Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.02 KB, 15 trang )

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG
KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
I. Tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê trong
nghiên cứu TSCĐ:
Như chúng ta đã biêt tầm quan trọng của TSCĐ trong sản xuất của một doanh
nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế Quốc dân nói chung. Vì vậy
việc nghiên cứu về TSCĐ là rất cần thiết mà trong đó chủ yếu sử dụng hệ thống chỉ
số và phương pháp phân tích thống kê. Đó là những thành phần quan trọng và có
tính chất quyết định trong việc nghiên cứu TSCĐ về độ chính xác cũng như tính
hiệu quả của nó.
Hệ thống chỉ tiêu về TSCĐ giúp cho chúng ta có được một cái nhìn chính xác
và khách quan về tất cả các yếu cố của TSCĐ của một doanh nghiệp như: qui mô,
kết cấu, tình hình sử dụng, hiệu quả mang lại… Từ đó, nó giúp cho nhà quản lý có
được những cách nhìn đúng đắn và có những cách quản lý doanh nghiệp một cách
hiệu quả và hoàn thiện. Đồng thời, nó cũng cần thiết cho những nhà hoạch định
chính sách để đề ra phương án sản xuất hiệu quả, linh hoạt (phát huy tối đa và sử
dụng linh hoạt các công dụng của TSCĐ, có sự thay thế hợp lý để phù hợp với tình
hình thị trường…).
Tuy nhiên, để nghiên cứu và tính toán các chỉ tiêu đó thì nhất thiết phải sử
dụng đến các phương pháp thống kê (như phương pháp chỉ số, phương pháp dãy số
thời gian…). Vì vậy, việc nghiên cứu TSCĐ về mọi mặt nhất thiết phải sử dụng
đến hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích thống kê để đạt được hiệu quả
tối đa.
II. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu
TSCĐ:
1. Một số nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
thống kê:
1.1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu:
Trong quá trình của hoạt động thống kê thì việc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê
là rất quan trọng, nó phải đảm bảo nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là:
- Đảm bảo tính khả thi: mỗi chỉ tiêu phải đảm bảo khả năng tính toán, so sánh


thành công, nghĩa là chỉ tiêu này phải đảm bảo có nguồn số liệu tương ứng để tính
toán nó. Đồng thời cũng phải đảm bảo cho việc tính toán thuận lợi và ít tốn kém.
- Đảm bảo tính hiệu quả: việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu phải mang lại một
kết quả nhất định, phục vụ cho một mục đích nhất định, tránh gây lãng phí công
sức, thời gian, tiền của khi tính toán chúng.
- Đảm bảo tính linh hoạt: mỗi chỉ tiêu thống kê có thể tính toán bằng nhiều
cách khác nhau để phù hợp với điều kiện về số liệu.
- Đảm bảo tính hệ thống: các chỉ tiêu thống kê phải có mối liên hệ mật thiết
với nhau, đảm bảo tính so sánh được…
1.2.Lựa chọn phương pháp thống kê:
Các phương pháp thống kê sử dụng cho quá trình tính toán và phân tích số
liệu cũng cần đảm bảo một số yêu cầu:
- Tính hiệu quả: các phương pháp thống kê đưa ra phải đảm bảo kết quả tính
toán sử dụng được vào những mục đích cụ thể.
- Tính khả thi: các phương pháp thống kê đưa ra phải đảm bảo có thể thực
hiện được, chi phí cho quá trình thống kê cũng cần ít tốn kém.
- Tính linh hoạt: phương pháp thống kê đưa ra phải áp dụng được đối với
nhiều loại số liệu và trong những trường hợp khác nhau, đồng thời có thể dễ dàng
trong việc thay thế bằng những phương pháp khác khi điều kiện không cho phép…
2. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê TSCĐ:
2.1. Thống kê qui mô (số lượng) TSCĐ của doanh nghiệp:
Số lượng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp là số lượng TSCĐ mà doanh
nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử
dụng, đã được ghi vào sổ TSCĐ của doanh nghiệp.
Số lượng TSCĐ của doanh nghiệp được thống kê theo 2 chỉ tiêu: Số lượng
TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ; Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ.
* Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ: phản ánh quy mô, số lượng tài sản cố
định hiện có của doanh nghiệp tại hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Đây là chỉ tiêu
tuyệt đối thời điểm. Hai chỉ tiêu này cho ta biết tiềm năng về tài sản cố định của
doanh nghiệp ở các thời điểm từ đó có kế hoạch sử dụng trong thời kỳ tới.

Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ có thể được nghiên cứu duới hai hình
thái là giá trị và hiện vật.
* Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ: được tính cho từng loại hay nhóm
TSCĐ theo công thức:
- Tính từ dãy số thời kỳ:

n
S
S
j
ij
i

=
hoặc


=
ij
ij
j
ijij
i
n
nS
S

ij
S
: Số lượng TSCĐ i có trong ngày j của kỳ tính toán (những ngày nghỉ lễ,

nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì lấy số lượng TSCĐ có ở ngày liền trước đó);
n : Số ngày theo lịch của ngày tính toán;

ij
n
: Tần số xuất hiện
ij
K
trong kỳ tính toán;


ij
ij
n
: Tổng các tần số (

ij
ij
n
= n )
- Tính từ dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:

1
2
....
2
12
1

++++

=

n
S
SS
S
S
in
ini
i
i

1i
S
,
2i
S
,…,
in
S
: Số lượng TSCĐ i có ở thời điểm thứ 1, thứ 2,…., thứ n
trong kỳ tính toán;
n : Số thời điểm thống kê được số lượng TSCĐ i trong kỳ tính toán
- Tài sản cố định có bình quân trong kỳ được tính chung cho các loại tài sản cố
định khác nhau:
Giá trị TSCĐ có Giá ban đầu hoàn toàn + Giá ban đầu hoàn toàn
bình quân trong kỳ = TSCĐ có ở đầu kỳ TSCĐ có ở cuối kỳ (theo giá
ban đầu hoàn toàn) 2
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp đã đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính theo giá ban đầu hoàn toàn.

2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:
Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ
tài sản cố định của doanh nghiệp:

K
K
k
i
K
i
=

i
K
k
: Kết cấu của loại hay nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp;

i
K
: Giá trị của loại hay nhóm TSCĐ i
K : Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp
Từ công thức trên cho thấy kết cấu tài sản cố định có thể được tính cho từng
thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu trong đó
i
K
và K được tính theo
nguyên giá hoặc giá đánh giá lại. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản cố định của
doanh nghiệp cho thấy đặc điểm trang bị kỹ thật của đơn vị, từ đó có kế hoạch điều
chỉnh, lựa chọn cơ cấu đầu tư tốt nhất.

2.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ:
Thống kê hiện trạng tài sản cố định có nhiệm vụ phản ánh đúng và kịp thời
trạng thái hiện tại TSCĐ, cũng là năng lực sản xuất hiện tại của TSCĐ của từng
doanh nghiệp, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhân tố cơ bản làm
thay đổi trạng thái TSCĐ là do sự hao mòn. Có hai hình thức hao mòn TSCĐ:
- Hao mòn vô hình: là hao mòn xuất hiện do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
cho ra đời một tài sản cố định cùng loại với tài sản cố định mà doanh nghiệp đang
sử dụng nhưng có giá rẻ hơn, có công suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao
hơn. Loại hao mòn này phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ
thuật và sự tăng năng suất của những TSCĐ cùng loại.
- Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng TSCĐ hoặc do
tác động của thiên nhiên làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ bị giảm sút dần
hoặc bị hư hỏng.
Thống kê trạng thái tài sản cố định có các chỉ tiêu sau:
* Hệ số hao mòn tài sản cố định đầu kỳ hay cuối kỳ (
hm
H
): (đối với TSCĐ
hữu hình)
Hệ số hao mòn TSCĐ là tỷ số giữa tổng số hao mòn TSCĐ (giá trị TSCĐ đã
bị hao mòn) đầu hay cuối kỳ với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn
của TSCĐ có vào đầu hay cuối kỳ.
)(KPCB
hm
G
HM
H =
HM: Tổng số hao mòn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ ở các thời điểm thường là
đầu hay cuối kỳ nghiên cứu, nó biểu hiện tỷ lệ giá trị TSCĐ đã chuyển vào giá trị

sản phẩm và đã được thu hồi, có quan hệ tỷ lệ nghịch với trạng thái TSCĐ.
Hoặc có thể tính hao mòn hữu hình theo phương pháp sau:

×