Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Nhím

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 52 trang )









BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

NGUYỄN LÂN HÙNG






HƯỚNG DẪN
KỸ THUẬT NUÔI

NHÍM

















NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘ







1
I 2009



























































2









1. NGHỀ NUÔI NHÍM

Nuôi nhím là một nghề rất mới, mới hơn cả nghề
nuôi ba ba, nuôi ếch Khi nghề nuôi nhím bắt đầu
được giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại

chúng như các báo, đài phát thanh, đài truyền hình
thì hàng trăm người đã đổ xô vào nuôi. Tới nay, số
người nuôi đã lên tới cả nghìn và càng ngày càng
lan mạnh.

Ở thị xã Sơn La, người ta còn thành lập một hội
nuôi nhím với một ban chấp hành, chủ tịch, phó chủ
tịch, có con dấu và văn phòng làm việc đàng hoàng.
Hội nuôi nhím này hoạt động sôi nổi và luôn kết nạp
thêm hội viên mới.

Trong cuốn “Danh mục các loài thú (Mammalia)
Việt Nam” của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học
(Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) có cho biết,
nhím chỉ phân bố từ các tỉnh phía Bắc vào tới Khánh
Hoà! (?) Nhưng thực tế, chúng tôi bắt gặp nhím ở cả
các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước và nhiều nơi khác ở phía Nam. Điều đó giúp


























3








chúng ta khẳng định, ở Việt Nam, chỗ nào cũng có thể
tổ chức nuôi nhím.
Hiện nay, rất nhiều tỉnh đã phát triển các hộ nuôi
nhím. Để kịp thời phục vụ cho bà con, chúng tôi đã
giới thiệu phần “Kỹ thuật nuôi nhím” (trong cuốn “Kỹ
thuật nuôi nhím, cừu và bò thịt”) được Nhà xuất bản
Nông nghiệp ấn hành năm 2005. Đây là tài liệu đầu
tiên hướng dẫn cách nuôi nhím được xuất bản. Tới

nay, việc thu thập tài liệu và kinh nghiệm của bà con
về nuôi nhím đã phong phú hơn nhiều. Vì vậy, cần
thiết phải có một tài liệu hướng dẫn kỹ hơn để giúp
cho những người nuôi nhím có đầy đủ thông tin.

Khi có tài liệu hướng dẫn nuôi và tham khảo kinh
nghiệm của rất nhiều người nuôi nhím thành công thì
việc nuôi nhím sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Vì vậy,
ở đâu có điều kiện và thị trường có nhu cầu thì bà con
mình phải bắt tay ngay vào việc nuôi nhím.

Cơ sở nuôi nhím có quy mô lớn đầu tiên ở Việt
Nam là trại nhím tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và
sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (thuộc Viện Khoa
học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam) đóng ở cây số 6 thị
xã Sơn La. Giám đốc Trung tâm là kỹ sư Nguyễn






4













Trung Vệ. Ông là con người đầy nhiệt huyết và rất say
sưa với công việc, trong đó có việc nuôi các loài động
vật quý hiếm. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với ông
để đưa việc nuôi nhím thành một nghề ngay từ những
năm 90 của thế kỷ trước. Rất tiếc khi mơ ước của
chúng tôi đã thành sự thật thì ông đã vĩnh viễn ra đi.
Chúng ta không quên công lao to lớn của ông trong
việc đưa ra một nghề mới - nghề nuôi nhím.

Hiện tại, riêng ở Sơn La cũng đã có cả trăm gia
đình nuôi nhím. Chúng tôi đã tới thăm nhiều nhà. Có
nhà chỉ nuôi chúng trong một diện tích rất hẹp của chỗ
nuôi gà cũ. Ấy vậy mà mấy mét vuông ấy cũng có thể
nuôi được 5-6 con nhím. Thậm chí có gia đình xếp các
lồng nhím chồng lên nhau trên diện tích chỉ khoảng
2m2, nhưng nhím vẫn sống và sinh sôi thoải mái.
Cũng có nhiều nhà nuôi với quy mô lớn, chuồng trại
rộng rãi. Tuy nhiên, đầu tư để làm chuồng cũng không
lớn vì chủ yếu là các ô được ngăn bằng lưới thép, nền
xi măng và có mái che. Tôi tới thăm một gia đình
chuyên bán hoa quả. Chị chủ cho biết: “Khi nhập hàng
về, bọn em thường phải loại bỏ các quả bị giập nát.
Ngày trước thì vứt đi, nay em kế
t hợp nuôi nhím nên




















5








số hoa quả phế phẩm đó cho nhím ăn rất tốt. Chúng dễ
nuôi, cái gì cũng ăn. Quên cho chúng ăn mấy ngày
cũng không thấy chúng quấy phá”.


Một trong những trại nhím có quy mô lớn có lẽ
phải kể tới trại nuôi của gia đình ông bà Tuân - Hoà ở
Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh). Họ đều là những cựu
chiến binh và còn mang cả thương tích trong người.
Hai ông bà rất mê nuôi nhím. Ở trong thành phố, vị trí
quá chật chội, ông bà quyết định ra Củ Chi mua đất và
lập trại nuôi nhím. Lúc đầu, trại chỉ nuôi hơn một
chục con. Dần dần số nhím tăng lên. Tới nay, trại
nhím của họ đã có hơn 200 con. Khi trại mới có 80
con, ông đã khoe với tôi: “ Trung bình mỗi tháng,
tôi xuất được 4 đôi nhím. Mỗi đôi giá hai triệu rưỡi.
Vị chi mỗi tháng tôi thu được 10 triệu ”. Nhưng nay,
trại của ông đã có tới hơn 200 con và giá nhím đã lên
tới 5-6 triệu/đôi. Vì vậy, số tiền ông thu được hàng
tháng sẽ tới vài chục triệu. Đây đâu còn là một bài
toán viển vông. Đó là sự thật, một sự thật đáng để
chúng ta quan tâm. Rõ ràng, nghề nuôi nhím không
những giúp cho bà con ta vượt qua đói nghèo mà còn
có thể vươn lên giàu có.







6














Hiện ở Củ Chi đã có hàng chục gia đình nuôi
nhím. Việc nuôi nhím còn lan ra nhiều tỉnh thành
khác. Từ một loài hoang dã, nhím đã dần dần trở
thành vật nuôi trong gia đình. Chắc rằng, nuôi nhím sẽ
là một nghề bền vững trong các hộ gia đình.





















Trại nuôi nhím của ông Phạm Ngọc Tuân
ở Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh
(người mặc áo xanh là tác giả Nguyễn Lân Hùng)

Đối với những nhà ở vùng đồi, nuôi nhím càng dễ.
Nhím ăn lá cây, rễ cây, các loại củ, quả, măng rừng,
v.v Vì vậy, ở miền núi mà không nghĩ đến việc nuôi
nhím thì thật là uổng phí. Tất nhiên, nuôi con nào




















7








cũng vậy, ngoài các điều kiện thuận lợi ra, ta phải có
quyết tâm và chăm chỉ thì mới thành công. Thế
nhưng, dễ như nuôi nhím mà còn không làm được
thì ta cũng phải xem lại ta. Có khi các nguyên nhân
dẫn đến nghèo đói lại chính vì bà con mình chưa dám
mạnh dạn đi vào những nghề mới.
Nuôi nhím cần trở thành một nghề được đưa vào
danh mục chăn nuôi của dân mình ở khắp mọi nơi.


2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CON NHÍM

Hiện nay, nhím được xếp vào số các loại thú quý
hiếm. Nó hiếm vì bị săn bắt ráo riết. Thịt nhím được
ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nó nạc, ngọt
thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Khách sành ăn rất thích thịt nhím.
Ngoài ra, các bộ phận khác của nhím cũng được

sử dụng vào nhiều việc. Người ta cho biết, mật nhím
được dùng để chữa đau mắt và xoa bóp cho các vết
thương. Nó cũng có thể dùng để chữa đau lưng. Thịt,
ruột già, gan và cả phân của nhím cũng được sử dụng
để chữa bệnh phong nhiệt. Đặc biệt, dạ dày của nhím
lại là vị thuốc rất độc đáo để chữa cho chính dạ dày
của người. Vì vậy, người ta săn bắt nhím nhiều cũng







8














là bởi muốn lấy được cái dạ dày của chúng. Người

Trung Quốc rất mê vị thuốc này. Nó có hiệu quả tốt.
Không biết tới lúc nào mới đủ nhím cho những người
đau dạ dày? (!).
Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, dạ dày của nhím có thể
chữa được nhiều bệnh. Trong công trình “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam” (tái bản lần thứ 10 -
NXB Y học, Hà Nội - 2001) của ông, có nói tới việc
sử dụng dạ dày nhím. Người ta gọi dạ dày nhím là
thích vị bì. Ta không dùng cả cái dạ dày mà chỉ bóc
lấy lớp màng bao phủ dạ dày. Sau đó, đem sấy khô
để dùng dần. Khi dùng, sao chúng bằng cát nóng,
màng sẽ nở phồng lên. Sắc thuốc hoặc tán thành bột
để uống.
Dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình. Nó tác
động vào kinh vị và đại tràng và có tác dụng lương
huyết (mát máu), giải độc, giảm đau, trị lậu ra huyết.
Có thể dùng nó để chữa những trường hợp trĩ lòi dom
chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu. Người
ta vẫn thường dùng với liều lượng từ 6-16g dưới
dạng thuốc bột hay sắc uống. Một số đơn thuốc có sử
dụng dạ dày nhím mà GS. Đỗ Tất Lợi đã nêu ra như
sau:

1. Chữa lòi dom chảy máu

















9








Dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi bỏ hoạt
thạch). Dùng 10g hoa hoè sắc kỹ với 100ml nước. Sau
đó, dùng 3-6g dạ dày nhím đã sao và tán thành bột hoà
với nước hoa hoè đã sắc, chia làm 3 lần uống trong
ngày.

2. Chữa thuỷ thũng, cổ trướng, hoàng đan
Đốt tồn tính dạ dày nhím và tán mịn. Mỗi lần lấy
8g hoà với rượu và uống, bệnh sẽ thuyên giảm.
Theo cuốn “Những động vật cho vị thuốc quý
chữa bệnh” thì tác giả Nguyễn Hữu Đảng còn liệt kê

một loạt bài thuốc có dùng đến nhím, gồm:

1. Thuốc chữa đau dạ dày
a) Dạ dày nhím: 1 cái
Dùng than củi sấy khô dạ dày nhím, sau đó rang
cùng với cát tới khi từ vàng ngả sang màu đen là
được. Đem tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với
nước nghệ loãng. Sau khi uống hết 1 đợt thuốc, cần
nghỉ 2-3 ngày. Sau đó lại uống tiếp.
b) - Dạ dày nhím 12g
- Củ mài 30g







10














- Đường trắng 30g
Dạ dày nhím sấy khô vàng, cùng các vị thuốc tán
bột mịn, mỗi lần uống 3g với nước sôi để nguội, ngày
2 lần sáng, tối.

c) - Da nhím 30g
- Tổ ong mật 15g
Da nhím và tổ ong mật đều được sấy khô, tán bột,
mỗi lần uống 3g với nước ấm, ngày uống 3 lần.

2. Thuốc chữa cấm khẩu

- Lông nhím 30g
- Quả bồ kết 30g
- Giun đất 40g.
Cho các vị thuốc vào nồi đất bịt kín và đốt bên
ngoài. Khi các vị thuốc cháy hết thành than, tán bột
cho uống, trẻ em mỗi lần dùng 4g, người lớn mỗi lần
dùng 8g. Uống với nước nguội, ngày 2-3 lần.

3. Thuốc chữa liệt dương

a) - Da nhím 80g
- Tôm 100g

























11








Cả 2 sao vàng tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g

với nước sôi có pha 50% rượu.

b) - Da nhím
- Hạt hẹ

40g
30g
- Múi sầu riêng 100g
Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc còn lại sấy
cho khô, tất cả tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g
với nước sôi có pha 50% rượu vang. Cần uống liên tục
1 tháng, trong thời gian uống thuốc không gần phụ nữ.

c) - Da nhím

30g
- Nhộng tằm 100g
- Tổ bọ ngựa ở cây dâu (tang phiêu tiêu)
Các vị làm và uống theo hướng dẫn trên.

4. Thuốc chữa di tinh

a) - Da nhím
- Ngó sen

20g
100g
- Lá đậu ván 150g
Da nhím sao cát cho vàng, các vị thuốc khác sấy
khô, tán bột mịn. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ,

lượng thuốc 10g với 30ml rượu vang hâm nóng

b) - Da nhím 50g







12













- Hạt sen








100g
- Cam thảo 30g
- Hoa mướp 50g
Cách làm và uống như bài trên.

c) - Da nhím

60g
- Dây tơ hồng 60g (có thể dùng hạt)
- Ngũ vị tử
- Phá cố chỉ
30g
30g
Các vị thuốc được bào chế và tán bột như bài trên.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g thuốc với 30ml rượu
vang hâm nóng.

5. Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt

- Da nhím

35g
- Bột hoạt thạch 300g
Da nhím tươi làm sạch cắt thành miếng dài 5cm
rộng 3cm, cho vào bột hoạt thạch sao nhỏ lửa, khi da
nhím khô vàng là được. Lấy da nhím tán bột. Ngày
uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 6g thuốc với nước cơm.


6. Thuốc thông sữa

a) - Da nhím 25g
















13








- Da lợn








50g
Cả 2 sao cát cho khô, tán bột, uống mỗi lần 10g
với 10ml rượu vang hâm nóng, ngày 2 lần.
b) - Thịt nhím 50g
- Móng lợn 1 đôi (300g)
- Vẩy tê tê 3 cái.
Thịt nhím sao cát cho khô vàng, tán bột. Vẩy tê tê
nướng trên than củi cho phồng đều, tán bột. Hai bột
thuốc này trộn đều. Móng lợn lấy từ khuỷu đến bàn
chân, làm sạch, chặt miếng đem ninh nhừ, trước khi
ăn cho bột thuốc quấy đều, chia làm 2 lần ăn trong
ngày.

7. Thuốc chữa chảy máu đường tiêu hoá

a) - Da nhím

30g
- Trắc bách diệp 60g
- Ngó sen 240g
Da nhím sao cát cho cháy đen; ngó sen, trắc bách
diệp sao cháy. Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 10g,
ngày uống 3 lần với nước sôi để ấm,.


b) - Da nhím 60g







14













- Hà thủ ô 120g
Da nhím sao như bài trên; hà thủ ô chia 2 phần, 1
phần sao cháy, 1 phần sấy khô. Tất cả tán bột mịn,
uống như bài trên.

c) - Da nhím 50g
- Dây mướp 120g
Da nhím làm như bài trên, dây mướp sấy khô, tán

bột, trộn đều cả 2 thứ, uống như bài trên.

8. Thuốc chữa cam tích
a) - Thịt nhím
- Củ mài
- Hạt sen
- Phục linh
- Củ súng

100g
25g
50g
20g
30g
Thịt nhím sấy khô, cùng các vị thuốc tán bột, ngày
uống 3 lần, mỗi lần 10g thuốc với nước sôi để ấm.
b) - Thịt nhím

150g
- Vỏ quả bưởi 100g
Thịt nhím sấy khô, vỏ quả bưởi phơi khô, nướng
đen, tất cả tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với
nước sôi để ấm.




















15








9. Thuốc chữa bỏng

a) - Lông nhím 50g
- Nghệ vàng 50g
Lông nhím đốt thành than, nghệ sấy khô, cả 2 tán
bột mịn cho vào 50ml dầu vừng, trộn đều bôi chỗ đau.

10. Thuốc chữa sa tử cung
- Đường quy

- Vỏ hàu
- Xích thược
- Hoàng cầm
- Da nhím

25g
45g
15g
30g
30g
Vỏ hàu nung thành vôi, da nhím sao cát cho vàng
cùng các vị thuốc tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi
lần 6g với nước sôi để ấm, trước khi ăn.
Kiêng các chất nóng, cay, chua và không sinh hoạt
tình dục 150 ngày, trong và sau thời kỳ uống thuốc.

Hiện nay, ta chỉ đôi khi gặp được những chú nhím
nhỏ trong rừng. Chúng chỉ nặng 4 - 5kg. Những con to
(10 - 15kg) thường đã bị người ta săn bắt hết. Lượng
nhím càng ít đi thì giá nhím lại càng cao. Mặt khác,








16















mức sống của dân ta, đặc biệt là người ở thành phố,
ngày một nâng cao. Họ bắt đầu thích ăn của lạ, của
ngon. Nhím được xếp vào hàng đặc sản hấp dẫn.
Nhím ở rừng hay nhím nuôi ở nhà, đều được đánh
giá như nhau. Bà con mình cần nắm được nguyện
vọng đó của khách sành ăn. Họ thích ăn thứ gì thì ta
sản xuất thứ ấy. Thế mới gọi là "kinh tế thị trường".
Nhà nước đã cho phép chuyển đổi cơ cấu sản xuất thì
ta phải mạnh dạn lên. Nuôi nhím chắc chắn đạt hiệu
quả kinh tế cao.

Nếu nhìn xa hơn, ta phải nghĩ tới thị trường Trung
Quốc. Làm sao mà đủ nhím cung cấp cho người
Trung Quốc được! Mức sống của nhân dân Trung
Quốc lên rất nhanh. Họ rất thích các mặt hàng đặc sản
của ta. Họ lại có tới 1,3 tỷ dân. Vì vậy, nuôi đặc sản là
một hướng đi đầy triển vọng mà bà con ta nên nhanh

chóng bắt tay vào.

















































17































3. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NHÍM

a) Phân loại, phân bố và đặc điểm ngoại hình:

Nhím đã xuất hiện cách đây 15 triệu năm và phân
bố ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, theo sách
"Danh mục thú quý hiếm ở Việt Nam" thì ta có 3 loài
nhím: nhím đuôi ngắn, nhím Klos và nhím bờm. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia động vật học, nhóm nhím
chủ yếu ở Việt Nam là nhím bờm (Acanthion

subcristatum). Người Thái gọi chúng là tô mển; người
Dao gọi là điền dạ
y. Đặc điểm dễ nhận nhất là trên







18













gáy của chúng có một đám lông mọc dài hơn và dựng
lên như một cái bờm.

Ngoài ra, người ta cho biết, trên thế giới còn 2
nhóm nhím khác nữa là nhím Nam Phi và nhím Bắc
Mỹ.


Nhím bờm của Việt Nam phân bố khá rộng, từ các
tỉnh phía Bắc và vào tới tỉnh Khánh Hoà. Tuy nhiên,
cũng có thể bắt gặp nhím ở Đắc Nông, Đắc Lắc, Đồng
Nai. Như vậy có thể coi như nhím đã có mặt ở hầu
khắp các tỉnh có đồi gò, núi non ở nước ta.

Trong bộ Gặm nhấm, nhím bờm là loài to nhất.
Nó nặng trung bình từ l5 - 20kg. Thậm chí có con
nặng tới 26kg (ngang với 1 con chó béc - giê), chiều
dài cơ thể từ đầu cho tới mút đuôi dài tới gần 1 mét.
Mình nó tròn, đầu to, mõm ngắn và đi lại lặc lè, nặng
nề. Tuy nhiên, khi có động, nó chạy rất nhanh.

Giống với nhiều loài gặm nhấm khác, chúng có 4
chiếc răng cửa mọc nhô ra vừa dẹt, vừa sắc. Các răng
này có thể giúp nhím gặm được cả xương động vật,





























19








cắn nát hạt các quả nang (như mơ, mai, mận), cắn nát
cả các thân cây

Mắt nhím như mắt chuột và tai của chúng thì lại
nhỏ xíu.


Nhím có 2 đôi chân. Chân chúng ngắn, 2 chân sau
ngắn hơn 2 chân trước. Bộ móng chân rất sắc và cứng,
mọc dài ra và trở thành công cụ đào bới của nhím.

Điểm đặc sắc nhất của nhím là bộ lông. Khi mới
sinh ra, các lông của nhím trông như những sợi tơ bao
lấy cơ thể còn mọng nước của chúng. Sau đó nước
mất dần, da khô lại và các sợi lông dựng đứng lên.
Dần dần, các sợi lông đó cứ dài ra và cứng hơn. Tới
lúc, các lông đó sẽ biến thành những cái gai khổng lồ
vừa cứng, vừa sắc nhọn. Có cái lông gai dài tới 30cm.
Các lông ở phía sau thường dài hơn. Ở phần bụng,
lông biến thành các sợi cứng, ngắn hơn và có màu
đen. Phía sau gáy nhím là một dải lông trắng thường
dựng ngược lên như một cái bờm khiến chúng trở nên
hung dữ. Còn ở phần đuôi, có những cái lông lại
phình to phần đầu mút như một cái cốc. Khi gặp kẻ
thù hoặc muốn hăm doạ con khác, nhím sẽ rung đuôi.








20















Các "cốc" đó sẽ va vào nhau và phát ra âm thanh rào
rào để đe doạ đối phương. Bộ lông của nhím là vũ khí
tự vệ lợi hại. Khi gặp kẻ thù, nhím thường co mình lại
và dựng lông lên như một quả cầu gai khủng khiếp.
Có người cho rằng, nhím có thể bắn các lông đó đi.
Điều ấy không phải. Nó chỉ có thể rũ lông ra xung
quanh một cách dễ dàng với cự ly rất ngắn. Khi lông
mất rồi, nó có thể mọc ra lông khác.

b) Tập tính:

Nhím thường sống ở những vùng đồi gò hoặc các
hang hốc vùng núi đá. Người ta cũng thường gặp
nhím trong các rừng tre, nứa, các đồi cây lúp xúp dưới
chân núi.
Nhím cũng hay tìm tới các nương rẫy. Nó đào
hang quanh đó để tối tối mò vào tìm cái ăn. Ở những
khu núi đá, nó thường sống dưới các thung lũng hoặc
chân núi. Nó lấy các hang đá hoặc kẽ nứt của đá để

làm tổ. Nhím không ưa nơi ẩm thấp, sũng nước hoặc
những nơi quang đãng, trống trải. Còn ở các đồi đất,
nó đào hang để ở. Nó chọn nơi sườn đồi để khởi sự.
Hang của chúng có khi rộng tới nửa mét. Chúng đùn



















21









đất ra ngoài và chất thành gờ cao. Đường hang đi
nghiêng sâu xuống mặt đất khoảng gần 1m rồi chạy
ngang. Đoạn này có thể dài tới 5m. Cuối đường hầm,
nó khoét rộng ra và làm thành tổ. “Đại bản doanh”
đóng ở đây. Nó còn đào thêm nhiều ngách phụ thông
lên mặt đất để đề phòng bất trắc. Các cửa này có kích
thước nhỏ hơn cửa chính. Phạm vi hang nhím khá
rộng. Chiều dài tổng cộng của hang lên tới 10-15m.
Nhím luôn nghe ngóng, đề phòng. Nếu có kẻ thù
thường xuyên qua lại hoặc dòm ngó là nó bỏ đi chỗ
khác và đào một hang mới để ở.

Chúng thường hoạt động vào ban đêm, còn ban
ngày thì chui vào hang để ngủ. Hoạt động của chúng
còn phụ thuộc vào tuần trăng. Chúng thích tối hơn
sáng.

Mũi chúng rất thính, dùng để xác định đường đi,
lối về. Vì vậy, nhím thường đi theo những lối mòn
nhất định dựa vào hơi của chúng để lại.

Nhím là loài vật nhút nhát, sợ sệt. Chúng luôn đề
phòng những tiếng động xung quanh và chỉ chui ra
khỏi hang khi thật yên tĩnh.









22














Bản năng tự vệ của nhím là thụ động. Nó không
hung dữ như các loài khác. Khi gặp nguy hiểm, nó tìm
cách lẩn trốn, chui rúc vào các hang, kẽ hoặc các bụi
rậm. Nếu hết đường rút lui, nó đứng tại chỗ, dậm chân
và rung chuông đuôi để đe doạ, miệng “khịt, khịt” để
góp phần ra oai. Nhưng nếu kẻ thù không lùi bước nó
buộc phải tấn công. Vũ khí lợi hại chính là bộ lông.
Nó xù lên, dương lông về tứ phía và hung hãn xông
ra. Nó quay đít tới phía kẻ thù và bất ngờ chạy lùi để
các lông đó cắm vào chúng. Những chú chó săn thiện
nghệ cũng phải “cáo lui”.


Có người cho rằng, nhím có khả năng bắn các
lông đó ra. Theo chúng tôi quan sát thì không phải. Nó
chỉ có thể rẩy các lông đó ra quanh người trong phạm
vi khoảng 10cm. Các sợi lông này được các tuyến
nhờn tiết ra ở da làm cho chúng nhẵn bóng và có thể
chứa độc tố. Vì vậy, khi bị lông nhím đâm vào, ta cảm
thấy rất buốt.

Thức ăn của nhím chủ yếu là các loại củ, quả, rễ
cây, thân cây, một số loại côn trùng và giun đất. Nhím
hay ra phá các nương rẫy.























23








Các loại thức ăn mà nhím thường tìm là củ mài, củ
đắng, sa nhân, bán hạ, ráy, củ dong riềng dại, chuối
rừng, đu đủ, xoan và nhiều loại hoà thảo. Ngoài ra,
chúng còn đi thu lượm các loại quả rụng để ăn như:
sung, vả, bứa, dọc, muỗm, sấu, dâu da đất, me rừng,
vải rừng, trám, gắm, dẻ gai, chay, ổi, mắc mật v.v
Chúng mê nhất là các nông sản trên nương rẫy như
đậu, lạc, khoai tây, khoai lang, ngô, khoai sọ, khoai
môn, củ từ, bầu bí, dưa, cà chua, cà rốt, dứa và các
loại rau xanh. Gặp những cây bụi có quả ở trên cao,
nó cắn đứt thân để cây đổ xuống và lấy thức ăn.
Chúng hay phá các nương ngô theo kiểu này.

Các thợ săn cho chúng tôi biết, nhím thường ăn tại
trận. Chúng gặm ngấu nghiến nên phát ra tiếng sồn sột.
Vì vậy, chúng dễ bị phát hiện vị trí ngay trong đêm tối.


Trong tự nhiên, nhím thường sống riêng lẻ. Chỉ tới
mùa sinh sản chúng mới tìm tới nhau để cặp đôi.
Nhím đực chủ động đi tìm nhím cái. Khi đã gặp được
“người tình”, nó mất rất nhiều công để ve vãn. Nó
thường chạy lăng xăng quanh nhím cái, đuôi vẫy liên
tục. Thỉnh thoảng nó dừng lại, dùng chân cào cào mặt
đất. Đôi khi nó tiến sát và vỗ nhẹ lên mình nhím cái







24













rồi lại chạy vòng quanh. Nhím cái không chịu. Nhím
đực lại tiếp tục tỏ tình. Phải mất hàng giờ đồng hồ

nhím cái mới bằng lòng, xếp các lông xẹp xuống và
nằm im trên mặt đất để chờ đón cuộc giao hoan diễn
ra trong đêm tối mịt mùng.

Nhím mang thai 3 tháng và có thể đẻ 2 lứa trong 1
năm vào các tháng 4 - 5 hoặc 10 - 11. Mỗi lần đẻ được
từ 1 - 3 con. Thông thường chúng đẻ một đợt 2 con.
Nhím con lúc đẻ ra chỉ độ 3-5 lạng, nó đã mở mắt
được ngay và đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, vào những
ngày đầu nó thường được mẹ ủ ấm nên ít đi lại. Bộ
lông của nó mau chóng cứng cáp. Những tuần đầu,
nhím sống bằng bú sữa mẹ. Con mẹ có từ 4-6 vú (theo
tài liệu của Trung Quốc thì nhím trong tự nhiên có thể
đẻ tới 4 con/lứa). Sau đó, chúng tập ăn các thức ăn của
mẹ. Chỉ khoảng 1 tháng tuổi là nhím đã ăn thức ăn
như con mẹ. Nó lớn rất nhanh, lúc này có thể nặng tới
1,3 - 1,5 kg. Sang tháng thứ 2 nhím đạt 2,5-3 kg. Còn
tới tháng thứ 3, thứ 4 nhím có thể đạt 4-4,5 kg. Đủ 12
tháng, nhím có thể nặng tới 10kg hoặc hơn nữa. Nhím
con thành thục sau 1 năm tuổi.


























25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×