LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan đây là công trình của chúng tôi, các số liệu
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác, khách quan và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Acquire Immunodeficiency Syndrome
CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức
ĐH- CĐ : Đại học – Cao Đẳng
HIV : Human immunodeficiency virus
RHM : Răng hàm mặt
TMH : Tai mũi họng
UBND : Uỷ ban nhân dân
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Y tế cơ sở 3
1.2. Các quy định của Bộ Y tế và Nhà nước liên quan đến trạm y tế 5
1.3. Tình hình mạng lưới y tế cơ sở hiện nay 8
1.4. Tình hình sức khỏe và bệnh tật trẻ em ở nước ta 8
1.5. Mục tiêu sức khỏe từ nay đến năm 2020 9
1.6. Những chính sách của Nhà nước dành cho y tế cơ sở
trong tình hình mới 10
1.7. Tình hình sử dụng mạng lưới y tế cơ sở của người dân hiện nay 15
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Một số đặc điểm của nhóm bà mẹ được nghiên cứu 22
3.2. Tình hình bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi và khuynh hướng sử dụng
dịch vụ y tế của bà mẹ 23
3.3. Lý do chọn trạm xá 25
3.4. Mức độ hài lòng của các bà mẹ khi chọn trạm xá 27
3.5. Các yếu tố liên quan đến khuynh hướng sử dụng dịch vụ y tế cơ sở 28
Chƣơng 4 : BÀN LUẬN 30
4.1. Một số đặc điểm của nhóm bà mẹ được nghiên cứu 30
4.2. Các dịch vụ y tế địa phương 31
4.3. Tình hình bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi và khuynh hướng sử dụng
dịch vụ y tế của bà mẹ 32
4.4. Các yếu tố liên quan đến khuynh hướng sử dụng dịch vụ y tế cơ sở. 35
KẾT LUẬN 36
KIẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động chăm sóc sức khỏe của y tế, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe
ban đầu. Trong thời kỳ mở cửa kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, hoạt
động y tế cơ sở cũng cần có những chuyển biến phù hợp với sự phát triễn của
kinh tế xã hội. Nhiệm vụ được đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải tiến hành
các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách có hiệu quả, thực
hiện công bằng trong chăm sóc y tế với một nguồn lực còn hạn chế. Muốn
thực hiện được điều này thì phải tăng cường công tác quản lý và điều hành
các hoạt động y tế cơ sở. Tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là đối tượng
có nguy cơ cao như trẻ em và phụ nữ mang thai dễ dàng tiếp cận được với các
dịch vụ y tế với chất lượng cao [5].
Việt Nam là một nước đang phát triển ở trong khu vực Đông Nam Á,
đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa và y tế. Tình hình
chăm sóc sức khỏe của người dân càng được nâng cao. Tuy vậy tình trạng sức
khỏe trẻ em vẫn là mối quan tâm lớn vì tỷ lệ trẻ ở Việt Nam chiếm gần 50%
dân số [7]. Trong khi đó ở các nước phát triển khác trên thế giới tỷ lệ này
khoảng 20- 50% dân số. Tỷ lệ tử vong nhiều nhất ở lứa tuổi < 5 tuổi. Nguyên
nhân tử vong của trẻ em < 5 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là viêm phổi, tiêu
chảy cấp, sởi, suy dinh dưỡng [2].
Để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong những năm qua y tế cơ sở đã được quan tâm và đầu tư về mọi mặt.
Với sự đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế các trạm y
tế cơ sở đã có đầy đủ trang thiết bị, thuốc men đáp ứng với nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trẻ em < 5 tuổi.
2
Đối với trẻ em < 5 tuổi việc tiếp cận các dịch vụ y tế phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế của gia đình, kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ. Từ khi đất
nước có chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến tổ
chức và hoạt động của hệ thống y tế cơ sở và mạng lưới y tế tư nhân, phòng
mạch tư, bệnh viện tư và các hiệu thuốc tư phát triển mạnh. Trong khi đó trạm
y tế cơ sở lại có chiều hướng giảm thu hút với người dân đặc biệt là các bà mẹ.
Để tìm hiểu và đánh giá mức độ tin cậy của các bà mẹ đối với trạm y tế
, giúp các trạm y tế xã nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế để thu hút người
dân đặc biệt là trẻ em < 5 tuổi chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của các bà mẹ tại xã Thủy
Biều, Thành Phố Huế”, với các mục tiêu:
1. Tìm hiểu tình hình sử dụng các dịch vụ y tế tại tuyến xã của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến khuynh hướng sử dụng các dịch vụ
y tế tại tuyến xã của các bà mẹ.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Y TẾ CƠ SỞ
Y tế cơ sở được xác định nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho mọi tầng lớp nhân dân trên mọi vùng miền đất nước. Công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng của Việt Nam đã được Tổ Chức Y Tế
Thế Giới (WHO) và các tổ chức quan tâm vấn đề sức khỏe đánh giá cao. Cho
đến nay, chúng ta đã có 100% xã có cán bộ y tế và trạm y tế xã. Tỷ lệ tiêm
chủng cho các cháu dưới 5 tuổi đạt 98%; 95% số xã có nữ hộ sinh trung cấp
và y sĩ sản nhi. Nhiều bệnh thường gặp ở bà mẹ, trẻ em đã được giải quyết
ngay từ tuyến cơ sở. Nhờ có mạng lưới y tế trải rộng và đến tận tuyến xã,
phường, thị trấn nên công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng từng bước ngày
càng nâng cao [21].
1.1.1. Các dịch vụ mà trạm y tế đảm nhận
- Dịch vụ khám chữa bệnh.
- Dịch vụ bảo vệ bà mẹ trẻ em.
- Dịch vụ cung cấp thuốc thiết yếu.
- Dịch vụ y tế học đường.
- Dịch vụ cung cấp nước sạch.
- Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
1.1.2. Đặc điểm riêng của dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế gồm 2 yếu tố tiêu thụ và đầu tư. Sức khỏe là kết quả trực
tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi y tế, đồng thời người lao động có sức khỏe sẽ
đóng góp cho sản xuất và đầu tư.
Chi phí chăm sóc sức khỏe có thể cao hơn rất nhiều so với thu nhập.
Sức khỏe yếu thì khả năng lao động của con người giảm, thì khả năng kiếm
4
tiền của con người cũng giảm theo. Người bệnh khi ốm đau họ thường không
tính toán tới khả năng chi phí của mình, có khi dồn tất cả tiền bạc để chữa
bệnh cho khỏi. Số khác có điều kiện kinh tế hơn thì thường yêu cầu được
phục vụ cao hơn.
Người bệnh trực tiếp tham gia vào sản xuất cũng như tiêu thụ dịch vụ y
tế (tuy nhiên có khi người bệnh không đòi hỏi tiêu thụ thì lúc này Nhà nước
cần có phương pháp điều hòa).
Quyết định một dịch vụ y tế có khi không phục hồi được (thầy thuốc
quyết định chữa bệnh, còn bệnh nhân phải trả tiền, có khi phải trả nhiều tiền
nhưng không cứu được tính mạng ).
Dịch vụ y tế không hướng tới tự do cạnh tranh.
Sự cạnh tranh và hành nghề y tế phải có tiêu chuẩn, uy tín và độ tin cậy
của xã hội đối với thầy thuốc (khi không may bị bệnh, bệnh nhân thường
muốn tới nơi chữa bệnh tốt, nếu đó là thầy thuốc giỏi có đức ). Mục đích của
y tế là mọi người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe được phòng bệnh
nâng cao sức khỏe đời sống nhân dân.
Sự khác nhau của những bệnh viện lớn và xí nghiệp lớn rất nhiều đặc
biệt là về giá cả.
Dịch vụ y tế hoạt động ở bệnh viện không phải bao giờ cũng có lãi, có
khi phải bù lỗ nhưng vẫn phải hoạt động đó là vì lợi ích của xã hội của cộng
đồng. Về lợi nhuận kinh tế ở bệnh viện thường không có tiêu chuẩn, không rõ
ràng. Ở bệnh viện không khuyến khích lợi nhuận đơn thuần, lợi nhuận phải gắn
liền với hiệu quả y tế và xã hội. Lợi ích bên ngoài là lợi ích chi tiêu không chỉ
thuộc về cá nhân người sử dụng chi phí đó mà còn là lợi ích của cả cộng đồng.
1.1.3. Quan niệm về tiếp cận dịch vụ y tế [4]
Tiếp cận dịch vụ y tế là khả năng người sử dụng y tế khi cần có thể đến
sử dụng tại nơi cung cấp.
Tiếp cận dịch vụ y tế phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố sau:
5
- Nhóm yếu tố khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế.
- Nhóm yếu tố về kinh tế.
- Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế.
- Nhóm các yếu tố về văn hóa.
1.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VÀ NHÀ NƢỚC LIÊN QUAN
ĐẾN TRẠM Y TẾ [18]
1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Trạm y tế phải được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Y Tế ban
hành với một số tiêu chí cơ bản như:
- Vị trí: Gần trục đường giao thông, ở khu trung tâm xã.
- Diện tích đất: Trung bình từ 500m
2
trở lên với khu vực nông thôn và
từ 150m
2
trở lên đối với khu vực thành thị.
- Tổng công trình bao gồm: khối nhà chính, công trình phụ trợ, sân
phơi, vườn mẫu trồng cây thuốc. Cây xanh bóng mát chiếm tỷ lệ trên 30%
diện tích khu đất. Có hàng rào bảo vệ, có cổng và biển tên trạm.
- Khu nhà chính: Cấp công trình tối thiểu cấp III; Diện tích tối thiểu
trung bình 90m
2
trở lên; Số phòng chức năng chính từ 8 – 9 phòng trở lên;
bao gồm: Phòng tuyên truyền tư vấn; phòng đón tiếp; quầy thuốc; phòng
khám bệnh và sơ cứu; các phòng thực hiện dịch vụ y tế kế hoạch hóa gia đình,
đỡ đẻ, sau đẻ; phòng lưu bệnh nhân; phòng rửa tiệt trùng; phòng khám bệnh
bằng y học cổ truyền ( đối với một số trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền
chuyên trách ).
- Khu vệ sinh có thể để trong khối nhà chính hoặc phụ trợ.
- Khối phụ trợ bao gồm: Nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh và nhà
để xe ( tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi xã, phường ).
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Nguồn điện được nối với điện lưới hoặc có
máy phát điện riêng đối với các trạm y tế vùng III. Có 01 thuê bao điện thoại
trực tiếp. Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định.
6
- Duy trì bảo dưỡng: cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi
năm 01 lần vào quý IV hàng năm.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc
với người dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các
dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm bệnh tật và phòng
chống dịch bệnh và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân
dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình tăng cường sức khỏe.
Trạm y tế cơ sở có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc Trung tâm y tế huyện
và Chủ tịch UBND xã, phường thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác
y tế trên địa bàn. Trạm y tế cơ sở chịu sự quản lý chỉ đạo và hướng dẫn của
Trung tâm y tế huyện về chuyên môn, nghiệp vụ kinh phí và nhân lực. Chịu
sự quản lý chỉ đạo của UBND xã, phường trong việc xây dựng kế hoạch phát
triển y tế để trình cơ quan thẩm quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
kế hoạch đó sau khi đã được xét duyệt. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể
trong xã, phường tham gia vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
Kinh phí hoạt động và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đối với trạm y tế
cơ sở được huy động từ các nguồn ngân sách của Trung Ương, địa phương
viện trợ, từ thiện, cộng đồng… Các nguồn thu, chi này được quản lý theo
đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ và chế độ
chính sách của trạm y tế tiếp tục thực hiện theo quyết định số 58/TTg ngày
03/02/1994 và quyết định số 131/TTg ngày 04/03/1995 của Thủ tướng Chính
phủ và thông tư 08/TT-LB.
1.2.3. Trang thiết bị của trạm y tế
Theo tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010, trạm y tế
cần được trang bị các trang thiết bị sau:
7
- Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện việc khám và điều
trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên gồm: Ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim
tiêm và các trang thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu.
- Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: Mắt, TMH, RHM.
- Tại các trạm y tế có bác sĩ làm việc: Máy khí dung, kính hiển vi, máy
xét nghiệm đơn giản.
- Trang thiết bị cho khám điều trị phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đỡ
đẻ, cấp cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em.
- Trang bị về sơ chế bảo quản thuốc đông y: chảo sao thuốc, cân, tủ,
dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu.
- Trang thiết bị cho thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia,
chống mù lòa, chăm sóc răng miệng và nha học đường, các chương trình
chăm sóc sức khỏe khác.
- Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
tại cộng đồng.
- Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ.
- Thiết bị nội thất: tủ, bàn, ghế, giường bệnh, tủ đầu giường.
- Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn pin, máy bơm nước.
- Túi y tế thôn bản: mỗi thôn có 01 đến 02 túi để thực hiện các dịch vụ
cơ bản như tiêm, sơ cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.2.4. Chức năng chăm sóc sức khỏe trẻ em và chuẩn quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2001- 2010
Theo chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010, chăm sóc sức
khỏe trẻ em cần đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Tỷ lệ trẻ < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định ít nhất đạt
được: Đồng bằng và trung du 95%, miền núi 90%.
8
- Tỷ lệ trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/ năm, ít
nhất đạt: Đồng bằng và trung du: 95%, miền núi 90%.
- Tỷ lệ trẻ <2 tháng tuổi được theo dõi hàng tháng ít nhất đạt: Đồng
bằng và trung du 90%, miền núi 80%.
- Tỷ lệ trẻ từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 2 lần/ năm ít nhất
đạt: Đồng bằng và trung du 90%, miền núi 80%.
- Chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ cho trẻ em < 5 tuổi bị tiêu chảy,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi đến trạm y tế ít nhất đạt: Đồng bằng và trung du:
90%, miền núi 80%.
1.3. TÌNH HÌNH MẠNG LƢỚI Y TẾ CƠ SỞ [7], [16]
● Tổng số xã, phường toàn quốc có trạm y tế: 10339
● Tổng số xã có y, bác sĩ là trạm trưởng: 8344
● Tổng số xã có bác sĩ: 2413
● Tổng số xã có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh: 8705
● Tổng số cán bộ y tế xã: 42997
● Số dân được 01 bác sĩ phục vụ: 1094
● Số dân được 01 y, bác sĩ phục vụ: 849
● Bình quân có 04 cán bộ y tế/ trạm y tế xã.
● Số xã chưa có cơ sở trạm y tế: 4,9%
1.4. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRẺ EM Ở NƢỚC TA
Việt Nam là một trong những nước có tổng sản phẩm quốc nội vào loại
thấp của thế giới < 765 USD/ năm. Nhưng chỉ số sức khỏe nói chung và trẻ
em nói riêng thuộc loại trung bình của thế giới.
Nhìn chung mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta vẫn là mô hình của các
nước đang phát triển, đứng đầu vẫn là các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh
dưỡng. Trong các bệnh nhiễm khuẩn đứng hàng đầu vẩn là các bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh tiêu chảy cấp và một số bệnh dịch sốt rét, sốt
xuất huyết, thương hàn, viêm gan virus, viêm não Nhật Bản…
9
Nguyên nhân tử vong hàng đầu là bệnh lý trẻ sơ sinh, trong đó chủ yếu
là do nhẹ cân, đẻ non, viêm phổi và các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng
nặng. Để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, các chương trình phòng chống các bệnh
này đã được áp dụng một cách riêng lẻ từ vài thập niên qua. Nhưng trên thực
tế trẻ em không đơn thuần là một bệnh mà thường do 2- 3 bệnh gây ra. Do đó,
để giảm nhiều hơn nữa tỷ lệ tử vong ở trẻ em, tổ chức y tế thế giới đã đưa ra
chương trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em. Chương trình này được bộ y tế áp
dụng ở nước ta và đã tập huấn cho cán bộ y tế xã, phường trong toàn quốc
nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tần suất và độ nặng của bệnh tật cũng như tàn phế,
góp phần cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em trên toàn quốc nói
riêng và trẻ em trên thế giới nói riêng.
1.5. MỤC TIÊU SỨC KHỎE TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
1.5.1. Mục tiêu tổng quát
Giảm tỷ lệ mắc bệnh nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của nhân dân. Đảm
bảo công bằng, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, đưa sức khỏe nhân dân đạt
mức trung bình của các nước trong khu vực.
Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh đổi
mới công tác quản lý bệnh viện, tăng cường giáo dục y đức, đưa hệ thống
khám chữa bệnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Xây dựng ngành y tế từng bước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng
đất nước.
1.5.2. Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe tới năm 2020
Tuổi thọ trung bình 75 tuổi năm 2020.
Tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi hạ xuống còn 20% vào năm 2020.
Tỷ lệ trẻ em sinh ra có trọng lượng < 2500 gram giảm còn 5%.
Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15%.
Chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam đạt 1,65m.
10
Thanh toán các rối loạn do thiếu Iod, tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 đến 12
tuổi còn < 5%.
Thanh toán các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh.
Thanh toán cơ bản bệnh dại và bệnh sốt rét.
Thanh toán bệnh phong, khống chế bệnh lao, hạn chế bệnh giun sán.
Ngăn chặn bệnh dịch HIV/AIDS.
Hạn chế các tác hại của các bệnh có xu hướng tăng ở nước ta như: ung
thư, bệnh tim mạch, tai nạn giao thông, tâm thần, các bệnh nghề nghiệp [2], [17].
1.6. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC DÀNH CHO Y TẾ CƠ
SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1.6.1. Quyết định số 950/QĐ - TTg về đầu tƣ xây dựng trạm y tế xã thuộc
vùng khó khăn giai đoạn 2008 -2010
Nhiều năm qua, y tế cơ sở bao gồm y tế thôn, bản; xã, phường; quận,
huyện, thị xã, là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất. Nhằm bảo đảm cho người
dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, y tế cơ sở đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm đầu tư. Nhờ đó, hoạt động y tế cơ sở của 64 tỉnh, thành
trong cả nước đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người
dân. Tuy vậy, đứng trước tình hình mới, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 950/QĐ - TTg về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó
khăn giai đoạn 2008 -2010. Đây là một tín hiệu vui, báo hiệu sự chuyển biến
mạnh mẽ của cả nền y tế trong các năm tiếp theo.
Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp,
y tế từ Trung ương đến địa phương đã chủ động triển khai công tác phòng
chống bệnh dịch. Chính nhờ mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp mà Việt Nam
chúng ta luôn có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đạt xấp xỉ gần 100%,
được bạn bè thế giới đánh giá cao. Ngoài ra, hệ thống y tế dự phòng từ Trung
ương cho đến địa phương tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng luôn bám sát địa
bàn, phát hiện sớm và dập dịch ngay từ khi còn khởi phát nên đã hạn chế
11
nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đồng thời kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu,
cốt lõi là việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được bảo đảm tốt hơn trước.
Cụ thể: Giám sát dịch bệnh chặt chẽ hơn, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi
người dân đến các cơ sở y tế, góp phần thiết thực giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ
tử vong của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh,
tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tử vong mẹ.
Với phương châm thực hiện chủ trương tham gia giải quyết công bằng
xã hội trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, ngành y tế đã dành nhiều sự quan
tâm để phát triển y tế cơ sở. Nhờ đó, đến cuối năm 2006, các trạm y tế xã và
bệnh viện huyện có 96.700 giường bệnh, trong đó tuyến xã có 45.995 giường,
phục vụ cho gần 80% dân số cả nước. Hàng năm y tế cơ sở phải đảm nhiệm
khoảng 75-80% các dịch vụ khám chữa bệnh và đồng thời phải thực hiện toàn
bộ những nhiệm vụ khác như tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh xã
hội, bệnh dịch nguy hiểm và nhiều nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
Mạng lưới y tế cơ sở tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tới hộ gia đình, đặc biệt ở miền núi và các vùng kinh
tế khó khăn. Công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương còn thụ động, vệ
sinh an toàn thực phẩm còn nhiều tồn tại lớn. Theo một điều tra khảo sát về
mức sống dân cư Việt Nam cho thấy, chỉ có khoảng 15% người dân đến khám
chữa bệnh tại trạm y tế xã khi ốm đau. Việc ít sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh tại trạm y tế xã là một trong nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng quá
tải ở các bệnh viện tuyến trên càng thêm trầm trọng.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng tập trung vào một số
nguyên nhân như: thiếu trang thiết bị, nguồn nhân lực hạn chế và cơ sở vật
chất nghèo nàn. Theo một điều tra của Bộ Y tế, số trạm y tế xã có cơ sở vật
chất đạt tiêu chuẩn của Bộ đề ra chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 9,8%.
Còn về phía người dân, qua khảo sát chỉ số hài lòng về cơ sở vật chất và trang
thiết bị của trạm y tế xã cũng không cao. Đối với người sử dụng dịch vụ nội
12
trú, chỉ số hài lòng là 32%, người điều trị ngoại trú là 26%. Do không có kinh
phí để mua mới hoặc thay thế sửa chữa nên chỉ có khoảng 2/3 số trạm y tế xã
có các bộ trang thiết bị còn sử dụng được.
Đối với cơ sở vật chất, hiện nay cả nước có 10.339/10.732 xã đã có
trạm y tế. Tuy nhiên, vẫn còn 393 xã, phường chiếm tỷ lệ 3,75% chưa có
trạm y tế và 790 trạm y tế là nhà tạm. Về nguồn nhân lực, bên cạnh sự bất hợp
lý về số lượng và cơ cấu, cán bộ y tế xã còn ít được đào tạo và đào tạo lại.
Nhiều cán bộ, từ khi ra trường về công tác ở xã nhiều năm nhưng chưa một
lần được đào tạo lại. Vì vậy, kiến thức có được từ ngày ngồi trên ghế nhà
trường bị mai một, kiến thức mới lại không được học, ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng chuyên môn ở trạm y tế xã.
Theo TS. Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế, để hoạt động của
trạm y tế được mạnh và bền vững, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y
tế, nguồn nhân lực có chất lượng, cần phải có kinh phí chi cho trạm y tế xã
được ổn định và đúng mức. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn cả do khách
quan và chủ quan cũng phải nhìn nhận một thực tế là chính quyền địa phương
nhiều nơi, nhiều lúc chưa quan tâm đến đầu tư phát triển y tế cơ sở. Vẫn còn
xuất hiện tình trạng phó mặc việc chăm sóc sức khỏe cho ngành y tế. Hay,
nhiều địa phương còn nặng về tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn vốn đầu tư từ
Trung ương. Hoặc có địa phương vẫn chưa bảo đảm mức chi theo đầu dân
quy định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng và dự toán đã
thống nhất với Bộ Tài chính. Một số địa phương mới bố trí bằng 80-90% so
với định mức theo đầu dân, dẫn đến mức phân bổ kinh phí cho các bệnh viện,
các đơn vị y tế dự phòng còn thấp. Theo tính toán của các chuyên gia Bộ Y tế,
riêng tiền lương và các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên đã chiếm
tới 70-80% ngân sách được cấp hằng năm nên các hoạt động của y tế cơ sở
gặp vô vàn khó khăn, không có kinh phí để chi hoạt động, sửa chữa, duy tu
bảo dưỡng dẫn đến cơ sở vật chất đã thiếu lại còn xuống cấp nhanh. Điều
13
đáng lưu ý hơn là một số nội dung chi mặc dù đã được Thủ tướng quyết định
nhưng lãnh đạo các địa phương lại không bố trí ngân sách như kinh phí dành
cho phòng chống một số bệnh không lây nhiễm (tim mạch, đái tháo đường,
ung thư), sức khỏe sinh sản, an toàn truyền máu
Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe công lập, trạm y tế xã là nơi đầu
tiên để người dân có thể tiếp cận khi ốm đau. Nhiệm vụ của trạm y tế xã là
thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và
phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, vai trò của trạm y tế xã là vô cùng lớn. Quyết
định 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mở ra một trang mới cho đầu tư
trạm y tế xã, phấn đấu đến năm 2015, xây dựng mới, nâng cấp trạm y tế xã
theo Chuẩn quốc gia cho tất cả các trạm y tế trong toàn quốc. Điều đó càng
thể hiện tính nhân văn của chế độ ta trong việc bảo đảm mọi người dân đều
được chăm sóc y tế.
1.6.2. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Kế hoạch hành động của Bộ Y tế trong thời gian tới là: đánh giá toàn
diện mạng lưới khám chữa bệnh nhi khoa và tình hình khám bệnh, chữa bệnh
trẻ em dưới 6 tuổi; xây dựng đề án củng cố, nâng cao chất lượng mạng lưới
khám chữa bệnh nhi khoa; hoàn thiện các chính sách về tài chính để phát triển
ngành nhi; theo dõi, giám sát tình hình khám chữa bệnh cho trẻ em; nghiên
cứu để chuyển phương thức thực thanh thực chi sang mua bảo hiểm y tế cho
trẻ em dưới 6 tuổi; xây dựng giải pháp hỗ trợ cho trẻ em trên 6 tuổi khi khám
bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực khác hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh
cho trẻ em.
Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/3/2005
qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí tại
các cơ sở y tế công lập. Để thực hiện qui định trên có hiệu quả, ngày 10 tháng
14
5 năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 14/2005/TT-BYT, hướng dẫn
thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí
khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập.
Thông tư quy định các cơ sở y tế công lập gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn;
phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; bệnh viện đa khoa khu vực thuộc tỉnh và các cơ sở y tế tuyến
đầu thuộc các bộ, ngành quản lý là nơi thực hiện khám chữa bệnh ban đầu tại
địa bàn trẻ cư trú. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, các cơ sở y tế
công lập làm nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu có trách nhiệm chuyển trẻ
lên bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Nếu các cơ sở y tế tuyến tỉnh cũng không đủ khả năng chuyên môn thì
chuyển lên bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương trực thuộc Bộ
Y tế và các bộ, ngành.
Khi trẻ đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ban đầu, gia đình phải xuất
trình thẻ khám chữa bệnh của trẻ. Trường hợp chưa được cấp thẻ thì xuất
trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, giấy chứng nhận của uỷ ban nhân
dân cấp xã. Khi được chuyển lên tuyến cao hơn, trẻ cũng phải có đủ các giấy
tờ trên và giấy giới thiệu chuyển viện. Những trường hợp cấp cứu, trẻ được
khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế công lập nào, nhưng vẫn phải trình thẻ
khám chữa bệnh hoặc giấy khai sinh và không phải trả tiền. Trẻ đi khám chữa
bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng các quyền lợi miễn phí theo quy định.
Trường hợp các cơ sở y tế công lập có tổ chức khám chữa bệnh sử dụng dịch
vụ và kỹ thuật cao mà gia đình bệnh nhi có yêu cầu sử dụng thì cơ sở y tế này
được thu của gia đình bệnh nhi khoản chênh lệch giữa chi phí dịch vụ và kỹ
thuật cao theo mức thanh toán viện phí hiện hành.
Thông tư cũng nêu rõ, các cơ sở y tế công lập có trách nhiệm sử dụng số
kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi đã được cấp có thẩm quyền giao để
thực hiện chủ trương này, kể cả chi phí của các trường hợp trẻ do cơ sở y tế
15
khác chuyển đến theo yêu cầu về chuyên môn. Trường hợp trẻ đã được điều trị
và sử dụng các loại thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất của các chương
trình, dự án được duyệt miễn phí thì các cơ sở y tế không được hạch toán quyết
toán khoản chi phí này vào kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
Ngày 06 tháng 4 năm 2005, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư
số 26/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám
bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế
công lập. Theo Thông tư, các đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không
phải trả tiền bao gồm các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế, các bộ, cơ quan,
đơn vị ở trung ương và địa phương. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ
em dưới sáu tuổi không phải trả tiền được bố trí từ nguồn ngân sách Trung
ương khi thực hiện tại các cơ sở y tế công lập thuộc bộ, cơ quan, đơn vị ở
trung ương; từ nguồn ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khi thực hiện tại các cơ sở y tế công lập địa phương. Đối với các tỉnh khó
khăn, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước. Các cơ sở y tế công lập được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để
giao dịch đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp cho công tác khám bệnh,
chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi và mở tài khoản tại ngân hàng để giao
dịch đối với nguồn kinh phí vận động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước ủng hộ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi. Ngoài nguồn
kinh phí từ ngân sách nhà nước, các cơ sở y tế công lập được vận động các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em dưới
sáu tuổi mắc bệnh hiểm nghèo [3].
1.7. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG LƢỚI Y TẾ CƠ SỞ CỦA NGƢỜI
DÂN HIỆN NAY
- Theo một điều tra khảo sát về mức sống dân cư Việt Nam cho thấy,
chỉ có khoảng 15% người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã khi ốm
16
đau. Qua khảo sát chỉ số hài lòng về cơ sở vật chất và trang thiết bị của trạm y
tế xã cũng không cao. Đối với người sử dụng dịch vụ nội trú, chỉ số hài lòng
là 32%, người điều trị ngoại trú là 26% [6].
- Trong giai đoạn từ 1986-1998, theo thống kê của Bộ Y tế tình hình sử
dụng trạm y tế của cả nước thay đổi tùy theo nhóm dân cư. Nhóm có thu nhập
càng thấp thì mức độ sử dụng trạm xá càng nhiều [8].
Sử dụng cơ sở y tế công theo các nhóm dân cư
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tấn và Trương Thị Sáng tại xã
Thủy Vân, Thừa Thiên Huế (2001) thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
tại trạm y tế là 95% và tại y tế tư nhân là 5% [22]
- Trong nghiên cứu khác tại xã Thủy Phù, Thừa Thiên Huế (2002) của
Nguyễn Thị Hồng và Lê Thị Tuyết Hường thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh tại trạm y tế là 71%, tại y tế tư nhân là 14% [20]
- Theo Nguyễn Quang Cảnh là Lê Ka Vĩnh (2008) thì tỷ lệ sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế là 81,7% và y tế tư nhân là 18,3% [14].
17
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Thủy Biều, Thành phố Huế. Đây là một
xã thuộc thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây.
Sau đây là một số đặc điểm chính:
- Diện tích: 663,5 ha
- Vị trí: phía Bắc giáp sông Hương; phía Nam giáp Độn Bàu Hồ, phía
Tây giáp sông Hương; phía Đông giáp xã Thủy Xuân và Phường Đúc. Tòan xã
có 4 thôn: Long thọ, Trung thượng, Đông phước, Lương Quán. Trong đó hai
thôn Long Thọ và Trung thượng là hai thôn chính với số nhân khẩu cao nhất.
- Tình hình dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội: Tổng số nhân khẩu 9929,
trong xã có 50% cán bộ và 50% các ngành nghề khác (công nhân, thợ thuyền,
buôn bán nhỏ, làm nông nghiệp v.v )
Mức thu nhập bình quân đầu người dân là 300.000 đồng/ người/ tháng.
- Trong địa bàn xã có 1 trường cấp II, 1 trường cấp I và 1 trường mẫu giáo.
2.1.2. Các loại hình dịch vụ tế tại địa phƣơng
2.1.2.1. Y tế nhà nước: Trạm y tế xã.
Nhân lực gồm:
+ 01 bác sĩ trưởng trạm
+ 03 y sĩ (1 y sĩ đông y)
+ 01 nữ hộ sinh
+ 01 chuyên trách dân số
+ 06 nhân viên y tế thôn bản
- Trạm y tế có các dịch vụ:
18
+ Dịch vụ khám chữa bệnh: Khám chữa bệnh 24/24 giờ.
+ Dịch vụ phòng bệnh đối với trẻ dưới 5 tuổi.
+ Dịch vụ cấp thuốc miễn phí cho trẻ < 6 tuổi.
2.1.2.2. Dịch vụ y tế tư nhân
+ 3 phòng khám tư nhân
+ 02 quầy thuốc tư nhân
+ 01 quầy thuốc công ty
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 2 thôn Long Thọ và Trung Thượng
thuộc xã Thủy Biều, Thành phố Huế.
2.1.3.1. Tiêu chuẩn chọn: những bà mẹ có con dưới 5 tuổi sẵn sàng tham gia
phỏng vấn.
2.1.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Những bà mẹ không đồng ý tham gia phỏng vấn
hoặc không có khả năng giao tiếp.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được thực hiện tháng 3 năm 2009
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu theo phương pháp: cắt ngang, mô tả [15, [16].
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương:
- Y tế nhà nước: Trạm y tế xã và các cơ sở y tế công khác.
- Y tế tư nhân: Phòng mạch tư (tây y hoặc đông y); các quầy thuốc tư nhân.
+ Tình hình kinh tế - xã hội hộ gia đình khảo sát:
- Tuổi của các bà mẹ
- Trình độ văn hóa :
Mù chữ
Cấp 1
19
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
- Nghề nghiệp:
Nghề nông
Buôn bán
Cán bộ công nhân viên
Các nghề khác
- Tình hình kinh tế (Theo xếp loại của Chính quyền địa phương) gồm 4 loại:
Giàu
Khá
Trung bình
Nghèo
+ Tình hình bệnh tật của con:
- Số trẻ < 5 tuổi
- Số trẻ bị bệnh trong 2 tuần qua
- Loại bệnh trẻ mắc: được xếp thành 3 nhóm chính:
Nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh hô hấp khác
Tiêu chảy và các bệnh tiêu hóa khác
Các loại bệnh khác
+ Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở
+ Nhận xét của các bà mẹ về các dịch vụ y tế đã chọn sử dụng:
- Nhận xét của bà mẹ về năng lực, thái độ, trang thiết bị, thuốc men, chi
phí khám chữa bệnh của các loại hình dịch vụ yế tại địa phương:
Về năng lực cán bộ tại trạm y tế:
Tốt
Khá
Yếu
20
Về thái độ phục vụ của cán bộ tại trạm y tế:
Tốt
Trung bình
Kém
Về trang thiết bị tại trạm y tế:
Đầy đủ
Tương đối đầy đủ
Thiếu thốn
Về thuốc men:
Đầy đủ
Tương đối đầy đủ
Thiếu thốn
Về chi phí khám chữa bệnh tại trạm y tế:
Đắt
Rẻ
Không tốn kém
- Mức độ hài lòng của bà mẹ khi sử dụng các dịch vụ y tế được đánh
giá theo 3 mức độ:
Rất hài lòng
Tương đối hài lòng
Không hài lòng
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dùng bộ câu hỏi in sẵn gồm 14 câu hỏi (xem phần phụ lục) với các nội
dung như:
- Tên, tuổi, địa chỉ
- Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình hình kinh tế.
- Số con dưới 5 tuổi
21
- Tình hình bệnh tật trong vòng 2 tuần qua của trẻ dưới 5 tuổi, tình hình
sử dụng các dịch vụ y tế của bà mẹ khi con bị bệnh.
- Nhận xét và mức độ hài lòng của bà mẹ đối với các loại hình dịch vụ
y tế tại địa phương
Số liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp bà mẹ tại nhà
2.3.4. Các bƣớc nghiên cứu
- Bƣớc 1: Chuẩn bị
+ Thu thập tài liệu liên quan đến đề cương nghiên cứu
+ Soạn phiếu câu hỏi
+ Tiếp xúc lần đầu với Trạm y tế xã Thủy Biều để đặt vấn đề, nắm một số
thông tin cần thiết của địa phương và thống nhất về phương pháp tiến hành. Đặt
quan hệ với mạng lưới cộng tác viên của trạm tại địa bàn nghiên cứu để được hỗ
trợ trong quá trình phỏng vấn tại gia đình.
- Buớc 2: Tiến hành
+ Tiến hành phỏng vấn các bà mẹ tại nhà để thu thập số liệu.
- Buớc 3: Xử lý số liệu và viết báo cáo
2.3.5. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê trong y học với các
phần mềm thống kê Microsoft Excel 2003 và Medcalc version 9.0
Các thuật toán thống kê được sử dụng gồm:
- Tỷ lệ phần trăm
- Trị trung bình
- Độ lệch chuẩn
- Trị cực đại, cực tiểu
- So sánh hai tỷ lệ bằng phép kiểm định giả thuyết Ho với thống kê χ
2
22
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BÀ MẸ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Tuổi các bà mẹ
Trung bình
SD
Lớn nhất
Nhỏ nhất
32,24
5,34
45
19
Nhận xét: Lứa tuổi trung bình 32,24 tuổi lớn tuổi nhất 45, nhỏ nhất 19
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa
TĐ Văn hóa
Số bà mẹ
Tỷ lệ (%)
Mù chữ
0
0,00
Cấp 1
9
4,50
Cấp 2
106
53,00
Cấp 3
73
36,50
ĐH – CĐ
12
6,00
Tổng
200
100,00
Nhận xét: Trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (53%).
Bảng 3.3. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số bà mẹ
Tỷ lệ (%)
Nông
19
9,50
Buôn bán
51
25,50
CBCNVC
34
17,00
Khác
96
48,00
Tổng
200
100,00
Nhận xét: Đa số là các nghề khác (công nhân, thợ thuyền) chiếm 48%;
kế đó là buôn bán 25,5%; CBCNVC chỉ chiếm 17%; nông nghiệp thấp nhất:
9,5%.