1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu thiếu sắt (TMTS) ở phụ nữ mang thai là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng được quan tâm hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Năm 2008, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là gần 42%, trong đó khoảng 56% phụ
nữ mang thai (PNMT) ở các nước đang phát triển bị thiếu máu và chỉ có 18%
ở những nước phát triển [65]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện
Dinh dưỡng Quốc gia tiến hành năm 1988 - 1990 trên 2.471 phụ nữ tuổi sinh đẻ
thì tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ vùng nông thôn là 49% (3 tháng cuối là 59%), và ở
Hà Nội là 41% (3 tháng cuối là 48%). Tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ toàn quốc năm
2000 là 32,2%, ở vùng Đông Nam Bộ là 34,3% [27] .
Một trong các nguyên nhân gây thiếu máu thì thiếu sắt là nguyên nhân
chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây thiếu máu. Ở những nước đang phát
triển ngoài nguyên nhân thiếu sắt trong khẩu phần ăn, TMTS còn do các bệnh ký
sinh trùng đường ruột và sốt rét. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở những nước công
nghiệp phát triển đã giảm trong vài thập kỉ gần đây nhưng tỷ lệ thiếu máu thiếu
sắt chung trên toàn thế giới thay đổi rất ít. Khoảng 500 triệu người trên thế giới
bị thiếu máu thiếu sắt, thì tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chiếm 25% - 35% ở những
nước đang phát triển, trong khi chỉ chiếm khoảng 5% - 8% ở những nước công
nghiệp phát triển [7], [8], [11].
Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ
gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi như: Làm tăng
nguy cơ chậm phát triển thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, trẻ sinh ra bị nhẹ cân,
sinh non, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của cả mẹ và con
hoặc tử vong chu sinh mẹ và con [3], [37], [58], [59].
2
Mặt khác, hiện nay sức khỏe tâm thần đang là vấn đề bức thiết mà xã hội
cần quan tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe tâm thần ở phụ nữ mang thai và trẻ
em. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì ngày nay một phần tư nhân loại bị ảnh
hưởng về sức khỏe tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngân hàng
Thế giới nhận định đến năm 2020, bệnh liên quan tới sức khỏe tâm thần sẽ là
nguyên nhân thứ 2 gây tàn tật cho con người trên thế giới và nếu không được
đầu tư giải quyết, những vấn đề này sẽ tràn ngập ở những nước nghèo [34],
[53]. Quá trình mang thai và sinh đẻ là thời kỳ dễ xảy ra nhiều biến đổi về
tâm lý và sinh lý trong đời sống của người phụ nữ đặc biệt là rối loạn tâm lý
gây ra các rối loạn về sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm.
Hà Nam là tỉnh nằm ở khu vực miền Bắc, điều kiện kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất và tinh thần của
cộng đồng nói chung và sức khỏe phụ nữ mang thai nói riêng, đặc biệt là phụ
nữ mang thai 3 tháng đầu. Nhằm cung cấp những nguồn dẫn liệu về thực
trạng TMTS và trầm cảm ở phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến 16 tuần tại vùng
nông thôn của tỉnh Hà Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng thiếu máu thiếu sắt và trầm cảm ở phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến
16 tuần tại vùng nông thôn tỉnh Hà Nam” với 2 mục tiêu như sau:
1- Xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến
16 tuần tuổi vùng nông thôn tỉnh Hà Nam.
2- Mô tả đặc điểm trầm cảm và một số yếu tố liên quan giữa thiếu máu
thiếu sắt và trầm cảm ở phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến 16 tuần tuổi
vùng nông thôn tỉnh Hà Nam.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai
1.1.1. Khái niệm về thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết cầu tố (Hemoglobin- HBG)
trong một đơn vị thể tích máu hay thiếu máu là sự giảm khả năng mang ô xy
của máu khi mà nồng độ hematocrite thấp hơn 41% (HGB < 13,5 g/dl ở nam
hay HGB < 12 g/dl ở nữ). Nồng độ Hemoglobin (HGB) giảm là xác định
thiếu máu chính xác nhất. HBG giảm sẽ gây ra sự phân giải ô xy ở tổ chức
giảm, nếu ô xy tổ chức giảm gây ra thể tích hô hấp tăng và tim đập nhanh
lên; Nếu HGB < 10g/dl thì sẽ gây ra rối loạn hô hấp và tim làm cho người bệnh
thở nhanh, tim đập nhanh. Bên cạnh đó nhằm bù đắp sự giảm HBG cơ thể sẽ kích
thích tiết Erythropoietin (EPO) để tăng HBG, tăng sự tạo máu [8], [9], [10].
Thiếu máu dinh dưỡng được coi là “tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng
huyết cầu tố trong máu hạ xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay
nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình tạo máu". Thiếu máu dinh dưỡng ở các
nước đang phát triển chủ yếu là do thiếu sắt. Bệnh hay gặp trẻ em 6 tháng đến
5 tuổi. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đã ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng và
sức khoẻ của trẻ em tuổi vườn trẻ và mẫu giáo. Thông kê của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) và nhóm tư vấn Quốc Tế về thiếu máu dinh dưỡng (INACG:
International Nutritional Anemie Consultative Group), hiện nay có tới 1/3 dân
số trên thế giới bị thiếu máu, tỷ lệ người bị thiếu máu tập trung cao nhất ở các
nước đang phát triển (36%). Đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao nhất là phụ
nữ có thai (51%), và trẻ em dưới 5 tuổi (43%), sau đó đến trẻ em tuổi học
đường 6-15 tuổi (37%), [20], [36], [43].
4
Thiếu máu do thiếu sắt là một hội chứng thiếu máu thường hay gặp, đây
là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Hồng cầu là một tế bào sống không
nhân, thành phần hóa học chính trong nguyên sinh chất của hồng cầu chứa
nước và huyết sắc tố. Huyết sắc tố cấu tạo bởi Globin và Heme, trong đó
Heme là một chất protoporphyrin kết hợp với nguyên tử sắt có hóa trị 2 (Fe
+
+
). Sắt được sử dụng theo chu kỳ khép kín, quá trình tạo hồng cầu cần tiêu thụ
sắt từ 3 nguồn sắt được phóng thích từ quá trình tan máu sinh lý (nguồn
chính); sử dụng sắt dự trữ và sắt được hấp thu từ ruột non do bên ngoài đưa
vào. Tủy xương sử dụng khoảng 30mg sắt/ngày để tạo hồng cầu, chỉ cần độ
1mg - 2 mg từ thức ăn đưa vào, còn lại từ các kho dự trữ của cơ thể.
1.1.2. Phân loại thiếu máu
Có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích của các tác giả.
Sau đây là một số cách phân loại chính [15], [30], [35].
* Theo mức độ
Chia 3 mức: nặng, trung bình, nhẹ dựa vào lượng HGB.
HGB (g/l) Mức độ thiếu máu
90 < HGB < 110 Nhẹ
70 ≤ HGB ≤ 90 Vừa
HGB < 70
Nặng
* Theo hình thái tính chất hồng cầu
Dựa vào kích thước hồng cầu kết hợp với đặc điểm thiếu máu:
+ Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc khi: Lượng HBG trung bình trong một
hồng cầu (MCH) ≥ 27 pg và nồng dộ HBG trong hồng cầu (MCHC) ≥ 310
g/l.
5
+ Thiếu máu hồng cầu nhược sắc khi: Thể tích trung bình hồng cầu
(MCH) < 27 pg và MCHC < 310 g/l.
+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) < 80 fl.
+ Thiếu máu hồng cầu bình thường: 80 fl ≤ MCV ≤ 95 fl.
+ Thiếu máu hồng cầu to: MCV > 96 fl.
* Theo nguyên nhân
- Do chảy máu: cấp tính hoặc mãn tính.
- Do tan máu: do bản thân hồng cầu (do rối loạn màng hồng cầu, rối loạn
cấu tạo HGB, rối loạn men của hồng cầu) hoặc do nguyên nhân bên ngoài
hồng cầu (do trong huyết tương có các yếu tố hủy hồng cầu, chất độc, vi sinh
vật ).
- Do thiếu nguyên liệu tạo máu: thiếu sắt, vitamin B12, axit folic,
protein
- Do bệnh lý cơ quan tạo máu: tủy xương giảm hay mất chức năng tạo
máu (do xơ hoá, nhiễm độc, ung thư ) hoặc chưa rõ nguyên nhân.
* Theo cơ chế bệnh sinh
Do giảm chức năng tuỷ xương (giảm sinh sản hồng cầu), do hủy hồng
cầu hoặc do phối hợp cả hai.
+ Do giảm chức năng tủy xương:
- Thiếu máu tuyệt sinh, giảm sinh. Thiếu máu do loạn sản tủy, do thâm
nhiễm tủy
- Thiếu máu có hồng cầu khổng lồ: do thiếu vitamin B12, axit folic do
các thuốc hoặc do bẩm sinh.
6
- Thiếu máu nhược sắc:
+ Rối loạn chuyển hóa sắt.
+ Rối loạn tổng hợp hem.
+ Rối loạn tổng hợp globin.
+ Do hủy hồng cầu (thiếu máu huyết tán):
- Thiếu máu do sai sót nguyên phát trong cấu trúc màng hồng cầu: bệnh
hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, đái HGB kịch phát ban đêm
- Thiếu máu do sai sót thứ phát trong cấu trúc màng hồng cầu: huyết tán
ở mạch lớn, huyết tán ở mạch nhỏ.
- Thiếu máu tan huyết miễn dịch qua trung gian bổ thể: do kháng thể
IgM, do kháng thể IgG.
- Thiếu máu tan huyết do hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
- Thiếu máu tan huyết do rối loạn chuyển hoá trong hồng cầu: Thiếu hụt
enzym G6PD.
- Thiếu máu tan huyết do hồng cầu chứa HGB bệnh lý: HbS, HbF.
- Thiếu máu do cường lách
1.1.3. Thiếu máu ở phụ nữ có thai
1.1.3.1. Định nghĩa về thiếu máu phụ nữ mang thai.
Định nghĩa chính xác thiếu máu ở phụ nữ mang thai rất phức tạp bởi một
số yếu tố như giá trị bình thường của HGB rất khác nhau giữa nam và nữ,
giữa phụ nữ có thai và không có thai. Các yếu tố về mức sống, tuổi, tình trạng
sinh lý, việc dùng thuốc, hoạt động của bệnh nhân trước khi xét nghiệm đều
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xét nghiệm.
7
Ở phụ nữ có thai (PNCT) có thể có thiếu máu sinh lý do sự tăng không
đồng đều giữa thể tích máu huyết tương và khối lượng hồng cầu làm cho
HGB giảm 1-2 g/dl chủ yếu ở 3 tháng giữa thai kỳ. Tình trạng này không gây
bệnh lý nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu máu sẵn có của bệnh
nhân [3], [51].
Có nhiều định nghĩa khác nhau của nhiều tác giả về thiếu máu ở PNCT:
- Theo Brideau thiếu máu khi HGB < 10 g/dl, hồng cầu < 3,5 T/l, HCT < 30%
- Theo J.Bernard [40] thiếu máu khi HGB < 10,5 g/dl, hồng cầu < 3,5
triệu/mm3, HCT < 30%
Trung tâm giám sát bệnh tật ở Mỹ đưa ra định nghĩa thiếu máu ở phụ nữ
có thai khi HGB < 10,5 g/dl ở 3 tháng giữa kỳ, HGB < 11 g/dl ở 3 tháng đầu
kỳ và 3 tháng cuối kỳ [15], [30], [35].
HGB (g/l) Đánh giá thiếu máu
HGB < 110 Thiếu máu thực sự
110 ≤ HGB < 120 Thiếu máu sinh lý
HGB ≥ 120 Không thiếu máu
1.1.3.2. Chẩn đoán thiếu máu ở phụ nữ có thai
+ Thiếu máu nặng
* Thiếu máu cấp tính:
Khối lượng tuần hoàn giảm cấp tính dẫn đến giảm ô xy máu, ảnh hưởng
đến các mô tế bào trong cơ thể.
- Biểu hiện lâm sàng như sau:
+ Da xanh, niêm mạc nhợt.
+ Lòng bàn tay trắng bệch.
8
+ Tim: nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu.
+ Huyết áp động mạch giảm:
Nếu mất từ trên 1 lít máu thì huyết áp động mạch giảm dưới mức bình
thường.
Nếu mất từ trên 1,5 lít sẽ xảy ra trụy tim mạch, huyết áp động mạch
không đo được.
+ Hô hấp: khó thở, nhịp tim nhanh.
+ Thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thoáng ngất hoặc ngất.
+ Cơ và khớp: mỏi các cơ đi lại khó khăn.
* Thiếu máu mạn tính:
+ Da xanh xảy ra từ từ.
+ Niêm mạc môi, mắt, dưới lưỡi nhợt nhạt, lưỡi trơn hay nứt nẻ.
+ Móng tay khô, mất bóng, có khía dọc và dễ gẫy, có thể có móng tay khum.
+ Tim: nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu
máu lâu ngày và nặng sẽ dẫn đến suy tim.
+ Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh.
+ Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất và ngất,
thường có buồn bã liên miên do thiếu oxy não.
+ Cơ xương khớp: mệt mỏi khi đi lại và làm việc.
+ Rối loạn tiêu hoá: ăn kém, ỉa lỏng hoặc táo bón, gầy, sút cân.
+ Thiếu máu nhẹ và trung bình:
Dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn, chủ yếu dựa vào xét nghiệm.
- Cận lâm sàng:
Xét nghiệm huyết học để định lượng HBG, đếm số lượng hồng cầu,
Hematocrit [10].
9
Trên phụ nữ có thai bị thiếu máu sẽ có biểu hiện: HBG < 11 g/dl, có thể
thấy hồng cầu < 3,5 triệu/mm3, Hematocrit < 33%
1.1.3.3. Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ có thai
Về mặt dịch tễ học, thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt và axit
folic. Đó là thể thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
[20], [52].
a, Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu đặc
biệt là ở phụ nữ có thai do nhu cầu sắt cao hơn bình thường trong khi đó
lượng sắt được cung cấp qua thực phẩm hạn chế nhất là các khu vực có điều
kiện kinh tế khó khăn vì sắt cần thiết cho sự tạo ra hemoglobin, myoglobin và
enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn và hiệu quả nhất là
sắt trong thịt. Sắt trong khẩu phần tồn tại dưới dạng Hem và không ở dạng
Hem. Sắt dạng Hem có trong thức ăn động vật (thịt, cá và tiết) loại sắt này
khi ăn vào được hấp thu 20 - 30%. Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng
và đầu gần hỗng tràng tuy nhiên chỉ có khoảng 10% lượng sắt được hấp thu
so với lượng sắt có trong thức ăn [7], [37], [47]. Khi nguồn sắt trong khẩu
phần không đáp ứng được nhu cầu sắt của cơ thể dẫn đến thiếu sắt gây ra
thiếu máu. Vì vậy, cải thiện lượng sắt trong khẩu phần là một trong những
biện pháp quan trọng để phòng chống thiếu máu. Ngay cả khi chưa có biểu
hiện thiếu máu thì thiếu sắt cũng gây hậu quả sức khỏe quan trọng. Khẩu phần
ăn hàng ngày cần cung cấp đủ năng lượng, các thực phẩm giàu sắt, thực phẩm
được tăng cường sắt (nước mắm, bột mì, mì ăn liền ) và vitamin C sẵn có để
tăng hấp thu sắt, khuyến khích các cách chế biến thích hợp như nảy mầm, lên
men nhằm loại bỏ bớt các yếu tố cản trở hấp thu sắt và làm giàu thêm các yếu
tố hỗ trợ. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5mg - 1
10
mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu
cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1mg - 2mg/ngày ở phụ nữ hành kinh
bình thường và có thể tăng lên 3 - 4 mg/ngày ở phụ nữ có thai [8], [10]. Đa số
(70 - 95%) sắt toàn cơ thể ở trong huyết sắc tố của hồng cầu tuần hoàn trong
1ml khối hồng cầu có khoảng 1mg sắt. Nói chung, chuyển hóa sắt được cân
bằng giữa hấp thụ 1mg/ngày và mất đi 1mg/ngày. Thai nghén làm cho mất
cân bằng sắt vì nhu cầu tăng lên đến 2 - 5 mg sắt mỗi ngày. Sắt trong chế độ
dinh dưỡng bình thường không thể bù đắp được nhu cầu này do đó sắt trong
dược phẩm rất cần khi mang thai và cho con bú. Cũng có thể bị thiếu sắt vì
chế độ ăn thiếu thốn nhưng điều này hiếm có ở người trưởng thành. Giảm hấp
thu có thể là nguyên nhân thiếu sắt và thường do phẫu thuật dạ dầy. Một
nguyên nhân quan trọng nữa của TMTS là mất máu đặc biệt mất máu theo
đường dạ dày ruột, ở những vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc/giun mỏ có thể là
nguyên nhân quan trọng, nếu trong 1 cơ thể người mang 500 con giun móc thì
hàng ngày có thể bị mất đi từ 50 - 80 ml máu [7].
Thiếu máu thiếu sắt chiếm đại đa số các trường hợp thiếu máu trong quá
trình mang thai. Theo Đào Văn Chinh thiếu máu do thiếu sắt chiếm 80% các
trường hợp thiếu máu khi có thai, 10% - 20% các phụ nữ có thai có chế độ ăn
đầy đủ bị thiếu máu do thiết sắt, tỷ lệ này tăng cao hơn nhiều ở những người
đẻ nhiều, đẻ dầy và cho con bú kéo dài [8].
Nghiên cứu trên 33 phụ nữ có thai bình thường ở 3 tháng cuối thai kỳ
đến khám thai tại khoa sản bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội năm 1994, Hà
Huy Khôi và cộng sự cho thấy: dự trữ sắt bình thường ở thai phụ không thiếu
máu, dự trữ sắt giảm ở thai phụ bị thiếu máu, khi lượng HGB: 6-8 g/l dự trữ
sắt cạn kiệt, từ đó nhận định rằng thiếu sắt là nguyên nhân quan trọng dẫn tới
thiếu máu ở các đối tượng nghiên cứu [21].
11
Năm 1994 nghiên cứu ở Karachi-Pakistan cho thấy 63,5% PNCT bị
thiếu máu do thiếu sắt [54].
Fareh O.I và cộng sự nghiên cứu tại các tiểu vương quốc Arab thống
nhất cho thấy, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm 91% trong quần thể PNCT bị
thiếu máu, bệnh thalassemine chiếm 8%, thiếu folate chiếm 1% [48].
Sukrat B. và Sirichotiyakul S. nghiên cứu năm 2006 trên 648 phụ nữ có
thai ở bệnh viện Maharaj Nakorn Chiang Mai, Thái Lan, kết quả cho thấy: tỷ
lệ thiếu máu là 20,1%; phân chia thiếu máu trong từng thai kỳ là 17,3%,
23,8% và 50% tương ứng với ba tháng đầu, ba tháng giữa và ba tháng cuối
của thai kỳ. Phụ nữ có thai bị bệnh Thalassemia và các bệnh khác là 56 trong
tổng số 102 phụ nữ có thai bị thiếu máu: 54,9%. Trong 58 thai phụ bị thiếu
máu, có 25 trường hợp TMTS. Các nguyên nhân khác gây thiếu máu là nhiễm
ký sinh trùng: 8,7%, thiếu máu do các bệnh mạn tính: 2,7% và 33% không
xác định được nguyên nhân thiếu máu [62].
- Vai trò của sắt đối với cơ thể
* Các nguyên nhân thiếu hụt sắt:
+ Lượng sắt hao hụt hằng ngày lớn, nhưng lượng sắt ăn vào ít: Cơ thể rất
tiết kiệm sắt nhưng hàng ngày vẫn bị hao hụt một ít theo các con đường khác
nhau. Riêng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, lượng sắt mất theo kinh nguyệt trung
bình 0,4mg - 0,5mg mỗi ngày. Như vậy ở đối tượng phụ nữ lứa tuổi này tổng
lượng sắt mất trung bình hàng ngày là 1,25mg và có khoảng 2,5% chị em cao
hơn 2,4mg. Phụ nữ có thai cần có sắt bổ sung cho nhau thai, thai nhi và tăng
khối lượng máu của người mẹ với nhu cầu toàn bộ là 1.000mg, nhu cầu đó
tập trung vào các tháng giữa và cuối lên tới 6,3 mg/ngày.
- Nguồn sắt trong thức ăn: Sắt ở dạng Hem có tỉ lệ hấp thu cao 20 - 30%.
Sắt không ở dạng Hem có chủ yếu ở ngũ cốc rau củ và các loại hạt, hấp thu
thấp hơn và tuỳ theo sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu
phần ăn. Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là vitamin C, các chất giàu protein. Các
12
chất ức chế hấp thu sắt là các phytat, tanin. Tình trạng sắt trong cơ thể cũng
ảnh hưởng tới hấp thu sắt [36], [52].
* Hấp thu sắt:
Sắt được hấp thu chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: Lượng sắt trong cơ thể, mức độ sản sinh hồng cầu, số lượng và chất lượng
sắt trong thức ăn và sự có mặt của các chất kích thích hay ức chế hấp thu sắt
trong thức ăn.
Hệ thống tiêu hoá sẽ tăng hấp thu sắt khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp và
sẽ giảm khi dự trữ sắt trong cơ thể cao. Mức độ sản sinh hồng cầu cũng làm
tăng hấp thu sắt.
Tỷ lệ hấp thu còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. Sắt dạng hem
thường có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng được
hấp thu với tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với sắt không dưới dạng hem và không bị
ảnh hưởng bởi các chất ức chế. Sự hấp thu của sắt không hem thấp hơn nhiều so
với sắt hem và thường bị ức chế bởi các chất ức chế như phytat và canxi.
Vitamin C và sắt dạng hem là những chất kích thích hấp thu sắt không hem.
Trong cơ thể người trưởng thành thì 95% nhu cầu sắt tham gia vào quá
trình tái tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ các hồng cầu già cỗi, chỉ 5%
lượng sắt dùng cho mục đích này được lấy từ thức ăn. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ,
70% nhu cầu sắt sử dụng để tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ hồng cầu
cũ và 30% còn lại được lấy từ nguồn thức ăn.
Ở người trưởng thành, hàng ngày khoảng 1mg sắt bị mất đi qua các tế
bào niêm mạc. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần có một lượng sắt bổ sung
thay thế cho lượng sắt mất đi do hành kinh (khoảng 0,3 - 0,5 mg/ngày).
Trong khi có thai lượng sắt cần để phát triển các tổ chức của thai nhi và
lượng sắt mất trong và sau sinh rất lớn (vào khoảng 3mg/ngày trong suốt 280
ngày mang thai). Trong trường hợp bệnh lý có chảy máu hệ thống đường tiêu
13
hóa như viêm loét dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là giun
móc thì một lượng lớn sắt sẽ bị mất đi do chảy máu đường tiêu hóa.
* Vai trò của sắt:
Trung bình lượng sắt trong cơ thể là 3,8 gam ở nam và 2,3 gam ở nữ.
Trong cơ thể sắt được tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Sắt chức năng và sắt dự
trữ. Người ta ước tính khoảng 2/3 sắt chức năng - chủ yếu là dạng hem gắn
protein như hemoglobin, myoglobin và cytocromes. Hemoglobin có vai trò
quan trọng trong vận chuyển ôxy từ phổi đến các mô. Cấu trúc của hemoglobin
gồm 4 hem gắn với 4 chuỗi globin. Hemoglobin có khả năng oxy hoá trong
tuần hoàn phổi và khử ô xy ở mao mạch. Myoglobin gồm một hem gắn với
một chuỗi globin. Myoglobin chỉ có ở các cơ với chức năng vận chuyển, dự
trữ ô xy ở trong cơ và nhả ô xy cho các hoạt động co bóp cơ. Các Cytochrom
là các hợp chất có chứa hem tham gia vào chuyển hoá năng lượng và hô hấp
với vai trò vận chuyển điện tử ở ty lạp thể. Cytochrom a,b,c chủ yếu sản xuất
ra năng lượng tế bào dưới dạng adenosin triphosphat. Ngoài lượng sắt được
tồn tại dưới dạng chức năng, trong cơ thể sắt còn được dự trữ dưới dạng
ferritin hoặc hemosiderin. Ferritin và hemosiderin được dự trữ ở gan lách, tuỷ
xương và hệ thống cơ, xương. Khi bị thiếu sắt, cơ thể phải huy động dự trữ sắt
để đảm bảo duy trì chức năng cần tới sắt. Khi mức độ dự trữ sắt giảm xuống
dưới ngưỡng, các biểu hiện thiếu máu lâm sàng sẽ xuất hiện [23], [26], [36].
* Hậu quả của thiếu sắt:
Khi dự trữ sắt trong cơ thể đã cạn kiệt, thiếu máu sẽ xảy ra. Thiếu máu
là giai đoạn cuối cùng của thiếu sắt trong cơ thể.
Thiếu máu: Trong trường hợp thiếu máu trung bình, cơ thể có khả năng
điều chỉnh bằng cách phân phối lại lượng máu chảy đến các cơ quan: ưu tiên
lưu lượng máu đến các cơ quan như cơ tim và não. Khi thiếu máu nặng (nồng
14
độ HBG < 70g/l) thì cơ thể không thể điều chỉnh được: khả năng cung cấp ô
xy giảm, cơ thể bị nhiễm toan. Nếu thiếu máu rất nặng (HBG < 40g/l) có thể
dẫn đến tử vong. Ở PNMT, thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình
sinh đẻ: tỷ lệ tử vong mẹ và con cao. Khoảng 40% tử vong chu sinh liên quan
đến thiếu máu.
Khả năng lao động giảm: Thiếu máu làm giảm đáng kể hoạt động thể
lực, đặc biệt khi nồng độ HBG xuống dưới 100g/l. Sự tương quan giữa thiếu
sắt và năng xuất lao động của người nông dân ở Colombia Gutemala,
Colombia, Indonesia, và Sri Lanka, đã được công bố. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng những người thiếu máu có năng xuất lao động kém hơn một cách
có ý nghĩa so với những người không bị thiếu máu. Sau khi bổ sung sắt thì
tình trạng thiếu máu và năng xuất lao động của họ được cải thiện một cách rõ
rệt từ 10% - 30%.
Nhận thức giảm: Những trẻ bị thiếu máu có điểm trí tuệ thấp hơn những
trẻ không bị thiếu máu do sự cung cấp ô xy và các chất dinh dưỡng lên não
của trẻ kém, có trường hợp bổ sung sắt thì khả năng nhận thức của trẻ được
hồi phục nhưng có khi cũng không hồi phục được.
Ở Costa Rica, trẻ em bị thiếu máu ở mức độ trung bình có chỉ số thông
minh (IQ) thấp hơn trẻ không bị thiếu máu. Kết quả nghiên cứu ở Chi Lê
cũng tương tự. Ở Thái Lan, những trẻ em có nồng độ HBG thấp có điểm
ngôn ngữ và toán không được cải thiện ngay cả khi được bổ sung sắt. Những
nữ sinh có chế độ ăn thiếu sắt thì khả năng học tập (độ tập trung) kém [20],
[36], [47], [64].
b, Thiếu máu do thiếu a xít folic
Các dẫn xuất của axit folic tham gia vào cơ chế chuyển hoá một số axit
amin cần thiết cho sự tổng hợp protein của cơ thể. Thiếu axit folic, quá trình
phân chia tế bào bị giảm sút vì axit folic tham gia tổng hợp baze Purin và
15
Pyrimidin của axit Nucleic.
Axit folic không được dự trữ trong cơ thể. Trong khi có thai, cơ thể phát
triển mạnh, phân bào mạnh đòi hỏi nhiều axit folic. Nếu không thoả mãn
được, thiếu axit folic sẽ là nguyên nhân thiếu máu ở người mẹ.
Nghiên cứu của Daniel tại Mỹ cho thấy, phụ nữ có thai cần ít nhất
500mg a xit folic mỗi ngày, Willoughby và Jewell thấy rằng 350 mg axit
folic mỗi ngày sẽ đảm bảo duy trì nồng độ axit folic trong huyết tương ở mức
độ bình thường của phụ nữ có thai [2], [63].
Nguyên nhân chính của thiếu máu hồng cầu to ở phụ nữ có thai là do
nhu cầu axit folic tăng lên một cách đáng kể. Tình trạng thiếu axit folic trong
khẩu phần ăn không phải là nguyên nhân chủ yếu gây lên thiếu máu hồng cầu
to, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nôn nghén kéo dài, viêm dạ
dầy ruột kéo dài, kém hấp thu, chế độ ăn kiêng [63].
Ở Châu Âu, tỷ lệ bệnh là khoảng 2% ở phụ nữ có thai. Ở những nước
kinh tế đang phát triển, tỷ lệ mắc còn cao hơn, thường phối hợp nhiều nguyên
nhân: Thiếu chất, kém hấp thu do các bệnh đường ruột [8].
c, Các nguyên nhân hiếm gặp khác
- Thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12:
Bệnh hiếm gặp, hiếm xảy ra trong thời kỳ có thai. Nguyên nhân có thể
do rối loạn tiêu hoá, do cắt đoạn dạ dày gây mất yếu tố nội do vùng đáy dạ
dày tiết ra nên không hấp thu được vitamin B12 là yếu tố ngoại [56].
- Thiếu máu do suy tuỷ xương:
Một vài trường hợp gặp suy tuỷ xương không rõ nguyên nhân ở phụ nữ
có thai, cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Suy tuỷ có thể hết đi khi đẻ và tái phát ở lần
có thai sau [9].
- Thiếu máu do mất máu cấp: gây nên do sảy thai, thai ngoài tử cung, rau
bong non, rau tiền đạo, thai trứng [45].
16
1.1.3.4. Ảnh hưởng của thiếu máu đến phụ nữ mang thai và thai nhi.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đưa ta định nghĩa thiếu máu trong
thai kỳ là khi nồng độ HBG <11g/dl ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ
và dưới 10,5g/dl ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Một định nghĩa khác của
Pritchard và MC-Donald (1980) là thiếu máu ở phụ nữ mang thai Hematocrit
< 30% hay HBG < 10g/dl ở mọi thời điểm trong thai kỳ.
Thiếu máu làm ảnh hưởng dòng chảy và không khí trong máu làm tim
đập nhanh nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh lý tim: tim xung huyết, viêm cơ tim
Thiếu máu gây thiếu ô xy ở não làm rối loạn tâm tính, các cơ kém hoạt động
gây nhức đầu Thiếu máu làm thay đổi hệ thống tiêu hóa như: viêm lưỡi, teo
lưỡi, loét lưỡi Thiếu máy gây thay đổi hệ thống da: da xanh, niêm mạc nhợt,
móng tay móng chân dễ vỡ
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF): Thiếu
máu làm tăng tỷ lệ chết sơ sinh lên 20%, trên 6% trẻ em bị thiếu máu trước 15
tuổi bị giảm khả năng nhận thức đến suốt đời. Thiếu máu làm giảm chỉ số
thông minh ở trẻ nhỏ và làm giảm 2,5 năng suất lao động đến tuổi trưởng
thành. Phụ nữ có thai bị thiếu máu dễ có nguy cơ cao đẻ non, trẻ đẻ ra nhẹ
cân, dễ bị tai biến sản khoa sinh con; đẻ con có nguy cơ cao bị thiếu máu và
đặc biệt là những bà mẹ đang nuôi con nhỏ thì thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tình trạng sức khoẻ của con.
1.2. Đặc điểm sức khỏe tâm thần
1.2.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần
Theo WHO định nghĩa sức khoẻ tâm thần là trạng thái thoải mái về thể
chất, tâm thần, tình cảm và xã hội trong đó cá nhân cảm nhận được năng lực
của mình, có thể đối phó được với những căng thẳng của cuộc sống, có thể làm
việc một cách năng suất và hiệu quả, và có khả năng đóng góp cho cộng đồng.
17
Định nghĩa đã nêu rõ sức khoẻ tâm thần là một thành phần cơ bản của
cuộc sống lành mạnh. Phụ nữ có thai cần một sức khoẻ tâm thần tốt để có
được sự phát triển bình thường về tâm thần và tình cảm, để phát triển tiềm
năng, để tạo dựng các mối quan hệ trọn vẹn và giải quyết các thách thức trong
cuộc sống hàng ngày.
Có một nhóm phụ nữ có thai ít có khả năng đối phó với sự sợ hãi do sự
thay đổi nhanh chóng trong chính con người họ và của môi trường sống, điều
này gây nên những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Các nhóm phụ nữ có thai
nguy cơ cao đặc trưng là những người sống trong nghèo khổ, những người
trải qua bạo lực, hay có những vấn đề về gia đình.
1.2.2. Khái niệm về trầm cảm và tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trên thế giới và
tại Việt Nam
1.2.2.1. Khái niệm bệnh trầm cảm
Hippocrate (460-377 trước công nguyên) dùng thuật ngữ trầm cảm hay
sầu uất “Mélancholie” để mô tả một số rối loạn tâm thần có biểu hiện rối loạn
khí sắc. Năm 1686 Bonet mô tả một bệnh tâm thần mà ông gọi là bệnh hưng
cảm- sầu uất “Maniaco- Mélancoliants”. Đến thế kỷ XVIII, Pinet mô tả trầm
uất là một trong bốn loại loạn thần. Sau đó E. Esquirol tách ra từ các bệnh
loạn thần bộ phận (Folies partielles) một thể trầm cảm và gọi là cơn hoang
tưởng (HT) buồn rầu. Thế kỷ XIX, một số thể rối loạn cảm xúc được mô tả
như những đơn vị bệnh lý độc lập: loạn thần có 2 thể (Folie à double forme)
(J. Baillarger 1854), loạn thần tuần hoàn (Folie circulaire) (J.B. Falret 1854).
Năm 1882, K. Kahlbaum dùng thuật ngữ “Cyclothymia” (Bệnh khí sắc chu
kỳ) mô tả hưng cảm, trầm cảm như các giai đoạn của cùng một bệnh.
E.Kraepelin (1899), dựa trên các biểu hiện lâm sàng và tính chất tiến triển của
các bệnh do các nhà tâm thần học Pháp và Đức mô tả trên, thống nhất lại
thành một thể bệnh và gọi là bệnh loạn thần hưng - trầm cảm. Theo
18
E.Kraepelin, bệnh loạn thần hưng - trầm cảm không tiến triển đến mất trí, vì
vậy được phân biệt rõ với bệnh mất trí sớm mà về sau gọi là bệnh tâm thần
phân liệt (TTPL). Thể trầm cảm xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ và
độ tuổi 50 ở nam, về sau gọi là chứng trầm cảm thoái triển. Trước những năm
80 của thế kỷ XX, rối loạn trầm cảm (RLTC) được mô tả như một giai đoạn
của bệnh loạn thần hưng - trầm cảm. Các tiến bộ quan trọng trong việc mô tả,
phân loại các RLTC trong 30 năm qua đã giúp thúc đẩy các nghiên cứu quan
trọng về dịch tễ, bệnh nguyên và bệnh sinh các RLTC này một cách chi tiết,
hợp lý [2], [5], [57].
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khái niệm trầm cảm: Trầm cảm là hội
chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất quan tâm
hay thích thú, giảm năng lượng rễ mệt mỏi và giảm hoạt động. Phổ biến là
bệnh nhân mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ và biểu hiện này tồn tại
trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 2 tuần. Những biểu hiện này
được coi là những triệu chứng đặc trưng có ý nghĩa lâm sàng đặc biệt và
thường gặp ở bất kỳ mức độ nào của giai đoạn trầm cảm. Những triệu chứng
phổ biến khác là: Giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và
lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm và
bi quan, ý tưởng và hành vi tự hoại hặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ngon
miệng. Ngoài ra còn có các triệu chứng về thực thể.
Trầm cảm có thể chỉ là một cơn trầm cảm gặp trong bệnh rối loạn cảm
xúc lưỡng cực nhưng cũng có thể là cơn trầm cảm gặp trong bệnh trầm cảm.
Bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm rất đa dạng, phong phú. Bệnh nhân
trầm cảm thường bị mất sức khỏe nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp
thời và đúng phương pháp sẽ dễ trở thành tàn phế và là gánh nặng cho bản
thân và gia đình [14], [18].
1.2.2.2. Các thể bệnh của trầm cảm [18], [26].
19
- Trầm cảm ẩn: Các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế nổi bật, trong khi đó các
triệu chứng ức chế cảm xúc, ức chế tư duy và ức chế vận động thì rất mờ nhạt.
- Trầm cảm paranoid: bệnh còn được gọi là trầm cảm của loạn thần, trầm
cảm có hoang tưởng, đây là thể nặng của trầm cảm.
- Trầm cảm ở người cao tuổi: Gặp ở người cao tuổi, rối loạn chú ý, trí
nhớ, tư duy.
- Trầm cảm ở vị thành niên: Trước đây người ta cho rằng trầm cảm ở
người vị thành niên là rất hiếm gặp, nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây,
tỷ lệ trầm cảm ở vị thành niên đang tăng lên nhanh chóng. Theo các nghiên
cứu gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở vị thành niên là 6 - 8% thậm chí có nghiên cứu
cho rằng tỷ lệ này có thể lên đến 14% .
Trầm cảm không biệt định khác: Các rối loạn có các yếu tố trầm cảm
không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn
có khí sắc pha trộn, trầm cảm kết hợp với lo âu.
1.2.2.3. Giai đoạn trầm cảm:
Trầm cảm có ba giai đoạn: nhẹ, vừa và nặng bệnh nhân thường có khí
sắc trầm, mất mọi quan tâm và thích thú giảm năng lượng rất đến tăng sự mệt
mỏi và giảm hoạt động. Phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
Giai đoạn trầm cảm nhẹ: Khí sắc trầm, mất quan tâm và thích thú
thường được coi là những triệu chứng điển hình. Bệnh nhân thường buồn
chán, khó tiếp tục công việc thường ngày và hoạt động xã hội, nhưng có khả
năng không dừng hoạt động hoàn toàn.
Giai đoạn trầm cảm vừa: Bệnh nhân có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng điển
hình nhất đặc trưng cho giai đoạn trầm cảm nhẹ và bệnh nhân thường có nhiều
khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc cộng việc gia đình.
20
Giai đoạn trầm cảm nặng: Người bệnh thường biểu lộ buồn chán nặng
hoặc kích động, trừ khi biểu hiện chậm chạp rõ nét. Mất tự tin hoặc cảm thấy
vô dụng hoặc tội lỗi giường như chiếm ưu thế [14], [18] .
1.2.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trên thế giới và Việt Nam.
- Tỷ lệ: Trầm cảm là một dạng bệnh lý rất hay gặp là gánh nặng cho xã
hội và chiếm tỷ lệ cao của dân số. Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm chủ
yếu cho thấy những sự khác biệt lớn về tỷ lệ bệnh này ở người lớn. Nguy cơ
trong toàn bộ cuộc đời bị rối loạn trầm cảm chủ yếu được xác lập từ 10% -
25% cho phụ nữ và 5 - 10% cho nam giới [18], [57].
Theo National Institute of Mental Health cho thấy trầm cảm nguyên
nhân hàng đầu gây ra khuyết tật tại Hoa Kỳ và Canada. Ở Hòa Kỳ là 16,2 %,
trong đó 12% là nam giới và khoảng 20 - 22% là nữ giới. Rối loạn trầm cảm
có thể tấn công bất cứ lúc nào trong đời sống con người, từ thiếu nhi, thiếu
niên và đến trưởng thành. Nhưng hay gặp là nhóm tuổi 15 - 19 tuổi và nữ giới
gặp nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu trên 359 phụ nữ mang thai tại Tamil
Nadu Ấn Độ cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm là 11% [42]. Aysha Zahidie và
cộng sự đã nghiên cứu 375 phụ nữ mang thai tại vùng nông thôn của Sind,
Pakistan năm 2004 cho tỷ lệ trầm cảm cao tỷ lệ 62% [39].
Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn
thương ở Việt Nam năm 2008 cho thấy trầm cảm ở nữ giới chiếm 29% và
được xếp vào nhóm bệnh gánh nặng bệnh tật gây tàn tật [25].
- Giới tính: Ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt về văn hóa, đều thấy
rằng tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam giới. Lý do của sự khác biệt này có thể
do khác nhau về hormon và do phụ nữ phải sinh con, cũng như sự khác biệt
về yếu tố chấn thương tâm lý xã hội khác nhau ở nam và nữ. Ở tuổi thiếu niên
thì nam và nữ có tỷ lệ trầm cảm bằng nhau.
21
- Tuổi: Trầm cảm có thể khời phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào từ tuổi
thiếu niên đến tuổi già. Hay bị trầm cảm nhất là độ tuổi 40, tỷ lệ trầm cảm cao
nhất ở nhóm tuổi 25 - 44 tuổi, nhưng sau tuổi 65, tỷ lệ trầm cảm giảm dần ở
cả nam và nữ.
- Tình trạng hôn nhân: Rối loạn trầm cảm chủ yếu rất thường xuyên ở
những người không có mối quan hệ tốt với những người khác. Những người
đã ly hôn, ly thân hoặc góa bụa rất hay bị trầm cảm.
- Tình trạng kinh tế và văn hóa: Không có mối liên quan giữa tình trạng
kinh tế và trầm cảm chủ yếu. Nhưng điều ngạc nhiên là trầm cảm phổ biến
hơn ở vùng nông thôn so với vùng thành thị [18], [57].
1.2.2.3.Thang điểm đánh giá trầm cảm: Bộ câu hỏi Edinburgh Postnatal
Deprssion scale (EPDS):
Triệu chứng học trầm cảm được coi là một lĩnh vực, mà trong đó lâm
sàng và cận lâm sàng luôn tiếp cận để khảo sát nhận biết và kết luận. Song
song với lâm sàng nghiên cứu thống kê các triệu chứng trầm cảm, cận lâm
sàng (các test trầm cảm) đã tiếp cận thực tiễn, từ đó hình thành một "tình
trạng" với các triệu chứng trầm cảm, có cấu trúc hợp lý nhằm góp phần hỗ trợ
chẩn đoán lâm sàng các rối loạn trầm cảm.
Các test trầm cảm là những công cụ đã được tiêu chuẩn hoá, có tính quy
chuẩn về đánh giá các triệu chứng học, có độ nhạy cao, có tính hiệu lực trong
việc khảo sát các triệu chứng, cũng như cho kết quả thu được đáng tin cậy.
Ưu thế của test trầm cảm là tương đối đơn giản về thủ tục và trang bị,
thời gian làm test ngắn, ghi lại được trực tiếp các kết quả, có những tiêu
chuẩn đã được xác lập, có khả năng sử dụng đối với từng cá nhân và toàn bộ
nhóm cộng đồng.
22
Giá trị của test là giúp cho người thầy thuốc lâm sàng trong việc phát
hiện bệnh, kể cả bệnh ở mức độ kín đáo, có triệu chứng rất mở nhạt, không rõ
ràng. Test đã giúp lượng hoá đuợc các triệu chứng học tâm thần bệnh lý, giúp
xác định được mức độ tình trạng rối loạn trầm cảm, giúp xác định các yếu tố
nguy cơ để can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa những tai biến. Thêm nữa, test
không những hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng mà còn gợi mở hướng điều trị và
đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị.
Người thầy thuốc thực hành khi tiếp cận khám xét bệnh nhân, giá trị một
chẩn đoán có rối loạn trầm cảm sẽ cao hơn, nếu biết sử dụng đánh giá về mặt
lâm sàng có phối hợp với các test trầm cảm.[5], [34].
Bộ câu hỏi Edinburgh Postnatal Deprssion scale: Là bộ công cụ đã được
chuẩn hóa để đánh giá tỷ lệ trầm cảm; bộ công cụ EPDS lần đầu tiên được mô
tả bởi Cox và cộng sự năm 1987, năm 1989 bộ công cụ được Harris và cộng
sự nghiên cứu trên các bệnh nhân bị trầm cảm nặng tại Vương quốc Anh cho
thấy độ nhạy của bộ công cụ EPDS là 95% và độ đặc hiệu là 93%. Sau đó được
Cox & Holden hệ thống lại thành bộ câu hỏi chuẩn vào năm 1994 và dùng để
phát hiện trầm cảm ở phụ nữ mang thai và trầm cảm sau sinh [66].
Tại Việt Nam, bộ công cụ EPDS cũng được một số tác giả được dùng để
đánh giá trầm cảm sau sinh và trước sinh: Lương Bạch Lan [22], Nguyễn
Thanh Hiệp nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao
đến khám tại bệnh viện Từ Dũ [16].
Bộ công cụ EPDS là bộ câu có giá trị và hiệu quả trong việc xác định
trầm cảm gồm 10 câu hỏi, mỗi câu gồm 4 lựa chọn và số điểm từ 0 - 30, phụ
nữ mang thai chọn một câu hỏi đúng, tổng số điểm sẽ ghi nhận từ 0 đến 30
điểm. Những phụ nữ nào có số điểm > 13 điểm thì được xác định là trầm cảm
[36], [66].
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến 16 tuần tại thời điểm tiến hành nghiên
cứu có trong 30 xã tại vùng nông thôn của tỉnh sẽ được mời tham gia nghiên
cứu. Danh sách các phụ nữ được điều tra và lập thành danh sách riêng của
từng xã.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
Chúng tôi tiến hành điều tra và lập danh sách các phụ nữ mang thai từ 6
tuần đến 16 tuần, giải thích và lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến 16 tuần đã ký bản đồng thuận tham gia
nghiên cứu, bởi cả người vợ và người chồng. Trong trường hợp người chồng
đang đi làm ăn xa, không ở tại địa phương hoặc đã mất, thì chỉ cần chữ ký của
người vợ là đủ.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp mang thai phức tạp (thai đôi, mẹ
bị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh nặng khác)
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại 05 huyện thuộc tỉnh Hà Nam
Huyện Bình Lục: xã Bình Nghĩa, xã Đồng Du, xã Bình Mỹ, xã Tiêu
Động, xã Trung Lương, xã Ngọc Lũ, xã Vũ Bản.
Huyện Lý Nhân: xã Chính Lý, xã Đức Lý, xã Bắc Lý, xã Nhân Khang,
xã Nhân Bình, xã Nhân Thịnh, xã Hòa Hậu.
24
Huyện Duy Tiên: xã Chuyên Ngoại, xã Châu Giang, xã Yên Nam, xã
Tiên Hải, thị trấn Đồng Văn.
Huyện Kim Bảng: xã Đại Cương, xã Lê Hồ, xã Thụy Lôi, xã Thanh Sơn,
xã Hoàng Tây, xã Đồng Hóa.
Huyện Thanh Liêm: xã Liêm Thuận, xã Thanh Lưu, xã Kiện Khê, xã
Thanh Nghị, xã Thanh Nguyên.
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh đồng bằng sông Hồng với 05 huyện: Huyện
Bình Lục, Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm, Kim Bảng và 01 thành phố Phủ
Lý. Diện tích toàn tỉnh khoảng 850 km
2
; dân số khoảng 790.000 người, dân trí
và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao. Tuy nhiên sự chênh
lệch giữa các vùng là rất lớn, giữa người dân lao động và tầng lớp trí thức,
giữa thành thị và nông thôn. Kinh tế của tỉnh chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ; công nghiệp và dịch vụ đang phát triển.
Hệ thống y tế của tỉnh: Phòng Y tế với chức năng quản lý nhà nước tham
mưu cho UBND các huyện/thành phố về công tác y tế; Trung tâm Y tế, Bệnh
viện đa khoa các huyện/thành phố và Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình
chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế, Trung tâm Y tế quản lý Trạm y tế
xã/phường/thị trấn; Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện/thành phố làm
nhiệm vụ khám chữa bệnh; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Trạm
y tế xã phường.
25
Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hà Nam
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng
12/2011
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả với cuộc điều tra cắt
ngang có phân tích để điều tra về các nội dung sau:
* Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến 16
tuần tại vùng nông thôn tỉnh Hà Nam.
* Xác định tỷ lệ trầm cảm ở PNMT từ 6 tuần đến 16 tuần tại vùng thôn
tỉnh Hà Nam.
* Tìm hiểu mối liên quan giữa TMTS và trầm cảm của phụ nữ mang thai
từ 6 tuần đến 16 tuần tại vùng nông thôn tỉnh Hà Nam.