Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hướng dẫn thực hành sư phạm thường xuyên 1,2 cho ngành đào tạo giáo viên mầm non trình độ Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.06 KB, 9 trang )


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 417/ HD–CĐSP
Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 10 năm 2011

HƯỚNG DẪN
Về việc thực hiện các học phần Thực hành sư phạm thường xuyên 1, 2
cho ngành đào tạo giáo viên mầm non trình độ Trung cấp chuyên nghiệp
hệ chính quy, từ khóa tuyển sinh năm 2011

Căn cứ Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm
theo Quyết định số 40/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chương trình, kế hoạch đào tạo của ngành học trong năm học,
Nhà trường hướng dẫn thực hiện các học phần Thực hành sư phạm thường
xuyên 1, 2 (THSPTX) cho ngành đào tạo giáo viên mầm non trình độ Trung cấp chuyên
nghiệp, từ khóa tuyển sinh năm 2011 như sau:

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu học tập và nghiên cứu
1.1. Về kiến thức
Khẳng định, khắc sâu hệ thống kiến thức đã học về nghiệp vụ sư phạm như:
Tâm lý học, Giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn bằng các hoạt động thực
hành. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo
dục mầm non (GDMN).
Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh
giá các hoạt động giáo dục trẻ.
1


Thực hành sư phạm thường xuyên
1.2. Về kỹ năng
Hình thành hệ thống kỹ năng nghề nghiệp gắn liền với thực tiễn bậc mầm non,
bao gồm các kỹ năng sư phạm cơ bản; các kỹ năng tiếp cận, tìm hiểu hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ; các kỹ năng giáo dục - dạy học.
1.3. Về thái độ
Hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị tâm thế bước vào nghề
dạy học mầm non.
Hình thành cho sinh viên ý thức rèn luyện tay nghề, biết liên kết các nội dung
thực hành sư phạm với TTTN để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.
Phấn đấu trở thành giáo viên có phẩm chất và năng lực sư phạm tốt, góp
phần nâng cao chất lượng GDMN.
2. Phương châm chỉ đạo, phương thức tổ chức thực hiện
2.1. Phương châm chỉ đạo
Đảm bảo tính toàn diện, thực tiễn về các nội dung THSPTX.
Phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động
thực hành.
2.2. Phương thức tổ chức thực hiện
Học phần THSPTX1 (01 ĐVHT), học phần THSPTX2 (01 ĐVHT) được thực
hiện ở các học kỳ theo kế hoạch đào tạo được phê duyệt hàng năm.
Các học phần trên được phân công cho Khoa Giáo dục mầm non quản lý
giảng dạy, mời giảng theo Quyết định về việc phân công quản lý các khối lớp, quản lý
giảng dạy/ mời giảng hàng năm của Hiệu trưởng trường CĐSP TT Huế.
Các học phần được tổ chức học tập theo lớp truyền thống. Nhà trường tổ
chức xếp thời khóa biểu học tập từ tuần học thứ 5 của học kỳ.
<*> Lưu ý: Kế hoạch về thời gian đăng ký học tập từng nội dung của các học
2
Thực hành sư phạm thường xuyên
phần, nhà trường sẽ thông báo cụ thể.
Trưởng khoa GD mầm non phân công giảng viên, mời các giảng viên, chuyên

gia có năng lực và uy tín chuyên môn tốt tham gia xây dựng đề cương chi tiết và hướng
dẫn; theo dõi kiểm tra giám sát việc thực hiện; tổng hợp các điểm kiểm tra bộ phận
thành điểm học phần, công bố điểm cho sinh viên biết và nộp bảng điểm học phần về
Phòng ĐT-QLKH vào tuần học cuối cùng của học kỳ.
II. THỜI GIAN, nỘI dung và cách thỨc đánh giá
1. Học phần Thực hành sư phạm thường xuyên 1 (01 ĐVHT)
1.1. Thời gian
Sinh viên học tập tại trường sư phạm dưới sự hướng dẫn của giảng viên:
Giờ thực hành/Thảo luận trên lớp: 30 tiết.
Ngoài ra, sinh viên hoạt động theo nhóm, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự rèn
luyện theo chương trình (Trần Thị Thanh (chủ biên). Hướng dẫn rèn luyện NVSP-
Trung tâm nghiên cứu giáo viên, BGD&ĐT. HN.1996).
1.2. Nội dung
1.2.1. Thực hành kỹ năng sư phạm cơ bản
Nội dung 1: Tập luyện một số kỹ năng dạy học cơ bản (kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết; kỹ năng kể chuyện; kỹ năng đặt câu hỏi): 14 tiết lên lớp .
Nội dung này Khoa phân công giảng viên hoặc mời các giảng viên, chuyên gia
đúng chuyên ngành có năng lực và uy tín hướng dẫn.
Nội dung 2: Tập luyện các kỹ năng giao tiếp (rèn luyện hoạt động giao tiếp,
giao tiếp và ứng xử các hình huống sư phạm): 06 tiết lên lớp.
Nội dung này Khoa mời giảng viên Tổ Tâm lý- Giáo dục, Khoa Quản trị-
Nghiệp vụ hoặc mời các giảng viên, chuyên gia đúng chuyên ngành có năng lực và uy
tín hướng dẫn.
3
Thực hành sư phạm thường xuyên
Nội dung 3: Khảo sát khả năng sư phạm của bản thân, người giáo viên mầm
non (hình thể, tác phong ứng xử, năng lực ngôn ngữ sư phạm, năng khiếu cá nhân);
làm các bài tập thực hành (theo chương trình); tìm hiểu về hoạt động giao tiếp, giao
tiếp sư phạm; tự ôn luyện các kỹ năng đã được học.
Nội dung này sinh viên tự hoạt động theo nhóm, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu trên

các kênh thông tin khác nhau và tự rèn luyện theo chương trình.
1.2.2. Thực hành kỹ năng tiếp cận hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Nội dung 4: Tìm hiểu hệ thống GDMN, các loại hình trường lớp, nhóm trẻ;
tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non; tìm hiểu việc
thực hiện các chương trình chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ hiện hành; tìm hiểu các hoạt
động của giáo viên đối với trẻ trong ngày: 10 tiết lên lớp.
Nội dung này Khoa mời giảng viên Tổ Tâm lý- Giáo dục, Khoa Quản trị-
Nghiệp vụ hoặc mời các giảng viên, chuyên gia đúng chuyên ngành có năng lực và uy
tín hướng dẫn.
1.3. Cách thức đánh giá và quản lý điểm
Với mỗi nội dung học tập, giảng viên hướng dẫn chủ động tổ chức kiểm tra
và lấy 01 con điểm theo thang điểm 10 (lấy một chữ số thập phân sau khi làm tròn số),
công bố điểm cho sinh viên biết và nộp bảng ghi điểm học tập của sinh viên cho Khoa
Giáo dục mầm non quản lý học phần.
Định hướng tiêu chí đánh giá: Với mỗi nội dung học tập, giảng viên đánh giá
sinh viên theo các tiêu chí sau:
+ Tham gia học tập trên lớp nghiêm túc, đầy đủ; chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo
luận; ghi chép đầy đủ các nội dung học tập; nộp sổ ghi chép học tập đúng thời hạn theo
quy định.
+ Hoàn thành tốt nội dung thực hành giảng viên giao cho cá nhân và nhóm trong
4
Thực hành sư phạm thường xuyên
quá trình học tập (theo yêu cầu cụ thể của từng nội dung).
Khoa chịu trách nhiệm tổng hợp các điểm kiểm tra bộ phận, thư ký khoa tiến
hành nhập và tính điểm học phần cho sinh viên. Điểm học phần là trung bình cộng các
điểm kiểm tra bộ phận (lấy một chữ số thập phân sau khi làm tròn số).
Bảng điểm học phần có xác nhận của khoa quản lý. Thư ký khoa bàn giao
bảng điểm và file điện tử về Phòng ĐT– QLKH và tiến hành nhập điểm cho sinh viên
vào hệ thống Edusoft trước khi nhà trường tổ chức thi kết thúc học phần của học kỳ
đó.

2. Học phần Thực hành sư phạm thường xuyên 2 (01 ĐVHT)
2.1. Thời gian
Sinh viên học tập tại trường sư phạm, trường mầm non dưới sự hướng dẫn
của giảng viên SP và giáo viên mầm non:
Giờ thực hành/Thảo luận trên lớp: 30 tiết.
Ngoài ra, sinh viên hoạt động theo nhóm, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự rèn
luyện theo chương trình (Trần Thị Thanh (chủ biên). Hướng dẫn rèn luyện NVSP-
Trung tâm nghiên cứu giáo viên, BGD&ĐT. HN.1996).
2.2. Nội dung
2.2.1. Thực hành kỹ năng sư phạm cơ bản
Nội dung 1: Tập luyện các kỹ năng giao tiếp (rèn luyện hoạt động giao tiếp,
hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh trẻ và cộng đồng tại địa phương):
05 tiết lên lớp.
Nội dung này Khoa mời giảng viên Tổ Tâm lý- Giáo dục, Khoa Quản trị-
Nghiệp vụ hoặc mời các giảng viên, chuyên gia đúng chuyên ngành có năng lực và uy
tín hướng dẫn.
Nội dung 2: Tiếp tục tập luyện một số kỹ năng sư phạm cơ bản đã được học
5
Thực hành sư phạm thường xuyên

×