Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sự thật về ''''chuyện ấy'''' ở trẻ“ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.09 KB, 9 trang )

Sự thật về 'chuyện ấy' ở trẻ

“Tự làm sung sướng”, trò chơi “sắm vai bác sĩ” nhìn trộm người lớn –
đó là những vấn đề con trẻ thường khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng.
Chúng ta nên có thái độ thế nào?
Vốn hằn sâu trong chúng ta quan điểm phổ biến cho rằng, đến giai đoạn
dậy thì, trẻ thơ vẫn là cá thể “vô tính”. Giống như không ít quan điểm
thịnh hành khác liên quan đến chủ đề tế nhị này - sự thật không phải như
vậy.
Hãy bình tĩnh xem xét, những cách nhìn nhận nào là đúng đắn, cách nào
là nhầm lẫn.
1. Cha mẹ không bắt buộc che giấu hình ảnh “trần tục” trước con trẻ
Đúng vậy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, cần phải làm cho hình
ảnh đó gây ấn tượng. Khi nào và che giấu “bao nhiêu phần trăm” phần
lớn tuỳ thuộc vào cách nhìn của cha mẹ đối với sự trần tục của chính
mình. Nếu bạn không ngượng ngùng cởi quần áo trong buồng tắm trước
sự hiện diện của con nhỏ, không có gì đáng trách. Thế nhưng trường hợp
bản thân bối rối, không cần thiết phải đóng kịch.

“Mặt trời tý hon” mới ba tuổi của bạn có thể nhìn trộm hoặc năn nỉ, bố
(mẹ) cho nó chiêm ngưỡng hình ảnh ở trần. Hành động của con nhỏ là
nhu cầu khám phá bình thường, tuy nhiên điều đó hoàn toàn không có
nghĩa, bạn phải bắt buộc chiều nó. Ai cũng có quyền sở hữu bí mật riêng
tư của mình và trẻ cần biết về điều đó. Cho dù dĩ nhiên trường hợp trẻ đã
vào được buồng tắm, khi mẹ đang xả nước, sẽ tốt hơn, nếu để nó nhìn
thấy một khúc thân thể ở trần, thay vì thái độ hoảng loạn, gương mặt
xanh bợt như tầu lá chuối non.
Còn nếu như cha mẹ khoái ở trần và thích đi lại trong phòng không đồ
lót? Cũng là bình thường, với điều kiện tất cả ở trong tình huống, mà sự
“ở trần” là tự nhiên. Trái lại, không được phép cho trẻ thoải mái động
chạm vào bộ phận thầm kín trên thân thể của cha hoặc mẹ. Bởi khi ấy có


thể dẫn đến hiện tượng bố (mẹ) bị kích động ngoài ý muốn, thế đã là
hành vi lạm dụng. Cha mẹ cũng là con người, không phải là đồ vật để
trưng bày, triển lãm. Vậy nên tấm thân của cha mẹ không phải là “giáo
cụ” phục vụ cho bài giảng về giải phẫu học. Đã có sách giáo khoa thực
hiện vai trò này. Hãy nói rõ ràng với con nhỏ rằng, “Đó là những bộ
phận thầm kín của cơ thể bố (mẹ) và bố (mẹ) không muốn ai động
chạm”.
2. Hành vi “tự làm sung sướng” trẻ con là thành phần phát triển tự nhiên.
Đúng. Trẻ nhỏ, thí dụ - hoàn toàn tình cờ, phát hiện ra rằng, việc động
chạm “dụng cụ đàn ông” theo một cách nhất định nào đó, sẽ làm cho nó
phổng phao, trở nên cứng cáp và “lớn hơn”. Vì thế thỉnh thoảng nó lại
thử nghiệm. Hành vi như thế thường xuất hiện sau tuổi lên ba, ở 40 –
60% trẻ nhỏ và tự trôi qua sau ba năm.
Chúng ta không nên ngăn cấm hành vi đó của trẻ, càng không nên
khuyến khích. Chỉ thị duy nhất, mà trẻ còn được nghe là: “Không làm
trước mặt người khác!”. Mệnh lệnh không có nghĩa, không làm trước
mặt khách khứa mà cả những người trong gia đình. Không cần phải giải
thích cụ thể. Nó tương tự như nhu cầu nhất thiết phải đi tiểu ở nơi công
cộng, người qua lại. Hãy hiểu đơn giản như vậy.
Tương tự chúng ta cũng nhìn nhận những trò chơi giới tính của con trẻ,
tuổi mẫu giáo như: “Làm bác sĩ”, “nhìn trộm mông” hay trò chơi “vợ
chồng”, mà mục đích là cảm nhận thú vị, khám phá thân thể và bày tỏ
cảm xúc. Trẻ cần hiểu rằng, có thể chơi đùa như thế với bạn cùng lứa,
nếu như bạn không phản đối và không được phép diễn ra ở nơi công
cộng.
Cần phải can thiệp trong trường hợp hành vi “tự làm sung sướng” mang
tính thử nghiệm hoặc mang mục đích phương tiện. Trong trường hợp
đầu tiên, đối tượng chủ yếu không nhằm tìm kiếm cảm giác thú vị, mà
thử nghiệm với cơ thể mình – có thể rất nguy hiểm. Thí dụ - đưa đủ loại
vật lạ vào nơi thầm kín (bé gái nhét cục pin tiểu, bé trai đút vào miệng lọ

thuỷ tinh…). Với hành vi tự làm sung sướng manh tính phương tiện
chúng ta bắt gặp, khi con trẻ tự thoả mãn bằng cách này nhu cầu, thí dụ -
sự gần gũi. Hành động giúp trẻ giảm thiểu tình trạng tâm lý căng thẳng
liên quan đến sự cố khó khăn cuộc sống nào đó, thí dụ - mâu thuẫn giữa
các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng trẻ có thể tự làm sung sướng vì lý
do tình trạng viêm nhiễm khu vực nơi thầm kín hoặc dị ứng. Khi ấy cần
phải gõ cửa bác sĩ.
3. Ông hàng xóm thích mơn trớn bé - đối tượng nguy hiểm tiềm tàng.
Đó là sự khái quát hoá. Không nên mắc bệnh cường điệu và tất cả những
ai thích gần gũi, mơn trớn bé đều bị nghi ngờ có lòng dạ đen tối. Chỉ cần
bình tĩnh và tỉnh táo quan sát hành vi ông hàng xóm, sẽ biết ý định đích
thực của đối tượng. Tinh thần cảnh giác cần phải tập trung vào những nỗ
lực động chạm các khu vực “nhạy cảm”, tức bộ phận thầm kín, mông,
miệng hay bên trong đùi…, kể cả những bộ phận “trung tính” của thân
thể mà trẻ phản đối.
Nói ngắn gọn, không phải tất cả các trường hợp nỗ lực bế trẻ lên đùi bất
chất sự phản đối của trẻ đều dẫn đến lạm dụng tình dục, song chắc chắn
đã vượt qua giới hạn cho phép. Khi ấy cần tế nhị, cho dù dứt khoát, ngăn
chặn nỗ lực của ông hàng xóm hoặc thiếu phụ “nhiệt tình” thái quá.
Cái gì có thể minh chứng cho mối quan tâm mờ ám đến trẻ thơ của
người lớn? Dấu hiệu hưng phấn rõ ràng (mặt đỏ gay, tay run…) và tình
trạng không làm chủ bản thân với ham muốn động chạm đối tượng.
4. Không nên “làm chuyện ấy” trong phòng có con trẻ.
Đúng. Thậm chí nếu con nhỏ đã ngủ say. Nhất là đối với con đã hai tuổi
và lớn hơn. Trường hợp con còn ở tuổi sơ sinh, nguyên tắc này có thể xê
dịch, thế nhưng tránh được vẫn tốt hơn. Đứa trẻ vài ba tháng tuổi bị
đánh thức lúc nửa đêm có thể bị khiếp sợ trước hànhđộng “kỳ quặc”
không thể hiểu đối với nó, nhất là một hành động “kỳ quặc” ấy lại khơi
dậy trong người bố, mẹ những phản ứng hết sức xa lạ.

Thế nhưng nếu đứa trẻ vài ba tuổi tình cờ chạy đến giường ngủ và “bắt
sống” bố mẹ đang “hành sự” cũng không có lý do để hoảng loạn. Với
điều kiện, không vì thế mà làm thành tai hoạ, chúng ta không quát tháo,
cũng không cư xử làm cho sinh hoạt thầm kín của bố mẹ là việc làm dơ
dáy, đáng xấu hổ.
Nhất thiết phải giải thích cho trẻ. Trẻ cần được nghe điều gì? Rằng, việc
làm của bố mẹ là biểu hiện của tình yêu và bằng cách này những người
lớn tuổi (cần phải nhấn mạnh chi tiết này) có thể bày tỏ tình cảm với
nhau. Phần nhiều cũng phụ thuộc vào thực tế bố mẹ “sinh hoạt” theo
kiểu gì và mối quan hệ thường nhật giữa bố mẹ ra sao. Bởi nếu như tình
yêu thể xác của bố mẹ ẩn chứa hành vi “bạo lực” nào đó hoặc ban ngày
bố mẹ thường xuyên to tiếng, cãi vã đứa trẻ có thể nghĩ rằng, họ định
“hại” nhau nhân lúc đêm khuya.
Chúng ta cũng cần phải nhớ: Đứa trẻ thường ngày vẫn được nghe rằng,
động chạm nơi thầm kín là có tội – nó sẽ lo sợ rằng, chỉ giây lát nữa mặt
đất sẽ vỡ toác và những người thân yêu nhất của nó cùng với cái giường
sẽ rơi tọt xuống địa ngục!
5. Trong các cuôc trò chuyện về chủ đề thầm kín, cần phải thoả mãn trí
tò mò của trẻ.
Đó chỉ là một phần sự thật. Tất nhiên khi trả lời câu hỏi: “Trẻ con sinh ra
từ đâu?” hoặc “Chuyện ấy” là gì? của đứa trẻ bốn tuổi, chúng ta không
nên đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật cụ thể của những hành vi làm tình.
Sự giải thích của chúng ta cần phải đúng với sự thật, song cần phải thích
hợp với lứa tuổi của trẻ và chỉ đề cập đến chủ đề nó thực sự quan tâm.
Điều này rất quan trọng, bởi để trẻ không coi chủ đề làm tình như cái gì
đáng xấu hổ, còn câu hỏi của chúng là “rắc rối” hoặc không thích hợp.
Chúng ta cũng không nói về tình yêu thể xác như việc làm dơ dáy hoặc
chỉ độc nhất liên quan đến sinh đẻ. Tuy nhiên, sự đòi hỏi cởi mở trong
các câu chuyện về làm tình không có nghĩa là để trước mặt trẻ tranh ảnh
“con heo” đồi truỵ. Sự tiếp xúc, thậm chí tình cờ với các sản phẩm loại

này cùng có thể dẫn đến tình trạng trẻ phát dục quá sớm.
Nên nhớ, có những đề tài cần phải chủ động đề cập, trước khi trẻ đòi hỏi
câu trả lời. Thí dụ, những vấn đề liên quan đến “động chạm xấu”. Tốt
nhất nói với trẻ rằng, chỉ có bác sĩ trong lúc khám bệnh và người thân
gia đình trong lúc tắm rửa cho bé mới có quyền động chạm thân thể của
nó, nhất là bộ phận thầm kín. Sẽ hữu ích, khi trẻ biết rằng, bản thân
không có nghĩa vụ ngoan ngoãn với tất cả người lớn. Không phải ai
cũng có thể động chạm vào cơ thể mình.
Các cuộc trò chuyện về luật lệ giao thông. Chúng ta không cần chờ đến
khi trẻ bị xe hơi tông gãy chân - mới dạy cho chúng rằng, không được
phép xuống đường, khi vẫn còn đèn đỏ.
Theo Tri Thức Trẻ

×