BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ VĂN QUYẾN
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH VỀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI
XÃ CAM NGHĨA, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
Huế, 2011
1
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. BCS : Bao cao su
2. BPTT : Biện pháp tránh thai
3. BV : Bệnh viện
4. CBCC : Cán bộ công chức
5. CPR : Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
6. CS SKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
7. CTV : Cộng tác viên
8. DCTC : Dụng cụ tử cung
9. ĐH – CĐ : Đại học - Cao đẳng
10. DS-KHHGĐ : Dân số kế hoạch hóa gia đình
11. DVYT : Dịch vụ y tế
12. HDI : Chỉ số phát triển con người
(Human Development Index)
13. PN : Phụ nữ
14. TFR : Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate)
15. THCS : Trung học cơ sở
16. THPT : Trung học phổ thông
17. TTYT : Trung tâm y tế
18. TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng
19. TYT : Trạm y tế
20. WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health rganization)
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử phát triển dân số thế giới và Việt Nam 3
1.2. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình 5
1.3. Tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên thế giới 5
1.4. Tình hình sử dụng các BPTT trên thé giới và trong nước 6
1.5. Các biện pháp tránh thai 8
1.6. Tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại Việt Nam 14
1.7. Tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại tỉnh Quảng Trị 17
1.8. Tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại huyện Cam Lộ 19
1.9. Tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại xã Cam Nghĩa
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Thời gian nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4. Xử lý số liệu 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Tình hình thực hiện các BPTT hiện đại và KHHGĐ 32
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện các BPTT-KHHGĐ 42
Chương 4. BÀN LUẬN 46
4.1. Tình hình thực hiện các BPTT hiện đại và KHHGĐ 46
4.2. Yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện các BPTT-KHHGĐ 54
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện tốt các biện pháp tránh thai là bộ phận quan trọng làm
giảm tỷ lệ phát triển dân số trong chiến lược dân số kế hoạch hóa gia đình và
phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ phát
triển dân số còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, dưới mức nghèo
theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực tế cho thấy một quốc gia, nếu chỉ tìm cách giải
quyết vấn đề kinh tế - xã hội mà không chú trọng đến việc thực hiện các biện
pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ phát triển dân số thì cũng
không nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân và ngược lại.
Ở Việt Nam công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đã bắt đầu từ năm
1960. Trải qua gần nửa thế kỷ, với quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, với ý
thức tự nguyện tham gia của toàn dân và sự cố gắng không mệt mỏi của
những người đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công cuộc này, đến
nay công tác Dân số kế hoạch hoá gia đình đã đạt được những kết quả đáng
kể. Nếu như đầu những năm 1960 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
6,4 con, thì vào năm 1999 xuống còn 2,3 con, đến năm 2009 còn 2,0 con, tiến
tới đạt mức sinh thay thế vào giữa thế kỷ 21. Để giảm được mức sinh, công
tác kế hoạch hoá gia đình phải trở thành Quốc sách.
Nghị quyết lần thứ tư của ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII
về chính sách dân số- kế hoạch hoá gia đình đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân số
quá nhanh là một trong những nguyên nhân sâu xa, kìm hãm sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, cản trở việc cải thiện đời sống của nhân dân và
chất lượng giống nòi”[1]. Do đó, song song với việc phát triển kinh tế đòi hỏi
phải thực hiện tốt các chương trình Dân số- kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là
phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai hiện đại và nâng cao kiến thức, thái
4
độ, thực hành về kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ. Vì vậy cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử
dụng các biện pháp tránh thai, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia
đình đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Trong những năm vừa qua, Cam Nghĩa là một trong những Xã được
đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp tránh
thai trong chiến lược thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Việc triển khai các dịch
vụ tránh thai hiện đại như: Đình sản, dụng cụ tử cung, cấy thuốc, tiêm thuốc
tránh thai và uống thuốc tránh thai…đã được sự quan tâm hưởng ứng của các
cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và của cộng đồng. Người dân ngày
càng được tiếp cận nhiều, với các thông tin và dịch vụ tránh thai. Nhưng trong
quá trình thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình ở Huyện Cam Lộ nói
chung và Xã Cam Nghĩa nói riêng không phải bao giờ cũng thuận lợi. Cho
đến nay những tư tưởng nho giáo, phong kiến, lỗi thời, sợ sử dụng các biện
pháp tránh thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời kiến thức và thực
hành về các biện pháp tránh thai vẫn chưa thành thạo. Đó vẫn là những yếu tố
cản trở đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai.
Để góp phần vào việc nhận định khách quan về tình hình thực hiện kế
hoạch hoá gia đình chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình sử
dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và kiến thức, thái độ, thực hành về
kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã
Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại xã Cam
Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
2. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện các biện pháp
tránh thai hiện đại tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử phát triển dân số thế giới
Dân số thế giới đầu công nguyên có khoảng 270 - 300 triệu người. Lịch
sử dân số nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện tỷ người đầu tiên.
Thời gian để có thêm 1 tỷ người ngày càng rút ngắn (từ 100 năm, đến 30 năm,
15 năm, 12 năm). Giữa thế kỷ XVII, dân số thế giới đạt 600 triệu người, năm
1820 đạt 1 tỷ người. Từ đó trở đi khoảng thời gian để dân số thế giới thêm 1 tỷ
người nữa cứ rút ngắn lại dần. Từ 1 tỷ lên 2 tỷ mất 110 năm (1920 - 1930), từ 2
tỷ lên 3 tỷ chỉ mất 30 năm (1930 - 1960), từ 3 tỷ lên 4 tỷ chỉ còn 15 năm (1960
- 1975) và từ 4 tỷ lên 5 tỷ mất 12 năm (1975 - 1987). Năm 1999 dân số thế giới
đạt 6 tỷ người và dự kiến dân số thế giới đạt 7 tỷ người vào năm 2010. Quy mô
dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau năm 1950. Dân số
gia tăng ở mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua là kết quả của việc áp dụng các
công nghệ y tế như thuốc kháng sinh và vi chất dinh dưỡng, thuốc tiêu chảy và
vắc xin, Do đó mức chết giảm, đặc biệt là chết ở trẻ sơ sinh giảm nhanh
chóng, trong khi việc thực hiện các biện pháp tránh thai để hạn chế sinh đẻ tuy
có giảm nhưng còn chậm, dẫn tới sự "bùng nổ dân số ".
Sự gia tăng dân số cao nhất là ở châu Phi, năm 1800 tỷ lệ phát triển dân
số là 0,1% đến năm 1900 là 3,0%. Cuối thế kỷ XX, tốc độ gia tăng dân số
giảm nhưng châu Phi vẫn tăng. Châu Âu là nơi có tốc độ gia tăng dân số thấp
nhất, năm 1800 tỷ lệ phát triển dân số là 0,4%, năm 1890 là 0,7% và đến năm
1990 là 0,2%. Do sự gia tăng dân số giữa các châu lục, giữa các nước khác
nhau, nên cán cân dân số cũng thay đổi khác nhau. Năm 1900 dân số ở các
6
nước đang phát triển chiếm 2/3 dân số thế giới thì đến năm 1980 chiếm gần
3/4 và đến năm 2000 chiếm khoảng 4/5 dân số thế giới [23].
Có thể nói dân cư thế giới tập trung ở 2 châu lục, đó là châu Á và châu
Phi. Quy mô và tỷ lệ của nó ngày càng tăng, tính đến năm 1900 riêng 2 châu
lục này đã chiếm 71% dân số thế giới, dự tính đến năm 2050 là 77%. Việc
phân bố dân cư lại ngược với việc phân phối tổng thu nhập thô của thế giới.
Bắc Mỹ chỉ chiếm 5,2% dân số thế giới nhưng lại chiếm tới 27,4% tổng thu
nhập thô của thế giới. Châu Âu chiếm 9,4% dân số thế giới nhưng chiếm tới
30,9% tổng thu nhập thô.
Do quy mô, tốc độ và phân bố dân cư như vậy, nên số người nghèo ngày
càng nhiều, tỷ lệ người này so với tổng dân số thế giới ngày càng tăng, từ đó
dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực [23].
1.1.2. Lịch sử phát triển dân số Việt Nam
Thời Hùng Vương dựng nước dân số Việt Nam mới chỉ khoảng 1 triệu
người. Đến đầu công nguyên chưa đầy 2 triệu người, thế mà dân số Việt Nam
đến nay đã trên 80 triệu người đứng hàng thứ 14 thế giới, với quy mô dân số
sau Trung Quốc (1,289 tỷ người). Đặc biệt trong vòng nửa thế kỷ nay, từ
1945 – 1995 dân số đã tăng từ 23 triệu người lên 74 triệu người (tăng hơn 3,2
lần). [10]
Nếu đầu kỷ nguyên, dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì
nay đã chiếm gần 1,4%. Như vậy, tốc độ tăng dân số Việt Nam vượt xa tốc độ
tăng bình quân dân số thế giới. Năm 1990 tốc độ tăng dân số của ta còn lớn
hơn cả tốc độ tăng dân số của các nước chậm phát triển (tốc độ tăng bình
quân của các nước thời kỳ 1985 – 1990 là 2,1%) [10].
Việt Nam đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác dân số, gia đình và trẻ
em giai đoạn 2006 – 2010. [17],[18].
7
- Giảm tỷ lệ sinh trung bình 0,25% năm hàng năm, tổng tỷ suất sinh đạt
2 con, tỷ lệ phát triển dân số là 1,14% tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các
biện pháp tránh thai 78%, áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại 70% và quy
mô dân số dưới 89 triệu người vào năm 2010.
- Kiểm soát có kết quả việc mất cân bằng về cơ cấu giới tính khi sinh,
trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ hiện tượng này, đề xuất và thực hiện có hiệu quả
các biện pháp thích hợp.
- Nâng cao một bước chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần,
đưa chỉ số HDI đạt mức trung bình tiên tiến vào năm 2010.
1.2. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
KHHGÐ là chủ động có con theo ý muốn của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. Không để phải dẫn đến phá thai,
hoặc đẻ quá nhiều con, đẻ quá dày, đẻ khi còn quá trẻ hoặc đẻ khi đã nhiều
tuổi. KHHGÐ không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các BPTT để tránh
thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con
(trong trường hợp khuyến khích sinh ). [17]
1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS-KHHGĐ TRÊN THẾ GIỚI
Trải qua trên 50 năm, các nước đang phát triển đã góp thêm cho dân số
thế giới 3,2 tỷ người và bây giờ dân số thế giới lên tới 6 tỷ người. 50 năm tới
nếu theo sự phát triển trung bình như hiện nay, thì các nước đó sẽ thêm 3,1 tỷ
người cho dân số thế giới.
Ở các nước đang phát triển, vấn đề lựa chọn các biện pháp KHHGÐ, để
làm giảm mức sinh là yếu tố quyết định hàng đầu của việc thực hiện công tác
dân số mà TFR là mục tiêu chủ yếu của chính sách dân số. Trong những năm
1950 TFR ở các nước đang phát triển ước tính 6 trẻ em/ 1 phụ nữ. Sự tăng
trưởng dân số hàng năm khoảng 2,1%/1 năm, sau năm 1950 dưới 1,8% và còn
thấp hơn nữa [24]. Tỷ lệ TFR giảm dần, nhưng dân số hàng năm vẫn tăng lên
8
đối với các nước đang phát triển còn lớn. Trong khi TFR giảm xuống, nhưng
tỷ lệ số con bình quân của phụ nữ vẫn còn cao ở nhiều nước. Ví dụ ở Uganđa
TFR theo tính toán gần đây đạt 6,9 trẻ em/1 phụ nữ, và có 24 quốc gia khác
có TFR sinh khoảng 5 - 5,9 trẻ em/1 phụ nữ. .[17],[19].
Khu vực Ðông Bắc Á và Ðông Nam Á, do thực hiện tốt chính sách dân
số nên một số nước đã thu được nhiều kết quả tốt [19].
Tại Hàn Quốc: Mục tiêu là giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,58% (1982)
xuống 1,49% (1986) và đã đạt 0,9% (1990). Trong 20 năm đầu thực hiện
KHHGÐ, mức sinh hàng năm giảm 0,165 con/phụ nữ. 10 năm gần đây mức
sinh mỗi năm giảm 0,1 con/phụ nữ. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ áp dụng các BPTT tăng từ 9% (1964) lên 77% (1988) [19].
Tại Trung Quốc: Nếu năm 1950 bình quân mỗi phụ nữ trung bình sinh
6,08 con thì sau 43 năm chỉ còn 1,9 con và từ năm 1970 (là năm bắt đầu thực
hiện KHHGÐ) đến nay, hàng năm TFR đã giảm bình quân 0,17 con. Ðây là
mức phấn đấu ước mơ của nhiều quốc gia đang phát triển [17], [25].
Tại Thái Lan: Trong 20 năm (1971-1990) TFR đã giảm từ 6 con xuống
2,2 con cho 1 phụ nữ, đã đạt sớm hơn 40 năm so với dự báo khi không có việc
thực hiện chương trình. TFR giai đoạn 1971 - 1990 giảm trung bình 0,19 con
mỗi năm [17].
1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BPTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.4.1. Tình hình sử dụng BPTT trên thế giới
Người ta ước tính vào năm 1994, số lượng người sử dụng BPTT trên thế
giới khoảng 899 triệu, khoảng 57% số cặp vợ chồng có nguy cơ có thai. Tỷ lệ
sử dụng biện pháp tránh thai cụ thể như sau:
- Triệt sản nữ 17%.
- Dụng cụ tử cung (DCTC ): 12%.
- Thuốc uống tránh thai: 8%.
9
- Triệt sản tự nguyện nam: 5%.
- Bao cao su (BCS): 5%.
Một số biện pháp tránh thai khác được cung cấp gồm có: Thuốc tiêm
tránh thai (DMPA), thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon), thuốc diệt tinh
trùng. Các biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm
đạo) [12].
1.4.2. Tình hình sử dụng BPTT trong khu vực
Có sự khác nhau đáng kể giữa các khu vực về tỷ lệ chấp nhận tránh thai
và các mô hình sử dụng biện pháp tránh thai. Tổng tỷ lệ sử dụng biện pháp ở
khu vực các nước phát triển cao hơn nhiều so với khu vực đang phát triển
(72% so với 53%). Các nước phát triển, sử dụng nhiều thuốc tránh thai, BCS
và những biện pháp như vật ngăn âm đạo hay biện pháp KHHGÐ tự nhiên, so
với khu vực đang phát triển, nơi người ta tin cậy nhiều hơn vào biện pháp triệt
sản và DCTC.
Khu vực các nước đang phát triển, tỷ lệ chấp nhận tránh thai và tình hình
sử dụng biện pháp tránh thai cũng khác nhau một cách đáng kể. Tổng tỷ lệ sử
dụng cao nhất là ở Ðông Á (Kể cả Trung Quốc) và Mỹ La tinh, thấp nhất là ở
Nam Á và Châu Phi. Ðông Á tin cậy rất nhiều vào triệt sản nữ, triệt sản nam
và DCTC. Ở Mỹ La tinh người ta lại tập trung vào triệt sản nữ và thuốc uống
tránh thai mà hầu như không dùng triệt sản nam. Những khác biệt trong mô
hình sử dụng biện pháp giữa các khu vực có thể là do những yếu tố khách
hàng, như sự ưa chuộng vì lý do văn hoá, phong tục, tôn giáo…Ví dụ: Tại
nhiều khu vực, tỷ lệ chấp nhận thấp trong sử dụng BCS và biện pháp thắt ống
dẫn tinh có thể phần nào là hậu quả của định kiến văn hoá đối với các biện
pháp dùng cho nam giới [12].
10
1.4.3. Tình hình sử dụng BPTT ở Việt Nam
Ở Việt Nam tỷ lệ sử dụng các BPTT rất cao và tăng lên trong khoảng
thời gian 1988 - 1997. Có khoảng 60% phụ nữ có chồng trả lời đã từng sử
dụng 1 BPTT nào đó trong năm 1988, và tỷ trọng này tăng lên đến 73% năm
1994 và 82% năm 1997. Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng BPTT tăng từ
53% năm 1988 lên 65% năm 1994, 75% năm 1997 và 80,2% năm 2003 [12],
[17].
Cơ cấu sử dụng BPTT ở Việt Nam có 2 đặc điểm: Ưu thế vẫn là vòng
tránh thai (DCTC) trong các BPTT hiện đại, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tính
vòng kinh và xuất tinh ra ngoài còn cao trong các biện pháp. Phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất tại thời điểm của cả 3 cuộc điều tra 1988, 1994 và
1997 vẫn là DCTC. Năm 1997 có tới trên một nữa (56%) phụ nữ Việt Nam có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ trả lời rằng: họ đã từng sử dụng DCTC một lúc
nào đó trong cuộc đời. Mặc dù những người đã từng sử dụng DCTC tăng
đáng kể giữa điều tra 1994 và 1997 tới 8%, nhưng tỷ lệ đang sử dụng tăng
chậm hơn chỉ có 5%. Phần lớn tăng 12% về sử dụng BPTT hiện đại là kết quả
của việc gia tăng các biện pháp khác không phải là DCTC, đặc biệt là thuốc
uống tránh thai, BCS và triệt sản nữ. Chứng tỏ mô hình sử dụng các biện pháp
tránh thai đã dần thay đổi, tỷ lệ CPR ngày càng tăng, nhưng số người sử dụng
DCTC ngày càng giảm: số người sử dụng DCTC năm 1994 là 76%, năm 1988
là 88%, đến năm 2002 chỉ còn chiếm 68%, tổng số người đang sử dụng biện
pháp hiện đại [12],[17].
1.5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Có nhiều biện pháp tránh thai, bao gồm: các biện pháp tránh thai tạm
thời, các biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Có các BPTT hiện đại (tránh thai có
can thiệp), biện pháp tự nhiên, (biện pháp tránh thai truyền thống) Mỗi biện
pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm. Không thể có biện
11
pháp nào lại thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, vì một số biện pháp không
được dùng cho những nhóm người nhất định, vì có các chống chỉ định. Ðể
giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGÐ lựa chọn được những BPTT thích
hợp nhất, thì các nhà quản lý, cũng như các nhà chuyên môn cần nắm được
đầy đủ các thông tin về các biện pháp tránh thai, về hiệu quả tránh thai, độ an
toàn của mỗi biện pháp, để có kế hoạch và phương pháp truyền thông phù hợp
nhất cho từng đối tượng [2] [,[17].
* Các biện pháp tránh thai đều nhằm mục đích :
- Ngăn ngừa sự thụ tinh.
- Ngăn ngừa sự làm tổ của trứng trong tử cung.
- Ức chế sự phóng noãn
* Các biện pháp tránh thai theo thời gian và tác dụng được chia thành:
Các biện pháp tránh thai tạm thời
Là những phương pháp mà khi sử dụng tránh được thai, khi ngừng sử
dụng người ta lại có thai lại, đó là: Dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, bao cao
su, các biện pháp tránh thai truyền thống
1.5.1. Dụng cụ tránh thai trong tử cung
Dụng cụ tử cung (IUD) thường gọi là “Vòng tránh thai”, là một vật lạ
nhỏ được đặt vào buồng tử cung, chỉ một lần nhưng tác dụng tránh thai kéo
dài nhiều năm. Cách đây nữa thế kỷ, DCTC Graafenberg – Một dụng cụ hình
vòng kim loại đã được đặt trong tử cung để tránh thai. Sau đó hàng loạt
DCTC hình xoắn, hình còng tròn, hình chữ S, hình móc…Bằng kim loại hoặc
chất dẻo đã được sản xuất và áp dụng, cho đến nay đã có hàng triệu phụ nử
trên thế giới áp dụng biện pháp này được đứng hàng đầu trong tất cả BPTT
hiện đại ở Việt Nam.
Có 2 loại DCTC thường dùng: Loại không có thuốc (Dana,
Lippersloop) và loại có đồng ( Tcu 380-A, Multiload). Sau này còn có DCTC
Tcu- 20 chứa Progesterone để tăng hiệu quả tránh thai.
12
Cơ chế tác dụng: Ngăn chặn sự làm tổ do tạo phản ứng viêm tại chổ,
làm thay đổi chuyển động của vòi tử cung làm ảnh hưởng tới sự di chuyển
của tinh trùng và trứng. DCTC có Progesterone làm teo nội mạc tử cung và
làm dày niêm dịch cổ tử cung.
Hiệu quả tránh thai bằng DCTC rất cao đạt từ 97% đến 99%, DCTC
như phương pháp triệt sản có thể hồi phục được. Thao tác đặt dễ dàng tại các
cơ sở y tế, có tác dụng tránh thai nhiều năm (Tcu 380-A có thời hạn từ 10-12
năm, Multiload có thời hạn 5 năm). Có thể giao hợp không cần chuẩn bị,
không cần tính toán thời điểm không an toàn. Kháng sinh dự phòng không
làm giảm tác dụng sau khi đặt DCTC, không ảnh hưởng chức năng nội tiết
cũng như hệ thống chuyển hóa của cơ thể, không sợ tương tác thuốc. DCTC
không ảnh hưởng đến tiết sữa, có thể tháo ra dễ dàng và dễ có thai trở lai, có
thể đặt sau phá thai hoặc sau khi sinh một vài tháng.
DCTC là một trong các BPTT hiệu quả hàng đầu, theo nghiên cứu của
WHO thì tỷ lệ cộng dồn thất bại BPTT trong năm đầu tiên là 0,14%, trong 5
năm là 0,71%, trong 7 năm là 1,4%.
1.5.2. Thuốc uống tránh thai
Sự phát triển thuốc uống tránh thai là một cuộc cách mạng về y học và
xã hội to lớn của thế kỷ 20. Từ khi tìm ra các Steroid sinh dục vào năm 1954
khi tổng hợp được các loại Progesterone ở dạng uống thì viên thuốc tránh thai
mới ra đời. Năm 1960 thuốc uống tránh thai được FDA Hoa Kỳ công nhận và
sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và đến nay ở khắp trên thế giới. Ở Việt Nam
những năm 1970 đã dùng thuốc ngừa thai gọi là tiết chế sinh sản. Hiện nay có
2 loại thuốc tránh thai kết hợp estrogen với progestin, được sử dụng dưới
nhiều hình thức như uống, chích, cấy dưới da, miếng dán trên da và kết hợp
với dung cụ đặt trong âm đạo hoặc buồng tử cung.
Cơ chế: Ức chế rụng trứng, làm đặc chất nhày cổ tử cung, ngăn cản tinh
trùng xâm nhập vào tử cung và buồng trứng, làm chậm nhu động ống dẫn
trứng vào nội mạc tử cung, làm mỏng nội mạc tử cung, làm giảm sự di chuyển
của tinh trùng và ngăn chặn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
13
- Viên thuốc tránh thai kết hợp
Hiện có hơn 20 loại thuốc tránh thai trên thị trường, đa số là dạng kết
hợp giữa estrogen và progestin, là dạng thuốc cổ điển được dùng đầu tiên.
Hiệu quả tránh thai trên 99%, tỷ lệ thất bại giảm khi thời gian sử dụng tăng.
Phần lớn các trường hợp thất bại là do quên uống thuốc, đang dùng kháng
sinh, thuốc an thần, thuốc chống co giật, do nôn, do thuốc quá hạn và uống
không đúng cách.
- Thuốc uống tránh thai khẩn cấp
Là phương pháp ngừa thai hiệu quả, dể thực hiện. Năm 1966 Morris và
Van Wagenen đã chứng minh Estrogen liều cao có tác dụng tránh thai sau
giao hợp không được bảo vệ. Năm 1973 viên Postinor (Levonorgestrel
0,75mg) ra đời được sử dụng hai lần cách 12 giờ hoặc càng sớm càng tốt
trong 72 giờ. Năm 1977 Yuzpe công bố viên thuốc ngừa thai sau giao hợp với
0,1mg Ethinil estradiol và 0,1mg Di-norgestrel uống trong vòng 12 giờ có tác
dụng tránh thai.
1.5.3. Thuốc tiêm tránh thai
Thuốc chứa Depot medroxyprogesterone acetate (MDPA) hoặc
Norethisterone enantate ( NET- EN ) tác dụng lâu dài, tiêm một mũi giúp
tránh thai 3 tháng.
Nhược điểm khi ngưng thuốc sẽ chậm có thai 2- 4 tháng so với các loại
thuốc tránh thai khác và có rối loạn kinh nguyệt.
Thuốc tiêm có hiệu quả tránh thai cao 99,6%, tỷ lệ thất bại khi sử dụng
tuyệt đối trong năm đầu là 0.3% , tỷ lệ thất bại khi dùng tương đối trong năm
đầu là 3%.
1.5.4. Thuốc cấy tránh thai
Thuốc có tác dụng dài hạn 3-5 năm, khi cấy dưới da thường là mặt
trong cánh tay trái. Hiện có hai loại thuốc cấy là Levonorgestrel 216mg trong
14
6 nang (Norplanl) hoặc 150mg trong hai nang (Jadelle) và Etonogestrel 68mg
(Implanon) trong 1 nang. Tất cả đều có tác dụng tránh thai cao, năm đầu chỉ
có 0,2% thất bại cho Norplan và 0% cho Implanon. Nếu người dùng thuốc có
trọng lượng trên 60kg thì cần chú ý theo dõi cẩn thận vì tỷ lệ có thai có thể
trên 1% trong 5 năm, tỷ lệ thất bại có thể 3,6% ( Mỹ).
1.5.5. Các dạng thuốc nội tiết tránh thai khác
- Thuốc đặt âm đạo:
Ethinyl Estradiol 15
µ
g và Etonogestrel 120
µ
g ( NuvaRing), mỗi
tháng đặt một lần liên tục trong 3 tuần sau khi sạch kinh.
- Thuốc đặt trong buồng tử cung:
Dùng Silastic gắn vào DCTC hình chử T chứa Levonogestrel. Tác dụng
tránh thai bằng cả hai phương pháp dụng cụ và Progestrogen kéo dài trong 3 năm.
- Thuốc dán ở da:
Miếng dán tránh thai kết hợp có diện tích 20cm
2
, gồm 3 lớp phóng
thích Ethinylestradiol 20
µ
g và Norelegestromin 150
µ
g (Evra) xuyên qua da.
Mỗi lần dán một miếng trong 3 tuần.
1.5.6. Biện pháp tránh thai bằng màng ngăn
- Bao cao su.
Được sử dụng từ thế kỷ 17, bao cao su cho nam giới được làm bằng
Latex, Polyurethane hoặc màng tự nhiên (thường túi ruột thừa). Từ năm 1986
theo báo cáo của US Surgeon General’s, bao cao su đã được dùng như biện
pháp chống lại HIV nên đã bán tăng 20%. Khi dùng bao cao su là BPTT duy
nhất thì cần phải kết hợp kê toa thuốc tránh thai khẩn cấp vì có thể vở bao
hoặc tuột bao chiếm 3,5%trong các lần giao hợp. Sử dụng đúng tỷ lệ tránh
thai cao 98%. Tỷ lệ phụ nữ có thai trong năm đầu khi áp dụng BCS nam là
15% nếu áp dụng tốt là 2%.
- Mủ cổ tử cung.
- Màng ngăn âm đạo.
15
1.5.7. Các biện pháp tránh thai tự nhiên
* Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo.
Là BPTT cổ xưa nhất mà loài người đã biết để tránh thai và được nhiều
người áp dụng, khi giao hợp người đàn ông rút toàn bộ dương vật ra khỏi âm
đạo và xa cơ quan sinh dục ngoài của người phụ nữ trước khi xuất tinh, tinh
dịch không vào trong âm đạo do đó ngăn chặn tiếp xúc tinh trùng và trứng.
Tuy nhiên tỷ lệ thất bại cao, số phụ nử có thai trong năm đầu sử dụng chiếm
khoảng 27% nếu sử dụng hoàn hảo chiếm 4%.
*Tránh ngày phóng noản.
- Cách tính lịch theo Ogino-Knauss.
- Phương pháp đo thân nhiệt hàng ngày.
- Theo dõi chất nhầy ở cổ tử cung.
* Phương pháp cho con bú vô kinh.
Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn
Biện pháp tránh thai vĩnh viễn (biện pháp tránh thai không hồi phục), là
phương pháp tránh thai bằng phẫu thuật, áp dụng cho cả nam và nữ, đó là các
biện pháp.
1.5.8. Thắt ống dẫn trứng (triệt sản nữ)
Thắt và cắt vòi tử cung là một phẩu thuật làm gián đoạn vòi tử cung,
không cho tinh trùng gặp noản để thụ tinh. Là BPTT vĩnh viễn và an toàn,
thực hiện một lần có tác dụng tránh thai suốt đời, hiệu quả tránh thai cao trên
99%, được chấp nhận rộng rãi. Mổ đình sản đòi hỏi phải có trang thiết bị, thầy
thuốc phải có chuyên môn và kỷ năng nhất định và thực hiện dưới sự gây mê
hoặc gây tê tại chổ. Có thể thực hiện sau sạch kinh, sau nạo phá thai hoặc sau
sinh thường kết hợp với mổ đẻ.
1.5.9. Thắt ống dẫn tinh (triệt sản nam)
Thát và cắt ống dẫn tinh là một phẩu thuật làm gián đoạn ống dẫn tinh để
dẫn đến không có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Là BPTT vĩnh viễn ở
nam giới, thực hiện một lần có tác dụng tránh thai suốt đời. Hiệu quả tránh
16
thai rất cao trên 99,5%. Đình sản nam là một phẩu thuật nhỏ nhưng đòi hỏi thầy
thuốc phải được huấn luyện kỷ năng nhất định. Cũng có một số biến chứng do
phẩu thuật như tụ máu, nhiểm trùng và đau bìu. Điều bất tiện là phải chờ 12-15
tuần sau mổ hoặc qua 20 lần xuất tinh mới hoàn toàn hết tinh trùng còn ở đoạn
cuối ống dẫn tinh. Nếu có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su.
1.6. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS-KHHGĐ TẠI VIỆT NAM
Việt Nam từ những năm 1960 các chính sách của Ðảng, Nhà nước ra đời
hướng dẫn thực hiện công tác dân số - KHHGĐ, từ đó công tác dân số đã có
những bước chuyển biến đáng kể. Mức sinh giảm nhanh và tiến gần đến mức
sinh thay thế.
Đúng vào thời điểm dân số thế giới đạt tới con số 3 tỷ người và dân số
Việt Nam vượt qua con số 30 triệu người, Chính phủ Việt nam đã ban hành
Quyết định số 216/12/1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn, với mục đích: “ Vì
sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận trong gia đình và để nuôi con
cái được chu đáo việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn chu đáo’’.
Ngày 26 tháng 12 năm 1961 trở thành mốc lịch sử quan trọng của
chương trình dân số Việt Nam. Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia
chương trình dân số toàn cầu, đánh dấu sự khởi đầu nhận thức ý nghĩa của
mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiếng chuông báo động về tình
hình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới.
Thực hiện tốt việc đa dạng hoá các BPTT, cung cấp rộng rãi các BPTT,
đồng thời cung cấp đầy đủ bao cao su và các biện pháp để kết hợp phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS, gắn với việc
nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ chăm sóc và tạo được sự hợp tác của
khách hàng là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.
Góp phần thực hiện các mục tiêu: “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo
đảm quyền sinh con và lựa chọn các BPTT có chất lượng của phụ nữ và các
cặp vợ chồng. Giảm thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo phá thai.
17
Số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) 6,39
con/1phụ nữ vào năm 1960, tức là tương đương với mức sinh tiềm tàng, sau
14 năm thực hiện việc sinh đẻ đã có hướng dẫn (1961 - 1975), TFR xuống
còn 5,25 con vào năm 1975, đến năm 1985 TFR giảm xuống còn 3,95. TFR
giảm xuống nhanh, đặc biệt kể từ sau khi nghị quyết Trung ương 4 khoá VII
ra đời, TFR từ 3,95 (1985) giảm xuống còn 3,1 con vào năm 1994; 2,3 con
vào năm 1999 và 2,28 con vào năm 2002. Theo kết quả tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 1999 thì TFR đã tiến gần đến mức sinh thay thế, trong đó 3
vùng là đồng bằng sông Hồng, Ðông Nam bộ, sông Cửu Long đã đạt được
mức sinh thay thế. Hai vùng có mức sinh cao nhất là Tây Bắc 3,6 con và Tây
Nguyên là 3,9 con, cao gấp 1,6 - 1,7 lần mức sinh bình quân của cả nước.
Trải qua 45 năm triển khai công tác dân số, đặc biệt là từ khi thực hiện
Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII, về chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Công tác dân số đã đạt được những kết
quả to lớn góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã
hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở miền Bắc tỷ lệ sinh xuất phát điểm rất cao là 43,9%o năm 1960 và
giảm xuống còn 32,2%o năm 1975, bình quân mỗi năm giảm được 0,71%o.
Trong khi năm 1976 tỷ lệ tăng dân số còn rất cao là 3,2%. Ðến năm 1985 tỷ lệ
sinh của cả nước là 31 %o và duy trì mức này cho đến năm 1992. Sau khi
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, tỷ lệ sinh giảm rất nhanh và
liên tục giảm qua các năm, xuống còn 25,3%o năm 1994; 21,9%o năm 1997;
19,9%o năm 1999 và còn 19%o vào năm 2002. Số con trung bình của một
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 3,8 con/ 1 phụ nữ năm 1989, 2,3 con
năm 1999, xuống còn 2,28 con 2002.
Trong những đánh giá về vấn đề DS - KHHGĐ đã nhận định: Tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên mặc dù đã có sự giảm dần nhưng chưa ổn định chiếm
18
khoảng 22% số sinh ( theo điều tra năm 2002); (1993: 45,7%; 1994: 37,1%;
1995; 37,7%, 1996: 29,5%; 1997: 31,67%, năm 2002 là 21,73%). Tỷ lệ này
cũng không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, vùng đồng bằng sông
Hồng tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp (khoảng 16% , còn các vùng khác tỷ lệ này
tương đối cao. Khu vực nông thôn cao gần gấp đôi khu vực thành thị ( 24% so
với 13%) Thậm chí vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên chiếm đến gần 50%.
Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT tăng lên hàng năm, đáng kể nhất
là những năm 90 trở lại đây. Từ 53% năm 1988 lên 65% năm 1994, 70,3%
năm 1997 và 73,5% năm 2002, tỷ lệ sử dụng các BPTT tăng vượt mức so với
chỉ tiêu phấn đấu là 2% mỗi năm, do đó đã làm giảm nhanh mức sinh.
Cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai có sự thay đổi đáng kể theo chiều
hướng đa dạng hoá, nếu như năm 1988 tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung chiếm
tỷ trọng tuyệt đối là 62,4% đã giảm xuống còn 61,6% năm 1998 và 56,5%
năm 2002. Biện pháp uống thuốc tránh thai tăng nhanh đáng kể chiếm 0,8%
trong tổng số các biện pháp tránh thai năm 1988 lên 10,5% năm 2002, bao
cao su tăng từ 2,2% năm 1988 lên 8,4% năm 2002.
Thành tựu nổi bật của chương trình dân số Việt Nam là mức sinh đã
giảm nhanh trong thập kỷ qua. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ giảm và đang tiến gần đến mức sinh thay thế. Tuy nhiên kết quả
giảm sinh chưa thật sự vững chắc, tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá
thai là đáng lo ngại, nhất là ở tuổi vị thành niên. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
giảm chậm và vẫn còn ở mức cao. Mức sinh còn chênh lệch nhiều giữa các
tỉnh; mới chỉ có 20 tỉnh thành đạt mức sinh thay thế hoặc thấp hơn.
Hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tuy đã được xây dựng
tương đối hoàn chỉnh và có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, song vẫn còn
nhiều nhược điểm và tồn tại. Đội ngũ cán bộ thiếu nghiêm trọng đặc biệt là
19
Nữ hộ sinh, trình độ, kiến thức tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lại không
được định kỳ cập nhật một cách cần thiết, hệ thống giám sát chất lượng dịch
vụ hoạt động kém hiệu lực và không có khả năng cải thiện tình hình.
1.7. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS - KHHGĐ TẠI TỈNH
QUẢNG TRỊ
Về địa lý: Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực trung bộ. Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Bình; phía Tây giáp Lào; Phía Nam giáp Thừa Thiên Huế; Phía
Đông giáp Biển Đông
Đơn vị hành chính của tỉnh: Có 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện trong đó
có 2 huyện miền núi, 1 huyện Đảo và có 138 xã, phường, thị trấn. Địa bàn
tương đối rộng, địa hình khá phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Về y tế, xã hội: Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, hộ đói cơ bản
được xoá, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung cả nước.
Đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là đội ngũ làm công tác sản phụ khoa, kế
hoạch hoá gia đình trong toàn tỉnh có trên 200 người trong đó gần 10% là cán
bộ đại học và sau đại học. Đây là nguồn lực quan trọng đã và đang từng ngày,
từng giờ bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình [11].
Việc triển khai công tác Dân số - KHHGĐ trong những năm qua; Quảng
Trị là một trong những tỉnh được đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc tổ
chức thực hiện Chiến lược Dân số giai đoạn 2001 – 2010. Công tác chăm sóc
sức khoẻ sinh sản đã được triển khai rộng khắp và được sự quan tâm của các
cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và của cộng đồng [11].
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chính sách và chiến lược phát triển con
người, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được mở rộng với chất lượng ngày
càng cao. Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng kích lệ: Mức sinh đã
20
giảm nhanh, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,95
con (1991) xuống còn 2,3 con như hiện nay. Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3
vẫn còn cao. Năm 2008 (tỷ suất sinh là 10,85
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
là 22,82 %). Năm 2009 (tỷ suất sinh là 10,2
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là
21,51 %). Năm 2010 (tỷ suất sinh là 10,05
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là
19,60 %).
Tỷ lệ sinh con thứ 3 hàng năm giảm từ 1-2%, nhưng vẫn còn cao so với
các tỉnh khác trong cả nước.Với phương châm đa dạng hoá các biện pháp tránh
thai, từng bước đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến gần người dân hơn, để
dễ tiếp cận, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách hàng. Tỷ lệ các cặp vợ
chồng áp dụng biện pháp tránh thai từ 38,6% (năm 1982), lên 52,1 (năm 1995),
lên 66% (năm 2003), 72% (năm 2006), 74% ( năm 2008), 75% ( năm 2009),
75,6% ( năm 2010). Góp phần giảm sinh hàng năm từ 0,5 – 0,8% [11].
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình qua các năm
CHỈ TIÊU Thực hiện
2008
Thực hiện
2009
Thực hiện
2010
Binh quân tăng
hàng năm
Dụng cụ tử cung 46 580 47 584 48 585 1 001
Đình sản nam, nữ 5387 5 592 5 797 205
Thuốc cấy tránh thai 746 816 886 70
Thuốc tiêm tránh thai 1 250 1 370 1 490 120
Thuốc uống tránh thai 7 720 7 925 8 130 205
Bao cao su 10 224 10 390 10 556 166
Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai đạt được và tăng hàng năm là
kết quả tổng hợp nhiều yếu tố đặc biệt là: Được sự chỉ đạo của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền và tham gia tích cực của các ban Ngành thành viên đối với
công tác DS/KHHGĐ.
1.8. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS - KHHGĐ TẠI HUYỆN
CAM LỘ
21
Cam Lộ là là một huyện trung du miền núi, phía Nam giáp huyện Triệu
Phong, phía Bắc giáp huyện Gio Linh, phía Tây giáp huyện Đakrong và phía
Đông giáp với Thành Phố Đông Hà; Dân số 49.091 người, phụ nữ 15 – 49 là
13 077người, phụ nữ 15 - 49 có chồng 7 129 người. Số đẻ năm 2010 là 580 trẻ [13].
Triển khai Chỉ thị 06/CT-TƯ về củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
và Quyết định 370/QĐ-BYT về 10 chuẩn quốc gia về công tác Y tế. Kết quả
tính đến hết năm 2010 huyện đã có 8 xã và 1 thị trấn, được cấp bằng công
nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về công tác Y tế [13].
Cam Lộ là huyện có tiềm năng, có các trục giao thông chính Quốc gia đi
qua thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá. Có khu công nghiệp như: công
ty đá, nhà máy xi măng… Bên cạnh những thuận lợi huyện còn không ít khó
khăn, ngoài những khó khăn chung của cả nước, của tỉnh, đó là cơ sở hạ tầng
còn thấp, nhất là giao thông và thuỷ lợi, hộ nghèo còn cao hơn mặt bằng
chung của tỉnh (20,7%), trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt vùng núi xã
đặc biệt khó khăn thì dân trí thấp, trẻ em bỏ học nhiều. Mức sinh và tỷ lệ sinh
con thứ 3 qua các năm như sau:
Năm 2008 (tỷ suất sinh là 13.64
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 22.88%).
Năm 2009 (tỷ suất sinh là 16.13
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 21.15%).
Năm 2010 (tỷ suất sinh là 10.19
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 19.83%).
Qua số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện vẫn còn cao
so với toàn tỉnh cũng như nhiều vùng trong cả nước [13].
22
Bảng1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình của huyện qua các năm
* Năm 2008
CHỈ TIÊU Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ %
Dụng cụ tử cung 800 768 96
Đình sản nam, nữ 30 27 90
Thuốc cấy tránh thai 40 70 175
Thuốc tiêm tránh thai 20 69 345
Thuốc uống tránh thai 390 459 117,6
Bao cao su 700 712 101
Tổng các biện pháp
1980 2105
106,3
* Năm 2009
CHỈ TIÊU Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ %
Dụng cụ tử cung 830 754 90,8
Đình sản nam, nữ 25 28 112
Thuốc cấy tránh thai 20 42 210
Thuốc tiêm tránh thai 30 141 470
Thuốc uống tránh thai 800 542 67,8
Bao cao su 800 760 95
Tổng các biện pháp
2505 2267
90,5
* Năm 2010
CHỈ TIÊU Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ %
Dụng cụ tử cung 750 741 98,8
Đình sản nam, nữ 25 30 120
Thuốc cấy tránh thai 25 25 100
Thuốc tiêm tránh thai 50 172 344
Thuốc uống tránh thai 700 730 104,3
Bao cao su 1200 1073 89,4
Tổng các biện pháp
2750 2771
100,76
Công tác DS/KHHGĐ trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ.
Các chỉ tiêu KHHGĐ đạt và vượt kế hoạch được giao. Tuy nhiên chúng ta
không phải chỉ dừng chân tại đó mà phải cần làm tốt hơn nữa và chú trọng
vào các đối tượng đích lúc đó mới duy trì được tỷ lệ sinh bền vững.
23
1.9. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS - KHHGĐ TẠI XÃ
CAM NGHĨA, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUÃNG TRỊ
Cam Nghĩa là một xã miền núi thuộc huyện Cam Lộ, cách trung tâm
huyện Cam Lộ khoảng 15 km, nằm về phía tây Tây Nam của huyện. Phía
Đông giáp với Xã Cam Chính, phía Tây Bắc giáp với xã Cam Thành, phía
Tây Nam giáp với rừng tự nhiên của huyện Đakrong. Địa bàn xã trải dài trên
10km với diện tích 5 549 ha chia thành 14 thôn. Địa bàn tương đối rộng, địa
hình khá phức tạp, giao thông đi lại ở một số thôn đang còn khó khăn. Đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Toàn xã 1354 hộ với dân số là 5745 khẩu, phụ nữ 15- 49 là 1383 người,
phụ nữ 15 – 49 có chồng 863 người trẻ em dưới 5 tuổi 335, trẻ em dưới 2 tuổi
132, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,68 %. Cộng đồng dân cư chủ yếu là
người kinh, khoảng 90% dân số lao động sống bằng nông nghiệp và trồng cây
công nghiệp, 10% dân số sống bằng các ngành nghề khác như cán bộ công
chức, buôn bán, nghề làm gổ…Đời sống nhân dân đang còn gặp nhiều khó
khăn, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 khoảng 5000000đ/ người /
năm. Tỷ lệ hộ khá 35%, hộ trung bình 50% còn lại hộ nghèo chiếm 15%.
Trình độ dân trí đang còn thấp, một số nơi còn có phong tục lạc hậu, tư tưởng
trọng nam khinh nữ đang còn phổ biến trong nhân dân.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã tạm ổn định, tỷ lệ các hộ gia đình sử
dụng các phương tiện nghe nhìn chiếm khoảng 85%. Các hộ gia đình sử dụng
nước uống và nước sinh hoạt chủ yếu bằng giếng đào chiếm 95%, các hộ sử
dụng hố xí hợp vệ sinh chiếm 68,2%. Toàn xã có một trường cấp II, hai
trường cấp I, một trường mẩu giáo trung tâm và bốn trường mẩu giáo ở các
khu lẻ.Trạm y tế xã được xây dựng khang trang với ba ngôi nhà cấp bốn trong
đó có 10 phòng chức năng, năm 2006 xã đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Trị công nhân xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2001- 2010.
24
Quy trình hoạt động của trạm thường xuyên 24/24, trang thiết bị của trạm tạm
đủ để sơ cứu, cấp cứu, khám chửa bệnh và thực hiện các biện pháp tránh thai
kế hoạch hóa gia đình.
Cán bộ trạm y tế xã gồm có 06 người, trong đó có 01 bác sỹ, 02 nử hộ
sinh, 02 y sỉ và 01 điều dưỡng. Toàn xã có 14 y tế thôn bản và 14 cộng tác
viên dân số trong đó có 05 người kiêm cả cộng tác viên dân số vừa làm y tế
thôn bản. Đây là nguồn lực quan trọng đã và đang từng ngày, từng giờ bảo vệ
cho sức khoẻ cho nhân dân và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
Trong toàn xã có 14 thôn đều được phát động xây dựng làng văn hoá, có
04 làng phát động cam kết xây dựng làng không có người sinh con thứ 3 trở
lên đó là: Thượng Nghĩa, Cu Hoan, Cam lộ Phường, Đông Lai. Mô hình gia
đình ít con trong những năm qua đã được các cấp uỷ chính quyền triển khai
một cách mạnh mẽ, nhằm hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ
3,với kết quả đạt được qua các năm như sau:
Năm 2008 (tỷ suất sinh là 11,6
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 28,8 %).
Năm 2009 (tỷ suất sinh là 12,2
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 35,7%).
Năm 2010 (tỷ suất sinh là 9,2
0
/
00
, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 32 %).
Với tỷ suất sinh thấp và giảm từ 1-2%, nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn
còn cao so với các xã ở trong huyện và cao so với Huyện và Tỉnh. Đòi hỏi các
cấp Uỷ Đảng chính quyền phải tăng cường hơn nữa tập trung lãnh đạo chỉ
đạo, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch để đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và kế hoạch hóa gia đình của
địa phương, nhằm hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số và hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ
ba [17].
Việc triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp tránh thai đến tận các
cặp vợ chồng trong những năm qua của xã đã được đánh giá là có nhiều cố
gắng trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược Dân số- KHHGĐ giai đoạn
2001 – 2010. Công tác tổ chức thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đã
25