MỤC LỤC
Trang
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ……… 2
1. Khái niệm:…………………………………………………………… 2
2. Cơ sở pháp lý:……………………………………………………… 2
3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cân quản lý nhà
nước đối với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị 3
4. Nội dung quản lý nhà nước về không gian kiến trúc cảnh quan đô
thị:…………………………………………………………………… 4
Chương 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………………… 7
5. Bối cảnh kiến trúc đô thị TP.HCM trong thời gian qua: …………7
6. Phát triển bền vững: yếu tố nào trong không gian kiến trúc cảnh
quan đô thị ……………………………………………………… 10.
7. Những thực hành kiến trúc tại TP.HCM theo hướng phát triển bền
vững: ………………………………………………………… 10
8. Thách thức đối với công tác quản lý kiến trúc đô thị bền vững: 13
Chương 3: ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIÃI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2011-2025 …………………………………… . 15
1. Một số giãi pháp…………………………………………………….15
2. Phương hướng quản lý kiến trúc đô thị theo mục tiêu phát triển
bền vững 2011-2025:……………………………………………… 18
3. Kết luận …………………………………………………………… 19
4. Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………. 20
1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
1. Khái niệm:
Cảnh quan và kiến trúc đô thị bao gồm cảnh quan thiên nhiên va nhân tạo.
Trách nhiệm quản lý nhà nước ở đô thị là phải đảm bảo sự hài hòa thống nhất giửa
canh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, tạo lập nên cảnh quan riêng cho
từng đô thị trên cơ sở khái thác cá điều kiện địa hình , thiên nhiên và thực hiện các
giải pháp qui hoạch xây dựng vừa đảm bảo hiện đại , văn minh lại vừa gìn giữ bản
sắc truyền thống văn hóa dân tộc.
TPHCM đã có lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển. Việc quy
hoạch kiến trúc cho một đô thị văn minh, hiện đại, lại vừa giữ được những nét đặc
sắc, truyền thống của Sài Gòn xưa, đồng thời phải đảm bảo cho một thành phố
phát triển bền vững trong tương lai hàng trăm năm sau… trở thành một bài toán
cực kỳ khó cho các nhà khoa học và chính quyền thành phố.
2 .Cơ sở pháp lý:
Trong những năm qua, công tác quản lý kiến trúc trên địa bàn thành phố
dựa trên những cơ sở pháp lý chủ yếu sau:
- Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng được Chính phủ ban
hành
ngày 24/1/2005 và Thông tư 07/2008/TT-BXD về hướng dẫn lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành ngày 7/4/2008,
trong đó quy định nội dung Thiết kế đô thị trong Đồ án Quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị (tỷlệ 1/2000, 1/500) gồm các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc,
thiết kế đô thị cho từng lô đất;
- Một số quy định của thành phố về kiến trúc như quy định về kiến trúc nhà
liên kế, nhà biệt thự (liên quan việc xem xét tháo dỡ biệt thự cũ có nguồn gốc từ
trước năm 1975 và quy mô xây dựng công trình mới);
- Về kiến trúc xây dựng công trình: Quy chuẩn xây dựng và các Tiêu chuẩn
xây dựng (như đối với nhà ở liên kế, nhà ở cao tầng…), trong đó đáng lưu ý có
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng có hiệu quả”.
Đến năm nay, Luật Quy hoạch đô thị (được ban hành ngày 17/6/2009) đã
bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2010; theo đó các văn bản dưới luật cũng lần
lượt được ban hành. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị
định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
2
đô thị. Có thể nói đây là cơ sở pháp lý chuyên ngành về quy hoạch đô thị (trong đó
có không gian kiến trúc cảnh quan đô thị) hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho
thành phố triển khai xây dựng các quy định, quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo
hướng phát triển bền vững.
Như đã trình bày, thành phố thời gian gần đây có những khu vực đặc biệt
nhiều biến động về cấu trúc đô thị hoặc không gian kiến trúc, như khu trung tâm
thành phố với sức hút đầu tư rất lớn và vấn đề giữ gìn bản sắc kiến trúc hiện hữu,
các khu vực dọc các tuyến giao thông huyết mạch mới mở như Đại lộ Đông -
Tây….
Những bối cảnh này đặt ra yêu cầu cần có những cơ sở pháp lý đầy đủ và
khoa học để vừa đảm bảo định hướng chung của thành phố vừa có tính cụ thể, đặc
trưng phù hợp với từng khu vực, phục vụ công tác quản lý phát triển kiến trúc đô
thị theo hướng bền vững. Do đó thành phố đã triển khai thực hiện lập Thiết kế đô
thị, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đối với các khu vực này, như Quy chế quản lý
kiến trúc Khu trung tâm hiện hữu mở rộng của thành phố (930 ha), Thiết kế đô thị
Đại lộ Đông - Tây, v.v….
3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiếp cận quản lý nhà nước đối với
không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:
a. Nội dung nhiên cứu :
- Để xác định các phương hướng nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống
quản lý qui hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững phải dựa trên những bằng
chứng khoa học và thực tiển rút ra từ các kêt quả nghiên cứu và chúng có mối liên
quan chặt chẻ với nhau, đó là :
- đánh giá đúng về thực trạng kiến trúc cảng quan đô thị TP. Hồ Chí Minh
hiện nay;
- Dự báo những xu hướng và những tác động có thể xảy đối với không gian
kiến trúc cảnh quan đô thị trong vòng 20 năm tới (định hướng 2025)
- Xác định các quan niệm và tiêu chí về hiệu quả của việc quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của TP. Hồ Chí
Minh.
b. phương pháp nghiên cứu:
- Cần có cách tiếp cận phù hợp trong việc đánh giá thực trạng không gian
kiến trúc cảnh quan đô thị, chỉ ra được hiện nay chúng ta đang đứng đâu. Muốn
vậy, không chỉ đáng giá so với ta mà phải so với những tiêu chí về không gian
kiến trúc cảnh quan của các thành phố khác trong khu vực và định hướng phát
triển bền vững. Với cách tiếp cận như vậy, viện nghiên cứu xác định các quan
niệm, các tiêu chí về không gian kiến trúc cảnh quan rất quan trọng.
- Những khuyến nghị về các lựa chọn về giải pháp không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị mà chúng ta sẽ đưa ra phải là những giải pháp và những chính
sách mang tính bền vững và phù hợp với thực trạng phát triển của thành phố .
Ngay cả không gian kiến trúc canh quan đô thị của các nước đang phát triển cũng
3
đang gặp phải những vấn đề nan giải về không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp,
về định hướng không gian kiến trúc dài hạn. Vì thế việc phân tích, tham khảo kinh
nghiệm phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của những thành phố phát triển
cần được quan tâm nhiều.
- Với những về nội dung phương pháp nghiên cứu niêu trên , để kiện toàn viện
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị cần phải thu hút các chuyên gia
thuộc nhiều chuyên nghành liên quan về hạ tầng kỹ thuật đô thị, về qui hoạch, về
xã hội về môi trường …
4. Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đô thị:
Nhà nước và chính quyền đô thị cần xây dựng định hướng phát triển nền
kiến trúc đô thị nói chung và cảnh quan cho từng đô thị nói riêng, lập qui hoạch
cảnh quan và thiết kế đô thị, ban hành chính sách, quy chế và kế hoạch đầu tư phát
triển vừa đảm bảo vừa hiện đại văn minh, vừa bảo tồn khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc.
Nội dung quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị thực hiện theo
quy định tại Chương II của Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm
2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm lập quy hoạch và
phát triển hệ thống công viên, cây xanh đô thị mình quản lý đảm bảo đô thị loại II
đạt ≥ 6m2/người; đô thị loại III và IV đạt ≥ 5m2/người; đô thị loại V đạt ≥
4m2/người.
Khi lập quy hoạch đô thị, triển khai dự án đầu tư xây dựng phải khai thác
triệt để địa hình tự nhiên, như: chỉnh trang, tôn tạo kênh, rạch, ao, hồ, tránh san
lấp tùy tiện.
Các dự án đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang đô thị từng bước thực hiện
ngầm hóa các đường dây trên không, như: dây cấp điện, điện thoại, thông tin,
truyền hình cáp, internet. Riêng các dự án đầu tư xây dựng mới trong đô thị loại II,
III bắt buộc xây dựng ngầm cho tất cả các loại đường dây nêu trên và đô thị loại
IV khuyến khích xây dựng ngầm.
Việc đầu tư xây dựng cầu (bao gồm: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp) qua
sông, kênh, rạch trong đô thị thì khuyến khích thi tuyển, tuyển chọn phương án
thiết kế kiến trúc.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý không
gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị
4
3.1 Trách nhiệm của Sở Xây dựng:
a) Tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Quy chế
đối với đô thị loại II, III và IV.
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện nội dung
Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý không gian, kiến
trúc và cảnh quan đô thị.
c) Hàng năm, xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực
hiện các quy định về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; chỉ đạo
Thanh tra xây dựng tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra xử lý theo thẩm
quyền những hành vi vi phạm về không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị.
d) Định kỳ hàng quý, năm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý
không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân
tỉnh theo dõi và chỉ đạo.
3.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện:
a) Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính mình quản lý.
b) Tổ chức lập Quy chế cho đô thị mình quản lý (đô thị loại II, III và loại IV). Khi
lập Quy chế phải lấy ý kiến của các sở, ngành tỉnh có liên quan. Hồ sơ Quy chế
gửi về Sở Xây dựng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Tổ chức lập, phê duyệt và ban hành Quy chế cho đô thị loại V thuộc quyền của
mình quản lý.
d) Chỉ đạo tổ chức công bố, công khai Quy chế được duyệt để các tổ chức, cá nhân
biết và thực hiện.
đ) Quy định trách nhiệm của các phòng chức năng trực thuộc liên quan đến công
tác quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn mình quản lý.
e) Tổ chức thực hiện theo nội dung Quy chế được duyệt; xử lý theo thẩm quyền
những hành vi vi phạm về không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị. Đối với các
trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp thì phối hợp Thanh tra xây dựng để
được hỗ trợ xử lý. Nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp
trên trực tiếp để giải quyết.
5
g) Định kỳ hàng quý, năm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý
không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị trên địa bàn về Sở Xây dựng để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thị trấn:
a) Chịu trách nhiệm quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính mình quản lý.
b) Thực hiện việc công bố, công khai Quy chế được duyệt.
c) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm về không gian, kiến
trúc và cảnh quan đô thị tại thị trấn.
d) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Trong thời gian qua, đặc biệt là qua thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thành
phố Hồ Chí Minh đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định, vượt
qua những thời điểm khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế
phát triển cùng những biến đổi sâu sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều
chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều công trình lớn, đường phố, khu đô thị và các khu
nhà ở mới đã được xây dựng. Tại các khu vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp,
kém chất lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối lượng xây lắp mỗi năm
gấp nhiều lần những năm trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động xây dựng, công tác quản lý kiến trúc đô thị cũng đã đạt được những bước
tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh
hoạt và cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến
trúc đô thị mới.
1. Bối cảnh kiến trúc đô thị TP.HCM trong thời gian qua:
Toàn cảnh kiến trúc thành phố
Bên trong khu vực nội thành hiện hữu và trung tâm thành phố, bộ mặt đô
thị đã có sự chuyển biến đa dạng. Những công trình mới mọc lên, ừ những công
trình công cộng như công sở, bệnh viện, trường học… cho đến các công trình cao
tầng mới vươn lên từ những dự án chỉnh trang các khu vực lõi đô thị xuống cấp.
Một bộ phận của kiến trúc thành phố gắn liền với thị trường bất động sản với
nhiều công trình văn phòng, căn hộ cao cấp, khách sạn….
Đô thị hóa vươn ra các khu vực ngoại vi thành phố với nhiều dự án khu đô thị, khu
dân cư mới cũng như khu công nghiệp, khu công nghệ - kỹ thuật cao, v.v…. Sự
thay đổi về dân số kéo theo các đô thị mới được hình thành. Nhiều vùng ven nội
thành (Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh ) và ngoại thành là khu vực có quỹ đất
dành cho sự phát triển, mở rộng đô thị cũng dần trở thành những đô thị mới (Nam
Sài Gòn, ắc Nhà Bè ) như một xu thế tất yếu để giải quyết bài toán giãn dân của
thành phố trong nỗ lực hướng đến một thành phố đa trung tâm.
Kiến trúc nhà ở - mảng kiến trúc quan trọng của đô thị - đã có sự chuyển dịch rất
phong phú và tích cực. Nhiều nhà ở cao tầng được xây dựng với chất lượng không
gian sống nâng cao: quy hoạch với không gian mở, thảm xanh, mặt nước, các tiện
ích cộng đồng như trường mầm non, chăm sóc y tế; thiết kế nội thất căn hộ phong
phú, thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, phù hợp với khí hậu và tập quán sinh hoạt
người Việt. Nhà ở riêng lẻ trong những năm gần đây lại được người dân chăm
chút, trao đổi với kiến trúc sư để đem lại những không gian sống phù hợp nếp nhà,
những hình khối và mặt dựng phong phú đóng góp vào sắc thái phố thị.
7
Một góc Nhà thờ Đức Bà - Diamond Plaza Kho bạc Nhà nước TP.HCM
Công trường Mê Linh Khu nhà ở thấp tầng Nguyen Du Park
Villas
Một số cửa hàng, nhà hàng cải tạo trên phố cũ trung tâm thành phố.
8
Khu đô thị mới tiêu biểu: khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hình thành trên một vùng đất hơn 15 năm trước còn
là đầm lầy chua mặn, hoang sơ thuộc huyện Nhà Bè, nay là quận 7. Quy hoạch
tổng thể đô thị mới Phú Mỹ Hưng do Công ty Skidmore, Owings & Merrill (Mỹ)
thiết kế đã được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 8/12/1994.
Ưu điểm của quy hoạch Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là quy hoạch phát
triển theo mô hình đô thị dải (dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh, ở phía Bắc có
dãy hành lang cây xanh, phía Nam có dòng sông cảnh quan), được phân bởi hệ
thống kênh rạch thành nhiều khu chức năng gắn kết hài hòa trong một tổng thể. Cơ
sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật khu đô thị được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo
mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Hệ thống giao thông rộng thoáng, được tổ
chức dạng bàn cờ, tránh ùn tắc và đảm bảo mọi sinh hoạt trong 10 phút đi bộ.
Một đô thị có cảnh quan đẹp và đầy ấn tượng, quy hoạch hiện đại, phát
triển giữa thiên nhiên là nét đặc sắc của quy hoạch tổng thể đô thị mới. Những
mảng xanh hiện hữu được tái tạo thành công viên, khu bảo tồn, sân golf, khu giải
trí xen kẽ giữa các khu dân cư hay tập trung tại dải quy hoạch hành lang cây xanh
văn hóa và nghỉ ngơi, hình thành một đô thị xanh. Dòng sông cảnh quan được quy
hoạch từ hệ thống kênh rạch hiện hữu để tạo các thủy lộ xuyên suốt và liên kết
cảnh quan thiên nhiên đặc sắc ngoạn mục. Các công trình kiến trúc có phong cách
đa dạng mà hài hòa, bao gồm nhiều thể loại từ nhà ở riêng lẻ, nhà ở cao tầng, đến
cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và các công trình dịch vụ giải
trí khác.
Hình ảnh Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (nguồn: Công ty Phú Mỹ Hưng, )
9
2. Phát triển bền vững: yếu tố nào trong không gian kiến trúc cảnh quan
đô thị ?
Phát triển bền vững:
Định nghĩa mang tính đại diện nhất có lẽ là định nghĩa từ báo cáo
Brundtland: Thế giới Chung của Chúng ta (WCED, 1987). Trong đó, phát triển
bền vững được định nghĩa là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế hệ tương lai.
Tính bền vững đô thị:
Xét trong bối cảnh đô thị thì sự bền vững có nghĩa là phát triển và thúc đẩy các
quy hoạch góp phần đóng góp vào một hình thái đô thị hiệu quả hơn và cấu trúc xã
hội vững chắc hơn. Thành phố bền vững có thể hỗ trợ một cách hiệu quả sự phát
triển kinh tế và xã hội trên cơ sở tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít nhất và gìn giữ
môi trường trong sạch nhất. Ngoài ra, tính bền vững ở đây có liên quan đến lịch sử
và cấu trúc đô thị, cấu trúc xã hội và môi trường.
Như vậy, có thể hiểu kiến trúc đô thị đóng vai trò góp phần trong sự phát
triển bền vững của thành phố ở 3 khía cạnh chính:
Bền vững về môi trường: góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi
trường tự nhiên, giúp hoạt động đô thị sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, thải ra ít chất thải vào môi trường, cải thiện nâng cao sức khỏe người
dân….
- Bền vững về văn hóa-xã hội: góp phần xây dựng cấu trúc xã hội vững chắc, xã
hội công bằng cho mọi người dân, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch
sử, thúc đẩy các giá trị văn minh tiến bộ….
- Bền vững về kinh tế: góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, đồng
thời đảm bảo khả năng dự trữ và tiềm năng phát triển trong tương lai….
Bao hàm ba khía cạnh trên, mục tiêu tổng quát của quản lý và phát triển
kiến trúc đô thị là nâng cao chất lượng kiến trúc, phát triển môi trường cư trú ổn
định, hài hòa với tự nhiên, cải thiện chất lượng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo
tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành một nền kiến trúc hiện đại, giàu bản
sắc dân tộc trong thế kỷ XXI.
3. Những thực hành kiến trúc tại TP.HCM theo hướng phát triển bền
vững:
Kiến trúc đô thị thành phố cũng không đứng bên lề những vấn đề đô thị đang đối
mặt. Tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên; tình trạng thiếu mảng xanh,
không gian công cộng góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống. Biến đổi khí hậu
đã không còn xa xôi như một vấn đề toàn cầu, nó đã bắt đầu tác động trực tiếp đến
10
đời sống người dân đô thị như ngập lụt, thời tiết bất thường…. Nhìn chung, một số
dự án tại khu vực trung tâm thành phố, các khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng,
quận 7, quận 2… đã góp phần hình thành các không gian đô thị mới phong phú, đa
dạng, kiến tạo thêm không gian xanh, không gian công cộng phục vụ nhu cầu sinh
hoạt của người dân. Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa
lịch sử và cảnh quan thiên nhiên bước đầu đã được coi trọng cụ thể như một số
khu vực tại quận 1, quận 3, quận 5, Cần Giờ, v.v…. Với điều kiện hiện trạng và
phát triển thành phố, thực tế kiến trúc đô thị thành phố vẫn còn hạn chế trong vấn
đề thích ứng biến đổi khí hậu: nhiều đô thị mới vẫn chưa phát triển với mô hình tối
ưu điều kiện tự nhiên, kênh rạch vẫn còn bị san lấp mà chưa đảm bảo các giải
pháp quản lý nước thay thế, nhiều công trình cao ốc vẫn chưa sử dụng vỏ bao che
thích hợp điều kiện khí hậu nắng nóng….
Tuy nhiên, gần đây đã bắt đầu có những sáng kiến tích cực: kiến trúc xanh,
kiến trúc tiết kiệm năng lượng được áp dụng trong một số thiết kế công trình mới;
vỉa hè, công viên, quảng trường bắt đầu được quan tâm thiết kế giảm thiểu việc bê
tông hóa bề mặt, tăng cường mảng xanh, đất thấm nước (các vỉa hè xanh trên
đường Lê Duẩn, Pasteur, Nguyễn Đình Chiểu…). Những thực hành mới này một
mặt góp phần vào khả năng thích ứng của thành phố với các vấn đề môi trường
đặc biệt là biến đổi khí hậu, mặt khác cũng đóng góp vào diện mạo không gian
cảnh quan kiến trúc đô thị.
Có thể nhìn nhận một số thực hành kiến trúc bền vững trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua như sau:
+ Sử dụng các giải pháp tổ chức không gian, bao che… truyền thống:
- Thích nghi khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở thành phố như bố trí hàng hiên,
sử dụng mái đua, mái đón… - đây là dạng không gian chuyển tiếp giữa trong và
ngoài, vừa đóng góp vào ổn định vi khí hậu nội thất vừa là nơi sinh hoạt, giao tiếp
của gia đình và làng xóm;
- Tận dụng tối đa thông thoáng chiếu sáng tự nhiên bằng các giải pháp kiến
trúc nhiệt đới truyền thống;
- Phù hợp tập quán sinh hoạt của người Việt, biểu hiện rõ nhất trong các công trình
nhà ở dân dụng như nhà phố, biệt thự và gần đây là căn hộ chung cư: những không
gian rất Việt như không gian thờ phụng, bếp và khu vực sàn nước, sân sau….
- Tổ chức những công viên, vườn hoa nhỏ trong các khu ở theo tính chất
gần gũi, thân thiện, là nơi gặp gỡ, giao tiếp của cộng đồng dân cư khu ở như mô
hình làng thôn truyền thống.
+ Sử dụng một số giải pháp theo hướng tiếp cận mới về sinh thái đô thị:
- Thiết kế tổ chức “vỉa hè xanh” trên các tuyến đường phù hợp: vừa góp
phần tăng cường mảng xanh, làm đẹp cảnh quan đô thị vừa tăng diện tích đất thấm
nước, giảm lượng nước mưa chảy tràn, bổ sung nước cho tầng nước ngầm….
- Thiết kế “kiến trúc xanh”: nhiều giải pháp về kiến trúc công trình như sử
dụng vỏ bao che nhiều lớp - sử dụng hệ lam chắn nắng ở công trình Centre Point
(đường Nguyễn Văn Trỗi); kính 2 lớp ở công trình Bitexco Financial Tower
(đường Ngô Đức Kế); mặt dựng lam bên ngoài bắt đầu xuất hiện cả ở một số nhà
11
phố, biệt thự…; sử dụng vật liệu cách âm - cách nhiệt hiệu quả, vật liệu thân thiện
với môi trường (tái chế - tái sử dụng), vật liệu thông minh…; sử dụng thiết bị điện
nước tiết kiệm năng lượng như bồn nước nóng năng lượng mặt trời,
+ Tổ chức không gian đô thị gắn kết với hoạt động đô thị, tích hợp với hệ
thống hạ tầng đô thị:
- Cải tạo, chỉnh trang các công viên, vườn hoa phục vụ hoạt động của người
dân thành phố: bố trí các sân chơi, sân tập thể dục, lắp đặt các thiết bị tập thể dục
miễn phí (như Công viên 23/9, Công viên Tao Đàn…);
- Bố cục các công trình lớn với khối bệ hướng về tiếp cận của người dân,
thúc đẩy các hoạt động đi bộ của người dân kết nối với các đầu mối giao thông
công cộng dự kiến như metro, tramway….
- Tổ chức các bãi đậu xe ngầm dưới một số công viên trong khu vực nội
thành và trung tâm hiện hữu, kết hợp giải quyết giao thông tĩnh ngầm phía dưới và
hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của người dân trên mặt đất (như Công viên Lê Văn
Tám, Công viên Chi Lăng…).
Tận dụng không gian cảnh quan mặt nước Vĩa hè xanh ở đường Bà Huyện Thanh
Quan
ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng
12
Sử dụng hệ lam chắn nắng ở công trình Sử dụng hệ kính 2 lớp double-glazing ở
Centre Point (đường Nguyễn Văn Trỗi) Bitexco Financial Tower
4. Thách thức đối với công tác quản lý kiến trúc đô thị bền vững:
Hiện nay, thực tế công tác quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn thách thức từ đặc thù hiện trạng phát triển của
thành phố như:
- Tốc độ phát triển đô thị nhanh, sự phân hóa về mặt xã hội gia tăng cùng
với sự phát triển dẫn đến sự cách biệt giữa các khu vực trong đô thị, giữa vùng
phát triển và đang phát triển còn lớn.
- Cơ cấu hạ tầng nối kết nhìn chung còn thiếu, không đảm bảo tiêu chuẩn
tiện nghi của một đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quá trình
đô thị hóa chưa được kiểm soát một cách triệt để.
- Đặc thù phân lô nhà liên kế hiện hữu trên khắp địa bàn thành phố, đặc biệt
là khu nội thành cũ; các lô đất hình dạng không đều, đan xen với hệ thống đường
giao thông trong khu phố chưa hoàn toàn phù hợp (mạng lưới đường hẻm nhỏ);
cùng với đặc điểm phương tiện giao thông chủ yếu xe máy trong thành phố; dẫn
đến vấn đề giải quyết giao thông tiếp cận, bãi đậu xe, luồng đi bộ của người dân…
còn nhiều hạn chế khi chưa có các giải pháp thích hợp.
- Tình trạng các công trình với quy mô khác nhau có sự chuyển đổi sử dụng
cho nhiều chức năng, xen cài trên nền đô thị hiện hữu vốn chưa được tổ chức các
hệ thống hạ tầng đô thị phù hợp tính chất sử dụng.
- Các văn bản pháp lý còn chồng chéo, thay đổi liên tục gây khó khăn cho
việc thực hiện và quản lý do khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết việc quản lý kiến trúc, thiếu cơ chế khuyến
khích, tạo điều kiện phát triển kiến trúc đô thị.
- Việc đầu tư nghiên cứu xây dựng mới hệ thống các quy trình - quy phạm,
tiêu chuẩn và quy chuẩn, sổ tay thiết kế trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây
dựng và quản lý đô thị cũng chưa được quan tâm một cách có hệ thống dẫn tới
việc các cơ quan tư vấn và quản lý đô thị vẫn phải sử dụng những quy định hiện
có vừa lạc hậu, vừa không còn phù hợp với yêu cầu hòa nhập quốc tế trong giai
đoạn hiện nay và tương lai.
- Đối với một số khu vực đặc biệt như khu nội thành cũ, khu trung tâm hiện
hữu, hiện nay sức ép của tính khả thi các dự án đầu tư đặt nặng trên khía cạnh chỉ
tiêu quy hoạch - kiến trúc, do thành phố còn thiếu các cơ chế và công cụ kinh tế -
tài chính hỗ trợ….
- Trong công tác bảo tồn kiến trúc, bên cạnh những khó khăn còn tồn tại
trong bảo tồn các di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, hiện nay việc bảo tồn, giữ
gìn các công trình dân dụng như nhà ở, biệt thự cũng gặp rất nhiều vướng mắc;
nhiều biệt thự bị phá vỡ về cảnh quan kiến trúc, do nhiều nguyên nhân như tình
trạng xây chen, xây cơi không phép, trái phép để ở và kinh doanh, hóa giá nhà,
mua bán, chuyển dịch sở hữu các phần diện tích khác nhau trong khuôn viên biệt
thự gốc dẫn đến việc sử dụng, xây dựng lại không đồng bộ, xây dựng nhiều tầng
với công năng khác, v.v….
Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu cơ chế chính sách (về tài chính, các cơ chế
khác) hỗ trợ cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng hay nhà đầu tư đối với các công
13
trình cũ có giá trị bảo tồn hoặc công trình nằm trong khu vực bảo tồn kiến trúc
cảnh quan. Chúng ta còn thiếu cách làm và các giải pháp phát huy các giá trị trong
cuộc sống đương đại. Điều này dẫn đến khó thực hiện hiệu quả yêu cầu bảo tồn,
phát huy được giá trị của công trình và cảnh quan kiến trúc bảo tồn.
- Trong quản lý kiến trúc hiện nay chưa có định hướng và chiến lược rõ
ràng đối với mục tiêu phát triển bền vững; các nguyên tắc của kiến trúc bền vững
chưa được triển khai đầy đủ trong thiết kế đô thị và các đồ án quy hoạch đô thị.
- Nhận thức của người dân và nhà đầu tư, năng lực của đội ngũ sáng tác
kiến trúc, cán bộ quản lý kiến trúc còn hạn chế, thiếu thông tin về kiến trúc bền
vững.
Để khắc phục những khó khăn và vấn đề còn tồn tại trên, rõ ràng cần có
một nỗ lực lớn từ phía thành phố - bao gồm cả chính quyền, các nhà chuyên môn
kiến trúc, cộng đồng người dân bao gồm cả nhà đầu tư - trong việc hoạch định một
chiến lược rõ ràng và kiên trì thực hiện.
14
CHƯƠNG 3
ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIÃI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2025.
1. Một số giãi pháp
Qua nhìn nhận, tổng kết một số thực hành và sáng kiến kiến trúc cảnh quan
đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, chúng ta nhận
thấy trong thiết kế và quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị có một số nguyên tắc sơ
bộ như sau:
+ Về tổ chức không gian kiến trúc đô thị:
Ở khía cạnh môi trường, đó là nguyên tắc thiết kế kiến trúc cảnh quan đô
thị theo hướng tôn trọng và thân thiện với thiên nhiên, tận dụng tối đa lợi ích và
hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường thiên nhiên: đặc biệt bảo vệ và tận
dụng mạng lưới sông rạch đặc trưng ở thành phố, sử dụng hiệu quả ánh sáng mặt
trời, gió tự nhiên….
Trong quy hoạch thiết kế các khu chức năng của đô thị, nên nghiên cứu tích
hợp các giải pháp quy hoạch - kiến trúc với giải pháp kỹ thuật hạ tầng đô thị;
chẳng hạn như giải quyết kết hợp cảnh quan và thoát nước đô thị bằng hệ thống hồ
cảnh quan vận hành như hồ điều tiết, mảng xanh thấm nước mưa, bổ sung nước
ngầm….
Ở khía cạnh văn hóa - xã hội, cần tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị thành
phố qua việc xác định và phát huy các giá trị đặc thù như: mặt nước (sông Sài
Gòn, hệ thống kênh rạch), các khu lõi đô thị cũ với những công trình mang giá trị
lịch sử - văn hóa đan xen kiến trúc mới thể hiện quá trình phát triển…. Chẳng hạn
như, ngoài việc khai thác mặt nước, không gian đi bộ hai bên dòng sông là con
đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp gỡ giao lưu của các thế hệ. Trong
những ngày lễ hội, không gian bờ sông trở thành không gian lễ hội, là nơi bắn
pháo hoa, là chỗ tổ chức các trò chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước.
Cây cầu để nối liền không gian hai bên bờ không chỉ là phương tiện giao thông mà
còn là phương tiện để thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến trúc riêng của nó.
Cần có chiến lược gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đô
thị như bảo vệ và khai thác có hiệu quả những công trình kiến trúc có giá trị bảo
tồn; tạo lập những không gian đường phố thân thiện, gần gũi với tập quán sinh
hoạt của người dân thành phố (dãy phố, vỉa hè, cây xanh…); thúc đẩy không gian
công cộng gắn kết với các hoạt động người dân đô thị (các công viên, vườn
hoa…).
Ở khía cạnh kinh tế, việc quy hoạch đô thị tập trung khai thác hợp lý các
quỹ đất theo hướng tập trung, tránh dàn trải, khai thác tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và xã hội đô thị (ưu tiên mật độ nén cao); từ đó dành quỹ đất tự nhiên (chưa
khai thác) để dành cho môi trường đô thị và dự trữ cho khả năng phát triển đô thị
15
trong tương lai.
Trong công tác quản lý kiến trúc đô thị, các nguyên tắc trên cần được tổng
hợp và pháp lý hóa thành các quy định chung của thành phố về quy hoạch - kiến
trúc, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị (theo hướng dẫn tại Nghị định 38
nêu trên); đối với các khu vực đặc thù cần xây dựng các quy chế riêng đến từng ô
phố, lô đất để làm cơ sở hướng dẫn và kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng trong
khu vực.
+ Về giải pháp kiến trúc và kỹ thuật công trình:
Nguyên tắc cơ bản là áp dụng những nguyên tắc thiết kế truyền thống phù
hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm từ những công trình có quy mô nhỏ (ví
dụ các giải pháp sử dụng mái hiên, lá chớp, mành che…) đến quy mô lớn hơn
(như sử dụng cấu trúc vỏ hai lớp…), đồng thời giải pháp tổ chức không gian, dây
chuyền chức năng phù hợp tập quán sinh hoạt của người Việt Nam.
Đặt trong tổng thể khu vực, cần chú ý nghiên cứu hình khối, tỷ lệ công
trình phù hợp không gian đô thị đặc thù của thành phố. Ví dụ như công trình
Diamond Plaza với khối tháp kính lùi sâu phía trong, khối bệ công trình 4 tầng,
kiến trúc cổ điển bằng vật liệu đá trắng, gần gũi với không gian thấp tầng quanh
khu vực Nhà thờ Đức Bà, thân thiện với người đi bộ….
Trong giải pháp kỹ thuật công trình, cần tiến tới áp dụng đầy đủ Quy chuẩn
xây dựng VN về công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả, thí điểm áp
dụng hệ thống chỉ số “công trình xanh” đối với các công trình công cộng, thương
mại có quy mô lớn (như hệ thống Lotus, đang được nghiên cứu áp dụng đối với
công trình trụ sở Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM).
Về góc độ quản lý đối với giải pháp kiến trúc và kỹ thuật công trình, song
song với việc kiểm soát bằng các quy định pháp lý, cần xây dựng các dạng “Sổ tay
hướng dẫn” để cung cấp cho các kiến trúc sư, kỹ sư, người dân và nhà đầu tư,
nhằm tăng cường nhận thức và khuyến khích các thực hành kiến trúc vừa bền
vững về môi trường (hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trường) và cả về kinh
tế - xã hội (như tiết kiệm chi phí vận hành, phù hợp tập quán lối sống của người
dân…).
+ Về quản lý nhà nước không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị :
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; đảm
bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không
gian cụ thể thuộc đô thị, phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù
hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa
phương, phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền
trong kiến trúc cảnh quan đô thị.
Các công trình công cộng có quy mô lớn, công trình có yêu cầu kiến trúc
đặc thù, có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong đô thị thì phải thực hiện việc thi
tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy định trước khi lập dự
16
án đầu tư xây dựng.Thành phố nên khuyến khích việc tổ chức thi tuyển, tuyển
chọn phương án thiết kế kiến trúc đối với các công trình khác trong đô thị.
Việc quản lý không gian đô thị theo các khu vực cơ bản sau: Khu vực đô
thị mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực khác của đô thị, khu vực giáp ranh
nội, ngoại thị.Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, giao thông
hiện có tạo ra không gian kết nối liên thông trong đô thị, thông gió tự nhiên và cải
thiện môi trường đô thị.
Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu sử
dụng tuân thủ theo các quy định đối với từng khu vực. Khuyến khích xây dựng các
khu đô thị mới kiểu mẫu. Các công trình kiến trúc trong đô thị không được chiếm
dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình.
Mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây
ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao
thông.
Nhà ở tại các khu phố cổ, phố cũ, biệt thự, nhà vườn có khuôn viên riêng
trong đô thị có trong danh mục bảo tồn phải giữ gìn hình ảnh nguyên trạng, bảo
đảm mật độ xây dựng, số tầng, độ cao và kiểu dáng kiến trúc. Nhà ở tại các khu
phố cổ có giá trị kiến trúc đặc trưng hoặc đã được xếp hạng về lịch sử, văn hóa thì
chính quyền đô thị phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá và có giải pháp bảo tồn.
Đối với nhà chung cư, nhà tập thể đã quá niên hạn sử dụng, đã xuống cấp
thuộc danh mục nhà nguy hiểm, chính quyền đô thị phải có phương án di chuyển
các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, cải tạo, xây dựng mới
theo quy hoạch.
Cuối cùng, cần phải phân công cụ thể trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm quản lý đô thị đối với từng cấp, ngành của Thành phố như:
- Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giám
sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các quy
định quản lý quy hoạch đô thị theo pháp luật; thực hiện việc cưỡng chế thi hành
các quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân thị xã, quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện
việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp dưới xử lý các vi
phạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong đô thị theo
pháp luật.
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định và chỉ đạo Ủy ban
nhân dân cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý
quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn.
- Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố
quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới về
17
chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý của ngành mình
trên các địa bàn các quận, huyện, thị xã.
2. Phương hướng quản lý kiến trúc đô thị theo mục tiêu phát triển bền
vững giai đoan 2011- 2025:
Thực hiện mục tiêu này, kiến trúc đô thị cần được phát triển theo định hướng sau:
- Phát triển và hình thành tổng thể kiến trúc thành phố trên cơ sở phân bố
và phát triển các khu vực theo mô hình phù hợp, nhằm đến mục tiêu phát triển bền
vững của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tổng thể kiến trúc của mỗi khu vực phải có bản sắc riêng, phù hợp với
điều kiện kinh tế, tự nhiên, đặc điểm xã hội, truyền thống văn hóa lịch sử. Việc
hình thành tổng thể kiến trúc phải căn cứ vào các đồ án quy hoạch đô thị được phê
duyệt, trong đó phải coi trọng nội dung thiết kế đô thị nhằm mục tiêu gắn kết các
công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên tạo thành một hình ảnh đô thị đặc
trưng, mang tính đa dạng một cách thống nhất.
- Phát triển tổng thể kiến trúc theo hướng hòa nhập giữa quá khứ, hiện tại
với tương lai bao gồm việc cải tạo, nâng cấp giá trị các khu vực đô thị hiện có,
đồng thời phát triển các công trình và khu đô thị mới, hiện đại, có cơ sở hạ tầng
đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa cải tạo và xây dựng mới nhằm đảm bảo bộ mặt kiến
trúc truyền thống được từng bước đổi mới, song vẫn không mất đi tính kế thừa và
bản sắc của riêng mình.
- Trong tổng thể kiến trúc của từng khu vực, mỗi một công trình là một bộ
phận cấu thành không gian kiến trúc đô thị. Do đó, việc tạo lập và hình thành các
công trình kiến trúc trong mỗi khu vực phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chung với
riêng, cá nhân với cộng đồng. Việc cải tạo, xây dựng trong đô thị phải tuân thủ các
quy tắc quản lý quy hoạch và thiết kế đô thị một cách chặt chẽ tạo nên một trật tự
kiến trúc phù hợp với không gian và thời gian.
Rõ ràng là mục tiêu kiến trúc đô thị bền vững không chỉ giải quyết bằng
công tác quản lý phát triển kiến trúc. Cần có các cơ chế và công cụ về kinh tế - tài
chính đô thị để hỗ trợ, chẳng hạn như: chính sách thuế liên quan chức năng sử
dụng của công trình (ưu đãi thuế đối với các chức năng khuyến khích tăng trưởng,
tăng thuế đối với các chức năng cần hạn chế); các cơ chế thuế hạ tầng, thuế môi
trường đối với các dự án có tác động đáng kể đến hạ tầng và môi trường đô thị;
đồng thời có các chính sách ưu đãi các dự án áp dụng tiêu chí “công trình xanh”,
hỗ trợ các dự án liên quan mục tiêu bảo tồn và phát huy các công trình di sản kiến
trúc đô thị, v.v
Trên đây là một số giải pháp và phương hướng nhằm tăng cường công tác
quản lý xây dựng và phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị theo quy
hoạch để tạo tiền đề cho sự phát triển đô thị bền vững.
18
KẾT LUẬN
Việc quản lý phát triển không gian kiến trúc đô thị thành phố là một
tiến trình lâu dài theo hướng cải thiện và hướng đến mục tiêu bền vững, do đó
cần chấp nhận những tồn tại hiện nay của những cái cũ, cái chưa được, cái
chưa hay…. Điều cần thiết là có chiến lược và lộ trình hợp lý để khắc phục,
loại bỏ dần những yếu tố đó và thúc đẩy những thực hành kiến trúc tiên tiến.
Các cấp quản lý về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị thành phố Hồ Chí
Minh cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực
tế của thành phố, nhằm góp phần xây dựng đô thị bền vững và phát triển kiến
trúc thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, tương xứng với
tầm vóc của thành phố trong thời kỳ phát triển./.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bồi đưởng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên xuất bản năm 2010
2. Nghị định Số: 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
3. Thông tư số 19/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
4. Tài liệu tại hội thảo Chuyên đề : Quy hoạch và quản lý phát triển
đô thị. – Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh.
5. Website Bộ xây dựng .
6. Báo cáo thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trên địa
bànThành phố HCM và định hướng phát triển – (Sở quy hoạch Kiến trúc
TP. Hồ Chí Minh năm 2010).
20