộ tập tiếp nhận từ tác phẩm nào, mức độ ảnh
hưởng ra sao, tác giả đã tiếp thu những điểm nào, bỏ những điểm nào, v.v Một
khi là tiếp nhận thì cái “độc đáo” đó còn có giá trị tự thân nữa hay phải bị san sẻ đi
ít nhiều? Đây là những băn khoăn mà đến này chưa một học giả nào tìm được lời
giải đáp.

1. Sự gợi mở về nguồn ảnh hưởng của Hoa viên kì ngộ tập


Phần giới thiệu nhân vật ở đầu tiểu thuyết Hoa viên kì ngộ tập cũng giống với
vô số cách mở đầu của các tiểu thuyết diễm tình khác, điều ấy không bàn đến làm
gì. Nhưng khi đọc Hoa viên kì ngộ tập, chúng tôi đã rất chú ý một chi tiết có ý nghĩa
như một sự gợi mở, đó là chi tiết Triệu sinh tự nhủ với lòng: “Ngô Đình Chương
gặp gỡ như vậy, không uổng là danh hiệu Tầm Phương Chủ Nhân […]. Nếu được
cảnh gặp gỡ tốt lành ấy thì thật chẳng phụ Sinh này vậy. Bèn lấy Tầm Phương Ch

Nhân làm tên hiệu”
(4)
.

Ngô Đình Chương mà Triệu sinh hết sức hâm mộ, và lấy tên hiệu của chàng
ta làm tên hiệu của mình, thực ra là nhân vật thế nào? Lần theo tên của nhân vật
này, có nhiều vấn đề dần được sáng tỏ. Trước hết, theo nghiên cứu của chúng tôi,
Ngô Đình Chương đích thị là nhân vật chính trong Tầm Phương nhã tập - một
truyện diễm tình thuộc bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương của Ngô Kính Sở thời
Minh (lời tựa của Cửu Tử Sơn Nhân Tạ Hữu Khả soạn tại Vạn Quyển lâu năm
Đinh hợi, niên hiệu Vạn Lịch, 1587)
(5)
. Trong Hoa viên kì ngộ tập, ngoài nhân vật
Triệu sinh có hình bóng của Ngô Đình Chương trong Tầm Phương nhã tập, chúng
tôi còn thấy xuất hiện thêm một số nhân vật và tên gọi của nhiều tác phẩm nằm
trong bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương. Điều đó thấy rõ qua nhiều tình tiết và
đối thoại giữa các nhân vật, chẳng hạn đoạn sau khi Triệu sinh đã lôi kéo đư
ợc Thu
Nguyệt giúp mình trong việc chinh phục Huệ nương, trước mặt Huệ nương, Nguy
ệt
tán dương Triệu sinh: “Chàng ấy tài tình nhanh nhẹn, gặp việc gì cũng làm thơ
được, phải chăng miệng chàng như gấm thêu, nói ra là thành thơ, tài khéo lạ

thường!”. Lập tức “Huệ giận mà nói rằng: - Ngươi muốn bắt chước Quế Hồng đối
đãi với ta như Bích Liên chăng?”. Quế Hồng và Bích Liên được nhắc ở đây là
những nhân vật thế nào? Kết quả tìm hiểu cho thấy Quế Hồng chính là thị nữ của
Bích Liên trong truyện Lưu sinh mịch liên kí, cũng là một truyện thuộc bộ tiểu
thuyếtQuốc sắc thiên hương. Quế Hồng đã giúp cho Lưu Nhất Xuân (nhân vật
chính) tiếp cận và chinh phục cô chủ của mình nên ở đây, trong Hoa viên kì ngộ
tập, nhân vật Huệ nương nhắc việc này để quở trách, răn đe thị nữ.

Trong một đoạn khác, khi Triệu sinh đến phòng Huệ nương, nhân thấy
cuốn Liệt nữ truyện ở trên bàn liền hỏi: “Cuốn truyện kí này không hấp dẫn bằng
truyện Thiên hương. Huệ nói: Thiên hương ư? Truyện ấy không đoan chính. Sinh
nói: Vậy truyện Lưu sinh mịchthì sao? Huệ đáp: Đều là những truyện thương
phong bại tục, nhắc đến làm gì”. Thiên hương ở đây là bộ Quốc sắc thiên hương.
Truyện Lưu sinh mịch mà Triệu sinh nhắc đến tên đầy đủ của nó chính là Lưu sinh
mịch liên kí. Ngay dưới đoạn thoại trên, Triệu sinh không tiếc lời thanh minh cho
bộ Thiên hương và còn nhắc tên 2 truyện trong bộ Quốc sắc thiên hương, đó là các
truyện Long hội Lan Trì lục và Chung tình lệ tập.

Như vậy, ở các đoạn đối thoại trong Hoa viên kì ngộ tập, các nhân vật đã
nhiều lần nhắc đến bộ Quốc sắc thiên hương, thông qua việc nhắc đến 4 truyện cụ
thể, cũng là 4 truyện quan trọng nhất trong bộ tiểu thuyết lớn này, bao gồm: Tầm
Phương nhã tập, Lưu sinh mịch liên kí, Long hội Lan Trì lục và Chung tình lệ tập.
Và điều này là cứ liệu xác thực cho những đoán định ban đầu của chúng tôi, cho
phép chúng tôi nghĩ rằng Hoa viên kì ngộ tập được viết ra dưới ảnh hưởng trực
tiếp của chính bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương.

2. Ảnh hưởng của Quốc sắc thiên hương đến Hoa viên kì ngộ tập

Quốc sắc thiên hương là một bộ tổng tập tiểu thuyết thời Minh do Ngô Kính
Sở biên tập, gồm 10 quyển với nhiều truyện khác nhau, trong đó có 6 tác phẩm

quan trọng, gồm: Long hội Lan Trì lục, Lưu sinh mịch liên kí, Tầm Phương nhã tập,
Song Khanh bút kí, Thiên duyên kì ngộ, Chung tình lệ tập…

Tìm hiểu Quốc sắc thiên hương cho thấy Hoa viên kì ngộ tập quả đã chịu ảnh
hưởng từ bộ tiểu thuyết lớn này, trong đó, ảnh hưởng của hai truyện Lưu sinh mịch
liên kí và Tầm Phương nhã tập là sâu đậm nhất.

a. Ảnh hưởng của truyện Lưu sinh mịch liên kí

Lưu sinh mịch liên kí là một tiểu thuyết tài tử giai nhân, nội dung nói về mối
tình của chàng Lưu Nhất Xuân với nàng Bích Liên. Hoa viên kì ngộ tập đã tiếp thu
gần như nguyên vẹn một số tình tiết của Lưu sinh mịch liên kí, chẳng hạn các đoạn
sau:
LƯU SINH MỊCH LIÊN

HOA VIÊN KÌ NGỘ
TẬP
Lan thường nói với Mai:
- Quốc triều nếu mở khoa
thi nữ Tiến sĩ, ta hi vọng s
ẽ đỗ đầu,
ta hứa sẽ đưa người cùng bước lên
chốn Doanh Châu.

Thơ Lan ngâm xong,
Huệ cười nói:
- Giá như hoàng triều
mở nữ Chế khoa, thì chị em
mình sẽ tranh tiêu đo
ạt gấm, em

cùng chị lên Doanh Châu, sẽ
làm cánh nam tử thời nay phải
hổ thẹn đến chết.
Liên nói:
- Chàng không sợ hoa
Huệ thưa:
- Chàng ng
ợi khen thái
trách móc ư?
Sinh nói:
- Thế là nàng đã yêu ta r
ồi
đấy.
Liên đỏ mặt nói:
- Chàng thực bạo gan.
Nói rồi lấy quạt che mặt,
chực trở về. Sinh bước lên trước
mặt nói:
- [ ].
Nhân rồi cầm quạt của
Liên níu lại. Liên buông bay quạt,
nhìn sinh, khẽ nói:
- Người đọc sách lại coi
thường tay chân của mình, lại còn
không chú ý đến tai mắt người
khác nữa ư?
Sinh nói:
- Bốn phía không người,
chỉ có ta và nàng thôi.
Liên nói:

- Có Trời biết, Đất biết
nữa thì sao?
Sinh nói:
quá, lại không sợ hoa kia trách
móc ư?
Sinh nói:
- Vậy nàng đã yêu tôi
rồi đó.
Huệ đưa quạt lên che
mặt toan về. Sinh nói:
- [ ]
Nói rồi bước tới giữ
tay quạt. Huệ khẽ thưa:
- Là người đọc sách
sao lại thiếu kín đáo vậy? Lại
không e sợ tai mắt người ta hay
sao?
Sinh nói:
- Xung quanh không
có ai, chỉ tôi với nàng biết mà
thôi.
Huệ nói:
- Có Tr
ời biết, Đất biết
nữa thì sao?
Sinh nói:
Chàng Lưu Nhất Xuân trong Lưu sinh mịch liên kí sau khi thầm yêu trộm nhớ
Bích Liên liền gửi gắm ý tình vào điệu từ Lâm giang tiên:
Nhất đổ kiều tư hồn dĩ tán,
Mãn xoang tâm sự thùy tri?

Đông chiêm tây phán cánh sai trì,
Trang lung hoàn tác á.
Tự túy phục như si.

Ngã dục tương tâm thư vị tố,
Thiến nhân kí thủ tân thi.
Cá trung ám dữ ước tương kì,
Hà nhật, cánh hà thì.
(Dịch nghĩa: Một lần thấy phong tư yêu kiều mà hồn đã tiêu tán / Tâm sự chất
chồng trong lòng có ai hay / Hết trông đông lại ngó tây rốt cục chẳng thấy / Y trang
chỉ im lìm / Như say lại như ngây / Ta muốn đem bức thư lòng chưa tỏ bày / Gửi
người con gái xinh đẹp ấy một bài thơ mới làm / Trong bài thơ đó ngầm hẹn ước
cùng nhau / Nhưng là ngày nào đây, lúc nào đây?).

Chàng Triệu Kiệu trong Hoa viên kì ngộ tập mạnh dạn hơn, không chỉ muốn,
mà chàng đã gửi những lời tương tư đến tận tay người trong mộng:
Nhất đổ kiều tư trường dục đoạn,
Mãn xoang tâm sự dữ thùy bi.
Thiên tư vạn tưởng ước giai kì.
Viên trung hoa như cẩm,
Nguyệt hạ khách như si.

Ngã dục tương tâm thư vị tố,
Đệ hoài nhất thủ tân thi.
Khách tình vô liêu bội thê kì.
Đãn nguyện hoa tiền nhất thoại,
Giải ngã thốn tâm bi.
(Lâm giang tiên)
(Dịch nghĩa: Một lần nhìn thấy dáng yêu kiều mà nhung nhớ đến đứt ruột /
Tâm sự chất chứa trong lòng có ai hay / Nghìn mong vạn nhớ, muốn được cuộc

ước hẹn đẹp / Trong vườn, hoa như gấm / Dưới trăng, khách như ngây / Ta muốn
đem bức tâm thư chưa được tỏ bày / Bày tỏ nỗi niềm trong lòng qua bài thơ mới
viết / Tình khách trống trải càng bội phần thê thiết / Chỉ mong một lời ước hẹn dưới
hoa / Để giải bỏ nỗi buồn đau trong tấc lòng ta).
Rõ ràng bài từ trong Hoa viên kì ngộ tập đã tiếp thu gần như nguyên vẹn một
số câu chữ (nhất là các câu 1, 2, 6, 7), cả ý tứ và từ điệu trong Lưu sinh mịch liên
kí.

Thực ra tác giả Hoa viên kì ngộ tập ứng dụng rất nhiều thơ từ vào tác phẩm,
nhưng chỉ có bài từ trên là vay mượn trực tiếp từ Lưu sinh mịch liên kí. Tuy nhiên,
từ trường hợp đó có thể suy đoán rằng, ở một mức độ nhất định, việc vận dụng
nhiều thơ từ như trongHoa viên kì ngộ tập cũng một phần bị ảnh hưởng của Lưu
sinh mịch liên kí; nói cách khác là có sự gợi ý từ Lưu sinh mịch liên kí. Dù vậy, xét
một cách toàn diện, ảnh hưởng của Lưu sinh mịch liên kí đối với Hoa viên kì ngộ
tập chỉ dừng ở mức độ vay mượn một số tình tiết nhất định, thêm vào đó là gợi ý
về việc ứng dụng thơ từ; còn ảnh hưởng sâu sắc và đa diện hơn lại thuộc về tác
phẩmTầm Phương nhã tập.

b. Ảnh hưởng của Tầm Phương nhã tập đối với Hoa viên kì ngộ tập

Muốn biết ảnh hưởng của Tầm Phương nhã tập đến Hoa viên kì ngộ tập sâu
sắc đến mức độ nào, trước hết hãy xét về cốt truyện. Cốt truyện của hai tác phẩm
có thể tóm lược như bảng sau:
TẦM PHƯƠNG NHÃ TẬP HOA VIÊN KÌ
NGỘ TẬP
Bối cảnh và giới thiệu nhân vật
- Cuối thời nhà Nguyên gian
thần Bá Nhan lộng hành, kỉ cương rối
loạn. Viên quan võ là Ngô Thủ Lễ thấy
tình hình như vậy liền dâng sớ tâu lên

triều đình, trái ý vua, bị bãi chức. Ông
về quê mua nhà, tậu ruộng, chú tâm vào
việc nuôi dạy con cái.
- Con trai ông là Ngô Đình
Chương, tự là Nhữ Ngọc, hiệu Tầm
Phương Chủ Nhân là người làu thông
kinh sử, có tài nhả ngọc phun châu và
biết nhìn nhận thời cuộc. Thủ Lễ
khuyên con theo đường sĩ hoạn song
Đình Chương cho là thời cuộc chuyển
xoay, không bao lâu sẽ có “chân mệnh
thiên t
ử” xuất hiện, khi đó mới xuất hiện
cũng chưa muộn, nhất thời cứ vui thú
yên hà cho thỏa tính tình.
Bối cảnh và giới
thiệu nhân vật
- Triệu Kiệu, con
trai thứ hai của Triệu
Đông Chính thời Cảnh
Hưng triều Lê là người
tính cách hiên ngang, văn
từ diễm lệ. Triệu Kiệu
thường đọc sách xưa, rất
hâm mộ Ngô Đình
Chương, cho rằng họ Ngô
không uổng với tên hiệu l
à
Tầm Phương Chủ Nhân,
ao ước được như như Ngô

Đình Chương nên lấy tên
hiệu của chàng ta làm tên
hiệu của mình.
Diễn tiến câu chuyện
- Nhân một hôm tới Lâm An,
qua ngõ Uẩn Ngọc, nghe trong vườn
Diễn tiến câu
chuyện
- Nhân một hôm
nhà nọ có tiếng con gái vui đùa; nhìn
vào thấy có gái đẹp, chàng tìm cách lân
la để thi triển các thủ thuật “trộm hương
thó ngọc”.
- Hỏi thăm, biết là nhà viên
quan họ Vương, lại là chỗ quen với cha
mình nên chàng vờ lấy cớ trọ học để
tiếp cận người đẹp (Loan nương). Họ
Vương vui vẻ nhận lời.
- Nhân có Lí Chí làm loạn ở
Đài Châu, họ Vương tham gia c
ầm quân
đi đánh dẹp. Mọi việc ở nhà do v
ợ cả xử
lí.
- Sinh tiếp cận và gây được
cảm tình của Loan nương.
- Sinh lôi kéo và chiếm được
thị nữ của Loan nương (Xuân Anh).
Viết thư tình đưa cho Anh, Anh vô ý
đánh rơi, thị nữ của trắc thất họ Vương

(Vu Vân) là Tiểu Hoàn nhặt được. Ho
àn
đưa thư cho Vu Vân. Vu Vân xem thư,
cảm kích, cùng tư thông với Sinh. Thu
xếp cho Sinh tiếp cận em gái Loan
nương (Phượng nương), khuyên chàng
lôi kéo thị nữ của Phượng là Thu Thiềm
để thông qua đó chinh phục Phượng.
- Sinh chinh phục, chiếm đoạt
được Loan.
Triệu sinh qua phường
Bích Câu, thấy cảnh đẹp,
có xà vẽ, cửa hồng, rõ là
nhà của bậc khanh sĩ, lại
thấy trong vườn có các cô
gái xinh đẹp nên rất hi
vọng sẽ có những cuộc
gặp gỡ vui vẻ kiểu Ngô
Đình Chương.
- Sinh hỏi thăm,
biết đó là nhà quan Ng
ự sử
họ Kiều. Họ Kiều có hai
cô gái xinh đẹp lại tài giỏi
là Lan và Huệ, vì thế
chàng quyết định dọn đến
ở trọ ngay nhà hàng xóm
sau vườn để tìm cách tiếp
cận ngư
ời đẹp, thi triển thủ

đoạn “trộm hương thó
ngọc”.
- Người con gái
lớn của họ Kiều là Lan
nương sau một vài lần tiếp
xúc với Sinh cũng rất yêu
thích chàng; có lúc cùng
thị nữ là Xuân Hoa đ
ến tận
chỗ Sinh ở để trộm ngắm
người trong tâm tưởng.
- Sinh tiếp cận
- Sinh chiếm đoạt và lôi kéo
được Thu Thiềm.
- Tuy gặp nhiều khó khăn, cuối
cùng chinh phục và chiếm đoạt được
Phượng.
- Loan không biết là Sinh đang
chinh phục Phượng, tưởng Vu Vân toan
cướp tình yêu của mình nên ghen tức,
dùng kế đẩy Vu Vân đi đến chỗ cha
đang dẹp loạn.
- Sinh về nhà, nói rõ với cha về
ý muốn cầu hôn với Phượng. Cha Sinh
đồng ý.
- Sinh gửi thư cho họ Vương,
xin cầu hôn Phượng, được chấp thuận.
- Loan biết chuyện, buồn bã,
tâm sự với Phượng. Hai nàng quy
ết định

cùng thờ một người.
- Vu Vân tương tư, sầu muộn,
chết tại nơi xa.
- Ba người gồm Ngô sinh,
Loan, Phượng tổ chức cuộc làm tình tập
thể. Xong, lại kéo cả Xuân Anh và Thu
Thiềm vào cuộc, tiếp tục cuộc hành lạc
với sự góp mặt của cả 5 người.
- Họ Vương trở về, chưa kịp
làm lễ cưới cho Sinh và Phượng thì vết
được với Xuân Hoa, qua
Xuân Hoa gửi thơ tình đ
ến
Lan nương. Sau đó hai
người thường thơ từ qua
lại với nhau.
- Sinh chiếm đoạt
được Lan nương.
- Kiều công thấy
Sinh có tài, muốn chọn
làm rể sau này nên gợi ý
cho chàng vào nhà mình ở
để tiện việc học hành chờ
ứng thí.
- Đọc thơ của
Huệ nương (Em gái Lan
nương), Sinh càng muốn
chinh phục Huệ.
- Lan hiến kế
giúp Sinh chinh ph

ục Huệ,
khuyên sinh thông qua thị
nữ của Huệ là Thu Nguyệt
để tiếp cận đối tượng.
- Sinh chiếm đoạt
được thân xác Xuân Hoa.
- Sinh tiếp cận
Thu Nguyệt, được Nguyệt
hứa giúp đỡ.
- Sinh chiếm đoạt
thương tái phát rồi mất.
- Sinh chiếm đoạt được Tiểu
Hoàn.
- Sinh về nhà thông báo vi
ệc họ
Vương mất và lo việc phúng viếng.
- Chú của hai chị em Phượng
Loan là Sĩ Bưu nhân mâu thuẫn với cha
hai nàng, cấu kết với tham quan, vu cho
Sinh có mưu đ
ồ bất chính; lại chiếm giai
tài họ Vương.
- Nhân có tin đồn triều đình
tuyển cung nữ, Sĩ Bưu liền ép Phượng
lấy viên Vạn hộ hầu Triệu Ứng Kinh.
- Sinh quay lại, cùng Phượng
bỏ trốn.
- Gian thần bị trị tội, triều đình
mở khoa thi, Sinh đi thi và đỗ đạt, làm
Hàn lâm Thừa chỉ, được chiếu ban cho

về lấy vợ.
- Sinh gặp lại các mĩ nữ. Định
trừng phạt Sĩ Bưu thì nghe tin ông ta
thắt cổ chết.
- Sinh đón mọi người về nhà
mình.
- Sinh mơ thấy Vu Vân về từ
biệt và thông báo hai quý tử sẽ t
hác sinh
vào nhà chàng. T
ỉnh dậy, hỏi ra mới biết
được Thu Nguyệt, rồi nhờ
Nguyệt chuyển thơ tình
cho Huệ nương.
- Sau những khó
khăn nhất định, cuối cùng
Sinh chiếm được Huệ
nương.
- Ba người Sinh,
Lan, Huệ cùng nhau hành
lạc. Xong, lại kéo thêm cả
hai thị nữ là Xuân Lan và
Thu Nguyệt vào cuộc, tiếp
tục một cuộc hoan lạc mới
đông đủ cả 5 người.
- Sinh đi thi,
chiếm được Giải nguyên;
trở về, được Kiều công gả
cả hai con gái cho.
Phượng Loan đều đã có mang.

- Loan Phượng sinh hai con
trai. Các con lớn lên đều giỏi giang, có
tài thao lược. Khi nhà Minh dần mạnh,
họ đều tham gia phong trào, lập nhiều
chiến công hiển hách. Nhưng rồi không
nhận chức, quan trên sai về quê tìm thì
không ai rõ cả nhà đi đâu.
So sánh hai truyện, dễ nhận thấy thao tác đầu tiên mà tác giả Hoa tiên kì ngộ
tập đã tiến hành là thay đổi thời đại, tên người, địa danh để Việt hóa truyện có
nguồn gốc ngoại nhập thành truyện của Việt Nam.

Trong ý đồ nghệ thuật của tác giả Hoa viên kì ngộ, nhân vật Triệu Kiệu chính
là hóa thân của Ngô Đình Chương: kia là một vị Tầm Phương Chủ Nhân thì đây
cũng là một Tầm Phương Chủ Nhân. Cho nên, khi Triệu Kiệu qua phường Bích
Câu, thấy “nay cảnh này: xà vẽ cửa thêu biếc hồng, rành rành là phủ đệ của bậc
khanh sĩ”, chàng băn khoăn tự nhủ: “chẳng hay trong đó quả có Phượng Loan
chăng?”. Trong bài thơ tứ tuyệt Triệu tức cảnh sinh tình có câu: “Bất tri viên lí kì
hoa hạ / Quả hữu Loan thư Phượng muội vô?” (Chẳng hay trong vườn, dưới hoa lạ
/ Quả là có cô chị tên là Loan, cô em tên là Phượng chăng?). Các tình tiết quan
trọng sau đó cũng diễn ra một cách gần như tương tự.

Nhưng quan sát hai cốt truyện, có thể thấy tác giả Hoa viên kì ngộ tập không
tiếp thu hoàn toàn mọi tình tiết của Tầm Phương nhã tập. Kết cấu của Tầm Ph
ương
nhã tập rõ ràng phức tạp hơn Hoa viên kì ngộ tập. Phần tác giả Hoa viên kì ngộ
tập hào hứng tiếp thu chỉ là các tình tiết liên quan đến chuyện diễm tình diễm sự,
tức là đoạn từ đầu truyện đến khi Ngô Đình Chương đã chinh phục được các đối
tượng, và đó cũng là nội dung cốt tủy của tác phẩm gốc. Các yếu tố thuộc về thời
sự, hay gia biến, mộng mị hoang đường đều bị gạt bỏ. Trên cơ sở cốt truyện
của Tầm Phương nhã tập, tác giả Hoa viên kì ngộ tập chỉ giữ lại phần chính yếu,

gạt bỏ các tình tiết phụ; điều này cho thấy sự lựa chọn của tác giả nhằm đáp ứng
nhu cầu tiếp nhận cũng như ý đồ nghệ thuật cụ thể.

×