Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ACB - 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 9 trang )





• Các Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc, điều hành các hoạt động của các
phòng chuyên đề Tín dụng, Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý tiền gửi dân cư, Hành chính,
Kế toán tài chính, Kinh doanh Đối ngoại. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc
và Pháp luật về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành
hoạt động của Chi nhánh khi được giám đốc uỷ quyền.
• Các phòng chức năng :
1- Phòng Kinh doanh đối ngoại: thực hiện chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực
Ngoại hối như mở L/C, cho vay, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh và các dịch vụ
khác.
2- Phòng Quản lý Tiền gửi dân cư : thực hiện nghiệp vụ Huy động vốn trong dân cư
như Tiết kiệm, Trái phiếu, các dịch vụ khác
3- Phòng tín dụng : Thực hiện chức năng kinh doanh như cho vay cá thể, các tổ
chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh.
4- Phòng cân đối tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn
kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát
triển các dịch vụ Ngân hàng.
5- Phòng Kế toán tài chính : Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ quy định
và các dịch vụ khác
6- Phòng tổ chức cán bộ : Thực hiện các chính sách chế độ và quyền lợi cho
người lao động, tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đào
tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới của Chi nhánh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




7- Phòng Tiền tệ kho quỹ : Thực hiện các nghiệp vụ về Kho quỹ NH, thu- chi


tiền cho khách hàng.
8- Phòng Kiểm tra nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động của nội bộ NHCT.
9- Phòng Thông tin điện toán : Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi
nhánh, triển khai các chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống và các
chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.
10- Phòng hành chính : Thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp, hội nghị,
tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo vệ tài sản của ngân hàng
11- Phòng giao dịch Hải Châu : Là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh
doanh của Ngân hàng như cho vay, thu tiền gửi, và các dịch vụ khác trong phạm
vi uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh.
12- Các chi nhánh trực thuộc: Thực hiện chức năng kinh doanh của một Ngân
hàng, hạch toán phụ thuộc.
3. Mạng lưới hoạt động và tình hình nhân sự :
Mạng lưới hoạt động :
- Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê Đà Nẵng.
- Hai chi nhánh là NHCT Liên Chiểu đóng tại Quận Liên Chiểu Đà Nẵng, NHCT
Ngũ Hành Sơn đóng tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
- Hai phòng giao dịch là Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng và Phòng Giao
dịch Khu công nghiệp Liên Chiểu.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




Ngoài ra còn có Các Tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, Tiết kiệm,
chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn Thành phố.
Tình hình nhân sự :
* Số lượng nhân viên : 300

* Trình độ chuyên môn :
- Sau Đại học : 07
- Đại học : 200
- Cao đẳng, Cao cấp NH : 03
- Trung học : 5
4. Nhiệm vụ và chức năng của chi nhánh ngân hàng Công Thương Đà Nẵng.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như mọi ngân hàng thương mại đóng vai
trò là trung gian tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng, gồm có :
- Huy động vốn VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế
và cá nhân.
- Các dịch vụ thanh toán trên tài khoản giao dịch, chuyển tiền điện tử trong và ngoài
hệ thống Incombank.
- Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ICB-ATM.
- Dịch vụ ngân hàng quốc tế : L/C, chuyển tiền TTr, thanh toán nhờ thu ( D/P, D/A),
chuyển ngoại tệ cho cá nhân du học , chữa bệnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




- Các dịch vụ ngoại hối : đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng, chi trả
kiều hối, trả kiều hối Western Union.
- Các dịch vụ khác : đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại, thẩm
định dự án, thu chi hộ ngân quỹ, kiểm định nội, ngoại tệ, nhận giữ hộ tài sản quí,
chiết khấu chứng từ có giá
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương Đà Nẵng thời gian
qua ( 2002 -2003)
5.1 Tình hình nguồn vốn:

1. Tiền gửi doanh nghiệp
2.Tiền gửi dân cư
- Tiết kiệm
- Phát hành công cụ nợ
3. Tiền gửi của TCTD
II.Vốn vay TCTD
III. Thanh toán vốn
- Thanh toán với TCTD khác
- Tài khoản điều chuyển vốn
IV. Tài sản nợ khác
Trong hơn 15 năm hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tuy có nhiều khó khăn nhưng với phương châm “ Đi vay để cho vay” Chi nhánh đã
thực hiện tốt mục tiêu huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Vốn của chi nhánh được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




- Vốn huy động: vốn của Chi nhánh được huy động chủ yếu từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Nguồn vốn huy động năm 2002 là
985.718 triệu đồng, 2003 là 1.264.534 triệu đồng tăng lên 278.816 triệu đồng tốc độ
tăng là 28,28 %. Về tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2002 chiếm
58,62 %, năm 2003 tỷ trọng này là 63,68 %. Nguyên nhân chủ yếu vốn huy động
tăng là chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn hiệu quả như tăng
cường các dịch vụ ngân hàng, các chính sách ưu đãi thích hợp đã thu hút được
nhiều doanh nghiệp lớn và người dân gửi tiền tại ngân hàng.
- Nguồn vốn vay Tổ chức tín dụng: nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn, năm 2002 là 0,51 % năm 2003 là 0,43 %. Điều này thể hiện sự tích
cực trong việc huy động vốn của chi nhánh nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt

động kinh doanh mà không cần phải đi vay ở các tổ chức tín dụng khác.
- Thanh toán vốn: Năm 2003 là 452.305 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,77 % giảm
44734 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ giảm là 9 %. Trong đó, thanh toán với
TCTD khác giảm 4.704 triệu đồng, tốc độ giảm 4,99 % ; nhận điều chuyển vốn
giảm 39.994 triệu đồng, tốc độ giảm là 9,94 %. Đây là nguồn vốn điều hoà nội bộ từ
NHCT Việt Nam, đảm bảo khả năng chi trả trong trường hợp chi nhánh có nhu cầu
vượt quá nguồn vốn và là nguồn vốn để thực hiện cho vay uỷ thác, tài trợ
- Tài sản nợ khác: Năm 2003 nguồn vốn này là 260.506 triệu đồng tăng 70.447 triệu
đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 37,06 % Đây là nguồn vốn được sử dụng
vào hoạt động kinh doanh gồm các quỹ, khoản phải trả, thu nhập lớn hơn chi phí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




Như vậy qua 2 năm nguồn vốn của ngân hàng tăng. Năm 2003 nguồn vốn đạt
1.681.475 triệu đồng tăng 304.347 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng là 18,1 %
so với năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng nguồn vốn huy động.
5.2 Tình hình sử dụng vốn :
Việc sử dụng vốn quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Để xem xét việc sử dụng vốn của ngân hàng ra sao, ta xem bảng số liệu sau:
- Dự trữ và thanh toán: năm 2003 số tiền dự trữ và thanh toán là 56.437 triệu đồng
giảm 4.907 triệu đồng, tốc độ giảm là 8 %.
- Cho vay: là số tiền cho vay ngắn, trung và dài hạn của ngân hàng. Đây là nghiệp
vụ sinh lời chủ yếu nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với các tổ chức và cá
nhân trong nền kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận. Năm 2003 cho vay đạt 1.450.700
triệu đồng, tăng 130.200 triệu đồng, tốc độ tăng là 9,86 % so với năm 2002.
- Các khoản đầu tư khác: nhằm gia tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
nguồn vốn cho mục đích đầu tư năm 2003 là 134.139 triệu đồng tăng 31.743 triệu
đồng với mức tăng tương ứng là 31 % so với năm 2002.

- Thanh toán vốn của ngân hàng năm 2002 là 57.793 triệu đồng. Năm 2003 là
72.241 triệu đồng , tăng 14.448 triệu đồng với mức tăng 25 %.
- Tài sản có khác: Cùng với sự phát triển các dịch vụ mới và cải tiến công nghệ
ngân hàng thì vốn đầu tư vào tài sản có khác như máy móc, thiết bị, cơ sở vật
chất cũng tăng lên đáng kê.ø Năm 2003 là 272.305 triệu đồng tăng 132.863 triệu
đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 95,3 % .
5.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




BẢNG 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG (2002-2003)
1.Thanh toán thẻ ( Triệu đồng )
2.Thanh toán chuyển tiền ( Triệu đồng)
3.Thu đổi ngoại tệ (1000 USD )
4.Kiều hối (1000 USD )
5.Kinh doanh ngoại tệ (1000 USD )
6.Thanh toán quốc tế ( 1000 USD )
Với mục tiêu phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng và
nguồn thu từ hoạt động này, ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với việc thực hiện các chương trình quảng
cáo, tiếp thị và đã thu được những kết quả đáng kể.
- Hoạt động thanh toán thẻ qua ngân hàng năm 2003 đạt doanh số 2.810 triệu đồng,
tăng 441 triệu đồng với mức tăng trưởng là 18,64 % so với 2002. Ngoài việc làm
đại lý thanh toán thẻ, ngân hàng thời gian qua đã triển khai việc phát hành thẻ ICB-
ATM, góp phần tăng nguồn thu từ dịch vụ này.
- Là chi nhánh của hệ thống NHCT Việt Nam có mạng lưới rộng khắp các tỉnh
thành trong cả nước nên ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển dịch
vụ chuyển tiền. Năm 2003, ngân hàng đã thực hiện chuyển tiền cho các tổ chức và

cá nhân với số tiền là 14.943.088 triệu đồng tăng 2.225.566 triệu đồng với mức tăng
tương ứng là 17,50 % so với 2002.
- Thu đổi ngoại tệ qui USD đạt doanh số 593,334 nghìn USD giảm 15,37 % so với
năm 2002.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




- Lượng kiều hối chuyển qua ngân hàng năm 2003 là 203,783 nghìn USD tăng
32,364 nghìn USD với mức tăng tương ứng là 18,88 % so với 2002. Như vậy có thể
thấy uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao nên lượng khách hàng chuyển
tiền qua ngân hàng ngày càng tăng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng năm vừa qua cũng có sự gia tăng
đáng kể. Tổng số ngoại tệ mua bán qua ngân hàng đạt 92.336,367 nghìn USD tăng
lên 7.476,459 nghìn USD với mức tăng là 8,81 % so với năm 2002.
- Hoạt động thanh toán quốc tế thời gian qua cho thấy vai trò của ngân hàng trong
việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp,
đơn vị kinh tế trên địa bàn. Thanh toán quốc tế năm 2003 đạt 82.955,989 nghìn
USD tăng 8.772,297 nghìn USD tương ứng với mức tăng là 11,83 % so với năm
2002.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG.
1. Cơ sở pháp lí và qui định về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương :
1.1 Cơ sở pháp lý:
Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay tại các ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở
các văn bản do Thống đốc NHNN ban hành: công văn số 34/CV-NHNN ngày
07/01/2000 về “Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ
từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác” và quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN ngày 31/12/ 2002 về” Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”.

Trên cơ sở này, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Công văn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -




1192/CV-NHCT về cho vay đối với CBCNV và quyết định số 049/QĐ-NHCT-
HĐQT “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Công
Thương Việt Nam”. Đây là những văn bản pháp lý được áp dụng cho hoạt động cho
vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu
vay vốn của khách hàng.
1.2 Những qui định về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng:
a. Đối tượng cho vay:
- Nhu cầu mua sắm phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi lại.
- Nhu cầu sữa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở.
- Nhu cầu đời sống khác.
b. Nguyên tắc vay vốn:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
c. Điều kiện vay vốn:
- Cá nhân, hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn:
• Cho vay ngắn hạn: vốn chủ sở hữu 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án.
• Cho vay trung dài hạn: vốn chủ sở hữu 30% tổng mức vốn vay.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với qui định của pháp luật.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×