Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện Xuất nhập khẩu bao bì tại Cty Packetport - 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.45 KB, 12 trang )



Bên cạnh hình thức bảo hiểm, doanh nghiệp cần lựa chọn điều kiện bảo hiểm: Loại
A hay B hay C. Để lựa chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp cần căn cứ vào: Tính chất,
đặc điểm của hàng hoá, thời tiết, khả năng vận chuyển bốc dỡ, đặc điểm qu•ng đường,

e/ Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải
quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước chủ yếu sau:
+ Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan
một cách trung thực và chính xác. Tờ khai phải được xuất trình cùng một số chứng từ
khác: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bản kê khai chi tiết, vận đơn,
+ Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cần thiết.
Hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra. Chủ hàng
chịu chi phí, nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiển tra các giấy tờ và hàng hoá, hải
quan đưa ra quyết định: cho hàng được phép qua biên giới (thông quan), hoặc cho hàng
qua với một số điều kiện kèm theo hoặc hàng không được nhận, Chủ hàng phải thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan.
f/ Nhận hàng.
Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làm các công
việc sau:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu từng quý,
từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao
nhận.
- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng (vận đơn, lệnh giao hàng, ) nếu tàu
biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.


- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng
hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản
và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu.
- Thông báo cho đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.
- Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho các đơn vị đặt
hàng.
- Kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra. Mỗi
cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình. Nếu phát hiện dấu
hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giám định. Cơ quan
giao thông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng ra phương tiện vận tải. Đơn
vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng
hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờ hoặc thật sự hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt
hoặc không đúng như hợp đồng.
g/ Làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với
nước ngoài rất phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phải thận trọng, tránh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


để xảy ra tổn thất. Có nhiều phương thức thanh toán như: Thư tín dụng (L/C), phương
thức nhờ thu, chuyển tiền, Việc thực hiện theo phương thức nào phải quy định cụ thể
trong hợp đồng. Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng điều kiện quy định
của hợp đồng.
h/ Khiếu nại và xử lý khiếu nại (nếu có).
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng
nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để
khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, người vận tải,
Công ty bảo hiểm, tuỳ theo tính chất của tổn thất. Bên nhập khẩu chỉ viết đơn khiếu
nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong điều kiện quy định. Đơn khiếu nại phải kèm theo

những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giám định, hoá đơn, vận đơn đường
biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảo hiểm),
Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách
giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh
tế hoặc toà án kinh tế trong hợp đồng.
i/ Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.
Sau khi nhập hàng từ nước ngoài về, doanh nghiệp giao hàng cho đơn vị đặt hàng
hoặc tổ chức tiêu thụ tốt trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành
tiêu thụ hàng hoá có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tạo điều
kiện tái nhập cư và quá trình nhập khẩu tiếp theo. Để tiêu thụ hàng hoá có kết quả cao,
doanh nghiệp cần phải:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


- Nghiên cứu thị trường trong nước và tâm lý khách hàng trong việc mua hàng hoá,
nhất là đối với hàng hóa doanh nghiệp cần kinh doanh.
- Xác đinh các kênh phân phối hàng hoá và các hình thức bán.
- Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
- Xác định mức giá cụ thể trên cơ sở cung cầu thị trường và chi phí của doanh
nghiệp.
- Tổ chức nghiệp vụ bán hàng cụ thể tại các cửa hàng.
III. Các nhân tố tác động tới hoạt động nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều
lĩnh vực trong thương mại quốc tế. Do vậy, những thay đổi trong cơ chế, chính sách của
các quốc gia có liên quan, của luật pháp quốc tế, đều tác động lớn tới hoạt động nhập
khẩu của các doanh nghiệp. Để hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách suôn sẻ, các
doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh.
1. Hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế.
Kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng là
một hoạt động đa dạng và phức tạp, nó chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật: luật nước

nhập khẩu, luật nước xuất khẩu, luật của nước thứ ba, đồng thời còn chịu tác động của
luật pháp - tập quán quốc tế. Hệ thống luật pháp này tạo hành lang bảo vệ quyền lợi của
các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế. Và để hoạt động một cách có hiệu quả,
đương nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững được hệ thống luật pháp,
phong tục tập quán trong nước cũng như quốc tế và cả luật pháp của nước có liên quan.
2. Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Chúng ta biết rằng cung cầu là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các nhà kinh
doanh. Sự thay đổi cung - cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc làm của các doanh nghiệp là xác định được lượng cung
và cầu hiện tại, đồng thời cần phải dự báo được những xu hướng thay đổi của nó trong
ngắn hạn cũng như dài hạn. Với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc làm này không chỉ
dừng lại ở thị trường nội địa mà phải trên các thị trường khác và cả thị trường quốc tế.
Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa nhập khẩu thành phẩm vừa nhập khẩu bán thành
phẩm và nguyên liệu như Công ty XNK và kỹ thuật bao bì thì hoạt động của họ còn
phải chịu chi phối của nền sản xuất và từng thời kỳ phát triển của đất nước.
3. Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước.
Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ
ban hành các chính sách vĩ mô quản lí hoạt động nhập khẩu. Các chính sách mà các
chính phủ thường đưa ra và tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu là việc dựng nên
các hàng rào nhằm bảo hộ nền sản xuất còn yếu sức cạnh tranh trong nước. Các công cụ
mà thường sử dụng là công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan (hạn nghạch, giấy
phép nhập khẩu, biện pháp quản lí ngoại tệ và các tiêu chuẩn địa phương).
a/ Chính sách tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hoạt động nhập khẩu vì nó là cơ sở để so
sánh giá cả của hàng hoá trong nước với thế giới, đồng thời phục vụ cho sự vận động
của tiền tệ và hàng hoá giữa các quốc gia, các doanh nghiệp nhập khẩu theo dõi và căn
cứ vào tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động

của mình. Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu là không có lợi và so với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


trước doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá và ngược lại khi
đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợi và so với trước doanh nghiệp phải
trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá. Sự điều tiết tỷ giá của Nhà nước: cố định, thả
nổi, hay thả nổi có quản lý vì thế có tác động rất mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp.
b/ Quan hệ kinh tế quốc tế.
Các quan hệ này có tác động tương hỗ tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp. Thông thường một doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thấy thuận lợi hơn trong
suốt quá trình giao dịch nếu đối tác là một nước láng giềng, trong cùng một khu vực
hay cùng một khối. Họ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi các chính phủ dành cho nhau
quy chế đặc biệt (quy chế tối huệ quốc, cho hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan, ) và đến
lượt nó, nhập khẩu lại củng cố mối quan hệ ấy giữa các quốc gia.
4. Các nhân tố khác.
a/ Cơ sở hạ tầng.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện
cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có: Hệ thống giao thông
vận tải, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống tài chính ngân hàng.
Một nước có cơ sở hạ tầng phát triển là cơ sở để phát triển các hoạt động nhập khẩu bởi
cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng là việc giảm thiểu các chi phí trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao được hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình.
b/ Hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Tuy là một mặt đối lập, song xuất khẩu lại có tác động to lớn và trực tiếp tới hoạt
động nhập khẩu. Đó là cỗ máy chính tạo nguồn ngoại tệ an toàn phục vụ cho hoạt động

nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao chất
lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác của nội địa phục vụ cho các đơn vị sản
xuất thì điều này càng có ý nghĩa hơn. Xuất khẩu được đồng nghĩa với việc thị trường
được mở rộng, tiêu thụ được nhiều hơn nên sản xuất phát triển và lại càng nhiều nguyên
liệu hơn. Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước như: Nhật Bản, Singapore, đã
chứng minh rằng nhập khẩu chỉ phát triển khi xuất khẩu phát triển và ngược lại.
IV. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với Công ty PACKEXPORT.
Khoa học kỹ thuật là cơ sở để phát triển sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế, phát
triển khoa học kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất
nước. Nâng cao không ngừng trình độ khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực đời sống
kinh tế xã hội, đó là mục tiêu đề ra của mọi quốc gia. Vấn đề chuyển giao thiết bị và kỹ
thuật sản xuất bao bì - hoàn thiện sản phẩm trong thị trường quốc tế được tiến hành như
là một công cụ góp phần thay đổi, hoàn thiện hơn trình độ khoa học kỹ thuật nền kinh tế
của mọi quốc gia, vì thế nó có tầm quan trọng rất lớn. ở đây chúng ta chỉ xem xét vấn
đề nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất bao bì phục vụ xuất khẩu hàng hoá trong
quan hệ buôn bán trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Vì mỗi quốc gia, nhất là những
nước phát triển luôn luôn có những đầu tư thích đáng trong vấn đề thiết kế cải tiến mẫu
mã bao bì, chú ý tới sở thích của người tiêu dùng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm -
hàng hoá.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Thông thường các nước nhập khẩu là những nước đang phát triến do đó thường phải
nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật tư làm bao bì cao cấp và các dây chuyền thiết bị sản
xuất bao bì đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng hoá và tiêu dùng nội địa. Do đó, không
tránh khỏi những bất lợi khi quan hệ với các nước phát triển ở chỗ: nhập phải loại vật tư
kém phẩm chất, thiết bị và công nghệ đã qua sử dụng, phụ thuộc vào người bán,
Với ý nghĩa to lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế, nhiệm vụ đề ra với công tác
nhập khẩu vật tư nguyên liệu sản xuất bao bì đối với các nước đang phát triển như Việt
Nam nói chung và đối với Công ty PACKEXPORT nói riêng là: Đảm bảo góp phần

nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng số lượng, chất lượng của sản phẩm sản xuất
trong nước; nhập khẩu vật tư, nguyên liệu sản xuất hàng cao cấp trong khi trong nước
chưa sản xuất được
Phần thứ hai:
Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.
i. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
a/ Quá trình hình thành.
Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì được thành lập theo quyết định năm
1976 với tên gọi là Công ty bao bì xuất nhập khẩu. Đến năm 1982 Công ty được đặt tên
thành Công ty vật tư bao bì và bao bì xuất khẩu. Tháng 12/1989 do những biến đổi
mạnh mẽ trong nền kinh tế nước nhà và nền kinh tế các nước trong khối xã hội chủ
nghĩa một lần nữa Công ty lại đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì
được giữ nguyên cho đến bây giờ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Năm 1993 căn cứ theo nội dung nghị định số 388 - HĐBT ngày 20/11/1991 và nghị
định số 156 - HĐBT ngày 7/5/1992 về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước,
Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì được thành lập được thành lập theo:
- Thông bao số 163/ TB ngày 21/5/1993 và công văn số 2999/ KTN ngày 19/6/ 1993
của văn phòng Chính phủ.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 738/ TM - TCCB ngày 28/6/1993
của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Theo quyết định số 738/TM - TCCB của Bộ trưởng Bộ thương mại Công ty xuất
nhập khẩu và kỹ thuật bao bì có tên giao dịch đối ngoại là Vietnam National packaging
technology and import - export corporation.
Điện tín: PACKEXPORT.
Trụ sở chính: 31 phố hàng Thùng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Công ty xuất nhập
khẩu và kỹ thuật bao bì gồm một số đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển và ứng dụng kĩ thuật bao bì 139 Lò Đúc - Hà
Nội.
- Xưởng in thực nghiệm và phát triển bao bì hợp đồng tại 139- Lò Đúc Hà Nội.
- Xí nghiệp sản xuất bao bì carton 251 Minh Khai- Hà Nội.
- Chi nhánh Công ty XNK và kĩ thuật bao bì tại Hải Phòng - 105 Điên Biên Phủ.
- Chi nhánh Công ty XNK tại 82 Hoàng Diệu- Đà Nẵng .
Công ty XNKvà kĩ thuật bao bì là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương mại,
thực hiện việc sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển bao bì. Công ty có đầy đủ
tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


hàng nhà nước có con dấu theo qui định của của Nhà nước. Công ty là hội viên của liên
đoàn bao bì châu Âu (APF) và tổ chức bao bì thế giới (WPO).
Theo quyết định số 7381/TM - TCCB mục đích hoạt động của công ty XNK và kĩ
thuật bao bì là thông qua hoạt động xản xuất kinh doanh của Công ty nhằm khai thác
một cách có hiệu quả các nguồn vật tư nhân lực và tài nguyên của đất nước đồng thời
tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất để không
ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bao bì hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu hàng xuất
khẩu và nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước.
* Mục tiêu ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Trực tiếp và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư bao bì và các
mặt hàng khác phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức sản suất và gia công, liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì, hàng
hoá khác cho sản xuất tiêu dùng trong nước theo qui định hiện hành của Nhà nước và
của Bộ Thương mại.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về bao bì, làm
dịch vụ tư vấn về bao bì.
- In nhãn hiệu, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quyết định của Nhà nước.
* Nội dung hoạt động của Công ty bao gồm:

- Trực tiếp sản xuất các sản phẩm bao bì và các sản phẩm hàng hoá khác do Công ty
sản xuất khai thác, hoặc do liên doanh liên kết và đầu tư sản xuất tạo ra.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


- Trực tiếp nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc phục vụ cho ngành sản xuất và
kinh doanh bao bì của Công ty. Được nhập khẩu một số hàng tiêu dùng thiết yếu để
phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty khi Bộ Thương mại cho phép.
- Tổ chức sản xuất gia công, liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì hàng hoá
khác cho xuất khẩu tiêu dùng trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước và của
Bộ Thương mại.
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ bao bì theo yêu cầu của
khách hàng trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bao bì .
- Được in nhãn hiệu bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định của Nhà nước, của
Bộ Thương mại và của Bộ quản lý ngành cho phép.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật về bao bì.
- Hợp tác trao đổi kỹ thuật về bao bì với các tổ chức hữu quan trong và ngoài nước.
b) Quá trình phát triển.
Quá trình phát triển của công ty XNK và kĩ thuật bao bì được chia làm hai giai
đoạn.
Giai đoạn 1(từ năm 1973-1990): Giai đoạn vừa hoàn chỉnh vừa xây dựng bộ máy
quản lý.
Thời kì này sản xuất ở trong tình trạng thủ công lạc hậu với mấy cỗ máy tự chế
trong một địa điểm lụp xụp đường xá lầy lội. Sản phẩm mà Công ty làm ra là những
bao bì đơn giản, bởi lẽ dây truyền sản xuất thời kì đó đều là thủ công.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Bao bì sản phẩm ra đời của công ty PACKEXPORT sản xuất ra với nhiệm vụ để

đóng góp hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Trong những năm đầu mới thành lập, trình độ sản xuất còn thấp nên sản phẩm của
công ty chỉ xếp loại 3 so với đơn vị sản suất bao bì khác. Cũng như các đơn vị khác
dưới thời bao cấp, xí nghiệp bao bì xuất khẩu Hà Nội sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp
của Bộ Thương mại. Nhà nước bảo hộ đầu vào và bao tiêu đầu ra. Do vậy, hoạt động
sản xuất kém hiệu quả.
ở giai đoạn này tất cả các mặt hàng vật tư nguyên vật liệu phục vụ công tác kinh
doanh và sản xuất bao bì chủ yếu Công ty phải nhập khẩu bằng hợp đồng thương mại
theo nghị định thư của Việt Nam và các nước nhập khẩu. Bạn hàng chủ yếu lúc bấy giờ
là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó lớn nhất là Liên Xô. Ngoài ra còn một số bạn
hàng khác như Nhật Bản, Thụy Điển, Triều Tiên, nhưng không thường xuyên và lâu
dài bởi thường do các nước này có viện trợ hoặc là mình phải nhập do các bạn hàng
XHCN không có khả năng cung cấp.
Lượng hàng mà Công ty nhập về chủ yếu bán cho các xí nghiệp sản xuất gia công
trực thuộc Công ty chiếm 80%, 20% còn lại bán cho các đơn vị khác nhưng được điều
tiết theo kế hoạch định hướng của Bộ Ngoại Thương, số lượng bán ra và giá cả theo
định hướng kế hoạch và không nhận uỷ thác.Vì vậy thời kỳ này Công ty không hề có
khái niệm thị trường và việc tìm hiểu thăm dò thị trường để thúc đẩy công tác bán hàng
là không cần thiết.
Giai đoạn 2 (Từ 1990 đến nay).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×