Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

thong_tin_chuoi_che

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.06 KB, 2 trang )




Số 4, Khu Chung cư 249A Thụy Khuê
Quận Tây Hồ
Hà Nội
t +84-4-6258 3640/41
f +84-4-6258 3642


Phát triển Chuỗi chè

Trà là loại đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới, sau nước. Tại một vài quốc gia phát triển như
Việt Nam, chè còn là một loại hàng hóa quan trọng góp phần tạo việc làm và xuất khẩu. Tuy
nhiên, cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, giá thu mua gốc thường sụt giảm đột
ngột trong 3 thập kỷ vừa qua. Một trong số các khu vực dự án mà VECO hỗ trợ đó là huyện Yên
Lập thuộc tỉnh Phú Thọ, tại đây chè là cây trồng chính và thường chiếm hơn 40% thu nhập hộ
gia đình. Thực tế cho thấy, phát triển chuỗi là một cách làm mới nhằm nâng cao chất lượng của
cây chè, xây dựng mối liên kết thị trường và các hoạt động thu mua ổn định nhằm mang lại thu
nhập cao hơn cho người nông dân.
Thách thức

Các vấn đề và trở ngại chính mà VECO cần
giải quyết trong chương trình phát triển chuỗi
chè:
-
Vai trò của người nông dân còn hạn chế
Nông dân thường làm việc độc lập trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ chè với những người
thu mua tại địa phương (những người này thu
mức lợi nhuận đáng kể).



-
Chất lượng và sản lượng chè thấp
Ở đây số diện tích trồng chè đang cho thu
hoạch chủ yếu là giống chè Trung Du xanh đã
có tuổi thọ trên 25 năm nên chất lượng và
sản lượng chè khá thấp, chỉ khoảng 5-6
tấn/ha. Trong khi các giống chè mới có thể
cho năng suất khoảng 10 tấn/ha trên diện tích
canh tác chỉ khoảng 20% hiện nay.

-
Giá thấp và không ổn định
Nông dân không bán trực tiếp sản phẩm cho
nhà máy chế biến chè mà thông qua người
thu mua với mức giá thấp và bấp bênh. Mặt
khác, nhà máy chế biến chè chỉ nằm cách đó
khoảng 15-20 km và thường mua số lượng
lớn chè từ người thu gom thay vì thu mua nhỏ
lẻ từ nông dân.

Chiến lược

VECO đóng vai trò hỗ trợ và thực hiện
chương trình thông qua đối tác. Đối với chuỗi
chè, VECO hợp tác với 2 đơn vị cơ quan:

1) Hội phụ nữ Huyện Yên Lập: là một tổ chức
chính trị - xã hội, đại diện cho phụ nữ tại cấp
huyện, xã và thôn với tổng số thành viên là

1325 người thuộc xã Lương Sơn, và 14,885
người trên toàn huyện.
© VECO

2) Công ty chè Phú Hà: là doanh nghiệp tư
nhân được thành lập năm 2006. Trong năm
2010 vừa qua, công ty đạt năng suất chế biến
1200 tấn chè đen tương ứng 5160 tấn chè
búp tươi với 22 loại khác nhau. Sản phẩm của
Công ty Phú Hà chủ yếu được xuất khẩu sang
các nước Trung Đông thông qua mạng lưới
quốc gia gồm 12 công ty chè với tên gọi Công
ty Thế Hệ mới.

Chiến lược can thiệp chuỗi của VECO trong
Giai đoạn 2011-2012:

-
Tăng cường vị thế của nông dân trong chuỗi
thông qua việc xây dựng nhóm
Hội phụ nữ sẽ hỗ trợ thành lập nhóm, củng cố
và điều phối các hoạt động chung (cung cấp
đầu vào, đào tạo và kỹ năng thúc đẩy thị
trường). VECO sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực
cho Hội Phụ nữ trong việc tổ chức hội nghị,
tập huấn, giải quyết các vấn đề liên quan tới
chuỗi và xây dựng kế hoạch hành động trên
cơ sở dân chủ và nâng cao kỹ năng quản lý.
Các tổ chức nông dân cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao vị thế cho người

nông dân.

-
Tăng chất lượng chè
Trong năm 2011, Công ty chè Phú Hà đã hợp
tác với chuyên gia thực hiện khóa tập huấn
TOT cho các nông dân nòng cốt với mục đích
cung cấp dich vụ tư vấn, tập huấn kỹ thuật tại
cộng đồng cho bà con nông dân về thâm canh
chè và áp dụng các biện pháp pháp phòng trừ
dịch hại tổng hợp, sử dụng cáo loại thuốc
thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học và
thảo mộc (cụ thể là thuốc hữu cơ/thành phần
tự nhiên), canh tác giống mới, IPM, kỹ năng
đốn tỉa, kỹ năng thu hái, kỹ năng tủ rác, kỹ
năng ủ phân hữu cơ, kỹ năng sử dụng phân
bón vô cơ, kỹ năng bón phân.)

-
Tiêu thụ sản phẩm tập thể/trực tiếp cho các
nhà máy
Khuyến khích xây dựng quan hệ hợp tác theo
hợp đồng giữa Công ty chè Phú Hà với các
nhóm nông dân về kỹ thuật thu hoạch, thu
mua, phân loại và vận chuyển tới nhà máy.
Hợp tác này sẽ giúp ổn định giá cả và mang
lại sự bền vững cho nông dân trong dài hạn.
“Gia đình tôi canh tác chè trên 2 mảnh đất liền
kề. Tại một mảnh, tôi áp dụng kỹ thuật mới
vừa được tập huấn, và mảnh còn lại tôi vẫn

canh tác theo phương thức cũ. Theo quan sát,
tôi thấy chè tại mảnh được áp dụng phương
pháp mới cho nhiều búp và ít sâu hại hơn.
Trong khi đó, mảnh kia (canh tác theo phương
thức cũ) thì cho sản lượng chè ít hơn rõ rệt
kèm theo sâu bệnh nhiều.”

(Theo Ông Nguyễn Văn Nhã, 46 tuổi, thôn Đá
Trắng, huyện Lương Sơn)

Người hưởng lợi

Cuối năm 2010, bốn (04) nhóm chè đã được
thành lập tại các thôn thuộc xã Lương Sơn với
tổng số nông dân tham gia là 198 người, trong
đó nữ chiếm 67% và 47% là người dân tộc
Mường.

Trong năm 2011, các nhóm chè trên sẽ tổ
chức thành một (01) Hợp tác xã và thành lập
thêm 3 nhóm chè mới. Tổng số nông dân
được VECO hỗ trợ sẽ khoảng 367 nông dân
tính đến hết năm.

Năm 2012, ba (03) nhóm chè mới sẽ được
thành lập tại xã Xuân Viên, sau đó các nhóm
này sẽ tham gia vào hợp tác xã với tư cách là
thành viên.

Yếu tố giới


Trồng chè là hoạt động nông nghiệp thường
do phụ nữ đảm nhận từ khâu canh tác, thu
hoạch đến bán sản phẩm tới các đơn vị thu
mua. Theo khảo sát của VECO, phụ nữ
thường phải đối mặt với 2 vấn đề chính đó là
khối lượng công việc và có vai trò rất hạn chế
trong việc lập kế hoạch sản xuất. Vấn đề này
sẽ được VECO tác động nhiều hơn trong Giai
đoạn 2011- 2013.

Kết quả 2010

Thực tế cho thấy rằng việc sử dụng nguyên
liệu đầu vào hợp lý cũng như áp dụng đúng
các kỹ thuật tỉa cành và thu hoạch đã giúp cải
thiện đáng kể chất lượng và sản lượng chè.
Năng suất tăng lần lượt từ 9.6 tấn/ha lên 13.6
tấn/ha trong năm 2009 và 2010, lợi nhuận đạt
từ 897.31$ lên 1,433.24$. Trong cùng thời
điểm, chất lượng chè cũng được cải thiện
đáng kể đạt 41.6% loại A và 45% loại B và loại
C chỉ chiếm 13.4%, so sánh với số liệu 2008
và 2009. Trong khi đó, chất lượng chè của
nông dân không thuộc chương trình của
VECO chỉ đạt loại C hoặc D.
© VECO

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×