Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

''''Ứng phó'''' khi bé thích la hét ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 5 trang )

'Ứng phó' khi bé thích la hét

Đôi khi, bé 'vặn to' âm thanh không hẳn là muốn gây sự chú ý với cha
mẹ; đơn giản, bé cảm thấy vui thích khi được hét lên như thế - nó giống
như việc bé tự khám phá ra âm điệu của mình. Tuy nhiên, việc la hét khi
bé đi siêu thị hoặc ở chỗ đông người thường khiến cha mẹ khó chịu.
Để kiểm soát tình hình, bạn có thể tham khảo vài mẹo sau:

- Nếu bé thích la hét, đi kèm với việc "vòi" mua đồ trong siêu thị thì bạn
nên phòng bị trước tình huống này (ngay từ ở nhà). Đảm bảo rằng, bé
được no bụng và không buồn đi vệ sinh, trước khi 2 mẹ con rời khỏi
nhà; bởi vì, nếu mệt và đói, bé sẽ không đủ năng lượng và kiên nhẫn để
cùng bạn dạo chơi trong siêu thị. Kết quả, bé sẽ khó chịu và phản ứng
bằng cách la hét inh ỏi.

Ảnh: GettyImages.
- Thấu hiểu cảm xúc của bé: Nếu bé la hét vì muốn gây sự chú ý, nguyên
nhân có thể do bé đang tức giận hoặc không thoải mái. Ví dụ, nếu việc
đi siêu thị với môi trường đông người quá sức đối với bé, bạn nên nhanh
chóng chấm dứt hành trình và đưa bé ra bên ngoài.

Nếu thấy bé buồn chán hoặc cáu kỉnh, bạn nên thông cảm với bé. Bạn
nên giữ bình tĩnh và an ủi bé: “Mẹ biết là con muốn về nhà nhưng đợi
mẹ thêm vài phút nữa nhé. Mẹ sắp xong việc rồi”.

Nếu bé la hét vì muốn ăn gói bánh yêu thích, bạn không nên đáp ứng bé
ngay; thay vào đó, bạn nên bình tĩnh nói: "Mẹ biết là con muốn ăn bánh
nhưng giờ chưa phải lúc. Mẹ sẽ đưa bánh cho con ở bên ngoài kia nhé”.
Bạn sẽ thấy phản ứng của bé tốt hơn và nhanh chóng cùng mẹ ra bên
ngoài ăn bánh.
- Cho bé vui chơi thoải mái bên ngoài: Nếu bạn đưa bé đi chơi trên phố,


bạn thử tránh xa những địa điểm cần yên tĩnh như nhà hàng hay cửa
tiệm; thay vào đó, bạn đưa bé đến những nơi rộng rãi như công viên,
vườn hoa. Ở đây, bé sẽ được thoải mái la hét mà bạn không cảm thấy bối
rối với người xung quanh.
- Thiết lập trò chơi: Tìm một địa điểm rộng rãi; tiếp đến, bạn thử thỏa
mãn nhu cầu được hét của bé bằng cách: “Con có thể kêu lên nếu con
muốn”. Sau đó, bạn tiếp tục thách thức bé: “Bây giờ, mẹ con mình thi
xem ai nói thầm giỏi nhất", rồi bạn khum bàn tay vào vành tai bé, thì
thầm. Cách này khiến bé thấy rằng, việc la hét giống như một trò chơi
nhưng hiệu quả sẽ nằm bên trong đó; chẳng hạn, khi bé gây ồn ào ở khu
vực cần yên tĩnh, bạn thử nói với bé: “Con đừng bắt chước giọng của sư
tử thế. Con thử bắt chước âm thanh của một chú mèo cho mẹ xem nào”.

- Dạy bé kiểm soát âm thanh: Khi bé hét to lên vì vui sướng, bạn không
nên trỉ chích hay quát mắng bé. Nếu sự la hét này vượt quá ngưỡng, bạn
nên giữ giọng thấp, bình tĩnh nhắc nhở bé: “Con hét như thế làm mẹ đau
đầu đấy”.
- Khiến bé bận rộn: Đưa cho bé một món đồ chơi hoặc đồ ăn trước khi
bé kịp la hét. Nếu bạn chờ đến khi bé hét lên mới đưa bánh cho bé, bé sẽ
hiểu nhầm thông điệp rằng, nếu muốn có thứ gì, bé chỉ việc “cao giọng”
để cha mẹ đáp ứng. Khi bé quá bận rộn với việc nhai kẹo hoặc xử lý
món đồ chơi, bé sẽ không còn thời gian rảnh rỗi để la hét.
- Phớt lờ bé: Phần lớn cha mẹ cảm thấy ngại ngùng khi các bé la hét ở
nơi đông người. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo cách của một người
mẹ: “Bé gái hơn 2 tuổi nhà tôi lúc nào cũng la hét như ‘nở phổi’. Chẳng
có lý do gì đặc biệt, chỉ là vì bé muốn được hét lên thật to. Tôi đã nhắc
nhở, thậm chí quát mắng bé mà tình hình cũng không được cải thiện.
Tùy từng trường hợp, tôi có cách xử trí với bé khác nhau: Nếu đó là nhà
thờ hoặc một nhà hàng yên tĩnh, tôi sẽ đưa bé ra ngoài trong ít phút. Nếu
đó là cửa hàng rộng, tôi sẽ kệ cho bé la hét. Khi các bé khác đi qua và

nhìn bé với ánh mắt tò mò, bé sẽ lập tức ngừng hành vi của mình”.

×