Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách đẩy mạnh Xuất khẩu may mặc của Tổng Cty dệt may Việt Nam - 7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.08 KB, 12 trang )

73

mặt hàng, tăng sản lượng, đặc biệt tăng sản lượng vải may cho xuất khẩu, giảm gia
công, tăng hàng may bán đứt (FOB). Mặt khác, Tổng Công ty cũng lựa chọn, từng
bước mở rộng thêm các mặt hàng mà ta có khả năng vươn lên đỉnh cao và chiếm ưu
thế trên thị trường như: vải tơ tằm, tơ phế, tissulen, vải PE, PE Microfilament, dệt
kim tơ tằm, dệt kim cotton OE, chỉ khâu cotton, PE/Co, bít tất
Thời kỳ 2005-2010 là giai đoạn đầu tư chiều sâu tổng thể, tập trung đầu tư phần
mềm, trọng tâm là tổ chức theo I S O 9000 nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
mở rộng mặt hàng mới, đa dạng hoá mặt hàng. Chuẩn bị tốt trước khi hội nhập
hoàn toàn vào AFTA và WTO ,tạo cơ hội cho hàng may mặc của tổng công thuốc
thú y có cơ hội đứng vững và phát triển không bị nước ngoài lấn át.
2. Những thời cơ và thách thức đang đặt ra.
Năm 1998 là năm có nhiều khó khăn, nhưng dự báo năm 1999 vẫn chưa có dấu hiệu
tốt hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đang tiếp tục lan rộng đến các
khu vực khác như Nhật Bản, đặc biệt cuộc khủng hoảng đã làm cho tính cạnh tranh
vốn có trong cơ chế thị trường càng thêm quyết liệt, sức mua giảm sút, giá gia công
và giá bán sản phẩm giảm. Thị trường hàng free quota trong năm 1999 tiếp tục thu
hẹp, trong khi đó khả năng các thị trường Nga và Mỹ vẫn chưa được khaiong. Thị
trường trong nước do thời tiết mưa bão lanm cho người dân các vùng miền Trung và
miền Nam bị thiệt hại nhiều nên sức mua cũng sẽ giảm sút. Các biện pháp chống
hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng giả chưa có dấu hiệu sẽ đạt được kết quả khả
quan
Bên cạnh những thách thức trên Tổng Công ty cũng đang đứng trước nhiều thời cơ
lớn như: Việt Nam đã được trỏ thành thành viên chính thức của các bnước ASEAN,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
74

AFTA Việt Nam có quyền ký hiệp định song phương đối với các nước khác trong
khu vực, đặc biệt các nước ASSEAN đang có xu hướng giảm thuế xuất khẩu hàng
Dệt-May đối với các nước ASEAN xuống còn từ 0-5%. Hơn nữa, theo hiệp định


hàng dệt (ATC) ký tại vòng đàm phán thương mại đa biên tháng 4-1994 ở Maraket
ghi nhận rằng ATC sẽ thay cho hiệp định đa sợi (MFA) đến ngày 1-1-2005 tất cả
hàng dệt may phải được hoà nhập trở lại theo nguyên tắc thương mại thông thường
của WTO và như vậy hàng rào hạn ngạch hàng may vào Mỹ sẽ được loại bỏ và thuế
trung bình sẽ giảm 9%. Đây là một thời cơ lơn mà Tổng Công ty Dệt-May cần phải
chuẩn bị đầu tư đón trước thời cơ để có thể đi vào thị trường đầy tiềm năng này.
II. Những giải pháp chủ yếu về phía tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.
Qua phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt
Nam, đồng thời có tham khảo bài học kinh nghiệm của một số nước, có thể thấy
rằng đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tông Công ty là một vấn đề rất quan
trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, và phát triển kinh tế. Phát triển xuất khẩu ở đây có nghĩa là làm sao để thay
đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tận dụng được nhiều nhất các lợi thế so sánh
của đất nước, tăng số lượng và chất lượng từng mặt hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại
tệ và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Xét trên góc độ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu là thúc đẩy bán hàng nên nguyên lý
chung là mở rộng thị trường xuất khẩu và thực hiện tốt việc tạo nguồn hàng, giảm
chi phí. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty
và cũng theo hướng trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị trường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
75

1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đó là nhân tố
quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường xuất khẩu,
khách hàng của hàng xuất khẩu còn làm tăng tính cạnh tranh của khách hàng, tăng
khả năng lựa chọn của doanh nghiệp, từ đó tăng được hiệu quả của hoạt động xuất
khẩu. Bởi vì, mở rộng thị trường, khách hàng, tức là tăng cầu, mà cầu tăng sẽ kéo
theo cung tăng lên và giá cũng tăng lên.

Theo qui luật của nền sản xuất hàng hoá, không còn tồn tại khái niệm tính toán áp
đặt một nhu cầu để bố trí sản xuất, mà cần nắm bắt được diễn biến của thị trường
đểt phát triển sản xuất theo qui luật khách quan của nó. Phương châm của Tổng
Công ty Dệt-May Việt Nam là: Hướng ra xuất khẩu và coi trọng thị trường nội địa-
nên phải hoà mình vào thị trường may mặc thế giới và khu vực để đặt ra mục tiêu
chiến lược phát triển và khi hiệp định AFTA có hiệu lực thì hàng may mặc vẫn đủ
sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước và có sức vươn lên hơn nữa.
Do đó, phát triển thị trường may mặc thực sự là một yêu cầu cấp thiết hiện nay cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này Tổng Công ty cần thực hiện
một số giải pháp sau:
Một là: Uy tín sản phẩm.
Việc tạo được uy tín cho một loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quốc tế là cực
kỳ khó khăn. Nó bao gồm từ mẫu ma, chủng loại, kiểu cách đến chất lượng sản
phẩm.
Đối với Tổng Công ty Dệt-May, hiện tại việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm được
thực hiện dưới hai hình thức: gia công xuất khẩu và mua nguyên liệu bán sản phẩm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
76

Việc xuất khẩu theo hình thức gia công đã góp phần quan trọng vào giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động, song hiệu quả thấp. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của
sự phát triển, hầu hết các nước đều phải trải qua hình thức này. Đây cũng là cơ hội
để Tổng Công ty tập dượt, làm quen với cách thức làm ăn trên thị trường quốc tế, từ
việc tiếp nhận nguyên phụ liệu gia công sản xuất đến tiến độ giao hàng để tiến
đến hình thức xuất khẩu sản phẩm cao hơn: mua nguyên liệu, bán sản phẩm.
Để đạt được việc xuất khẩu sản phẩm theo hình thức này, Tổng Công ty cần phải
huy động một lực lượng tổng lực từ điều tra nhu cầu thị trường nước ngoài để tạo ra
các mẫu mốt ăn khách, hợp thị hiếu, đến tổ chức sản xuất đúng với tiến độ tiêu dùng
của thị trường mà sản phẩm cần tới. Làm được điều này, ngoài việc giải quyết lao
động như hình thức trên, nó còn gòp phần thúc đẩy bản thân ngành Dệt (cung cấp

các loại vải cho may mặc) và nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời
hiệu quả về thu ngoại tệ cũng tăng lên nhiều.
Hai là: Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng
uy tín hàng may mặc Việt Nam, đồng thời đưa hàng xuất khẩu Việt Nam vào các
kênh tiêu thụ hợp lý (trên cơ sở kinh nghiệm từ kiến thức của nhà phân phối ) qua
đó xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường.
Ba là: Đặt những đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm may mặc của Tổng
Công ty tại các thị trường lớn ở nước ngoài. Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao
nhận hàng kịp thời.
Bốn là: Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc Việt kiều để làm
cơ sở đẩy mạnh hàng xuất khẩu may mặc ra thị trường thế giới. Một điều đáng chú
ý ở đây là tiềm năng của Việt kiều và người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
77

nhiều người là các ông chủ lớn với các doanh nghiệp sở tại, như ở Nga và một số
nước Trung Đông. Đây là một thị trường không nhỏ cho hàng may mặc của Tổng
Công ty.
Năm là: Đẩy mạnh hoạt động mốt, đào tạo đội ngũ tiếp thị, tăng cường các hoạt
động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền nhằm bán trước sản phẩm. Các hoạt
động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho người mua
nhằm thắng được đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Sớm hoà nhập vào thị
trường quốc tế và khu vực bằng đầu tư phát triển và tổ chức lại hoạt động xuất khẩu
hàng may mặc theo cơ chế thị trường, theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO
9000, bằng tiếp thị, hội thảo, hội trợ, triển lãm, gia nhập các hiệp hội Dệt-May quốc
tế và khu vực, giao lưu với thời trang thế giới.
Để hỗ trợ đảm bảo cho hoạt động trên đem lại kết quả mong muốn thì trước tiên
doanh nghiệp phải tự bảo đảm được chất lượng, qui cách chủng loại của sản phẩm,
phù hợp với "thượng đế ngoại".
Một thị trường vừa hé mở nhưng rất có triển vọng đối với Tổng Công ty đó là thị

trường Mỹ và đằng sau đó là khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA: Mỹ-Canada-
Mehico). Trong ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Tổng
Công ty sang Mỹ không ngừng tăng lên. Tuy hiện tại giá trị xuất khẩu có nhỏ hơn
EU, song đây là một thị trường rất hấp dẫn nếu biết khai thác sẽ đem lại hiệu quả
cao. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần chú trọng hơn nữa tới một số thị truờng truyền
thống như Nhật Bản, SNG và một số nước Đông Âu
Tăng cường tìm kiếm các thị trường không hạn ngạch và có chính sách sản phẩm
đối với từng thị trường. Việc đề ra chính sách sản phẩm đúng đắn đối với từng thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
78

trường có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm, đến chi phí, giá
thành và lợi nhuận của Tổng Công ty.
Chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ làm tăng khả năng xâm nhập, chiếm lĩnh thị
trường và tăng lợi nhuận của Tổng Công ty.
1.2. Mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và giảm chi phí.
Dễ thấy rằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ không có ý nghĩa nếu như không
tăng năng lực sản xuất trong nước. Vì theo một nguyên lý trong kinh doanh thương
mại là nếu như khi khách hàng tới mà không có hàng cho khách thì ta sẽ mất khách
vĩnh viễn. Đây là hai mặt của một vấn đề: nếu như không có đủ hàng hoá để đáp
ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ không cần và không thể mở rộng được thị trường
xuất khẩu, cho nên mở rộng thị trường xuất khẩu phải gắn với việc tăng năng lực
sản xuất trong nước, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải giảm được chi phí của
hàng xuất khẩu.
Hơn nữa, sản xuất và xuất khẩu ở nước ta còn mang tính chất manh mún cho nên
phải chấp nhận giá thị trường quốc tế. Trong điều kiện đó, để tăng kim ngạch xuất
khẩu yêu cầu trước tiên là phải tăng được lượng hàng xuất khẩu, tức là phải tăng
năng lực sản xuất, có như vậy Tổng Công ty mới có thể vươn lên chiếm lĩnh, chi
phối một thị trường nào đó.
Tóm lại, tăng năng lực, giảm chi phí sản xuất và xuất khẩu là điều không thể thiếu

được khi muốn mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu. Để làm được điều
này, Tổng Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
*. Chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán
thành phẩm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
79

Hình thức xuất khẩu này có hiệu quả hơn từ 4-5 lần. Chẳng hạn, tính theo đơn vị
qui chuẩn áo sơ mi thì với 840 triệu sản phẩm xuất khẩu theo hình thức gia công sẽ
thu khoảng 600 triệu USD, còn theo giá bán 3.4 USD/1SP thì kim ngạch xuất khẩu
sẽ là 3 tỷ USD, tức là tăng 5 lần. Chú ý rằng, để chuyển đổi hình thức này đòi hỏi
người quản lý phải am hiểu, tránh tình trạng mua nguyên liệu lúc đắt bán thành
phẩm lúc rẻ.
2. Giải pháp đầu tư hiện đại hoá công nghệ - mẫu mã hàng may.
Thực trạng rõ nét đối với hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty là chủ
yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công (chiếm 80%). Do vậy, hiệu quả đem lại
không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành Dệt ở nước ta chưa phát triển, công
nghệ lạc hậu và không đồng bộ, thiết bị kĩ thuật chậm so với Trung Quốc, Thái Lan
khoảng 5-7 năm, hàng năm sản xuất mới đạt 50-60% năng lực. Do vậy, chất lượng
và số lượng vải trong nuớc kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Như trên đã phân tích, để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng may
mặc, Tổng Công ty cần giảm dần hình thức gia công xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu theo phương thức FOB.
Do vậy, giải pháp cần thiết ở đây là phải đầu tư phát triển ngành dệt để phát triển
ngành may, bao gồm cả đâù tư chiều sâu và đầu tư các công trình mới, nâng cao
trình độ công nghệ phát triển sản xuất đồng bộ.
Đầu tư chiều sâu bao gồm cả đầu tư mở rộng là một yêu cầu cấp thiết để có nhiều
mặt hàng thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu, mặt hàng đạt chất lượng cao,
giá thành hạ, có vải cho ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB, chiếm lĩnh lại
thị trường nội địa và hoà nhập vào thị trường may ASEAN khi hiệp định AFTA có

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
80

hiệu lực.
Tổng Công ty cần tăng vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ hiện đại, đặc biệt ưu tiên các công nghệ tiên tiến cho ngành dệt nhằm
tăng nhanh các loại vải đủ tiêu chuẩn cho ngành may xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu
nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, bổ sung mới,
cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản
lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất để tăng một số mặt hàng chủ lực, có uy tín về nhãn
hiệu hàng hoá, có giá cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ thuật,
với chiến lược phát triển của Tổng Công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây
chuyền công nghệ đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản
lý nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất. Song tìm giải pháp để tạo nguồn vốn
cho đầu tư phát triển là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, có tính quyết định tới
tốc độ phát triển. Ngân sách Nhà nước thì hạn chế, nhiều công trình hạ tầng y tế và
giáo dục Nhà nước phải ưu tiên. Bước đầu công nghiệp hoá của các nước nghèo
Châu á vẫn phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Do vậy, với phương
châm thực tế trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, Tổng Công ty cần nhanh chóng
đưa Công ty tài chính đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của Công ty tài chính là huy động
vốn (phát hành trái phiếu vay từ các nguồn tín dụng trong và ngoài nước ) để cho
vay (các dự án đầu tư) và thực hiện một số dịch vụ tài chính khác.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần đầu tư phát triển sản xuất phụ liệu, nguyên liệu mà
trong nuớc có điều kiện. Đây là chất xúc tác để chuyển đổi hình thức gia công xuất
khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vì theo hình thức mua
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
81

nguyên liệu bán thành phẩm, Tổng Công ty có thể tận dụng được những nguyên

liệu, phụ liệu sản xuất trong nước, giá cả rẻ hơn làm tăng thêm lợi nhuận. Đồng thời
thu hút thêm lao động, tạo thu nhập góp phần giải quyết thất nghiệp. Mặt khác, hình
thức xuất khẩu này còn vừa tạo đầu ra cho ngành dệt vừa tạo đầu vào cho ngành
may.
Đặc biệt trong lĩnh vực mốt, Tổng Công ty còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có đủ hiểu
biết về yêu cầu thị hiếu của từng thị trường EU, Mỹ, Nhật nên sớm đầu tư thích
đáng về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ tạo mốt, sử dụng các thiết bị chuyên
dùng computer, điện tử trong thiết kế cắt may, có kế hoạch hợp tác với viện Mốt,
hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt người nước ngoài để rút ngắn quá trình thâm nhập
và đẩy nhanh sản phẩm của ta tới các thị trường rộng lớn đó.
* Nâng cao chất lượng mặt hàng.
Với mục tiêu sản xuất các mặt hàng có chất lượng, mẫu mã phong phú đẹp, hợp
thời trang, hạ giá thành, tăng dần vải dệt cho ngành may xuất khẩu theo FOB đạt
70% vào năm 2010. Tổng Công ty cần xây dựng được qui chế quản lý chất lượng
mặt hàng, xây dựng các hoạt động bảo đảm chất lượng và hoạt động quản lý, hoạch
định chất lượng.
Ngoài ra, Tổng Công ty cũng cần xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng không
ngừng và tăng cường trách nhiệm xét duyệt chính sách về quản lý chính sách chất
lượng. Triển khai xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 và TMQ. Điều này đòi
hỏi công sức trí tuệ, thời gian đầu tư đổi mới mạnh mẽ, và quyết tâm của lãnh đạo
Tổng Công ty mới có thể đạt được.
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu.sử dụng có hiệu quả nguồn lực.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
82

Thị trường may thế giới phức tạp, nhu cầu về hàng may mặc biến động theo mùa.
Hơn nữa, tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thị trường
khác nhau có sự khác nhau. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu phải
hết sức linh hoạt tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và phải hiểu
biết chuyên môn về ngành may.

Tổng Công ty cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một cách
thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ phải
được nâng lên nhanh chóng và tương xứng. Qui mô đào tạo và loại hình đào tạo cần
được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt
khác, hàng năm Tổng Công ty nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên. Đây là một mắt xích quan trọng trong
công tác đào tạo. Nếu không được chú ý thích đáng sẽ làm hao mòn vô hình đội ngũ
đã được đào tạo. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình nâng
cao, tu nghiệp ở nước ngoài theo một chương trình kế hoạch thường niên.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng cần có những khuyến khích về mặt lợi ích thoả
đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức
cho công việc. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ, nắm chắc, sâu sắc các nghiệp vụ xuất
nhập khẩu khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực
sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất
khẩu của Tổng Công ty.
4. Giải pháp về hợp tác quốc tế.
Hoà nhập với khu vực và quốc tế là một nhu cầu khách quan, là lợi ích sống còn của
Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam, buộc Tổng Công ty phải tự thân phát triển, nâng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
83

cao vươn cao lên tương xứng, đồng thời sự hội nhập còn tạo sự hiểu biết lẫn nhau
và tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư cao hơn.
Với đường lối mở cửa và hoà nhập vào thị trường thế giới nói chung và các nước
khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang sôi động, Tổng Công ty
Dệt-May Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác đầu tư, tự tổ chức lại sản
xuất cho phù hợp những yêu cầu của cơ chế thị trường, phù hợp với tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế ISO 9000 va nhãn hiệu hàng hoá CE. Tổng Công ty Dệt-May Việt
Nam, hiện đã là hội viên chính thức của hiệp hội Dệt-May Đông Nam á (AFTEX)
cần nhanh chóng gia nhập vào hiệp hội Dệt-May thế giới, trực tiếp tham gia vào

quá trình phân công hợp tác chung về lĩnh vực lao động, mậu dịch và các chính sách
bảo hộ quốc tế và khu vực, tham gia các hoạt động quốc tế về mẫu mốt thời trang,
về hội thảo, triển lãm, tiếp thị nhằm không ngừng mở rộng uy tín của mình trên thị
trường quốc tế.
Mặt khác, xu hướng thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ với ba làn sóng tự do hoá,
tư nhân hoá và phi tập trung hoá. Tổng Công ty cũng cần nắm bắt được vận hội thời
cơ để có thể có sự chuyển mình theo trào lưu chung.
III. một số kiến nghị Chính phủ .
1. Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế.
Quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế là hai mặt gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng vừa
là tiền đề vừa là điều kiện phát triển của nhau. Quan hệ chính trị mở đường cho
quan hệ kinh tế phát triển, ngược lại quan hệ kinh tế làm cho quan hệ chính trị trở
nên gắn bó chặt chẽ hơn.
Tác động của quan hệ chính trị lên quan hệ kinh tế thể hiện trên các mặt:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
84

- Quan hệ chính trị tốt tạo đà cho việc hợp tác, tương trợ lẫn nhau về đầu tư,
viện trợ, chuyển giao công nghệ.
- Quan hệ chính trị là tiền đề cho Nhà nước kí kết các hiệp định về thương
mại, về thông tin, về đầu tư, về cấp phát hạn ngạch (quota).
- Quan hệ chính trị là cơ sở pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp hai bên
tiến hành làm ăn với nhau. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán, giải quyết
thông tin tranh chấp.
- Quan hệ chính trị làm tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước.
Như vậy, về mặt mở rộng thị trường, quan hệ chính trị tốt sẽ tạo được thị trường ổn
định, thị trường mới cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. Điển hình là việc Mỹ xoá
bỏ cấm vận đối với Việt Nam tháng 2/1994 thì ngay sau đó, các quan hệ kinh tế đối
ngoại Việt nam sôi động hẳn lên. Nhiều hãng, Công ty tìm kiếm cơ hội kinh

doanh ở Việt Nam, trong đó có Công ty Mỹ sang Việt Nam, kí một hợp đồng đáng
ghi nhớ với Confechnex trị giá 350 triệu USD ( kinh tế đối ngoại - Võ Thanh Thu -
tr 306).
Quan hệ thương mại như chúng ta đều biết, chỉ là một bộ phận của kinh tế đối
ngoại. Song nó là một trong các bộ phận thu ngoại tệ về cho đất nước. Đối với các
nước mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, vốn là yêu cầu đầu tiên và
tất yếu. Do vậy, thông qua hoạt động ngoại thương, nhiều nước đã tham gia được
vào sự phân công lao đông quốc tế trên phạm vi toàn cầu và trong khu vực. Và
chính sự tham gia đó đã bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân
và thu được ngoại tệ về cho đất nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×