Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những phương thức thanh toán độc đáo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.08 KB, 6 trang )

Những phương thức thanh toán độc đáo


Những phương thức thanh toán độc đáo và nhanh gọn bao giờ cũng chiếm được
cảm tình của đa số khách hàng. Nắm bắt được tâm lý này, ngày càng có nhiều
công ty áp dụng những phương thức thanh toán độc đáo đối với sản phẩm, dịch vụ
của mình
Thanh toán bằng vân tay
Tập đoàn siêu thị Edeka, Đức, đã sử dụng phương thức thanh toán … bằng vân
tay, song song với việc trả tiền mặt hay bằng thẻ tín dụng. Chính sự độc đáo và
tiện lợi này đã thu hút sự chú ý của một số lượng lớn khách hàng đến với Edeka.
Tại một số cửa hàng của Ekeda, người mua không còn mất thời gian để mở ví tìm
thẻ tín dụng nữa và nỗi lo mất hoặc quên thẻ cũng sẽ không còn. Khi tính tiền,
khách hàng chỉ cần đặt ngón tay vào một máy quét, máy này sẽ phân tích dấu vân
tay của khách hàng và thông báo số tiền phải trả. Cùng với những dấu vân tay đã
được lưu trữ sẵn trong máy tính, nhân viên thu tiền của Edeka sẽ tiến hành việc
thanh toán tương tự như với thẻ tín dụng.
Để thực hiện thanh toán bằng vân tay, khách hàng cần cung cấp cho siêu thị một
số thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, bản sao dấu vân tay và một số chi
tiết khác. Các mẫu vân tay được lưu trữ trên một máy tính mà theo Ekeda là không
thể truy cập từ bên ngoài để đảm bảo nguyên tắc bảo mật, vấn đề mà nhiều người
tiêu dùng lo ngại nhất đối với phương thức thanh toán mới này.
Mặc dù còn nhiều lo lắng nhưng đã có trên 100 khách hàng của Edeka sử dụng
hình thức thành toán mới này. Edeka cho biết trong thời gian tới, hãng sẽ cho ứng
dụng hệ thống thanh toán này cho toàn bộ các siêu thị của mình.
Thanh toán qua điện thoại di động
Hãng tín dụng Nippon Shinpan Co. đã phối hợp với tập đoàn công nghệ di động
hàng đầu Nhật Bản, NTT DoCoMo giới thiệu một kiểu thanh toán độc đáo: Khách
hàng sẽ dùng máy điện thoại di động của mình để truyền thông tin bằng tia hồng
ngoại đến một thiết bị đọc đặc biệt gắn liền với các máy tính tiền. Khách hàng sau
khi mua hàng sẽ rút máy điện thoại di động ra và hướng nó về phía máy đọc rồi


bấm. Chưa tới 2 giây sau, thiết bị này in ra một hóa đơn cho biết đã thực hiện xong
việc khấu trừ từ tài khoản của khách hàng khoản tiền tương ứng với giá món hàng
vừa mua. Hiện đã có trên 100 cửa hàng bán lẻ tham gia thử nghiệm hệ thống thanh
toán này của Nippon Shinpan. “Những chiếc điện thoại di động rồi đây sẽ thay thế
hoàn toàn các loại thẻ tín dụng”- Ryusuke Narukawa, giám đốc điều hành Nippon
Shinpan, cho biết. “Người Nhật Bản vốn ưa sử dụng điện thoại di động, nên với
phương thức thanh toán mới này, chắc chắn các cửa hàng bán lẻ sẽ có thêm một
lượng khách hàng lớn”.
Cũng theo Nippon Shinpan, một khi điện thoại di động thay thế cho thẻ tín dụng,
kết quả là tính tương tác sẽ rất cao: khách hàng có thể xem lại danh sách những
món hàng đã mua, các cửa hàng cũng có thể gửi thẻ giảm giá vào máy điện thoại
di động của khách để khuyến khích họ quay lại mua sắm tiếp.
Thanh toán trực tuyến qua e-mail
American Online (AOL), hãng cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu thế giới, đã đưa
ra dịch vụ thanh toán mới gọi là AOL Bill Pay, cho phép các khách hàng thanh
toán trực tuyến hầu hết các hóa đơn qua dịch vụ thư điện tử của AOL trên mạng
Internet. Đây là một bước tiến rất đáng chú ý của AOL trong thời gian số lượng
khách hàng của AOL không tăng cao như mong đợi, mà trái lại có xu hướng giảm
xuống.
AOL đã cộng tác với công ty kỹ nghệ Yodlee trong lĩnh vực tiếp thị để cung cấp
dịch vụ này, với hy vọng sẽ thu hút được khách hàng nhờ mức độ an toàn cao của
hộp thư điện tử. Để cho ra đời dịch vụ này, AOL đã phải mất hàng năm để nghiên
cứu và phát triển, ước tính chi phí đầu tư cho hệ thống thanh toán lên đến gần 200
triệu USD. Tuy nhiên, hãng tin rằng nếu kết quả được như dự kiến thì chỉ trong
vòng hai năm, dịch vụ này sẽ đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, lớn hơn
nhiều so với cho phí bỏ ra ban đầu. AOL cho biết, khoảng 67% số khách hàng của
công ty hiện đã trả tiền qua dịch vụ thanh toán hóa đơn trên trang Web, song với
dịch vụ Bill Pay, khách hàng có thể đưa ra hàng nghìn tên sử dụng và mật khẩu
khác nhau cho các loại mặt hàng thanh toán và được AOL lưu ý tình hình tài chính
của mình.

AOL là công ty hàng đầu trên thị trường về lĩnh vực băng thông hẹp, song lại tụt
hậu trong lĩnh vực băng thông rộng. Năm ngoái, số khách hàng thuê bao của AOL
ở Mỹ đã giảm 2,2 triệu xuống còn 24,3 triệu người do không cạnh tranh được với
các đối thủ có chi phí thấp và tốc độ truyền tin cao hơn. Không để điều đó lặp lại
trong năm nay, AOL đang cố gắng tung ra nhiều chiến lược kinh doanh độc đáo và
hiệu quả. Và với phương thức thanh toán mới này, AOL hy vọng sẽ tận dụng được
thói quen kiểm tra hộp thư điện tử hàng ngày của các khách hàng, qua đó tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các khách hàng mua sắm trực tuyến.
Kế hoạch mới hiện vẫn đang trong giai đoạn “trứng nước”, thành công hay không
thì chưa biết, nhưng nhiều chuyên gia công nghệ thông tin đánh giá rằng với sự
tiện lợi của phương thức thanh toán này thì rất có thể khách hàng sẽ đổ xô đến với
AOL. Tuy nhiên, khó khăn là làm sao AOL tạo được lòng tin để khách hàng sử
dụng phương thức thanh toán này, bởi họ đã quen với việc thanh toán qua thẻ tín
dụng hay bằng tiền mặt.
Thanh toán tuỳ ý theo bảng giá
Ở London, Anh có một nhà hàng tên là Primex, quy mô trung bình, mỗi lần chỉ có
thể đón tiếp khoảng 20 đến 30 khách, vẻ ngoài sạch sẽ, lịch sự nhưng không sang
trọng. Vậy mà Primex rất nổi tiếng, đến nỗi hãng truyền hình BBC phải thực hiện
không ít chương trình giới thiệu về nhà hàng này.
Tại sao nhà hàng Primex lại nổi tiếng như vậy? Câu trả lời là nhà hàng Primex có
một phương cách thanh toán mới, thuộc loại “độc nhất vô nhị” trên thế giới: các
nhân viên phục vụ của nhà hàng không bao giờ đưa hoá đơn tính tiền cho khách
mà sau khi ăn xong, khách sẽ tuỳ ý trả tiền theo bảng giá ghi sẵn trong thực đơn!
Phương thức thanh toán như vậy đương nhiên gây nên sự hoài nghi. Nhiều người
đặt câu hỏi: Lẽ nào nhà hàng không sợ bị lỗ vốn? Peter Elici, chủ nhà hàng, thẳng
thắn nói với mọi người rằng: “Tôi không phải là triệu phú, tôi xuất thân từ đầu bếp
và chỉ là chủ một quán ăn nhỏ. Từ khi kinh doanh nhà hàng Primex đến nay,
chúng tôi không những không lỗ vốn, ngược lại còn kiếm được nhiều tiền hơn các
nhà hàng khác”. Quả đúng như thế, hàng ngày, khách đến nhà hàng Primex liên
tục. Khách ăn phần lớn tự động trả đủ tiền theo bảng giá ghi trong thực đơn đặt

trên bàn, thậm chí còn có một số khách ăn hào phóng trả nhiều hơn số tiền mình
cần trả. Đương nhiên cũng có những thực khách trả ít hơn. Nhưng bù lại, do nhà
hàng luôn luôn đông khách nên doanh thu khá lớn.
Biện pháp kinh doanh trả tiền tuỳ theo “lương tâm” này của nhà hàng Primex rõ
ràng là sách lược kinh doanh đánh vào tâm lý. Chủ nhà hàng đặt khách hàng ở vị
trí hoàn toàn được tin cậy, chính vì thế không ai nỡ trả ít hơn số tiền cần trả.
Có thể nói, kinh doanh bất kể ngành nghề nào cũng vậy, nếu bạn chủ động suy
tính, tìm hiểu để có một phương thức kinh doanh khéo léo và độc đáo thì hẳn bạn
sẽ không sợ thua lỗ và tránh được sức ép trực tiếp từ các đối thủ. Hãy cố gắng lên,
vẫn còn rất nhiều “chỗ trống” trên thị trường dành cho bạn.

×