Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.62 KB, 14 trang )









Chức năng và hoạt động của
ngân hàng thương mại




Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 1
1. Lý luận chung về ngân hàng thương mại:

1.1 Định nghĩa về ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12
tháng 12 năm 1997, định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định
nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ,làm
dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái
niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng nhà nước, cũng do Quốc hội


khóa X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán.

1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
- Chức năng trung gian tài chính
 Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Ví dụNHTM làm trung gian
giữa người gửi tiền và người vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người
nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ,…
 Trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng. Ngân hàng Trung
ương hay như ở Việt Nam thường gọi là Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch
trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các NHTM, trong khi các NHTM vừa
giao dịch với ngân hàng Trung ương vừa diao dịch với công chúng.



Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 2
- Chức năng tạo tiền:
Ngân hàng A nhận 1 khoản tiền gửi 1000 của ông A. Sau khi tạo lập quỹ dự trữ
với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, còn lại Ngân hàng A đem cho vay thì tình hình Ngân
hàng A như sau:
Ngân hàng A
TS có TS nợ
Dự trữ NN + 200

Cho vay +800

Tiền gửi của khách hàng +1000

Cộng +1000 Cộng +1000

Nếu số tiền cho vay Ngân hàng A cho vay được hết, người khách vay sử
dụng tiền đó trả cho khách hàng ở Ngân hàng B, thì :
Ngân hàng B
TS có TS nợ
Dự trữ NN + 160

Cho vay +640
Tiền gửi của khách hàng +800

Cộng +800 Cộng +800

Quá trình này tiếp tục thì từ khối lượng tiền gửi ban đầu là 1000 thì hệ
thống Ngân hàng đã tạo ra thêm 1 lượng bút tệ lớn hơn bằng 1000+, 800+…, với dự
trữ là 20%. Tù đó , Ngân hàng Nhà nước bằng việc vận dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với các NHTM có thể tăng hay giảm khối tiền tệ nhằm mục tiêu chính sách tiền tệ
của mình.
-Chức năng sản xuất
Trong kinh tế học, sản xuất được định nghĩa như là quá trình sử dụng các
yếu tố nhập lượng bao gồn đất đai, lao động và vốn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Chúng ta có thể liên hệ và thấy rằng NHTM cũng sử dụng các yếu tố đất đai, lao
động và vốn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ như các doanh nghiệp sản xuất khác.
Điều đáng lưu ý là NHTM sử dụng các yếu tố nhập lượng có tính chất rất đặc biệt
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 3

 Đất đai: NHTM sử dụng đất đai nằm ở các trung tâm thương mại để tiện
giao dịch với khách hàng. Có thể nói đất đai mà NHTM sử dụng thuộc và loại
đất đai nằm ở trung tâm đô thị và đắt tiền. Cứ nhìn vào nơi nào NHTM chọn để
đặt trụ sở hoặc chi nhánh bạn sẽ dễ dàng nhận ra tính chất đặc thù này.
 Lao động: NHTM sử dụng lao động cũng khá khác biệt so với các doanh
nghiệp khác ở chỗ lao động của NHTM là lao động có kỹ năng, lao động được
đào tạo ở một trình độ nhất định, ít ra cũng là trình độ cao đẳng hay đại học
như hiện nay.
 Vốn: NHTM sử dụng đại bộ phận vốn từ nguồn vốn huy động của khách
hàng. Có thể nói chưa có loại hình doanh nghiệp nào có tỷ số nợ trên vốn cao
như NHTM
Trên cơ sở sử dụng các yếu tố nhập lượng hay yếu tố đầu vào đặc thù của quá
trình sản xuất, NHTM tạo ra sản phẩm và dịh vụ đặc thù để cung cấp cho khách hàng.
Các sản phẩm và dịch vụ NHTM có thể cung cấp bao gồm:
- Các sản phẩm huy động vốn như tiền gửi và chứng từ có giá các loại.
- Các sản phẩm cấp tính dụng như cho vay doanh nghiệp. cho vay cá nhân. Cho
vay tiêu dùng, cho vay sản xuất, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, cho thuê tài
chính, …
- Các sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM,…
- Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền
mặt, thanh toán quốc tế…
- Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như các hợp đông giao ngay, kỳ hạn, hoán
đổi, giao sau, quyền chọn,…

1.3 Phân loại NHTM:
Dựa vào hình thức sở hữu:
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh
+ Ngân hàng thương mại cổ phần
+ Ngân hàng liên doanh
+ Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài

Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 4
Dựa vào chiến lược kinh doanh
+ Ngân hàng bán buôn
+ Ngân hàng bán lẻ
+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ
Dựa vào quan hệ tổ chức
+ Ngân hàng hội sở
+ Ngân hàng chi nhánh ( cấp 1,2, phòng giao dịch, điểm giao dịch)

1.4 Hoạt động chủ yếu của NHTM
Chương III của Luật các tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của ngân hàng
thương mại bao gồm:
 Hoạt động huy động vốn;
 Hoạt động cấp tín dụng;
 Hoạt động dịch vụ thanh toán;
 Hoạt động ngân quỹ
 Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị
trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh
doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ
khác liên quan đến hoạt đông ngân hàng.
Các hoạt động của NHTM quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng lần lượt
được cụ thể hóa và quy định chi tiết hơn trong các nghị định của Chính phủ và các
quy định khác dưới luật.

2. Hoạt động ngân hàng thương mại hiện nay tại Việt Nam :
Hiện nay theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới tháng
hết tháng 12/2008 thì có :

- 3 ngân hàng quốc doanh ( Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng công
thương đã thực hiện cổ phần hóa)
- 37 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước
- 37 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 5
- 5 ngân hàng liên doanh
- và còn rất nhiều tổ chức tín dụng nhà nước, văn phóng đại diện ngân hàng
nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính khác
Như vậy, số lượng ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam khác lớn.
Việc số lượng ngân hàng tăng làm gia tăng tính cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng, hạn chế tính bao cấp trước đây của ngân hàng quốc doanh, cũng như đem lại
nhiều lựa chọn, thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước hội nhập, tự nâng
cao cải thiện mình cả về quy trình hoạt động, công nghệ tiên tiến và chất lượng con
người. Lợi nhuận trước thuế theo báo cáo 2007 của các ngân hàng thương mại tiêu
biểu gần đây nhất là :
- Ngoại thương : 2.900 tỷ đồng
- Công thương : 2.600 tỷ đồng
- Á châu : 2.127 tỷ tỷ đồng
- Sacombank : 1.600 tỷ đồng
- Đông Á : 780 tỷ đồng
(số liệu từ các trang web của các ngân hàng trên)
Ta thấy năm 2007 lợi nhuận của các ngân hàng đạt được rất cao, đồng thời nợ
xấu cũng được giảm xuống đáng kể so với các năm trước (từ 3-4% còn lại 1%). Hệ
thống ngân hàng mở ra rộng khắp, số lượng thẻ ATM các ngân hàng cung cấp miễn
phí hay giảm phí tăng vọt, số lượng máy ATM được lắp đặt cũng tăng đáng kể. Các
ngân hàng đã thiết lập được các liên minh thẻ, như liên minh thẻ ngân hàng Ngoại

thương, liên minh thẻ Ngân hàng Đông Á, thành lập được trung tâm thẻ xử lý chung :
Banknet, Paynet,… Nhìn chung, bước vào quá trình hệ thống ngân hàng đã đạt được
các bước tiến khả quan, tự nâng cao chất lượng phục vụ , hình ảnh thương hiệu của
mình và tạo được mối liên hệ giữa các ngân hàng trong nước với nhau.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế mà ngân hàng thương mại trong
nước cần phải tích cực thay đổi hơn để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh cao hơn nữa khi
Việt Nam phải cho phép các ngân hàng nước ngoài đổ xô vào.
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 6
 Thứ nhất về tiềm lực tài chính của ngân hàng. Vốn điều lệ là thể hiện tiềm
lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, là uy tín
để tạo lòng tin với công chúng. Hiện nay vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại Việt
Nam kể cả ngân hàng quốc doanh cũng còn nhỏ bé , cao nhất là hai ngân hàng
Sài gòn thương tín
(Sacombank)
0006/NHGP
ngày 05/12/1991
5.116 tỷ
đồng
Ngân hàng Thương mại CP
Ngoại thương Việt Nam
286 /QĐ-NH5
ngày 21/09/1996
4.370 tỷ
đồng
(số liệu ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 1/2009)
còn lại bình quân vào khoảng từ 2.000 đến 3.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 130 -
150 triệu USD. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cao nhất đã có được 1/5 tiềm lực tài

chính này, nếu trong thời gian mở cửa sắp tới các “ngân hàng mẹ” được “đổ bộ” vào,
thì các ngân hàng Việt Nam không thể so sánh về tiềm lực tài chính được.
CHINFON Commercial
Bank. Co,Ltd (Đài loan)
11/NH-GP ngày
09/04/1993
30 triệu
USD

(số liệu ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 1/2009)
Việc đồng ý cho thành lập hàng loạt các ngân hàng thương mại nội bộ cho các
tập đoàn kinh tế trong nước đề xuất như Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu (Global Petro
Commercial Joint Stock Bank, Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank-
MB), Xăng dầu Petrolimex (Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank),
trong thời gian qua đã được các chuyên gia kinh tế nhận định là tiềm tàng các bất ổn
rất lớn. Chính phủ cần có biện pháp hạn chế việc thành lập các ngân hàng hình thức
trên , để tránh các rủi ro và rủi ro hàng đầu chính là việc huy động vốn dân phục vụ
nội bộ ngành mà không quan tâm khả năng chi trả.
Đồng thời do số lượng của các ngân hàng trong nước tăng nhanh vào những
năm gần đây, nên việc quản lý về quy mô và tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 7
nhìn chung là còn kém. Biểu hiện qua tình hình lãi suất huy động vốn vào giữa năm
2008 bị đẩy lên cao đến mức các chuyên gia kinh tế đánh giá là “mức nguy hiểm” của
hệ thống ngân hàng. Việc các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất tiết kiệm để huy động
vốn, và tăng lãi suất vay để hạn chế cho vay ra chính là tác động việc điều tiết kinh
tế vĩ mô của chính phủ nhằm để kiềm chế lạm phát đang tăng cao. Ngân hàng nhà
nước đã thực hiện các biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên,

thu hút tiền về qua việc phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu, quy định thắt chặt
hạn mức tin dụng, không cho vượt trần giá mua ngoại tệ qua việc chuyển đổi loại
ngoại tệ, … Các ngân hàng không đủ khả năng về vốn để đáp ứng tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc tăng, chính là các ngân hàng “khơi màu” cho cuộc đua tranh lãi suất của các
ngân hàng. Cuộc đua tranh này có thể làm tăng lượng khách hàng, nhưng thực chất là
lượng khách hàng dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Điều này ẩn
chứa nguy cơ tài chính cho hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đẩy các ngân hàng nhỏ
vào thế cạnh tranh với các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ hơn. Ngoài
ra, lãi suất đầu vào của NHTM, tức lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí
cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN,
nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và
lãi suất đầu vào thu hẹp, cũng như việc Nhà nước lại hạn chế tốc độ tăng trưởng tín
dụng làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài
chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của NHTM.
 Thứ hai về nghiệp vụ thanh toán ngân hàng và liên ngân hàng. Với các
ngân hàng nước ngoài, phần trăm lợi nhuận từ việc thanh toán dịch vụ là chiếm
ngang bằng hoặc cao hơn so với lợi nhuận từ vay nợ. Còn trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam thì ngược lại, phần trăm lợi nhuận từ tín dụng luôn chiếm cao hơn rất
nhiều, mặc dù vay nợ là hình thức rủi ro cao hơn. Năm 2008 là năm xảy ra rất nhiều
cuộc khủng hoảng tín dụng về thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán cũng như
sự sụp đổ của nhiều ngân hàng ở Mỹ như : IndyMac Bank, ở Pasedena (California),
First Heritage Bank (California), và First National Bank tại Nevada. Đây là bài học
cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong hoạt động tín dụng.
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 8
Hiện nay việc thanh toán không sử dụng tiền mặt giúp đẩy nhanh tốc độ thanh
toán không dùng tiền mặt, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, giảm thời
gian vốn đọng trong thanh toán, an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành cho cả

ngân hàng và khách hàng, thu hút được vốn trong và ngoài nước. Nhưng tại Việt
Nam tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt là rất cao, một mặt do thói quen, và mặt khác là do
chưa có những sản phẩm liên kết tiện lợi được giữa các phương thức thanh toán
không sử dụng tiền mặt và do chưa phát triển khâu tiếp thị cho nghiệp vụ thanh toán
này. Vì vậy nó cũng là hạn chế trong huy động vốn thanh toán cần khắc phục.
Trong nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng, thời gian giao dịch còn quá lâu,
công nghệ chưa hoàn chỉnh , hầu hết đều phải qua trung gian là Ngân hàng Nhà nước,
chưa đem cho khách hàng sự thuận tiện. Tính liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng
trong nước để tạo nên sức mạnh cạnh tranh còn nhiều bất cập. Việc liên kết, hợp tác
sẽ cho phép phát huy được hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao sức
cạnh tranh, tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, hợp tác của các NHTM trong nước mới chỉ
dừng lại ở phạm vi cho vay hợp đồng tài trợ mà chưa đẩy mạnh sang các phạm vi
khác. Như thế sẽ làm giảm thế mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước, giảm sức
cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
 Thứ ba , về công nghệ ngân hàng còn nghèo nàn, lạc hậu. Mặc dù trong
thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh tin học hoá vào hệ thống ngân hàng
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghệ đầu tư không đồng bộ mà đơn lẻ, nên
hiệu quả sử dụng không được cao, do đó không có khả năng cung cấp thông tin kịp
thời và chính xác để phục vụ công tác quản lý điều hành. Tính không ổn định của
công nghệ đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cuả hệ thống ngân hàng,
ngoài ra còn làm cho rủi ro công nghệ rất cao.
Các NHTM đã tập trung nhập khẩu trang thiết bị máy móc. Song ở nhiều
NHTM, máy móc trang bị vẫn còn lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới. Nhiều
máy móc được trang bị từ các năm trước đây cũng đã trở nên lạc hậu, trong khi đó
các ngân hàng nước ngoài đang trang bị những hệ thống hiện đại nhất. Loại máy
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 9
ATM cho phép nhận cả tiền mặt tự động, giao dịch như một chi nhánh không người

đã được áp dụng từ lâu ở các nước trên thế giới thì gần đây mới có mặt ở một số ngân
hàng ở Việt Nam. Công nghệ và máy móc trang bị của các NHTM trong nước đã,
đang và sẽ ngày càng lạc hậu so với các nước trên thế giới. Điều này gây ra một thách
thức vô cùng lớn buộc các NHTM VN phải học hỏi, đầu tư để theo kịp các ngân hàng
khác trong khu vực và trên thế giới.
 Cuối cùng là về trình độ quản lý ngân hàng. Vẫn còn nhiều cán bộ ngân
hàng (nhất là ngân hàng quốc doanh) không có trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử
dụng công nghệ thông tin. Như thế, họ sẽ không thể nghiên cứu, hiểu biết tường tận
về hoạt động ngân hàng, tình hình các ngân hàng trên thế giới, cũng như không biết
cách điều hành, quản lý. Hệ thống ngân hàng nói chung vẫn không thể nào trang bị
được việc kết nối Internet cho nhân viên lên thu thập thông tin về những dịch vụ ngân
hàng tiên tiến trên thế giới do không có khả năng giám sát mạng và khả năng chi trả
tài chính. Tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao là một minh chứng cho sự chưa thành thạo
nghiệp vụ tín dụng. Các kiện tụng chi trả, thanh toán giữa một số ngân hàng và khách
hàng là minh chứng cho việc không hiểu biết tường tận luật thanh toán và ngân hàng
quốc tế , các quy định chung của tổ chức thế giới. Trình độ quản lý nói chung còn
yếu, như việc Ngân hàng thương mại để xảy ra tình trạng nhân viên ngân hàng đánh
cắp tiền từ tài khoản của khách hàng.
Sự yếu kém trong quản lý còn thể hiện trong việc các ngân hàng chưa có một
chiến lược phát triển ổn định trong dài hạn, chưa có các chương trình quảng bá hình
ảnh, xây dựng thương hiệu thống nhất của ngân hàng mình và các sản phẩm mới,
khác biệt của ngân hàng ra đại chúng. Các chiến lược kinh doanh chưa thích nghi với
thực tế làm cho kết quả hoạt động kinh doanh khác biệt lớn so với dự kiến kế hoạch
đề ra. Việc chia cổ tức cho cổ đông cũng chưa thông báo rộng rãi để tạo hấp dẫn cho
cổ phiếu của ngân hàng, cũng chính là giá trị của ngân hàng. Điều này thể hiện rõ ở
các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ lẻ.
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 10

3. Các hướng khắc phục những hạn chế trong hoạt động ngân hàng thương
mại tại Việt Nam
Để hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt được những kết quả cao hơn trong giai
đoạn sắp tới khi áp lực cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại
trong nước mà còn giữa các ngân hàng nước ngoài vốn có nhiều tiềm năng về tài
chính và khả năng, kinh nghiệm điều hành hoạt động hơn so với Việt Nam thì cần
phải có được các giải pháp hợp lý cho hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và
từng ngân hàng thương mại nói riêng.
 Về chiến lược phát triển chung của hệ thống ngân hàng.
Việc điều chỉnh lạm phát, cân bằng mức tăng trưởng kinh tế của chính phủ đôi
khi đi ngược lại hoạt động vì lợi nhuận của các ngân hàng. Vì vậy hệ thống ngân
hàng trong nước cần phải có chiến lược phát triển phù hợp với chính sách kinh tế vĩ
mô của chính phủ, và hỗ trợ chính phủ thực hiện các mục tiêu chung của đất nước
trong giai đoạn sắp tới. Hệ thống ngân hàng trong nước cần ngày càng nâng cao tiềm
lực về vốn, công nghệ và con người phải giảm được dư nợ xấu còn tồn đọng, hướng
tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới.
 Về các giải pháp khắc phục nhược điểm cho các ngân hàng thương mại
Thứ nhất, nâng cao tiềm lực tài chính cho ngân hàng. Để nâng cao tiềm lực tài
chính của mình, các ngân hàng cần có các định hướng phát triển tốt trong công tác
huy động vốn , tính dụng, thanh toán.
Đối với các ngân hàng quốc doanh 100% vốn Nhà nước ( Ngân hàng Nông
nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông
cửu long ) hay đã cổ phần hóa một phần (Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương,
Ngân hàng Thương mại CP Công thương) , nên tiếp tục tiến hành công tác cổ phần
hóa để nâng cao nguồn vốn và khả năng hoạt động hiệu quả hơn. Việc chính thức
niêm yết cổ phần của các ngân hàng này lên sàn giao dịch mới thật sự đánh giá được
giá trị của cổ phiếu, và tạo ra khả năng huy động vốn cao hơn.
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM



SVTH : Từ Vương Kim Ngân 11
Đối với các ngân hàng thương mại lớn như : Ngân hàng Á Châu, Đông Á, Sài
gòn thương tín, … việc công khai minh bạch các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng
năm và việc chi trả cổ tức cho cổ đông là yêu cầu quan trọng để nâng cao hình ảnh
thương hiệu của mình, nâng cao giá trị cổ phiếu, và tạo lòng tin cho cổ đông.
Đối với các ngân hàng thương mại nhỏ lẻ khác, việc nâng cao nguồn lực tài
chính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, và liệu một giải pháp sát nhập các ngân hàng quy
mô nhỏ với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài là có khả thi
không? Thật ra, việc sát nhập là xu thế chung trên thế giới , nhưng tại Việt Nam điều
này vẫn chưa phổ biến, ngay cả trong các doanh nghiệp bình thường chứ nói chi đến
trong hệ thống ngân hàng. Đây là tâm lý chung của người Châu Á, và giải quyết vấn
đề này là rất khó. Chính vì vậy, trên thực tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần
có biện pháp hạn chế việc thành lập ngân hàng nhỏ lẻ tràn lan như tình hình vừa qua,
bằng cách nâng cao yêu cầu trong vốn điều lệ thành lập ngân hàng , kèm theo là các
yêu cầu về trình độ công nghệ kỹ thuật, cán bộ quản lý điều hành, mục đích hoạt
động kinh doanh.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước là cứu cánh sau cùng về vốn cho các ngân
hàng thương mại, giờ đây các ngân hàng nên tự liên kết tạo thêm một nguồn vốn hỗ
trợ lẫn nhau thông qua Hiệp hội Ngân hàng trước khi chờ Ngân hàng Nhà nước vào
cuộc. Như vậy khả năng tài chính các ngân hàng sẽ nâng cao, và các ngân hàng có thể
hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn cạnh tranh sắp tới.
Thứ hai, cần nâng cao nghiệp vụ thanh toán ngân hàng và liên ngân hàng. Hiện
nay chưa có một sự liên kết nào rõ rệt giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Các
ngân hàng cần thống nhất các liên minh lại, như hợp nhất giữa liên minh thẻ của
Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đông Á để đem lại sự tiện lợi hơn cho khách
hàng. Cần phải phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng để liên kết các ngân hàng lại
với nhau, trong hoạt động thanh toán tiền tệ, thanh toán thẻ ATM , Visa – Mater
Card, hoạt động tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, và các hoạt động khác nhằm
nâng cao giá trị của hệ thống ngân hàng trong nước, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh sắp
Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM



SVTH : Từ Vương Kim Ngân 12
tới với các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước nên học hỏi các ngân
hàng nước ngoài trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường.
Thứ ba , về công nghệ ngân hàng và trình độ quản lý ngân hàng. Việc đầu tư
máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ cho hệ thống ngân hàng là hết sức quan trọng,
ngoài ra công nghệ này nên thống nhất giữa các ngân hàng trong nước để tạo ra được
sự liên kết thuận tiện nhất cho các ngân hàng với nhau, và các khách hàng với nhau.
Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng giúp từng bước triển khai mô hình ngân
hàng tại nhà, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi của khách hàng ( đặt lệnh,
thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin ), phát triển sản phẩm huy động vốn, sản
phẩm dịch vụ tiện ích. Hệ thống công nghệ phải bảo đảm mức độ an toàn với các
biện pháp an ninh bảo mật về phần cứng, phần mềm, truyền thông, dự án phòng
chống virus và hướng dẫn khách hàng khả năng truy cập dễ dàng. Ngân hàng cần
quan tâm thực hiện bảo trì thường xuyên toàn bộ các thiết bị công nghệ thông tin, đặc
biệt hệ thống kênh phân phối ATM, POS, luôn bảo đảm hệ thống được vận hành
thông suốt không gián đoán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đầu tư vào lĩnh vực quản trị rủi ro trong ngân hàng cần được chú ý hơn, để hạn
chế tối đa các thiệt hại cho cả ngân hàng lẫn khách hàng.
Cuối cùng, bên cạnh yếu tố công nghệ còn cần quan tâm đến yếu tố con người.
Cần chú trọng và phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng đến bố trí sử dụng
cán bộ theo đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, giúp tăng
năng suất lao động qua đó tiết kiệm chi phí, mạnh dạn bố trí cán bộ chủ chốt trẻ có
năng lực phát huy tinh thần sáng tạo đạt được hiệu quả cao nhất.
Phải thường xuyên cập nhật, đào tạo nguồn nhân lực từ cấp chuyên viên, quản
lý bậc trung: trưởng phó phòng và quản trị điều hành cấp cao: Phó giám đốc, Giám
đốc giúp họ cập nhật hiểu biết về kinh tế thị trường, về hoạt động của hệ thống tài
chính ngân hàng hiện đại, về các sản phẩm dịch vụ hiện có của mình và của đối thủ
cạnh tranh. Hoặc tại các ngân hàng thương mại trên thế giới thì việc mướn Giám đốc

Chương 1. Chức năng và hoạt động của NHTM


SVTH : Từ Vương Kim Ngân 13
điều hành , Giám đốc tài chính có trình độ và năng lực cao là phổ biến, đây là điều hệ
thống ngân hàng Việt Nam nên học hỏi.
Môi trường làm việc cũng như chính sách tiền lương, chính sách động lực,
khen thưởng về vật chất và tinh thần cho mọi người, đặc biệt đối với những cá nhân
có thành tích nổi bật trong công tác tạo ra động lực cho toàn bộ CBCNV trong ngân
hàng, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên dựa trên tài năng và phẩm chất thực sự chứ
không phải dựa vào mối quan hệ và thâm niên công tác là điều hết sức quan trọng để
không xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám ” trong hệ thống ngân hàng trong nước
ra ngân hàng nước ngoài.

×