Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.12 KB, 8 trang )

1
Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học
Kinh nghiệm của dự án 415

Thái Thị Ngọc Dư
( )*

Việc cải thiện và bảo vệ môi trường
không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà
đòi hỏi sự tham gia của những người sống trong
môi trường ấy, vì các cá nhân, cộng đồng là
những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường,
tích cực hay tiêu cực tùy theo nhận thức, thái
độ, hành vi của những tác nhân ấy.
Trên thế giới và ở Việt Nam, giáo dục môi
trường (GDMT) còn ở giai đoạn khai phá. Phần
lớn những người tham gia GDMT là những
người đã học về môi trường nhưng chưa nắm
vững phương pháp tập huấn nâng cao nhận
thức cho các đối tượng khác nhau trong xã hội.
Hoặc họ là những người được đào tạo về sư
phạm và sau đó chuyên môn hóa trong giảng dạy về môi trường.
Ngày nay, trước nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi
trường, chúng ta cần suy nghĩ đến nghiên cứu GDMT bằng cách kết hợp hai phương
thức tiếp cận nói trên.
Báo cáo này trình bày các hoạt động GDMT trong khuôn khổ Dự án « Nâng cấp đô thị
và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò gốm » (Dự án 415), mong đóng góp vào kinh nghiệm
GDMT của Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo gồm 3 phần :
1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường
2. Diễn tiến của chương trình GDMT - Dự án 415


3. Triển vọng phát triển và những đề nghị.

( )*
Tiến sĩ, Uy viên Hội đồng Biên tập TSKH, Trưởng nhóm Giáo dục môi trường - Dự án 415

1
2
1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường
Ba thành phần của quản lý môi trường được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Điều kiện cho qui hoạch và sử dụng đất

Phần cứng Phần mềm
Cải thiện cơ sở hạ tầng Hệ thống xã hội Hệ thống xã hội
Sử dụng đất luật pháp, qui định


Tham gia
qui hoạch Tham gia qui hoạch,
sự hợp tác giữa dân cư
Giáo dục chính quyền.
Nâng cao nhận môi trường
thức về môi trường
Phần tâm
Nâng cao nhận thức về môi trường, đạo đức môi trường


Theo sơ đồ này, GDMT trong cộng đồng và trong trường học là một thành phần không
thể thiếu trong quản lý môi trường, nhưng để GDMT phát huy tác dụng thì cần tiến
hành đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và các qui định pháp lý. Bảy chiến lược chính của

Dự án 415 thực hiện đồng bộ ba thành phần của quản lý môi trường :
- Thu gom và tái chế rác;
- Duy tu và bảo dưỡng kênh;
- Xử lý nước thải;
- Củng cố định chế;
- Nâng cao năng lực, nhận thức và vận động sự tham gia của cộng đồng ;
- Qui hoạch đô thị;
- Hỗ trợ kinh tế-xã hội.

2. Diễn tiến của chương trình GDMT


2
3
2.1 Thời gian hoạt động : từ tháng 9 / 1999 đến tháng 11 - 2004.


- Địa bàn hoạt động: 5 trường Tiểu học trong địa bàn của dự án 415 trong Quận 6:
Phạm Văn Chí, Phù Đổng, Bình Tiên, Kim Đồng và Nhật Tảo. Dự án 415 chọn năm
trường này để tiến hành các hoạt động thí điểm vì dự án có nhiều hoạt động liên quan
đến cải thiện môi trường của 5 phường, đáng chú ý là dự án cải thiện tại chỗ môi
trường và nhà ở tại Phường 11 - Quận 6.


- Dự án được thực hiện theo ba giai đoạn :

• 1999 - 2001: Nhóm GDMT và giáo viên nòng cốt của các trường cùng tham gia
xây dựng bộ tài liệu GDMT bằng cách thử nghiệm các bài học đã được nhóm
GDMT biên soạn. Giáo viên có những đóng góp về nội dung , thời lượng, các
trò chơi, công cụ, đồ dùng dạy học.


• 2002 – 2003: Củng cố và chuyển giao hoạt động GDMT cho giáo viên 5 trường
trong dự án. Mục tiêu nhắm đến là sự bền vững của chương trình sau khi dự
án chấm dứt.

• 2004: Mở rộng GDMT trong 16 trường tiểu học của Quận 6. Sau khi bộ tài liệu
GDMT đã được cơ bản hoàn thành và thử nghiệm có hiệu quả tại 5 trường,
chương trình GDMT đã tổ chức tập huấn cho các nhóm giáo viên nòng cốt của
11 trường tiểu học còn lại trong Quận 6.


2.2 Mục tiêu của chương trình
GDMT:

♦ Đưa GDMT vào hoạt động ngoại
khóa của học sinh khối lớp 4 và lớp
5 nhằm cung cấp kiến thức về môi
trường, giúp học sinh hiểu những
vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi
trường đang tồn tại trong khu phố
và nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường địa phương. Như vậy nội
dung chú trọng đến môi trường đô
thị nhiều hơn.
♦ Giúp các em có những thái độ,
hành động tích cực bảo vệ môi
trường trường học và môi trường địa phương, khởi đầu với những thói quen tốt
như giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng chỗ, tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh.
Cảnh quan môi trường kênh Nhiêu Lộc,
Quận 1, TP.HCM

♦ Xây dựng một nhóm giáo viên nòng cốt có kiến thức về môi trường và nắm vững
các phương pháp giáo dục chủ động, các kỹ năng truyền đạt và tổ chức các hình
thức học tập và hoạt động ngoại khóa.

3
4
♦ Biên soạn một bộ tài liệu GDMT phù hợp với trình độ, xu hướng của học sinh tiểu
học để góp phần nhân rộng hoạt động GDMT đến các trường khác nếu những nơi
này thấy có nhu cầu.

2.3 Phương pháp thực hiện

♦ Phương pháp tham gia trong học tập đã được nhóm nghiên cứu cách thực hiện.
Yêu cầu đặt ra là phải truyền đạt dưới nhiều hình thức những khái niệm chính về
môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường, lợi ích và sự cần thiết của bảo vệ môi
trường, nhưng với một ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu đối với học sinh. Các thành viên
GDMT của dự án là những người hướng dẫn, gợi ý thông qua các hình thức tập
huấn, cùng làm việc với các giáo viên của trường và chính các giáo viên của trường
xây dựng hoạt động và tổ chức các hoạt động ấy cho học sinh.
♦ Dựa trên phương pháp tham gia, các kỹ thuật, công cụ giảng dạy và học tập đóng
vai trò rất quan trọng để đạt những mục tiêu nêu trên. Nhóm đã thử nghiệm nhiều
kỹ thuật tập huấn như đọc sách và nhận xét, trò chơi có nội dung môi trường, thi
hái hoa dân chủ, viết và tập kịch ngắn, đi tham quan, tập vẽ, phát thanh trường
học.
♦ Tinh thần linh hoạt trong việc sử dụng tài liệu là cần thiết vì tài liệu được biên soạn
để giáo viên có điều kiện bổ sung, thích nghi với hoàn cảnh của địa phương, với
thời gian có thể dành cho hoạt động này.

2.4 Tổ chức thực hiện


♦ Thành viên của nhóm GDMT về phía dự án 415 gồm có 7 người:
+ Một trưởng nhóm chịu trách nhiệm về phương hướng thực hiện, thiết kế
chương trình tổng quát, phương pháp tiếp cận. Trưởng nhóm là người chịu trách
nhiệm trước Ban Quản lý Dự án 415 về toàn bộ hoạt động của chương trình GDMT;
+ Hai giảng viên phụ trách về phương pháp tập huấn, triển khai các kỹ thuật
giảng dạy và về nội dung các bài học;
+ Mỗi trường có 1-2 thành viên của nhóm giáo dục môi trường trực tiếp làm việc
thường xuyên với giáo viên và học sinh.
Các thành viên trên đã có ít nhất 6 năm kinh nghiệm hoạt động trong nghiên
cứu và thực hiện dự án giáo dục môi trường ở cộng đồng và trong trường học.
♦ Thành viên của nhóm về phía hai trường gồm có:
+ Mỗi trường một nhóm giáo viên khối lớp 4, từ 5 đến 6 thành viên.
+ Mỗi trường có một nhóm học sinh nòng cốt từ 25 đến 30 học sinh, sinh hoạt
nội dung môi trường hàng tuần, dưới sự hướng dẫn của nhóm GDMT và của các
giáo viên.

4
5

2.5 Các hoạt động và kết quả đạt được

2.5.1 Tập huấn cho nhóm giáo viên nòng cốt:
Hoạt động này được tổ chức theo hai hình thức:
• Tập trung nhiều buổi vào những tháng đầu khi chương trình khởi động. Mục đích là
để giáo viên cùng tìm hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản về môi trường và
bảo vệ môi trường. Đồng thời giáo viên cũng được tập huấn về phương pháp và kỹ
năng dạy học có sự tham gia của học sinh. Điều chính yếu ở đây là tạo điều kiện
cho giáo viên áp dụng vào những bài học về môi trường, những kỹ năng sư phạm
mà giáo viên đã có sẵn trong quá trình học tập và giảng dạy, nhưng cũng giúp cho
giáo viên nhận ra những điểm mới trong phương pháp dạy và học có sự tham gia,

trong đó điều quan trọng nhất là khuyến khích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của
học sinh.
• Tổ chức rải rác các đợt tập huấn trong năm học về các chủ đề mới trong GDMT và
về các kỹ năng cần thiết như xây dựng trò chơi về môi trường, kỹ năng viết kịch
ngắn, kỹ năng truyền thông. Các giáo viên nêu những yêu cầu của mình về tập
huấn và nhóm GDMT căn cứ vào những yêu cầu ấy để tổ chức tập huấn.
2.5.2 Tổ chức sinh hoạt hàng tuần cho học sinh.
• Tùy theo tình hình học tập, thời khóa biểu của từng trường, nhóm giáo viên nòng
cốt định ra một buổi cố định cho học sinh sinh hoạt về GDMT. Mỗi buổi sinh hoạt
kéo dài khoảng 2 tiếng dồng hồ.
Nhóm giáo viên và các tác viên của chương trình GDMT cùng nhau chuẩn bị
trước trong tuần cho buổi sinh hoạt ấy.
Với tinh thần "học mà chơi, chơi mà học", các buổi sinh hoạt của học sinh được
tổ chức xen kẽ học trong lớp và sinh hoạt ngoài trời với những trò chơi về môi
trường do giáo viên và nhóm GDMT cùng nghiên cứu và xây dựng. Học sinh đặc
biệt hào hứng với những trò chơi tập thể như phân loại rác, tiết kiệm nước.
Học sinh được hướng dẫn tham quan khu phố của mình để nhận diện các vấn
đề môi trường đang tồn tại cũng như những điểm tích cực trong hành vi ứng xử
với môi trường của người dân.
2.5.3 Tổ chức tham quan học tập
Cho đến nay, sau các đợt thực nghiệm, chương trình GDMT ổn định với hai cuộc
tham quan học tập:
• Tham quan Thảo Cầm viên để học về môi trường tự nhiên qua việc tìm hiểu động
vật và cây cỏ: nơi cư trú của thú trong tự nhiên, những điều kiện sinh thái của cây
và những lợi ích của cây… Nhóm đã được sự hỗ trợ tích cực của các phòng chức
năng về GDMT của Thảo Cầm viên.
• Tham quan nhà máy nước Thủ Đức và trạm bơm Hóa An để học sinh hiểu được qui
trình và chi phí sản xuất nước sạch cho dân cư thành phố, để học sinh thấy rõ hơn

5

×