Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở độ tuổi 30 - 69 của người dân tại phường 1, thành phố tuy hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.94 KB, 43 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá gây tăng đường
huyết mạn tính do thiếu Insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy. Theo từ điển
Y học Dorlanhs: Bệnh đái tháo đường là “hội chứng mạn tính về rối loạn
chuyển hoá glucid, Lipid và Protid do thiếu tiết Insulin, hoặc do cả hai” Biểu
hiện rõ ràng nhất của bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá đường, nồng
độ đường trong máu tăng cao liên tục và được thải ra ngoài qua nước tiểu, vì
vậy đào thải đường ra ngoài qua nước tiểu trở thành tên của bệnh ở Việt nam.
Nhưng khi có đường niệu thì bệnh đái tháo đường đã ở giai đoạn muộn và
thường có nhiều biến chứng. Biến chứng của bệnh đái tháo đường là hậu quả
của một phức hợp các rối loạn chuyển hoá Glucid, Lipid, Protid và các chất
điện giải, gây tổn thương hàng loạt các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người
đang mắc bệnh đái tháo đường. Trước hết là hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, mắt,
thận, bàn chân… nếu không được điều trị kịp thời người bệnh đái tháo
đườngcó thể tử vong hoặc tàn tật suốt đời.
Bệnh đái tháo đường trong đó chủ yếu đái tháo đường typ II chiếm tỷ lệ
từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, đây là
một bệnh không lây nhiễm mà lại phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu và là
gánh nặng cho nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, bởi vì:
- Bệnh đái tháo đường typ II có tốc độ phát triển rất nhanh, theo S.
Colagiury tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: cứ trong vòng
15 năm thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ II lại tăng lên gấp đôi. Hiện
nay, bệnh đái tháo đường typ II được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang
phát triển và những nước mới công nghiệp hoá.
- Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và
xã hội vì sự phổ biến của bệnh, các hậu quả nặng nề của bệnh do được phát
hiện và điều trị muộn.
2
Đứng trước “căn bệnh thế kỷ” người ta đã nghiên cứu nhiều vấn đề bệnh
nguyên, cách dự phòng , cơ chế sinh bệnh, cách theo dõi chăm sóc và điều trị


đái tháo đường. Tuy nhiên bệnh đái tháo đường đã được biết từ lâu, nhưng
cho tới nay nguyên nhân gây bệnh của nó không phải ở bệnh nhân nào cũng
được xác định rõ ràng, người ta chỉ có thể đưa ra nhiều YTNC trong đó có
yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của gia
đình của người đái tháo đường. Sự hiện diện đái tháo đường typ II ở những
thế hệ trước( ông bà, cha mẹ) sẽ có nguy cơ cho thế hệ sau. Ngoài yếu tố di
truyền, đái tháo đường có liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác như: ăn
nhiều, béo phì, rối loạn Lipid máu hoặc tĩnh tại. Vì thế điều trị tốt nhất bệnh
đái tháo đường, ngoài thuốc ra, còn cần phải tiết thực tốt, không những tránh
tĩnh tại mà còn phải vận động, để góp phần cân bằng Glucose máu tốt, muốn
vậy phải theo dõi Glucose máu, và thăm khám chuyên khoa định kỳ. Bệnh đái
tháo đường là bệnh đã có từ lâu, nhưng đặc biệt phát triển trong những năm
gần đây, bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Trong đó chủ yếu là bệnh đái tháo đường typ II chiếm một tỷ lệ từ 85% - 95%
trong tổng số bệnh nhân mắc đái tháo đường và đang là một trong những bệnh
không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu và là gánh nặng cho
nền kinh tế phát triển.
Đồng thời từ trước cho đến nay ở tại tỉnh Phú Yên chưa có một nghiên
cứu nào về bệnh đái tháo đường. Nhân chương trình đái tháo đường được
chính phủ đưa vào dự án mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh đái tháo
đường. Trên cơ sở đó tôi xin dùng những số liệu khám và sàng lọc tại tỉnh
Phú Yên để đánh giá tỷ lệ mắc đái tháo đường tại tỉnh theo chương trình của
Quốc gia với mục đích sau đây:
1. Xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường ở độ tuổi 30 - 69 của người dân
tại phường 1, thành phố Tuy Hoà
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hoá đặc trưng bởi tình trạng
tăng đường huyết gây ra do khiếm khuyết quá trình bài tiết Insulin, hoặc tác
dụng của Insulin hoặc cả hai. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây ra
các biến chứng mạn tính trên các cơ quan khác như: mắt, thận, thần kinh,
mạch máu…
1.2 . DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 VÀ VẤN NẠN
TOÀN CẦU
1.2.1 . Tình hình đái tháo đường typ 2 trên toàn thế giới:
Tỷ lệ đái tháo đường vào năm 2025 sẽ là 7,3% , ảnh hưởng đến khoảng
380 triệu người trên thế giới [87]. Mặc dù sử dụng các phương pháp khác
nhau, các nghiên cứu trên nhiều chủng tộc khác nhau, và cho các kết quả khác
nhau, nhưng tất cả cho thấy một bức tranh chung về tình hình đái tháo đường
toàn thế giới. Một điều quan trọng khác là đại đa số bệnh nhân đái tháo đường
trong hầu hết các nghiên cứu cắt ngang không nhận biết được mình đang mắc
bệnh.
Theo số liệu mới nhất của IDF công bố vào cuối năm 2009, dựa trên các
báo cáo 216 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và được chia thành 07 vùng
khác nhau do đặc điểm về kinh tế xã hội, vấn đề đo thị hoá .v.v…: Châu Phi
(AFR), Trung Đông - Bắc Phi (MENA), Châu Âu (SEA), Bắc Mỹ - vịnh Ca -
ri - bê (NAC), Nam Trung Mỹ (SACA), Đông và Nam Châu Á (SEA), và Tây
Thái Bình Dương (WP). Tỷ lệ đái tháo đường (nhóm người ừ 20 - 79 tuổi)
trên toàn thế giới năm 2010 ước tính vào khoảng 6,4% và 284 triệu người
mắc đái tháo đường, trong đó 70% người bị đái tháo đường sống ở các vùng
4
có thu nhập trung bình - thấp. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên thành
7,7%, và 438 triệu người. Sự gia tăng này phần lớn ở các nước đang phát
triển, do sự thay đổi về lối sống, sự đô thị hoá, dinh dưỡng…[86]. Vùng Tây
Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc), vùng Đông Nam Châu Á (bao gồm
Ấn Độ) có số người bị đái tháo đường cao nhất thế giới. lần lượt là 77 triệu và
59 triệu người, tuy nhiên do dân số đông nên sau khi hiệu chỉnh, tỷ lệ đái tháo

đường ở vùng Tây Thái Bình Dương khoảng 4,3%. Vùng có tye lệ đái tháo
đường cao nhất thế giới là vùng Bắc Mỹ - vịnh Ca ri bê và vùng Trung Đông -
Bắc Phi với tỷ lệ lần lượt là: 10,2% và 9,3%. Các nghiên cứu không chỉ tập
trung vào tỷ lệ đái tháo đường mà song song đó còn khảo sát thêm tỷ lệ rối loạn
dung nạp glucose (RLDN glucose) trong dân số, vì có nhiều bằng chứng cho
thấy RLDN glucose làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường [96] cũng như
các biến cố tim mạch [103], [83]. Kết quả cho thấy không chỉ đái tháo đường,
mà tình trạng RLDN glucose cũng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Bảng 1.1: Tỷ lệ đái tháo đường ước tính năm 2010 và năm 2030 ở các
vùng khác nhau trên toàn thế giới
Vùng
Tỷ lệ %
ĐTĐ năm 2010
Tỷ lệ %
ĐTĐ năm 2030
Châu Phi (AFR)
Châu Âu (EUR)
Trung Đông - Bắc Phi (MENA)
Bắc Mỹ - vịnh Ca ri bê (NAC)
Nam Trung Mỹ (SACA)
Đông và Nam Châu Á (SEA)
Tây Thái Bình Dương (WP)
3,8
6,9
9,3
10,2
6,6
7,6
4,7
4,7

8,1
10,8
12,1
7,8
9,1
5,7
TỔNG CỘNG 6,4 7,7
5
Bắc Mỹ - vịnh Ca ri bê là vùng có tỷ lệ đái tháo đường tương đối cao so
với các vùng khác. Mặc dù có gần 26 quốc gia trên lãnh thổ nhưng đại đa số
sinh sống ở Hoa Kỳ (68%) và Canada (21%). Đây là những nước có nền kinh
tế phát triển nhất thế giới, song song với đó là một nền y học hiện đại, làm
cho dân số ngày càng già đi (khoảng 32% dân số Hoa Kỳ lớn hơn 50 tuổi), và
tỷ lệ các bệnh mãn tính ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, theo số liệu của
NHANES tỷ lệ đái tháo đường năm 1999 - 2000 là 9,3% trong số đó 30%
không biết mình bị đái tháo đường trước nghiên cứu. Sau khoảng 5 năm, đến
năm 2005 - 2006, tỷ lệ đái tháo đường ở người trên 20 tuổi tại Hoa Kỳ là
12,9%, trong đó gần 40% trường hợp không nhận biết đã mắc đái tháo đường,
sự gia tăng chủ yếu ở những người Hipanic [31]. Tại Canada, theo số liệu của
NDSS, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng 21% từ năm 2002 đến năm 2007, hiện tại
tỷ lệ lưu hành là 6,2%. Số người mắc đái tháo đường tại Mexico vàp khoảng
5,6% ở nam và 9,7% ở nữ ( theo kết quả điều tra trên 40 ngàn người trong
nước) [91], một kết quả nghiên cứu khác cũng tại Mexico cũng cho thấy tỷ lệ
đái tháo đường vào khoảng 8,8% [14].
Bảng 1.2: Mười quốc gia có số người đái tháo đường cao nhất thế
giới năm 2010- 2030
Quốc gia
Năm 2010
(triệu người)
Quốc gia

Năm 2030
(triệu người)
1. Ấn Độ
2. Trung Quốc
3. Hoa Kỳ
4. Nga
5. Braxin
6. Đức
7. Pakistan
8. Nhật
9. Indonesia
10. Mexico
50,8
43,2
26,8
9,6
7,6
7,5
7,1
7,1
7,0
6,8
1. Ấn Độ
2. Trung Quốc
3. Hoa Kỳ
4. Nga
5. Braxin
6. Đức
7. Pakistan
8. Nhật

9. Indonesia
10. Mexico
87,0
62,6
36,0
13,8
12,7
12,0
11,9
10,4
10,3
8,6
6
Vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ tập hợp khoảng 20 quốc gia, hầu hết là các
nước đang phát triển, mặc dù tỷ lệ đái tháo đường tương đối thấp hơn Bắc Mỹ
nhưng vẫn ngày một gia tăng cùng với quá trình đô thị hoá đất nước và là một
trong những vấn đề sức khoẻ chính cần được quan tâm. Tại Braxin, tỷ lệ đái
tháo đường là 7,1% năm 1996 và tăng lên 12,1% năm 2003 [81],[104]. Ở các
nước lân cận như: Argentina, Chile, Bolivia, tỷ lệ đái tháo đường cũng giao
động từ 6,5% đến 8,2% [23], [36], [28].
Bảng 1.3: Mười quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới năm
2010- 2030
Quốc gia
Năm 2010
(triệu người)
Quốc gia
Năm 2030
(triệu người)
1. Nauru
2. Các tiểu

vương quốc Ả
rập thống nhất
3. Ả rập Xê - út
4. Mauritius
5. Bahrain
6. Reunion
7. Cô - ét
8. O man
9. Tonga
10. Malaysia
30,9
18,7
16,8
16,2
15,4
15,3
14,6
13,4
13,4
11,6
1. Nauru
2. Các tiểu
vương quốc Ả
rập thống nhất
3. Mauritius
4. Ả rập Xê - út
5. Reunion
6. Bahrain
7. Cô - ét
8. Tonga

9. O man
10. Malaysia
33,4
21,4
19,8
18,9
18,1
17,3
16,9
15,7
14,9
13,8
Châu Âu là vùng đất tương đối đa dạng về mặt dân số, hầu hết các nước
đều giàu có, tỷ lệ người trên 50 tuổi ngày một gia tăng ( chiếm khoảng 1/3
dân số), do đó vẫn phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh mãn tính như:
Hoa Kỳ. Tuy là nước phát triển, nhưng số liệu ở Châu Âu còn hạn chế, ít các
nghiên cứu về tỷ lệ đái tháo đường ở cấp độ quốc gia. Tỷ lệ đái tháo đường
thay đổi rất nhiều tuỳ từng quốc gia, thấp nhất là 2,2% ở Hà Lan [107] và cao
7
nhất tại Đức với tỷ lệ 12,2% [47]. Số liệu tại Thổ Nhi Kỳ cho thấy tỷ lệ đái
tháo đường và RLDN glucose tương ứng là 7,9% và 7,0% [90]. Tại các thành
phố lớn khác của Châu Âu như: Anh, Croatia, Slovakia, Slovenia và Tây Ban
Nha lần lượt là 4,4%, 6,1%, 7%, 9,9% và 11% [42], [72], [74], [73].
Châu Phi là khu vực có tỷ lệ thấp nhất trên thế giới. Đây là vùng phải đối
mặt với hai vấn nạn lớn đói nghèo và nhiễm HIV/AIDS, làm cho tuổi thọ trung
bình không cao (hiện chỉ có 9,8% dân số trên 50 tuổi), điều này làm cho tỷ lệ
đái tháo đường ở khu vực này không cao. Do các đặc điểm về kinh tế xã hội
như vậy, nên có rất ít nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường trong khu vực.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế tương đối phát
triển như: Nam Phi, Cameroon và Ghana. Tại Nam Phi, có một vài nghiên cứu

về dịch tễ học đái tháo đường, tỷ lệ giao động trong khoảng 3,9% ở vùng nông
thôn [75], và tỷ lệ cao nhất là 8% ở vùng thành thị [68]. Một vài nghiên cứu lẻ
tẻ ở Cameroon và Ghana cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở hai nước này lần lượt
là: 0,9% và 6,3% [70], [18].
1.2.2. Dịch tễ học đái tháo đường týp 2 tại Châu Á:
đái tháo đường đang là ván đề thời sự tại các nước phương Tây và trên
toàn thế giới. Theo ước tính của IDF, 80% bệnh nhân đái tháo đường năm fở
quốc gia có thu nhập trung bình - thấp. Châu Á cũng nằm chung trong bối
cảnh đó, ước tính Châu Á chiếm khoảng 60% số người bị đái tháo đường trên
toàn thế giới. Số người đái tháo đường và RLDN glucose cũng như RLĐH
đói tăng nhanh một cách đáng kể trong vòng một thập kỷ qua [115]. Không
giống như các nước phương Tây, nơi mà bệnh đái tháo đường chủ yếu ảnh
hưởng đến những người lớn tuổi, gánh nặng đái tháo đường ở Châu Á đang
nằm ở đối tượng dân số tương đối trẻ hơn, chủ yếu ở tuổi trung niên [86],
Châu Á có những bước chuyển tiếp đáng kể trong vài thập kỷ gần đây về mặt
kinh tế xã hội, sự toàn cầu hoá, mỡ rộng thông thương phương Tây - phương
8
Đông, song song đó là sự gia tăng dân số, thay đổi lối sống, chế độ ăn, giao
lưu văn hoá, chuyển giao công nghệ. Tất cả làm cho cơ cấu bệnh đái tháo
đường khác các nước phương Tây về mặt dịch tễ, yếu tố nguy cơ và cơ chế
bệnh sinh cũng như vấn đề quản lý bệnh phức tạp hơn [32]. Ngay cả giữa các
nước trong Châu Á cũng có sự khác nhau về tần suất đái tháo đường do sự
khác biệt về sắc tộc, văn hoá và mức độ phát triển kinh tế xã hội.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng từ 1,0% năm 1980 đến
5,5% năm 2001 [45], bệnh chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn như: Thượng
Hải [61]. Tại các vùng kinh tế phát triển ở Trung Quốc như Hồng Công, Đài
Loan, tỷ lệ đái tháo đường khoảng 10,0% trong đó hơn 50% bệnh nhân có
tiền căn đái tháo đường trước đó [117]. Nghiên cứu mới nhất tại Trung Quốc
năm 2010 thực hiện trên 46 ngàn người cho thấy tỷ lệ đái tháo đường và tiền
đái tháo đường tại Trung Quốc gia tăng đáng kể với con số tương ứng là 9,7%

và 15,5% ước tính trên 240 triệu người Trung Quốc bị RLĐH [118]. Tại các
đô thị lớn ở Ấn Độ, tỷ lệ đái tháo đường tăng từ 3% vào những năm 1970 lên
12% vào năm 2000 [84]. Năm 2006, tỷ lệ đái tháo đường ở vùng nông thôn
Ấn Độ đã là 9,2%, trong khi đó tại một số đô thị lớn, tỷ lệ tăng 13,9% năm
2000 lên 18,6% trong vòng 5 năm, từ 1999 đến năm 2004 [92], tại Hàn Quốc,
tỷ lệ đái tháo đường ở thành phố Yonchon năm 1995 là 7,2% [82] đến năm
2005 tỷ lệ đái tháo đường ở Hàn Quốc ước tính vào khoảng từ 5,5% đến
18,6% (nhóm người gốc Mã lai tại Singapore) [21], [88]. Các quốc gia còn lại
trong khu vực đều cho thấy tỷ lệ đái tháo đường gia tăng đáng kể trong nhiều
năm qua. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có số người cao nhất thế giới
trong khi đó một số đảo quốc ở Thái Bình Dương lại có tỷ lệ đái tháo đường
cao nhất thế giới.
1.2.3. Dịch tễ học đái tháo đường typ 2 tại Việt Nam:
9
Nằm trong bối cảnh chung của thế giới, cũng như của Châu Á, Việt Nam
đang đối mặt với tỷ lệ đái tháo đường ngày một gia tăng. Năm 1991 theo điều
tra ở một số vùng lân cận Hà Nội thì tỷ lệ đái tháo đường vào khoảng 1,0%, tại
thành phố Huế là 0,9%, tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992 theo kết quả
điều tra ở một số quận nội thành, tỷ lệ đái tháo đường vào khoảng 2,52 ± 0,4%
[9]. Năm 2001, tác giả Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự đã thực hiện một
nghiên cứu lớn về dịch tễ học đái tháo đường tại thành phố Hồ Chí Minh
nghiên cứu được thực hiện trên 2.932 đối tượng từ 15 tuổi trở lên. Các tác giả
đã chứng minh tỷ lệ đái tháo đường đang tăng nhanh đáng kể, tỷ lệ đái tháo
đường, RLĐH đói trước hiệu chỉnh là 6,6% và 3,2%. Sau khi hiệu chỉnh theo
tuổi và giới, tỷ lệ lần lượt là 3,8% và 2,5%, trong đó 40% đối tượng chưa từng
biết đái tháo đường từ trước [40]. Cũng theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố
quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ đái tháo đường bao gồm: tuổi, tỷ số
vòng eo/ vòng hông (VE/VH), lối sống tĩnh tại. Bốn năm sau nghiên cứu của
tác giả Đức Sơn , tác giả Tạ Thị Tuyết Mai đã khảo sát tình hình đái tháo
đường ở lứa tuổi trung niên (40 - 60 tuổi) tại thành phố Hồ Chí Minh nghiên

cứu được thực hiện trên 2331 đối tượng, tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo
đường lần lượt là 11,2% và 23,3%. Một lần nữa, kết quả cho thấy tỷ lệ đái tháo
đường đang ngày một gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng gần 4 lần so
với năm 1992 và tăng 1,7 lần so với năm 2001 [3].
Năm 2003, có một vài nghiên cứu về dịch tễ học đái tháo đường ở các
tỉnh miền bắc cho tỷ lệ giao động trong khoảng 7,8% đến 8,8% [1], [11]. Tỷ
lệ đái tháo đường ở tỉnh Bắc Cạn, một vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc
sinh sống là 18,4% [5]. Tại Hải Phòng, nghiên cứu trên 1335 đối tượng sống
tại các quận, huyện, hải đảo được thực hiện trong vòng 3 năm từ năm 2005 -
2007 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 3,1%, tỷ lệ này gia tăng theo độ tuổi và
nơi cư ngụ (sống ở thành phố có tỷ lệ đái tháo đường cao hơn ngoại thành)
[4]. Tại Đà Nẵng, một thành phố lớn khác ở Việt Nam nghiên cứu trên 722
10
đối tượng là viên chức nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2009 cho thấy tỷ lệ đái
tháo đường và RLĐH đói là 10,3% và 18,8% trong đó khoảng 70% trường
hợp mới chẩn đoán đái tháo đường[2].
Nhìn chung tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam đang ngày một gia tăng và
là một vấn đề sức khoẻ quan trọng, theo ước tính của IDF đến năm 2030 Việt
Nam sẽ có trên 3,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.
1.3 . TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [17]
Bảng 1.4: Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp Hội Đái Tháo
Đường Hoa Kỳ 2010
1.HbA-1c ≥ 6,5, phương pháp xét nghiệm phải được chứng nhận bởi
NGSP và được chẩn đoán theo xét nghiệm dùng trong nghiên cứu DCCT*.
HOẶC
2.Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l), đường huyết đói được
định nghĩa là nhịn đói ít nhất 08 giờ.
HOẶC
3.Đường huyết 02 giờ sau uống 75gam glucose ≥ 200 mg/dl (11,1mmol/l)
khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG)* nghiệm pháp được

thực hiện theo hướng dẫn của WHO.
HOẶC
4.Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết và đường
huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1mmol/l)
*Nếu kết quả không rõ ràng, có thể lập lại các xét nghiệm 1- 2 lần.
Trong hơn nhiều thập kỷ qua, việc chẩn đoán đái tháo đường chủ yếu
dựa vào tiêu chí đường huyết, hoặc là đường huyết đói hoặc là NPDNG. Năm
2007, Uỷ ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại đái tháo đường đã
xem xét lại các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường dựa trên các nghiên cứu về
mối tương quan giữa mức đường huyết, HbA-1c và tần suất xuất hiện bệnh lý
11
võng mạc do đái tháo đường. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy nếu đường
huyết vượt trên ngưỡng cho phép, tần suất bệnh lý võng mạc sẽ gia tăng và
ngược lại. Và từ đó, các chuyên gia đã đưa ra ngưỡng đường huyết mới để
chẩn đoán đái tháo đường ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/L) đối với đường huyết đói
và ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/L) đối với đường huyết 2 giờ sau uống 75 gam
glucose.
Trước đây, HbA-1c được xem như một xét nghiệm dùng để theo dõi điều
trị trên những bệnh nhân đái tháo đường, HbA-1c phản ứng mức đường huyết
trung bình 2- 3 tháng trước. Đây là một xét nghiệm có vai trò quan trọng, nó
tương quan mật thiết với các biến chứng của đái tháo đường, đặc biệt là các
biến chứng mạch máu nhỏ, do đó HbA-1c được xem là một trong những tiêu
chuẩn về kiểm soát đường huyết. trong quá khứ, HbA-1c không được khuyến
cáo dùng để chẩn đoán đái tháo đường do các xét nghiệm thời đó chưa được
chuẩn hoá. Nam 2009, sau khi xem xét lại tất cả các bằng chứng về dịch tễ
học, Hội đồng các chuyên gia quốc tế đã khuyến cáo sử dụng HbA-1c làm
tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường với ngưỡng chẩn đoán là ≥ 6,5% [106].
Ngưỡng chẩn đoán là 6,5% của HbA-1c cũng tương thích với các ngưỡng
chẩn đoán đường huyết trong tiên đoán tần suất bệnh lý võng mạc. Các
chuyên gia nhấn mạnh xét nghiệm HbA-1c phải được chuẩn hoá theo NGSP

giống như xét nghiệm HbA-1c dùngvtrong nghiên cứu DCCT. HbA-1c có
nhiều ưu điểm: thuận tiện hơn bệnh nhân không phải nhịn đói, chỉ số tương
đối hằng định, và có thể thực hiện ngay cả khi bệnh nhân bị tress. Điểm bất
lợi của HbA-1c là khi bệnh nhân có bệnh lý về máu, khi dó xét nghiệm sẽ
không được chính xác, và bắt buộc phải sử dụng đường huyết để chẩn đoán.
Một số trường hợp đái tháo đường typ 1 mới khởi phát ở trẻ em, HbA-1c có
thể không tăng dù cho đường huyết tăng rất cao.
Cũng như đường huyết 2 giờ sau uống 75 gam glucose, HbA-1c không
12
tương thích hoàn toàn 100% với đường huyết đói. Nếu sử dụng HbA-1c ≥
6,5% làm tiêu chí chẩn đoán, ta sẽ bỏ sót một phàn ba trường hợp bị đái tháo
đường so với sử dụng tiêu chí đường huyết đói ≥ 126 mg/dl. Trong một vài
trường hợp, cần lập lại xét nghiêm lần 2 nếu kết quả lần 1 không rõ ràng, nếu
cả hai lần như nhau có thể cho phép kết luận chính xác. Do đó khi sử dụng
các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường, bác sĩ lâm sàng cần đánh giá một
cách toàn diện bệnh nhân, đánh giá các yếu tố nguy cơ, và chọn lựa xét
nghiệm nào phù hợp nhất cho bệnh nhân, hoặc có thể phối hợp nhiều tiêu chí
để chẩn đoán.
Bảng 1.5: phân loại nguy cơ đái tháo đường
• Đường huyết đói: ( Rối loạn đường huyết đói)
Từ 100mg/dl (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dl (6,9 mmol/L)
• Đường huyết 2 giờ sau NPDNG: (Rối loạn dung nạp glucose)
Từ 140 mg/dl (7,8 mmol/L đến 199 mg/dl (11,0 mmol/L)
• HbA-1c: từ 5,7% - 6,4%.
Từ những năm 1997 tới năm 2003, hội đồng các chuyên gia về đái tháo
đường đã xếp các đối tượng có mức đường huyết cao hơn bình thường,
nhưng không đủ tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường vào một nhóm riêng
[105]. Nhóm đối tượng trung gian này bao gồm: RLĐH đói (đường huyết
đói từ 100 mg/dl = 5,6 mmol/L đến 125mg/dl = 6,9 mmol/L), và RLDN
glucose (đường huyết 2 giờ sau NPDNG từ 140 mg/dl = 7,8 mmol/L đến

199 mg/dl = 11,0 mmol/L. Những đối tượng này còn được gọi là “Tiền đái
tháo đường” với nguy cơ cao sẽ phát triển thành đái tháo đường trong tương
lai. Tiền ĐTD có liên quan mật thiết với béo phì (nhất là béo phì vùng
bụng), rối loạn Lipid máu và tăng huyết áp. Những nghiên cứu về thay đổi
lối sống, hoặc một vài loại thuốc có thể làm chậm diễn tiến thành bệnh đái
13
tháo đường trên nhóm đối tượng này. Năm 2009, cùng với việc khuyến cáo
đưa HbA-1c vào tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường, các chuyên gia cũng chú
trọng đến nhóm đối tượng có HbA-1c trong khoảng từ 5,7% đến 6,4% và
xếp chung với nhóm đối tượng này với nhóm RLĐH đói và RLDN glucose
thành “ phân loại nguy cơ cao đái tháo đường”. So với đường huyết đói,
HbA-1c với ngưỡng 5,7% có độ nhạy thấp hơn, nhưng có độ đặc hiệu và giá
trị tiên đoán dương cao hơn trong việc dự đoán đái tháo đường xuất hiện
trong tương lai [39]. Do đó chúng ta cần giải thích rõ các nguy cơ, cũng như
có những chiến lượt phòng ngừa thích hợp cho tất cả các bệnh nhân có
HbA-1c trong khoảng từ 5,7% đến 6,4%.
1.4.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1.4.1. Béo phì và đái tháo đường typ 2
Béo phì sự gia tăng khối lượng mỡ tuyệt đối, một yếu tố quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của đề kháng Insulin và đái tháo đường typ 2. Khối
lượng mỡ tuyệt đối được quyết định bởi các yếu tố như gien và các yếu tố môi
trường bao gồm chế độ ăn, hoạt động thể lực.
*Ảnh hưởng của béo phì lên tình trạng đề kháng Insulin: mô mỡ được
quý như một cơ quan nội tiết, vì ngoài chức năng chính là dự trữ năng
lượng, còn ảnh hưởng rất nhiều lên hoạt động của Insulin qua nhiều cơ chế
khác nhau:
- Sự gia tăng khối lượng của mô mỡ liên hệ đến gia tăng ly giải mô mỡ,
và cùng với việc đề kháng tác dụng Insulin tại mô mỡ làm tăng phóng thích
Acid béo tự do vào máu dấn đến tình trạng đề kháng Insulin thông qua cơ chế
ngộ độc acid béo. Trên những bệnh nhân béo phì còn xuất hiện nhiều hiện

tượng tăng Triglyceride trong mô cơ gây đề kháng Insulin, tăng tích tụ
triglyceride ở gan và gây ra bệnh cảnh thường gặp là bệnh gan nhiễm mỡ
không do rượu.
14
- Giảm bài tiết hocmon từ mô mỡ có lợi cho chuyển hoá glucose như:
amylin và leptin. Hai hocmon này có tác dụng làm giảm sự tân sinh đường ở
gan, tăng sự thu nạp và sử dụng glucose bởi mô cơ, tăng quá trình oxy hoá
các acide béo tụ do. Cả hai hocmon này đều giảm trên cả bệnh nhân béo phì,
và gần đây được xemnhư hai yếu tố quan trọng trong béo phì, đề kháng
Insulin và đái tháo đường typ 2.
* Béo phì là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2: Đã từ lâu,
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, béo phì có liên hệ mật thiết với
đái tháo đường typ 2, cho chúng ta thấy nguy cơ mắc đái tháo đường ở nhóm
có BMI > 30 cao gấp 20 lần, và nhóm có BMI > 35 cao gấp 38 lần so với
nhóm BMI bình thường. Nếu BMI càng cao thì yếu tố nguy cơ mắc đái tháo
đường và các biến chứng tim mạch liên quan với đái tháo đường càng cao
[99]. Do mối liên quan chặt chẽ như vậy, nên một điều không ngạc nhiên là
song song với vấn nạn toàn cầu về đái tháo đường chính là sự gia tăng đáng
kể của tình trạng béo phì.
Tóm lại, béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng, dù cho đánh giá bằng
tiêu chí nào đi nữa BMI hay vòng eo điều liên quan chặt chẽ với đái tháo
đường và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
1.4.2. Dinh dưỡng và lối sống
Những vấn đề khó khăn trong việc đánh giá chế độ ăn khi thực hiện
nghiên cứu làm cho câu trả lời đúng xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của dinh
dưỡng lên tần suất đái tháo đường chưa thuyết phục. Tuy nhiên đã khẳng định
một chế độ ăn nhiều năng lượng, nhiều mỡ bão hoà, thức ăn có chỉ số đường
huyết cao, ít chất xơ có thể là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường [52].
Tại các nước phương Tây, thói quen sử dụng thức ăn nhanh, nhiều năng
lượng đã thúc đẩy sự gia tăng tỷ lệ béo phì cũng như đái tháo đường trong

cộng đồng. Tại Châu Á trong đó có Việt Nam, thức ăn truyền thống là gạo
15
được xay kỹ, hoặc lúa mỳ đã tinh chế đây là những loại thức ăn ít chất xơ, có
chỉ số đường huyết cao, và cùng với thói quen mỡ động vật, hoặc các loại bơ
chứa nhiều acide béo dạng trans là những yếu tố nguy cơ gây tăng cân, đề
kháng Insulin và đái tháo đường typ 2. Vấn đề luyện tập thể dục trong vài
thập kỷ gần đây có khuynh hướng giảm trên nhiều quốc gia. Đây cũng có thể
là một yếu tố quan trọng góp phần vào gánh nặng béo phì và đái tháo đường
trên toàn cầu. Những nghiên cứu cắt ngang và những nghiên cứu theo dõi đều
cho thấy lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực là một yếu tố nguy cơ độc lập
của đái tháo đường typ 2. Thời gian ngồi tại chổ trên 4 giờ một ngày sẽ làm
gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và các rối loạn chuyển
hoá[49], [60].
1.4.3. Hút thuốc lá và đái tháo đường
Đã từ lâu hút thuốc lá được xem là một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
với mức độ ảnh hưởng rộng trên nhiều cơ quan khác nhau và là yếu tố nguy
cơ của nhiều bệnh khác nhau. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có gần 400.000 người tử
vong liên quan đến thuốc lá. Mặc dù tỷ lệ hút thuốc lá trong những năm gần
đây có giảm như ở Trung Quốc và Ấn Độ tỷ lệ đàn ông hút thuốc lá cong
khoảng 50 - 60%. Hút thuốc lá làm cho bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện
các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu nhỏ sớm hơn, làm nặng hơn các
biến cố tim mạch và tỷ lệ tử vong. Hút thuốc lá có thể là yếu tố nguy cơ thúc
đẩy đái tháo đường typ 2 xuất hiện [16]. Một phân tích gộp gần đây tổng hợp
gần 25 nghiên cứu khác nhau cho thấy hút thuốc lá là nguy cơ của đái tháo
đường, nguy cơ gia tăng theo mức độ hút thuốc lá [116]. Trên những đối
tượng có BMI như nhau, nhóm hút thuốc lá có khuynh hướng béo bụng nhiều
hơn nhóm không hút thuốc lá [116]. Cơ chế có thể là hút thuốc lá làm tăng
tình trạng đề kháng Insulin và giảm đáp ứng của tế bào beta tụy.
1.4.4. Tuổi và Đái tháo đường
16

Hầu hết tất cả các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ đái tháo
đường đặc biệt xuất hiện ở nhóm người có tuổi cao. Đây được xem là nguy
cơ hàng đầu gây gia tăng tỷ lệ đái tháo đường tại Hoa Kỳ và Canada [115].
Hiện nay 40% dan số Hoa Kỳ trên 60 tuổi bị rối loạn đường huyết [46].
Không chỉ có ở các nước phương Tây, ở Châu Á và Việt Nam cũng vậy, tỷ
lệ đái tháo đường bao giờ cũng cao ở nhóm lớn tuổi. Sự phát triển của y học,
khoa học kỹ thuật làm tăng tuổi thọ của người dân, đồng thời kéo theo sự gia
tăng của các bệnh mãn tính. Chức năng của tế bào tụy giảm theo thời gia,
trung bình 0,7% một năm, trong khi cơ chế đề kháng Insulin không thay đổi
so với tuổi trẻ [101].
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Người dân có độ tuổi từ: 30 tuổi - 69 tuổi.
- Thời gian từ: 08/2010 - 06/2011.
Nghiên cứu được thực hiện tại phường I, Thành phố tỉnh Phú Yên.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên, có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu: là 509 người /xã hoặc phường.
Cỡ mẫu được tính theo công thức
2
2
2/1
)1(
d
ppZ
n


=

α
• Với p là tỷ lệ ước đoán mắc bệnh đái tháo đường tính chung toàn quốc
cho các đối tượng từ 30 đến 69 tuổi là 5,7%;
• d là độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0,012.
• Z
1-α/2
là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tin cậy 95%.
• Sau khi tính toán có cỡ mẫu 432 làm tròn 450 người cho một cụm.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
- Lập danh sách tất cả những người 30-69 tuổi hiện đang sinh sống tại
Phường I, Thành phố Tuy Hòa.
- Chọn ngẫu nhiên theo danh sách cho đủ cỡ mấu 509
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
18
2.3.1. Mẫu thu thập số liệu
Chúng tôi sử dụng một mẫu KAP điều tra theo chương trình Quốc gia
phòng, chống đái tháo đường (có phụ lục kèm theo).
2.3.2.Tiếp cận thu thập thông tin
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình, người phỏng vấn
điền các thông tin thu được vào bộ câu hỏi. Để thực hiện điều tra đạt hiệu quả
cao chúng tôi đưa ra quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Chọn thời điểm và nơi phỏng vấn thích hợp nhất đối với đối
tượng được phỏng vấn, tốt nhất là lúc họ rảnh rỗi.
- Bước 2: Nhóm phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc
phỏng vấn.
- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn, đo chiều cao, cân nặng, VB, VM, huyết

áp tại thời điểm phỏng vấn, sau đó ghi ngay thông tin vào phiếu điều tra (đảm
bảo đối tượng được phỏng vấn hiểu đầy đủ các câu hỏi).
- Bước 4: Kiểm tra toàn bộ thông tin, tránh bỏ sót sau khi đã kết thúc
phỏng vấn.
- Bước 5: Cảm ơn sự hợp tác của đối tượng được phỏng vấn và gia đình
trước khi rời khỏi nhà.
2.3.3. Các biến số thu thập
- Tuổi: tính từ năm sinh của đối tượng tự khai cho đến thời điểm nghiên cứu.
- Cân nặng: chúng tôi dùng một loại cân để cân trong suốt thời gian
nghiên cứu. Mỗi người sẽ được cân 02 lần. Khi cân không mang giày, dép, số
đo 02 lần không chênh lệch quá 0,5kg, và lấy trị số 2 lần đo.
- Chiều cao cm: sử dụng cùng một thước đo. Khi đo các đối tượng
nghiên cứu phải đứng thẳng, 2 bàn chân chạm đất, 2 tay buông thỏng theo
thân mình mắt nhìn về phía trước. Sai số giữa 2 lần đo không quá 2cm, lấy trị
số trung bình giữa 2 lần đo.
19
- BMI chỉ số khối cơ thể (kg/m
2
): tính bằng cân nặng trên chiều cao
bình phương. Phân độ BMI theo của WHO cho người Châu Á [114].
* Đánh giá béo phì: có nhiều tiêu chí để đánh giá béo phì trên lâm sàng
và cận lâm sàng nhưng thường dùng nhất là chỉ số BMI, chỉ số vòng eo, tỷ lệ
vòng eo/hông.
- Đánh giá béo phì BMI cho người trưởng thành Châu Á
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho người trưởng
thành Châu Á
Phân loại BMI
Yêú tố phối hợp
Số đo vòng bụng
(nam) ≥ 90 cm

( nữ ) ≥ 80 cm
Gầy < 18,5 Yếu tố nguy cơ
của bệnh khác
Trung bình
Bình thường 18,5 – 22,9 Trung bình Có tăng cân
Béo phì:
Có nguy cơ
Độ I
Độ II
≥ 23
23 – 24,5
25 – 29,5
≥ 30
Tăng cân
Béo vừa
Béo nhiều
Tăng cân vừa
Béo nhiều
Quá béo
Đánh giá béo phì vùng bụng dựa vào vòng eo hoặc eo/hông:
Khi vòng eo > 102cm ở nam và nữ > 88cm hoặc tỷ số eo/hông ≥ 0,9 ở
nam và ≥ 0,8 ở nữ. Được xem là nguy cơ cao của các bệnh lý chuyển hoá và
tim mạch.
- Vòng eo (cm): được đo 23 lần ở tư thế thẳng đứng, lấy trung điểm ở
bờ dưới xương sườn 12 và phần cao nhất của mào chậu. Các dối tưọng
nghiên cứu được đo 2 lần, sai số 2 lần đo không quá 2cm, lấy trị số trung
20
bình 2 lần đo.
- Vòng hông (cm): là vòng đo qua 2 mấu chuyển, lấy số đo lớn nhất, đo
2 lần và lấy trị số trung bình 2 lần đo.

- Huyết áp (mmHg): chúng tôi dùng cùng 1 loại máy đo huyết áp. Nếu
nghi ngờ chúng tôi sẽ kiểm tra lại bằng máy đo huyết áp kế thủy ngân. Các
đối tượng phải ngồi nghỉ ít nhất 10 phút, đo ở tư thế ngồi, đo ở 2 tay phải đặt
ngang mặt bàn, khoảng cách giữa 2 lần đo là 2 phút. Nếu sai số giữa 2 lần đo
> 10mmHg chúng tôi sẽ đo lại bằng máy huyết áp kế thủy ngân và lấy trị số
trung bình giữa 2 lần đo gần nhau nhất.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thông báo ăn bữa ăn tối cuối
cùng trước 20 giờ. Sau thời gian đó không ăn gì thêm. Sáng hôm sau không
ăn nhịn đói, không sử dụng các thức uống có khả năng làm tăng đường huyết
và đến lấy máu xét nghiệm.
- Tình trạng hôn nhân: theo mẫu KAP chúng tôi rút gọn lại như sau
+ Có gia đình: hiện đang sống có gia đình
+ Độc thân: hiện đang sống độc thân, chúng tôi không phân biệt những
trường hợp đã ly hôn, goá…
- Tiền sử gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường, lipide máu:
+ Có: khi có người thân trong gia đình bao gồm cha mẹ ruột, anh chị em
ruột, hoặc con mắc các bệnh trên.
+ Không: Không có tiêu chuẩn trên, hoặc không biết.
- Tiền sử bản thân RLLP máu, có điều trị hay không
- Hút thuốc lá:
+ Có: được định nghĩa bệnh nhân còn đang hút thuốc lá, hoặc tiền sử có
hút thuốc lá và ngưng < 1 năm.
+ Không: không hút thuốc lá.
21
- Sử dụng rượu bia:
+ Có uống rượu: Khi uống > 1 đơn vị rượu/ ngày (1 đơn vị rượu tương
đương 1 lon bia hoặc 1 ly rượu khoảng 30ml).
+ Không: không uống rượu bia hoặc uống ít hơn lượng trên.
- Thời gian ngồi tại chổ làm việc:
+ Ngồi trên 4 giờ/ ngày: xem như thói quen tĩnh tại nhiều.

+ Ít hơn 4 giờ/ ngày: không có thói quen tĩnh tại.
- Luyện tập thể dục:
+ Thường xuyên tập thể dục: là thời gian tập trung bình 30 phút/ngày và
ít nhất 5 ngày trong 1 tuần ( ≥ 150phút/tuần).
+ Không thường xuyên: không có hoặc ít hơn thời gian trên.
- Tiền sử bản thân sinh con trên 4kg ở phụ nữ.
- Thói quen ăn rau:
+ Thường ăn rau: trong vòng 3 ngày qua đều ăn rau và mỗi ngày ăn ít
nhất 2 chén ăn cơm.
+ Không thường xuyên: Không ăn hoặc ăn ít hơn lượng trên.
- Ăn thịt
+ Ăn nhiều: là ăn mỗi ngày ≥ 200gram và ăn 3 ngày liên tục.
+ Ăn ít: Là không ăn thịt cá hoặc ăn ít hơn lượng trên.
- Phân độ BMI theo khuyến cáo của WHO cho người châu Á
+ Thừa cân: BMI ≥ 23
+ Không thừa cân: < 23
- Béo bụng: vòng eo ≥ 90 ở nam và ≥ 80 ở nữ theo tiêu chí của IDF 2005 [56].
- Chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chí JNC VII [33]:
- THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥
90mmHg hoặc bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ huyết áp.
- Chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu ADA 2010 [17]:
22
- Tiêu chuẩn Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) được WHO chấp nhận
năm 2010.
+ Glucose máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7mmol/L)
+ Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/L)
+ Glucose huyết tương 2h sau NPDND > 200mg/dl (11,1 mmol/L)
2.4.3. Vấn đề y đức
Nghiên cứu được thực hiện với sự sàng lọc đối tượng qua phiếu đánh giá
yếu tố nguy cơ của chương trình Dự án phòng, chống đái tháo đường (có phụ

lục kèm theo). Tất cả các xét nghiệm hoàn toàn miễn phí. Không có bất kỳ
một can thiệp nào ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của đối tượng điều tra,
do đó không có sự vi phạm về y đức trong nghiên cứu này. Khi có vấn đề bất
thường trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ dành thời gian thông báo, chỉ dẫn về
nếp sống hợp lý cho các đối tượng nghiên cứu.
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
Phân tích bằng phần mềm SPSS 15.1
Các biến số định lượng phân phối bình thường được trình bày dưới dạng
trung bình và độ lệch chuẩn.
- Công thức trung bình
- Công thức độ lệch chuẩn
Các biến số định lượng phân phối không bình thường được trình bày dưới
dạng trung vị.
xi
nn
XXX
X
n
i
n


=
+++
=
1
21
1


2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i
−=

=
23
Các biến số định tính và định danh được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
Dùng phép kiểm định t để só sánh 2 số trung bình của biến số định lượng
phân phối bình thường giữa 2 nhóm đái tháo đường và không mắc đái tháo
đường.
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
24
Chương 3
KẾT QUẢ
Qua điều tra, khảo sát 509 người về tình hình mắc bệnh đái tháo đường
của người dân ở độ tuổi 30-69 tuổi tại thành phố Tuy Hòa chúng tôi có kết
quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi n Tỷ lệ %
30 -44 338 66,4
45 - 69 171 33,6

Tổng 509 100,0
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét:
Nhóm 30-44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (66,4%), nhóm 45-69 tuổi chiếm
33,6%.
Bảng 3.2. Phân bố theo giới
25
Giới n Tỷ lệ %
Nam 158 31,0
Nữ 351 69,0
Tổng 509 100,0
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới
Nam chiếm tỷ lệ 31%, nữ chiếm 69%
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhóm nghiên cứu theo BMI
BMI (kg/m
2
) n Tỷ lệ %
Bình thường (BMI < 23) 297 58,3
Thừa cân (23-25) 179 35,2
Béo phì ( >25) 33 6,5
Tổng 509 100,0
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhóm nghiên cứu theo BMI
Có 41,7% đối tượng nghiên cứu thừa cân, béo phì. Trong đó béo phì 6,5%
3.2. TỶ LỆ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bảng 3.4. Tỷ lệ đái tháo đường
Nhóm n Tỷ lệ %

×