Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Hướng nghiệp ngành xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 15 trang )

Ngành xây
dựng
Chúng ta cần có nhà để ở, có đường để đi, trường để học, công
trình công cộng để làm việc, sinh hoạt, bệnh viện để chăm sóc sức
khỏe, cần được sống trong môi trường trong sạch, được an toàn với
động đất, núi lửa, gió bão, lũ lụt, trượt lở đất v.v…Có lẽ chính vì
vậy nghề xây dựng đã có lịch sử lâu dài hàng ngàn năm trước Công
nguyên, và người xây dựng luôn được đề cao, tôn vinh trong mọi
thời đại. Họ đã tạo nên những giá trị kỹ thuật, văn hóa, xã hội, cộng
đồng và tâm linh.
Ngoài xây dựng dân dụng, còn có xây dựng quân sự là tạo nên
những pháo đài, thành trì, đường hầm, công trình ngầm, công trình
trên hải đảo, vùng biên giới… vì các mục tiêu an ninh quốc phòng.
Ngành xây dựng
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Với chuyên môn về xây dựng, bạn có thể làm việc tại các
doanh nghiệp xây dựng, giao thông, thủy lợi, các viện nghiên cứu
chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành
xây dựng rất rộng mở.
Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo
các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian
lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những
tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng
với kỹ sư trong ngành xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm
gồm các chuyên gia khác nhau có liên quan.

Hiện nay đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, do đó nhu cầu xây dựng rất lớn
Một số nghề nghiệp trong xây dựng:
- Kiến trúc sư - Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình


- Kỹ sư kết cấu công trình
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư giao thông công trình
- Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật
- Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho
công trình xây dựng
- Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng
- Người quản lý dự án xây dựng.
Một số nghề nghiệp trong ngành xây dựng
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
Ngành xây dựng vừa tạo nên những cơ sở vật chất cụ thể,
vừa phải tạo nên các công trình có giá trị kỹ thuật và văn hóa.
Đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và kết hợp giữa kỹ thuật, công
nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy người xây dựng phải suy
nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tường, các hộp gỗ để thổi
hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể:
- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật
lý (cơ học).
- Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều
trong ngành này.
- Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa
trong các công trình xây dựng.
- Có khả năng sáng tạo và tổ chức.
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là
làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu
của cuộc sống con người).
Một số địa chỉ đào tạo:
Nếu bạn cảm thấy thích hợp và yêu thích ngàng này thì bạn có
thể theo học ngành xây dựng tại các trường:

Trường Đại học Xây dựng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM,
Trường Đại học Giao thông vận tải,
Trường Đại học Thủy lợi,
Trường Mỏ - Địa chất
Trường Đại học Kinh tế quốc dân v.v…
Ngoài ra còn có các trường Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề
xây dựng.

×