Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.47 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC XÂY
************************
I. VẬT LIỆU DÙNG TRONG CÔNG TÁC XÂY (1 tiết . Tiết thứ 56)
Vật liệu dùng trong công tác xây gồm có gạch, đá và vữa. Khối xây gạch đá là một
loại kết cấu tạo thành do việc liên kết các viên gạch đá lại với nhau bằng các loại vữa.
Sau khi vữa đông cứng, các viên gạch hoặc đá liên kết lại với nhau tạo thành một khối
thống nhất.

1. Đá thiên nhiên:
+ Đá thiên nhiên là những khối bao gồm một hay nhiều loại khoáng vật khác nhau
cấu tạo nên.

+ Vật liệu đá thiên nhiên được khai thác từ thiên nhiên và được gia công bằng tay
hoặc bằng máy (như: đập vỡ, cưa xẻ, mài ) hoặc không qua gia công mà trực tiế
p
xây
dựng các công trình.

+ Ngày nay, tuy dã có bê tông và thép nhưng đá vẫn được sử dụng rộng rãi và ưa
thích vì:

- Cường độ chịu nén của đá tương đối cao.
- Bền vững trong môi trường thiên nhiên.
- Đẹp, trang trí tốt, rẻ mà lại có nhiều trong thiên nhiên
2. Gạch:
Gạch dùng để xây bao gồm các loại sau:
+ Gạch đất sét nung: được sản xuất bằng cách nhào trộn với nước được vữa đất sét
dẻo sau đó ép khuôn thành gạch mộc, phơi khô, cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Sau
khi nung ta được sản phẩm gạch. Thường có hai loại gạch là gạch đặc và gạch rỗng.


- Gạch đặc: Gạch đặc thường dùng có gạch máy và gạch gia công bằng thủ công.
Kích thước tiêu chuẩn của viên gạch là: 220x105x60, gạch thường có mác từ 50¸200.
Gạch máy thường có mác ³75, gạch thủ công có mác cao nhất là 100. Gạch đặc có độ
hút nước Hp<5%. Gạch đặc thường được dùng để xây các bộ phận chủ yếu của công
trình.

- Gạch rỗng: Thường có loại 2 lỗ, 4 lỗ hoặc 6 lỗ dọc. Mác gạch có thể đạt từ 75¸100
kg/cm
2
. Gạch rỗng có ưu điểm là trọng lượng bản thân nhỏ, tính cách âm, cách nhiệ
t

tốt.

* Gạch nung có ưu điểm là cường độ chịu nén khá cao, ổn định dưới tác dụng của
thời tiết, nguyên liệu dễ kiếm, dễ tạo hình, giá thành rẻ

+ Gạch không nung: gồm gạch ximăng cát, ximăng vôi xỉ cát (gạch xỉ). Gạch có
kích thước bằng từ 1¸6 viên gạch chỉ. thường dùng để xây tường ngăn và công trình
tạm, cường độ chịu nén không cao, khả năng chịu xâm thực của môi truòng kém.

+ Gạch đặc biệt: là loại gạch có tính chất và công dụng đặc biệt như: gạch chịu lửa,
gạch chịu axit. Loại gạch này được sản xuất dùng để xây dựng những công trình đặc
biệt.

3. Chất kết dính:
Thường là những chất bột khi trộn với nước tạo thành hồ dẻo, dưới tác dụng của
các quá trình lý hóa phức tạp xảy ra, dần dần mất tính dẻo và trở thành một khối rắn
chắc như đá.


Dựa vào tính chất và khả năng rắn chắc của nó, người ta chia chất kết dính ra làm
hai loại chính: loại rắn trong nước và loại rắn trong không khí.

- Loại rắn trong nước là chất kết dính vô cơ khi trộn vói nước nó có thể rắn chắc,
phát triển và duy trì cường độ không chỉ trong không khí mà ngay cả trong nước.

Ví dụ: Vôi nước, xi măng Póoc-lăng, xi măng Pu zơ lan, xi măng Aluminat
- Loại rắn trong không khí là chất kết dính vô cơ sau khi trộn với nước chỉ có thể
rắn chắc, phát triển và duy trì cường độ trong không khí.

Ví dụ: Thạch cao, vôi, ximăng Manhêhít, thủy tinh nước
4. Vữa xây dựng:
4.1.Tác dụng của vữa:
Vữa là thành phần quan trọng trong khối xây gạch đá, vữa có tác dụng gắn kết các
viên gạch với nhau thành một khối theo hình dáng, kích thước thiết kế, làm cho lực
phân bố giữa các viên gạch một cách đều đặn, vữa chèn kín mạch giữa các viên gạch
làm cho gió không lùa qua khối xây.

4.2. Các loại vữa xây: trong khối xây gạch đá thường dùng các loại vữa: vữa vôi,
vữa ximăng, vữa tam hợp

- Vữa vôi: Thành phần gồm có: Vôi + cát + nước, vữa vôi có cường độ thấ
p
,
thường chế tạo vữa vối có cường độ 2; 4.Vữa vôi thường được xây ở nơi khô ráo, yêu
cầu chịu lực thấp.

- Vữa tam hợp: Thành phần gồm có: Vôi + cát + ximăng + nước, có độ dẻo cao
nhưng chịu ẩm kém. thường có mác 10; 25; 50; 75; 100. Vữa tam hợp dùng để xây



những nơi khô ráo, xây tường.

- Vữa ximăng: Thành phần gồm có: Cát + ximăng + nước. Vữa ximăng có cường
độ cao hơn cả, chịu được nước và nơi ẩm ướt, nhưng độ dẻo kém hơn. Thường có mác
25; 50; 75; 100; 125; 150. Vữa ximăng dùng để xây móng, xây tường trụ, xây cuốn
vòm.

4.3. Những yêu cầu cơ bản đối với vữa xây: Khi sản xuất vữa xây phải đảm bảo:
- Mác vữa phải theo yêu cầu thiết kế.
- Sai lệch khi đong lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối
với nước và ximăng, không lớn hơn 5% đối với cát.

- Độ dẻo theo qui định thiết kế.
- Độ đồng đều theo thành phần và màu sắc.
Để nâng cao độ dẻo và khả năng giữ nước của vữa, trong thành phần của vữa cho
thêm các chất phụ gia dẻo theo chỉ dẫn của thí nghiệm và chỉ dẫn của thiết kế.

4.4. Trộn vữa xây:
+ Trộn hỗn hợp vữa bằng thủ công: Vữa được trộn trên sàn trộn bằng phẳng,
không thấm nước, sàn phải rộng để công nhân thao tác dễ dàng. Dụng cụ trộn gồm hộc
đong vật liệu, thùng chứa nước, thùng tưới ô doa, cào, xẻng, cuốc dụng cụ phải sạch
không bám đất và vữa cũ.

Cách trộn:Trộn đều ximăng với cát rồi đánh thành hốc (để trũng ở giữa). Hòa hồ
vôi với nước thành nước vôi. Đổ nước vôi (hoặc nước nếu trộn vữa ximăng cát) vào
hốc và trộn đều cho đến khi hỗn hợp vữa đồng màu. Trộn xong đánh gọn thành đống,
nêu có sử dụng phụ gia hóa dẻo thì phải hòa phụ gia vào nước.

+ Trộn hỗn hợp vữa bằng máy: Tiến hành theo trình tự sau: đầu tiên cho máy quay

không, sau đó đổ nước vào thùng trộn, rồi đổ cốt liệu, chất kết dính, phụ gia vào máy.
Chỉ ngừng trộn sau khi hỗn hợp vữa đồng nhất. Thời gian trộn không nhỏ hơn 2 phút.
Khi vữa có phụ gia hóa dẻo hữu cơ, thì trước hết phải trộn phụ gia với nước khoảng
30-45 giây, sau đó mới cho các loại vậ
t liêu khác vào máy.
* Chú ý:
- Thể tích vật liệu đưa vào máy không vượt quá thể tích cho phép của mỗi loại
thùng trộn.

- Phải thường xuyên kiểm tra máy trộn, không để vữa khô cứng bám trong thùng.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY (3 tiết . Tiết thứ 57,58,59)
1. Nguyên tắc xây:
Để đảm bảo khối xây ổn định, khi xây cần đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật sau:
+ Lực tác dụng lên khối xây phải vuông góc với mặt phẳng chịu lực để đề
p
hòng các
lớp gạch xây trượt lên nhau. Tức là viên gạch phải đặt nằm vuông góc với lực tác dụng,
nhưng khi tải trọng thẳng đứng thì mặt lớp xây phải nằm ngang.

Nếu có một lực P tác dụng lên mặt lớp xây dưới một góc a (hình 3.1), thành phần
nằm ngang P.sina của lực sẽ làm dịch chuyển các viên gạch. Để chống lại lực trượt này
ta phải có:

P.sina £ f.P.cosa (3-1)
Trong đó: f - là hệ số ma sát
Từ (3-1) ta có tga £ f, tức là góc nghiêng của lực tác dụng phải không lớn hơn hệ số
ma sát thì viên gạch xây mới ổn định.

+ Mạch vữa không được trùng nhau. nếu bị trùng mạch khối xây sẽ bị nứt, bị lún
không đều, và sẽ xảy ra hiện tượngcó phần tường bị nghiêng so với phần khác do lực

tác dụng lên bức tường không đều nhau.

+ Ngoài ra khi xây cần phải đảm bảo:
- Chiều ngang ph

i th

t b

ng ph

ng.
P
P.cosa
P.sina
a
Hình 3.1
- Chiều đứng phải thẳng đứng.
- Mặt khối xây phải phẳng, không lồi lõm, không nghiêng lệch.
- Góc xây phải vuông, sắc cạnh (trừ các các trường hợ
p
góc xây là góc tù hay góc
nhọn theo thiết kế).

- Khối xây phải đặc chắc.
Có thể tóm tắt như sau: Khói xây phải ngang bằng - thẳng đứng - mặt phẳng - góc
vuông - mạch không trùng - thành một khối đặc chắc.

2. Các yêu cầu kỹ thuật khi xây:
+ Trước khi xây, nếu gạch khô quá phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút

nước của vữa và liên kết tốt.

+ Khi xây phải bắt mỏ, căng dây và xây theo dây để đảm bảo khối xây ngang bằng.
Khi xây chỉ được phép đẻ mỏ giật, không để mỏ nanh.

+ Trong khi xây không được gõ mạnh vào gạch, vì gõ mạnh gạch vỡ phải nhắc ra
xây lại. Xây viên sau không được gõ điều chỉnh viên trước. Lớp dưới cần điều chỉnh
phải nhắc ra xây lại.

+ Khi phát hiện ra tường xây không ngang bằng thì phải điều chỉnh dần bằng cách
tăng mạch vữa phía thấp, không nê tăng mạch vữa quá dày hoặc mạch vỉa nghiêng.

+ Khi xây các bức tường mỏng và cao, cần xây làm nhiều đợt để lớp vữa ở các lớ
p

dưới đạt cường độ nhất định mới chịu được sức nặng của tường phía trên.

+ Nếu xây tiếp lên tường cũ, phải làm sạch tường cũ trước khi xây như: cạo sạch
rêu mốc, rửa sạch và tưới nước rồi mới xây.

+ Sau khi xây xong: Không được va chạm, đi lại hoặc để vật liệu lên tường mới
xây.

3. Cách xếp gạch trong khối xây:
3.1. Kỹ thuật xây tường gạch: Khi xây tường thường có một số kiểu xếp gạch như
sau:

+ Xếp 1 dọc - 1 ngang: Cứ xếp một lớp gạch theo hàng dọc thì lại xếp một lớp gạch
theo hàng ngang, kế tiếp nhau như vậy. Cách này có ưu điểm là không bị trùng mạch,
chất lượng khối xây cao nhưng có nhược điểm là xếp gạch phức tạp, thao tác của th



phải thay đổi thường xuyên nên năng suất thấp. Phương pháp này ít dùng.

+ Xếp 3 dọc - 1 ngang hoặc 5 dọc - 1 ngang: thường gặp khi xây tường thẳng có bề
dày từ 220 trở lên. Cách xếp này đơn giản, ít thay đổi thao tác nên vừa đảm bảo chấ
t

lượng khối xây vừa năng suất cao. Nhược điểm là mạch vữa dọc trùng 3 đến 5 hàng
gạch.

Trong khối xây, các hàng gạch đặt nằm ngang phải là những viên gạch nguyên và
phải đảm bảo xây ở hàng dưới cùng và hàng trên cùng, xây trong các bộ phận nhô ra
của kết cấu khối xây (gờ, đai).

+ Xếp gạch toàn dọc: Gặp trong trường hợp xây tường 110.
+ Xếp gạch toàn ngang: Để xây các kết cấu có dạng hình tròn như ống khói, giếng
nước

3.2. Kỹ thuật xây cột trụ bằng gạch: Nói chung cả hai loại trụ là trụ độc lập và trụ
liền
t
ường, thông thường cứ sau 2 hàng g

ch xây, cách xế
p
g

ch l


i được l

p
l

i
+ Xếp gạch khi xây trụ độc lập:










+ Xếp gạch khi xây trụ liền tường: Tương tự như trụ độc lập
3.3. Một số sai số cho phép trong khối xây tường và trụ: Khi xây tường và trụ có
thể do nguyên nhân nào đó dẫn đến sai lệch so với quy định của thiết kế. Những sai
lệch đó dĩ nhiên là không lớn lắm, nghĩa là không phải phá đi làm lại. Tùy theo tính
chất của công trình mà sai số cho phép có khác nhau.

+ Bức tường cao 3 đến 4 mét thì độ nghiêng không quá 10mm.
+ Cột gạch và các góc tường (không kể cao thấp) độ nghiêng £ 8mm.
+ Các lỗ chừa lại trong tường (như cửa sổ, cửa đi) độ nghiêng £ 10mm.
3.4. Kỹ thuật xây một số bộ phận công trình khác bằng gạch.
a. Xây lanh tô:
Lanh tô gạch thường có dạng: Lanh tô bằng, lanh tô vỉa (vỉa đứng, vỉa hình quạt,
vỉa hình nêm ). lanh tô xây cuốn (cuốn tròn, cuốn bán nguyệt ). Lanh tô nói chung làm

việc như một cấu kiện chịu uốn, xây vỉa hặc xây cuốn đều nhằm chuyển trạng thái chị
u

lực từ uốn sang nén. Vật liệu dùng để xây lanh tô gồm gạch và vữa; gạch phải chọn kỹ,
xây bằng gạch nguyên, gạch phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vữa xây có mác theo
chỉ dẫn của thiết kế nhưng không nhỏ hơn mác 25. Khi xây thực hiện theo trình tự sau:

+ Làm khuôn chống: khi xây đến chiều cao đặt lanh tô thì dừng lại lắ
p
ván khuôn
và đà chống. Đối với lanh tô cuốn, ván khuôn phải đảm bảo tạo đúng độ cong theo thiế
t

kế.

+ Cách xây:
- Lanh tô xây bằng: trên ván khuôn đã chống dính rải một lớp vữa xi măng dày 2¸3
cm, ăn sâu vào mỗi bên tường 25 ¸ 30 cm, rồi đặt cốt thép có đường kính ³ 6mm, hai
đầu uốn móc kê gối vào tường một đoạn ³ 25 cm, số lượng thép theo thiết kế nhưng
không ít hơn 3 thanh. Đặt cốt thép xong thì trải một lớp vữa xi măng mỏng lên, sau đó
tiến hành xây lanh tô. Chiều cao lanh tô tương đương 5¸6 hàng gạch xây, hai đầu ăn
sâu vào mảng tường 2 bên ít nhất 0,2 m.

- Lanh tô xây vỉa: Đối với lanh tô xây vỉa phải có mạch vữa hình nêm, đầu dưới
mạch vữa có chiều dày ít nhất 5mm, đầu trên không dày hơn 25mm, phải xây đồng thời
từ 2 đầu dồn vào giữa, viên gạch khóa phải nằm chính giữa lanh tô (trục chính giữ
a

lanh tô chia đôi viên g


ch khóa).
L

p
1 L

p
2 L

p
1 L

p
2
L

p
2
L

p
1
a) T
r
ụ 220x220 b) T
r
ụ 220x330
c) T
r
ụ 450x450

L

p
1 L

p
2
e) T
r
ụ 330x450
L

p
1 L

p
2
d) T
r
ụ 330x330
- Lanh tô xây cuốn: Xây bằng gạch hình nêm thì mạch vữa thẳng, nếu xây bằng
gạch thường thì phải xây mạch vữa hình nêm, chiều dày của mạch vữa nằm trong mộ
t

giới hạn nhất định, ở vành ngoài chiều dày của mạch vữa không lớn hơn 20mm, ở vành
trong không nhỏ hơn 5mm. Trục viên gạch và trục mạch vữa hướng vào tâm cuốn. Khi
xây, phải xây từ hai đầu dồn vào giữa.Khi xây lanh tô cuốn nhịp lớn, nếu không xây
xong một đợt, được phép bố trí mạch ngừng cách 2 đầu của lanh tô 1 cung chắn góc



tâm 30
0
. Phần vành cung chắn còn lại phải xây hết trong đợt tiếp theo.

+ Tháo ván khuôn: Thời gian tháo ván khuôn lanh tô phụ thuộc vào mác vữa và
nhiệt độ môi trường, thời gian tháo không nhỏ hơn trị số ghi trong bảng (3-1)

Bảng 3.1 Thời gian giữ lanh tô trong ván khuôn
b. Xây vòm, vỏ mỏng
Người ta có thể làm sàn, mái nhà bằng cách xây vòm, vỏ mỏng. Thường có loại
vòm, vỏ cong một chiều hoặc hai chiều.

Vật liệu đề xây vòm vỏ: Phải dùng gạch có kích thước tiêu chuẩn và lựa chọn kỹ,
gạch không bị nứt, vỡ, cong vênh. Vữa xây có thể dùng vữa xi măng và vữa tam hợ
p
,
mác theo yêu cầu thiết kế nhưng không nhỏ hơn mác 25 (và chỉ nên dùng vữa ximăng
poóclăng). Trình tự tiến hành như sau:

+ Làm khuôn chống: Sau khi xây xong phần tường đỡ chân vòm, vỏ, thì dừng lại
tiến hành lắp ván khuôn và chống đỡ. Hệ thống ván khuôn phải có kết cấu vững chắc,
chịu tải trọng đều nhau. Cột chống phải đặt trên các nêm gỗ, hay hộp cát khô, hoặc
dùng cột thép ống có chân chống điều chỉnh được trình bày ván khuôn xây vòm mộ
t

chiều.

+ Cách xây: Khi xây xong phần tường đỡ chân vòm: ít nhất 7 ngày sau mới bắt đầu
xây vòm và vỏ mỏng. Trước khi xây phải kiểm tra lần cuối cùng độ chính xác của ván
khuôn. Gạch xây phải ngâm nước kỹ, dựa vào cỡ gạch chia trước lên ván khuôn (t



đỉnh xuống chân) và điều chỉnh cho chẵn viên gạch.Tiến hành xây từ 2 biên vòm lên
đỉnh (nếu xây gạch thường thì mạch vữa hình nêm), chiều dày mạch vữa phía trên
không lớn quá 25, phía dưới không nhỏ hơn 5, các mạch vữa phải đồng đều và đặc
chắc. Trục viên gạch xây và trục mạch vữa phải hướng vào tâm vòm, vỏ. Nếu xây bằng
vữa ximăng thì phải bảo dưỡng trong 3 ngày đầu sau khi xây xong.

Ở một số vòm, vỏ cong một chiều và hai chiều có khẩu độ lớn thường có thêm dây
căng để chống lực đạp. Việc căng dây kéo tiến hành ngay sau khi xây xong khối xây và
trước khi tháo dỡ ván khuôn.

+ Tháo dỡ ván khuôn: Sau khi xây xong vòm, vỏ mỏng thời hạn giữ ván khuôn ³ 7
ngày khi nhiệt độ > 10
0
. Khi nhiệt độ
b

ng: 5¸10
0
C thì thời h

n trên kéo dài 1,5 l

n.
Kết cấu lanh tô
Mác vữa
Nhiệt độ không khí (
0
C)

Thời gian giữ lanh tô

trong ván khuôn (ngày)
Xây bằng ³ 25 Trên 5 ¸ 10
Trên 10 ¸ 15
Trên 15 ¸ 20
Trên 20
18
12
8
5
Xây vỉa
Xây cuốn
³ 25 Trên 5 ¸ 10
Trên 10
8
5
Khi tháo
d
ỡ ván khuôn ph

i nhẹ nhàng theo trình tự đối xứng trên toàn diện vòm,
vỏ mỏng; trước tiên tháo nêm, điều chỉnh chân chống hạ toàn bộ ván khuôn xuống t


10-15cm, sau khi kiểm tra không thấy các hiện tượng nứt, vỡ, sụp đổ mới được tháo d


hẳn ván khuôn.


III. PHƯƠNG PHÁP XÂY ĐÁ (1 tiết . Tiết thứ 60)
1. Phương pháp xây đá hộc:
- Khối xây đá hộc xây bằng những viên đá vừa khai thác chưa gia công
- Đá hộc thường dùng để xây móng công rình, xây hầm lò.
- Mỗi viên đá trong khối xây phải đặt theo phương pháp để tự nó giữ cân bằng mà
không cân chèn đá nhỏ.

- Đá phải đặt trên bề mặt lớn nhất của nó.
- Toàn bộ khối xây phải đồng nhất để chịu tải trọng phân bố đều.
- Trong mọi trường hợp, cách xếp và vị trí của mỗi viên đá không làm ảnh hưởng
đến sự làm việc của những viên đá khác.

- Do hình dáng không ổn định của đá hộc nên trong khi xây tường đá không thể
đảm bảo tất cả các nguyên tắc xây song trong phạm vi nhất định vãn phải dựa vào các
nguyên tắc đó.

- Khối xây nên xây từng lớp, tốt nhất là từng lớp có chiều dày bằng chiều dày củ
a

những viên đá xây lớp đó.

- Bề dày của bức tường đá ít nhất là 40cm. Thỉnh thoảng trong 1 lớp đặt một viên
câu suốt bề dày của tường

- Những viên đá to xây ở ngoài, những viên đá nhỏ đặt bên trong khối xây. Những
hốc không nên chèn vữa không mà phải chèn đá nhỏ vào để tường chịu lực tốt và tiế
t

kiệm vữa xây.


- Khi xây phải xây 2 mép cao hơn lòng tường một chút để đảm bảo khối xây vững
chắc, nếu xây mép ngoài thấp hơn trong lòng thì khối xây dễ bị trượt.

- Tường đá phải xây đều cao bằng nhau, xây hết lớp này mới xây lớp khác.
2. Phương pháp xây đá đẽo:
- Đá đẽo là những viên đá tự nhiên sau khi khai thác được đẽo thành vuông vức rồi
mới đem xây. Mặt đẽo sẽ được xây phô ra ngoài.

- Không dùng đá đẽo dưới 5 mặt để xây.
- Phải xây xen kẽ đá lớn, đá nhỏ một cách hợp lý, đẹp mamứt, không xây tậ
p
trung
thành những đám đá lớn nhỏ riêng biệt.

- Không dùng những viên đá lõm mặt để xây.
3. Phương pháp xếp đá khan: Dùng để bảo vệ kè, đập chắn đất trên sườn núi.
Khi xếp đá khan phải đảm bảo các yêu cầu:

- Các mạch phải kín bằng cách chèn đệm chặt bằng các hòn đá nhỏ.
- Không xếp kiểu há mồm hoặc kiểu tai mèo.
- Mặt nền xếp đá phải phẳng, nếu dốc thì phải dốc đều.
- Không đặt đá tùy tiện gây ra hiện tượng trùng mạch.
- Đá xế
p
ph

i đứng, đặt chiều dài viên đá vuông góc với m

t nền
r

ồi chèn ch

t các
Hình 3.2 Biểu đồ quan hệ giữa năng suất
và chiều cao xây
20 50 60 80 100 150
chiều cao
(cm)
n
%
54
66
87
100
92
75
17
khe hở.
- Đá xếp khan làm kè, đập chắn phải xếp từ chân mái dốc dần lên. Những hòn đ
á

lớn xếp ở dưới, còn những hòn đá nhỏ xếp ở trên, xếp chừng 2-3m một đợt, dừng í
t

ngày để đất lún rồi mới xếp tiếp.

- Hiện tại người ta có thể sử dụng các lưới mắt cáo làm bao che hoặc làm thành cũi
rồi xếp đá khan vào bên trong. Như vậy có thể xếp những bước đá vuông góc với mặ
t


đất tự nhiên.

IV. DÀN GIÁO XÂY (1.5 tiết . Tiết thứ 61)
Năng suất lao động của thợ xây phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và chiều cao của các
đợt xây. Mối quan hệ giữa năng suất và chiều cao xây được thể hiện qua biểu đồ (hình
3.2). Năng suất lao động của người thợ xây đạt cao nhất ở độ cao từ 60~70cm so với
mặt sàn công tác. Đối với chiều cao xây 20cm so với mặt sàn thì năng suất đạt 54% so
với mức cao nhấ
t. Khi người thợ xây phải với tay để đặt các lớp gạch ở chiều cao 1,5m
thì năng suất chỉ đạt 17%.

Để đảm bảo có sàn công tác tác tốt thì khi xây lên cao, ngưòi ta cần phải bắc giàn giáo
để làm sàn công tác. Một bức tường xây thường có chiều cao trung bình từ 3 - 3,6m;
như vậy muốn đạt được năng suất cao người ta thường phải chia làm 3 đợt công tác:

· Đợt thứ nhất từ mặt sàn đến 1 - 1,2m;
· Đợt thứ hai từ cao độ 2,0 - 2,4;
· Đợt thứ ba hết chiều cao bức tường (chiều cao tầng nhà).
1. Yêu cầu chung về dàn giáo:
Dàn giáo xây cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững chịu được tác dụng do người, do đặt vật
liệu gạch đá và di chuyển các thùng vữa trên dàn giáo khi xây.

- Dàn giáo không được gây trở ngại cho quá trình xây dựng.
- Dàn giáo phải có cấu tạo đơn giản tháo lắp dễ dàng, di chuyển không cồng kềnh
khó khăn.

2. Các loại dàn giáo xây
Thường chia hai loại dàn giáo xây là giáo trong và giáo ngoài.
+ Giáo trong: bắc trong công trình, đê xây, trát các bức tường có chiều cao một

tầng, nhà nhiều tầng thì xây xong tầng dưới lại đưa lên sàn tầng trên bắc để xây. Loại
này thường có trọng lượng bản thân nhẹ, cấu tao đơn giản, tháo lắp dễ dàng. Vật liệ
u

làm giáo thường bằng tre, gỗ, thép tròn, thép hình, thép ống. Các loại giáo cụ bằng thép
thường sử dụng rộng rãi. Hai chân giáo đặt cách nhau 1,5~2m, dùng ván dày 4cm đóng
sẵn thành mảng bắc làm sàn công tác. Tùy theo tải trọng mà quyết định khoảng cách
hai chân giáo và chiều dài ván sàn.

+ Giáo ngoài: Là các loại giáo được đặt phía ngoài công trình, dùng để xây và hoàn
thiện mặt ngoài công trình. Vật liệu làm giáo bằng tre, luồng, gỗ cây, gỗ xẻ hoặc ống
thép. Có thể bắc giáo đơn hoặc giáo kép.

Bắc giáo đơn: là dựng một hàng cột chống cách chân tường khoảng 80cm, các
thanh ngang đỡ sàn công tác một đầu buộc vào cột chống. Theo chiều cao, các thanh
ngang cách nhau 1,2m. Khoảng cách các cột theo hàng dọc khoảng 1,5m. Giáo đơn có
cấu tạo đơn giản, bắc nhanh, nhưng không chắc chắn, không bắc cao được và phải chừ
a

lỗ ở tường để đỡ các thanh ngang nên yếu tường. Loại này thường dùng khi xây nhà
một tầng.

Bắc giáo kép: phải dựng hai hàng cột chống, hàng cột trong cách tường khoảng
40cm, hai hàng cột cách nhau 1,2m; khoảng cách các cột theo hàng dọc thường lấy
1,5m; cột chôn sâu xuống đất 0,5m. Theo chiều cao cứ cách 1,2m lại buộc một
thanh ngang để đỡ sàn công tác. Sàn thường làm bằng ván dày 3~4cm đóng thành
mảng để tiện vận chuyển và lắp đặt, khoảng cách giữa sàn công tác và mặt ngoài tường
không nên vượt quá 15cm. Giữa các hàng cột có hệ thống giằng dọc, giằng chéo, cây
chống xiên để đảm bảo ổn định cho dàn giáo.


V. TỔ CHỨC XÂY (1 tiết . Tiết thứ 62)
1. Nguyên tắc tổ chức trong công tác xây
Tổ chức lao động trong công tác xây hợp lý khoa học là yếu tố quan trọng để người
thợ xây đạt năng suất lao dộng cao, giảm nhẹ cường độ lao động và khối xây đảm bảo
chất lượng. Trong tổ chức nhân lực và bố trí dây chuyền xây cần tuân theo các nguyên
tắc sau:

- Phân công lao động hợp lý: Vì công việc xây do một nhóm thợ chính và thợ phụ
làm việc, trong đó thợ chính làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, thợ phụ làm
những công việc còn lại.

- Tổ chức hợp lý vị trí làm việc và mặt bằng xếp vật liệu. Nếu vị trí làm việc của
thợ không hợp lý, vật liệu xếp không theo một trật tự cần thiết sẽ gây khó khăn trong
thao tác, làm năng suất lao động không cao, có khi làm chất lượng công trình giảm và
không đảm bảo an toàn cho người thợ.

- Chiều cao của mỗi đợt xây phải thích hợp để người công nhân có điều kiện làm
việc tốt nhất, không cúi quá và cũng không phải với khi đặt gạch.

- Trang bị dụng cụ lao động và bảo hộ lao động đồng bộ tạo điều kiện cho người
công nhân thực hiện công việc có hiệu quả nhất mà sử dụng sức lao động ít nhất.

- Sử dụng các loại dàn giáo thích hợp, tháo lắp dễ dàng
- Cung cấp gạch vữa kịp thời tới vị trí của người thợ xây để công việc không bị
gián đoạn do thiếu vật liệu.

- Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.
2. Phương pháp phân đoạn, phân đợt, bố trí mặt bằng, bố trí dây chuyền sản
xuất và tổ chức lao động trong công tác xây.


a) Phân đoạn dây chuyền:
Quá trình làm việc trong công tác xây thường gồm: Quá trình chuẩn bị vật liệu, quá
trình xây và quá trình dựng dàn giáo xây. Vì vậy cũng có ba loại thợ kết hợp với nhau
làm việc: thợ chuẩn bị vật liệu, vận chuyển, thợ xây, thợ bắc giáo. Vì vậy công trình
thường chia ra làm 3 đoạn dây chuyền, mỗi thợ chuyên môn làm việc trong đoạn dây
chuyền mình.

Phân đo

n dây chuyền c

n đảm b

o các nguyên
t

c sau:
- Khối lượng công việc trong các đoạn phải phù hợp với thời gian thi công để có
thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

- Khối lượng công việc trong các đoạn dây chuyền phải bằng nhau hoặc gần bằng
nhau để bố trí nhân lực dễ dàng, ổn định.

- Đường ranh giới giữa các phân đoạn tốt nhất là các khe co giãn của công trình.
b) Phân đợt để xây: Cùng với việc phân đoạn ta cần phải chia đợt để xây trong
phạm vi một tầng nhà. Khi phân đợt cần chú ý:

- Đợt xây tốt nhất cao từ 1m¸1,2m
- Khối lượng mỗi đợt tương đương nhau để hoàn thành công việc trong thời gian
bằng nhau với số lượng công nhân không thay đổi.


- Khi chia đợt xây cần phối hợp các công việc khác như lắp khung cửa. Đợt xây thứ
nhất nên chia đến mép dưới khung cửa để trong lúc lắp khung cửa không ảnh hưởng
đến công việc xây tường và có thể lợi dụng dàn giáo xây để lắp.

c) Phân chia khu vực làm việc (bố trí mặt bằng trong công tác xây)
Bố trí mặt bằng thi công hợp lý tạo điều kiện cho công nhân đạt năng suất lao động
cao. Mặt bằng tổ chức xây gồm các khu vực:

- Khu vực làm việc
- Khu vực để vật liệu
- Khu vực vận chuyển
Các khu vực này liên quan chặt chẽ với nhau, nếu bố trí hợp lý các khu vực này sẽ
có yếu tố quyết định nâng cao năng suất lao động của các loại thợ, đặc biệt là đối với
thợ xây

d) Tổ chức lao động trong công tác xây
Quá trình xây gồm một số công việc khác nhau, đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ
thuật khác nhau của các loại thợ. Vì vậy cần phải có sự phân công giữa thợ chính và
thợ phụ; sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau một cách hợp lý để tận dụng hết kh


năng của mỗi người và nâng cao năng suất lao động.

Quá trình xây gồm các công việc sau:
- Vận chuyển vật liệu;
- Bắc dàn giáo;
- Căng dây mực;
- Chuyển và đặt gạch lên tường;
- Chuyển vữa và rải vữa lên chổ xây;

- Chặt, đẽo gạch;
- Miết mạch;
- Kiểm tra kích thước và độ chính xác của khối xây.
Trong các công việc đó, việc căng dây mực xây gạch ở mép trong và ngoài tường,
kiểm tra độ chính xác của khối xây do thợ chính đảm nhiệm, còn các công việc khác do
thợ phụ đảm nhận.

Năng suất lao động của thợ xây phụ thuộc vào việc tổ chức lao động. Thợ chính
p
h

i hướng
d

n thợ
p
hụ sử
d
ụng các thiết bị,
d
ụng cụ một cách thành th

o, linh ho

t,
tránh các động tác thừa. Trong suốt thời gian làm việc không nên thay đổi công
việc của thợ phụ, trừ trường hợp đặc biệt.


VI. KIỂM TRA, NGHIỆM THU VÀ SỬA CHỮA KHỐI XÂY (1 tiết . Tiết th



63)

1. Kiểm tra và nghiệm thu khối xây
Công tác kiểm tra, nghiệm thu khối xây phải căn cứ vào các tài liệu (bản vẽ thiết
kế, biên bản thí nghiệm vật liệu và vữa, nhật ký công trình ) và các tiêu chuẩn, quy
phạm thi công và nghiệm thu khối xây gạch đá.

Khi nghiệm thu cần phải kiểm tra những việc sau:
- Chất lượng của vật liệu: Gạch, ximăng phải đảm bảo chất lượng, có chứng chỉ xác
nhận mác gạch, mác ximăng. Chất lượng của cát, nước thi công phải có biên bản xác
nhận về chất lượng, chất lượng của vữa yêu cầu đảm bảo mác thiết kế (căn cứ vào kế
t

quả lấy mẫu tại hiện trường).

- Bảo đảm các nguyên tắc xây ở các mặt đứng, mặt ngang các góc của khối xây
(mạch không trùng, chiều dày, độ đặc của mạch vữa, độ thẳng đứng và nằm ngang, độ
phẳng và thẳng góc¼);

- Việc đặt đúng và đủ các bộ phận giằng neo;
- Việc thi công chính xác các khe lún, khe co dãn;
- Việc thi công đúng các đường ống thông hơi, vị trí các lỗ chừa sẵn để đặt đường
ống, đường dây sau này;

- Vị trí, kích thước của khối xây; độ sai lệch về kích thước vị trí không được lớn
hơn trị số cho trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Trị số sai lệch cho phép đối với kết cấu bằng gạch,

đá đẽo có hình dáng đều đặn, blốc, tấm lớn
Tên sai lệch
Trị số sai lệch cho phép
Móng Tường Cộ
t

1.Sai lệch so với kích thước thiết kế
- Bề dày
- Cao độ của các khối xây và các tầng
- Chiều rộng tường giữa các cửa
- Chiều rộng ở các ô cửa sổ cạnh nhau
- Xê
d
ịch t
r
ục các kết c

u

15
15
-
-
10
+15
-10
15
-20
20
10


15
15
-
-
10
2. Sai lệch mặt phẳng và goc giữa hai mặt
phẳng của khối xây so với phương thẳng
đứng

- Một tầng
- Toàn chiều cao nhà



-



10



10
3. Độ lệch hàng khối xây trên chiều dài 10m
so với phương ngang

10 30 30
4. Độ gồ ghề trên bề mặt thẳng đứng khối
xây (phát hiện khi kiểm tra bằng thước 2m)








Độ sai lệch của trục kết cấu và sai lệch độ cao theo chiều cao của tầng phải được
điều chỉnh lại ở các tầng tiếp theo. Sai lệch vị trí gối tựa dưới dầm và dầm cầu chạy
trong mặt bằng so với vị trí thiết kế không được lớn hơn 5mm.

Đối với xây gạch không trát phải đảm bảo: Mặt ngoài các tường phải có màu sắc
đồng đều, yêu cầu về mạch xây và miết mạch, các đường nét trang trí phải theo đúng
thiết kế.

2. Một số sai phạm thường gặp trong thi công phần xây
Một số công trình sau khi xây xong bị rạn nứt. Nguyên nhân có thể do móng công
trình lún không đều, do quá trình thi công không đảm bảo kỹ thuật, quy phạm, vật liệ
u

không đảm bảo chất lượng.

Cụ thể như sau:
· Vôi tôi chưa nhuyễn, vữa trộn không đều, khối xây không đồng nhất.
· Cát xây có nhiều tạp chất, cấp phối không đúng.
· Xây mạch hở, mạch vữa không đều làm cho không khí ẩm ướt, nước thâm nhậ
p

vào bên trong khối tường làm cho tường xây bị hại.


· Vữa trộn không đảm bảo độ dẻo quy định.
· Trong khối xây bổ trụ nếu tường xây một loại vữa, trụ xây một loại vữa khác cũng
xảy ra hiện tuợng tường và trụ có vết nứt.

· Trong mùa nóng hay hanh khô không nhúng gạch vào nước, vữa bị hút hết nước
làm khối xây không liên kết tốt sinh ra nứt.

· Xây tường để mỏ nanh, mạch vữa chỗ tiếp giáp với khối xây mới lại không được
chèn đầy, tường hay bị nứt giữa phần cũ và phần mới.

· Xây gạch vỡ nhiều trong một khối xây mà lại tập trung gạch vỡ ở một chỗ.
· Mạch vữa không đảm bảo độ dày quy định - hoặc mạch vữa xây chỗ dày chỗ
mỏng, độ co giãn không đều giữa các vùng trong một khối xây làm cho tường bị nứt.

· Tường vừa xây xong đã trát ngay, lớp trát sẽ bị nứt do sự co ngót không đều giữa
khối xây và bề mặt trát. Mặt trát ở ngoài dễ khô nên khô trước tạo thành một lớp vỏ
bọc ngăn cản quá trình liên kết của vữa bên trong với khối xây.

3. Sửa chữa một số hư hỏng trong công trình xây:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, công trình xây cũng có thể bị hư hỏng do các
nguyên nhân khách quan như: động đất, nổ mìn, giông bão, do xây dựng gần đường
giao thông sắt, bộ¼

Trong khuôn khổ của chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu sửa chữa những vết
nứt. Phương pháp tiến hành như sau:

· Tìm hiểu nguyên nhân gây nứt, theo dõi tiến trình của vết nứt, chỉ sửa chữa khi
tiến trình của vết nứt dừng hẳn.

· Nếu những vết nứt chân chim trên lớp vữa trát không ảnh hưởng đến khả năng

chịu lực của khối xây thì có thể quét vôi cho lấp đi hoặc cạo lớp trát đó đi rồi trát lại.

· Nếu lớ
p
nứt lớn hơn (do các m

ch vữa bị nứt) mà không th

y phát triển nữa thì
- Trên bề mặt không trát

- Trên bề mặt có trát
-
5
10
5
5
5
tiến hành như sau:
- Vết nứt nhỏ thì đục mở rộng sang hai bên vết nứt, rửa sạch rồi dùng vữa ximăng
trát lại và xoa phẳng.

- Vết nứt lớn và dài thì phải đục rộng ra hai bên và sâu vào thân tường, cứ 0,8-1m
lại đục một rãnh ngang. Trên mỗi rãnh ngang đều có đặt cốt thép và sau đó dùng
bêtông sỏi nhỏ lấp đầy những rãnh đó, làm như vậy hai phần tường sẽ được giằng lại
với nhau đảm bảo cho kết cấu chịu lực tốt.

· Nếu vết nứt xảy ra ở những chỗ giao nhau giữa tường dọc và tường ngang thì sửa
chữa như sau:


Đục lấy ra một lớp gạch, rửa sạch chỗ đục, bổ đôi viên gạch theo chiều dọc và đặt
vào vị trí đã lấy gạch ra, trên viên gạch đặt lưới thép đã gia công sẵn vừa với diện tích
vết đục rồi dùng vữa ximăng mác 50 lèn chặt, khoảng cách các lưới thép cách nhau t


50-100cm.


VII. AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÂY VÀ S


DỤNG DÀN GIÁO . (0,5 tiết - Tiết thứ 64)

1. Nguyên nhân gây tai nạn trong công tác xây
+ Khối xây bị đổ: do vữa xây không đảm bảo chất lượng về độ dính và cường độ
chịu lực; vi phạm nguyên tắc kỹ thuật xây: đặt gạch sai, trùng mạch nhiều, mạch vữ
a

không no, tường xây bị thu hoặc lả, xây quá chiều cao đợt xây, xây tường 110 quá dài
mà không bổ trụ; tường mới xây bị mưa to trôi hết vữa.

+ Người ngã từ trên cao: do khi vận chuyển vật liệu, làm việc trên cao mà không
có thiết bị an toàn như giáo ngoài, sàn thao tác không có lan can.

+ Vi phạm qui tắc an toàn khi chuyển vật liệu đến chỗ làm việc như: tung gạch lên
cao, đổ vật liệu ào ạt từ trên cao xuống

+ Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống do ở phía trên chỗ làm việc hoặc lối người
qua lại phía dưới không có sàn hoặc lưới đỡ.


+ Công nhân vi phạm nội qui an toàn lao động và kỹ thuật lao động: đi đứng, làm
việc trên đỉnh tường, làm việc trên chỗ cao nguy hiểm không đeo dây an toàn, chất quá
nhiều vật liệu trên sàn thao tác

2. Biện pháp an toàn lao động trong công tác xây
* Khi xây móng:
Trước khi xây móng phải kiểm tra tình trạng vách đất, hệ thống chống đỡ vách đât
(nếu có), xem có dấu hiệu gì mất an toàn phải khắc phục ngay. Đặc biệt chú ý hố đào


nơi đất tơi xốp, đất ẩm ướt, gần đường giao thông chịu lực tác động từ xe cộ. Kiểm tr
a

khối lượng vật liệu xây và thiết bị thi công trên mép bờ hố móng có thể làm sạt lở vách
đất.

Dọc theo hố móng phải chừa một dải đất trống rộng ít nhất 50cm, trên đó không
được chất vật liệu hay máy móc thi công.

Đưa gạch xuống hố móng bằng ván trượt, đưa vữa bằng ván nghiêng.
Khi thi công nếu hố móng bị ngập nước do mưa hoặc nước ngầm phải có biện pháp
thoát nước, khi cạn nước mới thi công tiếp.

Khi l

p
đất hố móng ph

i l


p
đầy 2 bên, l

p
đến đâu đầm đến đó.
* Khi xây tường:
Trước khi xây tường phải kiểm tra xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường
đã xây trước cũng như tình trạng các phương tiện làm việc trên cao như: giàn giáo,
kiểm tra việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí người công nhân làm việc trên sàn thao tác
có ảnh hưởng không.

Khi xây tường cao dưới 7m phải làm rào ngăn ở phía ngoài dọc theo chu vi công
trình cách tường 1,5m để phòng ngừa vật liệu rơi xuống đầu người.

Phải che chắn những lỗ tường từ tầng 2 trở lên nếu lỗ đó người chui qua được.
Không đứng trên mặt tường để xây, không dựa thang vào tường mới xây để lên
xuống.

Khi đưa vật liệu lên cao.

×