Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nếu bé quá nhút nhát pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.68 KB, 5 trang )

Nếu bé quá nhút nhát
Một số bé rất hiếu động và dễ dàng thích nghi với môi trường bên ngoài
trong khi một số bé khác lại cảm thấy khó khăn khi phải tham gia trò
chơi với các bạn xa lạ nếu không có bố mẹ bên cạnh.

Nhút nhát thuộc về bản chất hay cá tính riêng của mỗi bé mà nhiều khi
cha mẹ cũng không có cách nào can thiệp hoặc cố gắng để thay đổi
được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm cách giúp bé không quá tỏ ra e dè,
nhút nhát.

Ảnh: GettyImages
Các dấu hiệu chứng tỏ bé nhút nhát
Khi đưa bé đến một đám đông người, bé cứ đứng im như bất động, mắt
nhìn chằm chằm, nhịp tim đập nhanh hơn.

Nếu bạn muốn bé chơi cùng các bé khác trong công viên, bé sẽ ngồi yên
lặng quan sát một lúc. Sau đó, bé mới từ từ đứng dậy và đi lòng vòng
xung quanh, nếu thấy các bạn có thiện chí, bé mới yên tâm chơi cùng.
Ngược lại, nếu thấy dấu hiệu hiểm nguy như các bé cãi cọ hoặc tranh
giành đồ chơi của nhau, bé sẽ cảnh giác và nhanh chân chạy về phía bạn.

Bé trở nên ít nói khi bạn đưa bé về quê thăm ông bà hay khi bé phải đi
bác sỹ. Ở nhà, bé có thể trở thành ca sỹ hát bài “Bé lên 3” một cách điêu
luyện và say sưa, nhưng, ở những chỗ nhiều người lạ, bạn có dỗ bé thế
nào bé cũng cương quyết không "mở miệng".

Khi phải chơi với một nhóm bạn đông đúc, bé tỏ ra thích nghịch đồ chơi
một mình hoặc chỉ thân thiết với một đến hai người bạn ở cạnh bên.

Sự nhút nhát thường đi kèm với nỗi sợ hãi. Nếu bé sợ hãi với một con
vật nuôi trong nhà hay sợ bóng tối, bạn cũng nên lưu tâm giúp bé thích


nghi hơn.

Khi nhút nhát trở thành ‘rào cản’

Nhiều dấu hiệu nhút nhát ở bé là những điều hoàn toàn bình thường
vì không phải bé nào cũng hiếu động hay thích giao tiếp với người lạ.

Tuy nhiên, nếu quá nhút nhát, bé sẽ khó hòa hợp với thế giới bên ngoài.
Nếu bé nhút nhát đến mức sợ sệt khi phải đi học, không muốn nô đùa,
vui chơi trong công viên hay thấy khó khăn khi giao tiếp cùng bạn bè và
các cô giáo ở lớp. Bạn phải đặc biệt lưu tâm vì bé có thể xuất hiện các
biểu hiện về rối nhiễu tâm lý.
Giúp bé khắc phục tính nhút nhát
Bạn nên điều chỉnh và hướng dẫn bé khắc phục tính nhút nhát. Nếu
không bé rất dễ rơi vào trạng thái lầm lỳ, e sợ - thậm chí là chứng tự kỷ.

Hướng dẫn để bé thấy rằng nhút nhát không phải là một “tính hư” - như
thế sẽ tạo dựng cho bé lòng tự tin và thêm yêu quý bản thân mình.

Khuyến khích bé làm những điều bé không thực sự hứng thú. Với bé
nhút nhát, điều bé không thích là môi trường bên ngoài, nhiều người lạ.
Bạn nên tập cho bé làm quen và hòa nhập với thế giới xung quanh bằng
cách cùng bé đi siêu thị, nhà sách, mua quần áo…

Tận dụng thời gian chơi để hỏi bé về tên đồ chơi hay cách chơi. Cố gắng
kích thích trí tò mò và khuyến khích bé đặt những câu hỏi tại sao…

Động viên bé làm những công việc lặt vặt như thu dọn đồ chơi sau khi
chơi. Sau đó, để cho bé giải thích lý do bé phải làm việc. Bạn nên đặt ra
nhiều câu hỏi để bé có cơ hội được trả lời.


Cho bé tham gia thường xuyên các họat động tập thể cùng các bé cùng
độ tuổi. Nếu bé thực sự thích kết bạn hay trò chuyện với một người bạn
nào đó, bạn nên tạo điều kiện để các bé gặp nhau nhiều hơn.

Nếu bé quá nhút nhát, thậm chí trở nên thờ ơ với cuộc sống xung quanh
hay tỏ ra sợ hãi thực sự khi phải giao tiếp với người lạ, bạn nên nhờ đến
sự trợ giúp của các bác sỹ chuyên khoa.
Phương Thảo (theo Parenting)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×