Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giúp bé sửa đổi hành vi xấu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.92 KB, 5 trang )

Giúp bé sửa đổi hành vi xấu

Phần lớn cha mẹ đều khẳng định, hành vi xấu ở bé rất dễ tái phạm nhiều
lần. Nếu bạn kiên trì và tìm cách giáo dục bé hiệu quả, bé sẽ sớm biết
tiến bộ hơn.

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp bé sửa đổi hành vi xấu
từ Kidsbehavour.
Nhấn mạnh đến hậu quả của hành vi
Trước hết, bạn nên để bé tự đánh giá hành vi của mình. Chẳng hạn, khi
bé vứt đồ chơi bừa bãi, bạn có thể hỏi bé “Theo con, vứt đồ chơi bữa bãi
như vậy có tốt không?”. Bạn nên nhấn mạnh câu hỏi để bé thấy mức độ
nghiêm túc của vấn đề.

Tiếp đến, bạn nên nhấn mạnh đến hậu quả xấu của hành vi này, chẳng
hạn, “Mẹ suýt bị ngã vì bước vào phòng của con đấy” hay “Con xem
này, vì con vứt ôtô xuống sàn nên ôtô mới bị hỏng đấy”.
Bằng cách này, bé sẽ hiểu hành động vứt đồ chơi bừa bãi là không nên
vì có thể gây nguy hiểm cho bố mẹ hay chính bản thân bé. Tuy nhiên,
bạn chỉ nên giải thích những hậu quả đơn giản, phù hợp với sự hiểu biết
của bé. Nếu bạn nói "Con không đi ngủ sớm sẽ chậm phát triển đấy", bé
sẽ không hiểu được "chậm phát triển" là gì.

Khuyến khích bé cách khắc phục
Bé sẽ ghi nhớ lâu hơn một hành vi xấu khi phải tự mình khắc phục hậu
quả. Ví dụ, khi bé vẽ bậy lên tường hay làm bẩn bàn ghế, bạn không nên
cáu kỉnh hay tức giận. Thay vào đó, bạn nên hướng dẫn bé cách làm
sạch chỗ bẩn đó.
Nhận thức của bé ở độ tuổi 3-5 còn nhiều hạn chế. Các nhà tâm lý cho
rằng, phần lớn bé thích hành động theo bản năng, sở thích sẵn có chứ
không thể tư duy như người lớn là làm việc này có lợi hay có hại. Nhiều


bé còn coi việc vẽ lung tung lên tường như một sự “sáng tạo” và sẽ
khiến cha mẹ ngạc nhiên.
Giúp bé phân biệt hành vi xấu và hành vi không được phép
Bé có thể lẫn lộn giữa hành vi xấu và hành vi không được phép. Chẳng
hạn, ngoáy mũi là hành vi xấu; đánh bạn, vẽ lung tung là không được
phép (nếu bé dùng bút vẽ lên giấy hay một quyển sổ riêng thì đó lại là
hành vi được phép).
Do đó, vai trò của bạn là đặt cho bé những giới hạn để bé thực hiện hành
vi của mình và giúp bé phân biệt, nhận biết, chấm dứt những hành vi xấu
và khắc phục hành vi không được phép.
Lưu ý về thời gian
Các bé thường có xu hướng tái phạm. Dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần bé
không chịu đánh răng hay rửa chân tay trước khi ngủ.

Bạn không nên quá nóng vội vì hành vi xấu cũng giống như thói quen
sinh hoạt hàng ngày. Bé sẽ thay đổi thói quen xấu này trong một khoảng
thời gian nhất định.
Nếu bạn kiên trì, cương quyết, bé có thể sửa đổi hành vi xấu của mình từ
1-2 tháng. Với những hành vi thuộc về bản chất hay tính khí của bé như
cắn bạn chơi, thích tranh giành đồ chơi với anh (chị) bé thì khoảng thời
gian để bé sửa đổi còn lâu hơn thế.
Khen ngợi khi bé tiến bộ
Nếu bé có nhiều hành vi xấu cùng một lúc, bạn nên đồng thời giúp bé
sửa đổi. Với mỗi hành vi tiến bộ, bạn có thể khen ngợi và tặng bé một
món quà làm phần thưởng.

Bạn có thể tham khảo cách sau: Vẽ một vài bức tranh minh họa hành vi
xấu của bé, với mỗi lần bé tiến bộ, bạn có thể gợi ý để bé đánh dấu sao
vào bên cạnh bức tranh. Được 5 sao, bé sẽ được một món quà.
Với những bé hiếu động hay dễ mắc lỗi, bạn có thể trao phần thưởng cho

bé ngay sau khi bé đạt được một sao điểm tốt và khuyến khích bé tiếp
tục tiến bộ.
Phương Thảo

×